1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

126 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Chợ Trên Địa Bàn Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
Tác giả Ngô Tuấn Ngọc
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 292,25 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Đóng góp mới của luận văn (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ (17)
      • 2.1.1. Khái niệm về chợ, hệ thống chợ (17)
      • 2.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ (22)
      • 2.1.3. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ (23)
      • 2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ (24)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ 21 2.2. Cơ sở thực tiễn (32)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ của các địa phương (36)
      • 2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ . .29 2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan (40)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (43)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (43)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Việt Trì (43)
      • 3.1.2. Đặc điểm hệ thống chợ (43)
      • 3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì (46)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (46)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin (48)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (50)
    • 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì (50)
      • 4.1.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì (50)
      • 4.1.2. Thực trạng các chính sách được ban hành về đầu tư, xây dựng và ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng, phát triển chợ (57)
      • 4.1.3. Thực trạng việc quản lý chợ theo quy định về phân cấp quản lý trên địa bàn Thành phố Việt Trì (62)
      • 4.1.4. Thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ (66)
      • 4.1.5. Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong các chợ (69)
      • 4.1.6. Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm về hoạt động chợ 58 4.1.7. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì (71)
    • 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì (81)
      • 4.2.1. Các yếu tố thuộc về chính sách Quản lý của Nhà nước (81)
      • 4.2.2. Các yếu tố thuộc về Ban quản lý chợ (85)
      • 4.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển, tăng cường công tác Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ (89)
      • 4.3.2. Giải pháp tăng cường Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì (92)
      • 4.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong chợ 89 Phần 5. Kết luận và kiến nghị (103)
    • 5.1. Kết luận (107)
    • 5.2. Kiến nghị (108)
  • Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................................96 (110)
  • Phụ lục ...................................................................................................................................................99 (113)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

2.1.1 Khái niệm về chợ, hệ thống chợ

Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định" Theo Đại Từ điển tiếng Việt (2003); Theo Đại Từ điển tiếng Việt (2004): "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)”

Theo Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương, Hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lí chợ (gọi tắt là Nghị định 11) thì khái niệm về chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “Loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư” Chợ điều chỉnh trong Nghị định này phải là chợ nằm trong quy hoạch, theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện, thành phố; mục tiêu của chợ là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.

Khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội dung chủ yếu là: Không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia trao đổi mua bán trong chợ, đối tượng hàng hóa trao đổi mua bán, các hoạt động trao đổi mua bán, các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại chợ và chịu sự quản lý theo quy định của Nhà nước

2.1.1.2 Khái niệm hệ thống chợ

Hệ thống chợ được hiểu là: Một tập hợp các chợ trong một mạng lưới có quan hệ hữu cơ với nhau, được hình thành và phát triển theo quy hoạch.

Hệ thống chợ bao gồm một mạng lưới các chợ có quan hệ chặt chẽ, cùng gắn kết với nhau, chúng phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau và cùng có quan hệ liên kết về kinh tế, sản xuất trong không gian lãnh thổ Các chợ trong hệ thống chợ không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn có mối quan hệ với các loại hình thương mại khác như siêu thị, trung tâm thương mại; với lĩnh vực sản xuất, với lĩnh vực tiêu dùng; với các hạ tầng, hoạt động kinh tế xã hội khác Sự phát triển hay đi xuống của bất kỳ chợ nào trong hệ thống đều ảnh hưởng đến các chợ còn lại cũng như toàn hệ thống chợ.

Theo Điều 2 Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương quy định:

Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: Bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ

Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.

Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao thời gian sử dụng trên 10 năm

- Chợ bán kiên cố: Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10 năm).

- Điểm kinh doanh tại chợ: Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m 2 /điểm.

- Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng đặc thù và tính chất riêng.

- Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.

- Chợ dân sinh: Là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân

- Chợ tạm: Là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

- Chợ nông thôn: Là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại thị.

- Chợ biên giới: Là chợ nằm trong khu vực biên giới trong đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính phù hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo)

- Chợ miền núi: Là chợ xã thuộc các huyện miền núi.

- Chợ cửa khẩu: Là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

- Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Là chợ được lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Việt Trì

Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Phọ, phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh Thành phố Việt Trì có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, với 23 đơn vị hành chính, gồm 13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành, trong đó: Khu vực nội thành gồm các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông và Vân Phú Khu vực ngoại thành gồm các xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương

Việt Trì được xác định là trung tâm vùng Tây - Đông Bắc gồm 6 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu Thành phố Việt Trì là thành phố ngã ba sông, là cửa ngõ phía Bắc của vùng Thủ đô

Hà Nội, là giao lộ kết nối của nhiều tỉnh phía Bắc của đất nước Việt Trì có địa lý đắc địa cho giao thương hàng hóa Là nơi hội tụ của ba con sông lớn: Sông Hồng (dài 1.140km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy đến Thành phố Việt Trì; sông Lô (dài 227km chảy bên tả ngạn sông Hồng); sông Đà (dài 543km chảy bên hữu ngạn sông Hồng) Nơi ba con sông này gặp nhau tại Thành phố Việt Trì gọi là Bạch Hạc hay còn gọi là Tam Giang. 3.1.1.2 Điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu

Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ, có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng

2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt Cổ Khoảng 4.000 năm trước Vua Hùng đã chọn nơi này làm đất đóng đô của nhà nước Văn Lang. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.

3.1.2 Đặc điểm hệ thống chợ

3.1.2.1 Về quy mô các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì

Sự đánh giá quy mô các chợ trên địa bàn thành phố theo tiêu thức: Diện tích, số hộ kinh doanh và quy mô xây dựng, được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Quy mô các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì

Diện tích (m 2 ) Số hộ kinh

Quy mô xây doanh (hộ

Tổng Diện Tổng Số Số

Bán số HKD tầng Kiên d/tích tích XD HKD CĐ (tầng cố kiên (m2) (m2)

Nguồn: Phòng kinh tế Thành phố Việt Trì (2016)

Nhìn chung quy mô diện tích các chợ của Thành phố còn nhỏ hẹp, quy mô xây dựng chợ còn chưa tương xứng với quy mô chợ theo như quy hoạch Cả Thành phố có 1 chợ hạng 1; 02 chợ hạng 2; còn lại là chợ hạng 3, trong đó chủ yếu là chợ bán kiên cố, chỉ có 03 chợ là chợ kiên cố. 3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của chợ

Trong mạng lưới chợ của thành phố thì có chợ đầu mối nông sản và chợ Gia Cẩm là hai chợ mới xây dựng đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh theo quy định của chợ Còn lại các chợ khác được xây dựng từ lâu, chắp vá, không đồng bộ Diện tích chợ lớn nhất là chợ đầu mối nông sản của toàn tỉnh với 15.990 m 2 , diện tích nhỏ nhất là Chợ Xốm với 1.500 m 2

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của một số chợ trên địa bàn thành phố như: Hệ thống thoát nước, đường giao thông nội bộ trong chợ, nhà cầu chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa có hoặc không đảm bảo Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, do không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không phát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh thương mại.

Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hóa của người dân Do đó cần có sự đầu tư thỏa đáng để phát triển hơn nữa hệ thống chợ cả về số lượng và chất lượng, song song với quá trình xây dựng phát triển kinh tế của thành phố.

3.1.2.3 Về đặc điểm và phương thức hoạt động của các chủ thể kinh doanh

- Đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ chủ yếu các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ trực tiếp bán lẻ, còn các doanh nghiệp, hợp tác xã đều không tham gia kinh doanh trên chợ Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong các kiốt, các cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng, gánh hàng Trong đó chủ yếu là các sạp hàng, gánh hàng và kiốt, số lượng các cửa hàng bên trong và bao quanh chợ còn hạn chế.

- Quy mô kinh doanh của các chủ thể cũng còn nhỏ, kinh doanh chủ yếu các hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp, giá trị hàng hóa không cao, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu.

- Trong hệ thống chợ trên địa bàn thành phố chỉ có một số ít điểm kinh doanh bán buôn, phần lớn thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng của dân cư trong khu vực; hiện toàn thành phố đã có 01 chợ đầu mối đáp ứng được yêu cầu buôn bán của nhân dân các vùng lân cận.

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì

3.1.3.1 Tình hình dân số, lao động

Dân số toàn thành phố là 283.995 người, trong đó dân số nội thị là 132.515 người, dân số nông thôn là 64.847 người Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 2,0%, trong đó tăng tự nhiên 1,5%, tăng cơ học 0,59%.

3.1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 6.2

%/năm Cơ cấu kinh tế giữa các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp và thủy sản tương ứng là 57,6%, 41,1% và 1,3%.

Nếu như trong giai đoạn 2010 - 2015, kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm của thành phố đạt 445 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt6,4%/năm (riêng năm 2015 đạt trên 733 triệu USD, tốc độ tăng trên 20%/năm) thì năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đã đạt con số 765 triệu USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng từ 5.499 tỷ đồng năm 2010 lên 10.910 tỷ đồng năm 2015 thì năm 2016, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đã đạt 11.926 tỷ đồng.Không những thế, trong khu vực dịch vụ, thương mại đã được xem là phân ngành tạo việc làm lớn nhất với tổng lao động khoảng 7.000 người.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là cách thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu đặt ra Khi tiến hành nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau đây:

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Thành phố Việt Trì, với

31 chợ trải đều các phường, xã trên địa bàn Tác giả sẽ nghiên cứu điểm tại một số chợ bao gồm:

01 Chợ hạng 1 là: Chợ đầu mối nông sản

02 Chợ hạng 2 là: Chợ Trung Tâm; Chợ Gia Cẩm

10 chợ hạng 3 là: Chợ Nông Trang; Chợ Minh Phương; Chợ Hồng Hà; Chợ Hy Cương; Chợ Dầu; Chợ Điện Máy; Chợ Mè Quảng; Chợ Đê Bến Gót; Chợ Vân Cơ; Chợ xã Kim Đức.

3.2.1.2 Chọn đối tượng phỏng vấn, điều tra

- Xác định đối tượng điều tra:

+ Cán bộ, nhân viên làm tại Phòng kinh tế Thành phố Việt Trì: 05 người + Cán bộ làm công tác quản lý chợ ở xã, phường: Phường Gia Cẩm; phường Minh Phương; phường Vân Cơ, phường Tiên Cát: 30 người + Hộ kinh doanh tại các chợ điển hình của thành phố: 27 người + Ban quản lý, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý chợ: 03 người

- Thiết kế phiếu điều tra để thu thập dữ liệu sơ cấp về vấn đề quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì.

Phần thứ nhất là thông tin cá nhân, phần thứ hai là câu hỏi đánh giá quy hoạch chợ, chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh khai thác chợ, đánh giá mô hình tổ chức quản lý chợ, công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn Thành phố Việt Trì.

- Tổng số mẫu phiếu được sử dụng cho cuộc nghiên cứu là 65 mẫu phiếu điều tra, cụ thể:

Tác giả tiến hành phát ra 65 mẫu phiếu cho các đối tượng như trên trong thời gian từ ngày 15/11/2016 đến ngày 30/12/2016 Tác giả cũng đã sử dụng phần mềm excel để phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được.

Phương pháp phỏng vấn Để bổ sung dữ liệu phân tích cho phương pháp điều tra, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để thu được các dữ liệu sơ cấp về tình hình QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì.

- Nội dung phỏng vấn: Liên quan đến thực trạng mô hình quản lý chợ, số lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ; đánh giá về thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn…

- Đối tượng phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn 5 đối tượng: + Ông (bà) Nguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng Kinh tế Thành phố Việt Trì

+ Ông (bà) Trần Thị Xuân - Chuyên viên phòng Kinh tế Việt Trì+ Ông (bà) Trần Thọ Vân - Trưởng Ban quản lý chợ Minh Phương+ Ông (bà) Mai Văn Hoạt - Phó Chủ tịch UBND phường Tiên Cát

+ Ông (bà) Nguyễn Tuấn Đạt - Quản lý chợ Trung tâm

- Kết quả phỏng vấn: Ghi chép và phân tích trong các nội dung sẽ được trình bày trong kết quả nghiên cứu.

Phương pháp khảo sát thực tế

Ngoài phương pháp điều tra và phỏng vấn, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế Tác giả trực tiếp đến các chợ: Chợ đầu mối nông sản, chợ Minh Phương, chợ Vân Cơ, chợ Tiên Cát …để xem xét hoạt động kinh doanh tại các chợ, cũng như vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất tại các chợ như thế nào Mục đích: Tác giả muốn đưa ra những nhận định mang tính chất chủ quan của cá nhân liên quan đến vấn đề QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì.

Như vậy phương pháp thu thập thông tin được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn là phương pháp cơ bản để tiếp cận và nghiên cứu vấn đề một cách khách quan, đầy đủ và logic nhất.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

+ Số liệu thống kê tại Trung ương, tỉnh Phú Phọ, Thành phố Việt Trì, các phường, xã trên địa bàn.

+ Báo cáo hàng năm của các cơ quan, đơn vị có liên quan + Các công trình khoa học đã nghiên cứu

+ Các chính sách của Trung ương và tỉnh Phú Phọ, Thành phố Việt Trì đã ban hành về quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ.

3.3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

+ Thu thập số liệu, thông tin, tài liệu về các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì nơi tác giả tiến hành nghiên cứu

+ Thu thập số liệu của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì.

+ Tổng hợp ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối vợ chợ, một số cán bộ công tác tại chợ Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Excel Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: các loại chợ theo các hạng, theo mô hình tổ chức, quản lý chợ, Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân lượng hộ kinh doanh trong chợ, số lượng chợ đã qui hoạch,

… trên địa bàn thành phố Việt Trì để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì

4.1.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì

* Xây dựng quy hoạch, phương hướng phát triển chợ

Quá trình phát triển và quản lý chợ của thành phố hiện nay cơ bản sử dụng năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo Quy hoạch chung của tỉnh nhằm phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn

Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố hiện nay, có 31 chợ/23 xã phường, thị trấn, bình quân có gần 1,35 chợ/xã, phường; chia theo diện tích, bình quân 3,6 km 2 có một chợ phục vụ cho mua sắm của nhân dân trong vùng Trong đó, có 01 chợ hạng 1 chiếm tỷ lệ 3,2% (chợ đầu mối nông sản); 02 chợ hạng 2 chiếm tỷ lệ 6,5% (chợ Trung Tâm; chợ Gia Cẩm); 28 chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ 90,3%.

Về tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Thành phố hiện nay hầu hết các chợ đều có Ban quản lý hoặc tổ quản lý (nhưng chưa có sự thống nhất quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý). Ở một số chợ chỉ có một, hai người của phường hoặc xã ra làm nhiệm vụ thu vé chợ, trông giữ xe quản lý nguồn thu này rất lỏng lẻo.

Quy mô các chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều Thực tế ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít không đáp ứng nhu yêu cầu họp chợ của dân, nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm các lòng lề đường, vệ đường để họp chợ vừa làm mất mỹ quan, vừa mất an toàn giao thông Tuy nhiên, cũng có những chợ có diện tích khá rộng nhưng do công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp chưa hợp lý nên gây ra lãng phí và sự quá tải “ảo” trong chợ thì bỏ trống, bên ngoài người bán hàng tràn ra mặt đường Các chợ có xu hướng thiên về chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng cho dân cư trong khu vực Lực lượng tham gia kinh doanh ở hầu hết ở các chợ trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể; còn DNTN, HTX TM, DNNN chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể Theo số liệu thống kê của Sở Công thương tỉnh Phú Phọ (2015), số hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ là 5.981 hộ/31 chợ, trung bình có 193 hộ/chợ Tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên tại các chợ khoảng 9.046 chợ /31 chợ, trung bình 292 hộ/chợ.

Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2020 trên địa bàn thành phố có

52 chợ Nhưng trên thực tế, tổng số chợ trên địa bàn thành phố hiện là 31 chợ, tuy nhiên trong số đó cũng có những chợ mới tự phát, trên cơ sở nhu cầu mua bán hàng hóa của dân cư, những chợ này không thuộc diện quy hoạch và không được đầu tư xây dựng Đối với thị trường nông thôn của thành phố, trong các năm qua đã tập trung và tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ vùng nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng Các chợ xã, chợ liên xã (tiểu vùng) trên địa bàn các xã cũng đã đóng vai trò là nơi mua buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng đã góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương khá tốt Bên cạnh đó một số chợ vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc, chợ còn thêm chức năng là nơi sinh hoạt văn hóa, tạo nên bản sắc riêng rất cần được quan tâm lưu giữ

Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 Đề án đề cập đến nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn Trong đó, nhấn mạnh việc hình thành mạng lưới chợ dân sinh là loại hình tổ chức thương mại chủ yếu ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao đến năm 2020

Theo quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh Phú Phọ; Thành phố Việt Trì cũng đã xây dựng quy hoạch hệ thống chợ và quy hoạch chợ đã cơ bản định hướng theo phát triển của quy hoạch Tỉnh Theo quy hoạch đến năm 2020, hệ thống chợ của Thành phố có sẽ có 52 chợ.

Qua bảng số liệu 4.1 có thể thấy rằng, hiện nay trên địa bàn toàn Thành phố Việt Trì có 23 xã, phường tuy nhiên vẫn có những xã chưa có chợ như Xã Hùng Lô;

Xã Tân Đức, một số phường có đến 3 chợ Điều này đã cho thấy hệ thống chợ trên địa bàn thành phố phân bố chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng xuất hiện chợ cóc, chợ tạm ngoài quy hoạch rất khó kiểm soát đặc biệt tại các xã chưa có chợ gây khó khăn cho người dân trong xã vì phải đi chợ bên xã bên Tuy nhiên theo quy hoạch đến năm 2020, số chợ sẽ được tăng lên là 52 chợ, và chỉ còn có 3 năm nữa để thực hiện theo quy hoạch này, như vậy có thể nói rằng quy hoạch khó có thể khả thi và thực hiện được.

Bảng 4.1 Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì (tính đến hết tháng 12/2015)

Tên đơn vị hành chợ theo tích Mật độ

STT chính hiện quy (người/km2)

Bên cạnh đó, các chợ chủ yếu là chợ có quy mô nhỏ, việc xây dựng chợ chưa theo tiêu chuẩn thiết kế nên bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu về diện tích mặt bằng của hệ thống chợ cũng chưa hợp lý Diện tích mặt bằng của các chợ chưa được sử dụng hiệu quả, còn nhiều chợ chưa được xây dựng hết diện tích Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, PCCC có tiến bộ so với trước nhưng còn nhiều hạn chế.

Trong 31 chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch thì có chợ Xốm, chợ

Nú, chợ Gát hoạt động không hiệu quả do quy hoạch không tốt, thiết kế chỗ ngồi, điểm kinh doanh không hợp lý, không thuận tiện đi lại cho người dân Dẫn đến tình trạng chợ bị bỏ trống, người buôn bán tràn ra vỉa hè, dọc đường làng, xã để bán hàng, gây ô nhiễm vệ sinh môi trường, mất trật tự an toàn xã hội… Để minh hoạ cho những phân tích, nhận định nêu trên, tác giả cũng đã có sử dụng kết quả điều tra từ các nhà quản lý, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố (Thời gian và cách thức điều tra tác giả đã trình bày tại phần phương pháp điều tra).

Theo kết quả phiếu điều tra của tác giả khi hỏi các nhà quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, các hộ kinh doanh và nhân dân để đánh giá về nhận thức tư duy quy hoạch chợ trên địa bàn thành phố và việc quy hoạch Chợ có đáp ứng được nhu cầu của người dân hay không qua tỷ lệ cán bộ và người dân có nhận thức tư duy về quy hoạch chợ trên địa bàn của Thành phố Việt Trì là tương đối cao (đạt tỷ lệ khá và tốt là 70%); cũng như việc các quy hoạch hiện nay có khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân (45% đạt tỷ lệ khá và 20% đạt tỷ lệ trung bình), điều này phản ánh đúng thực trạng công tác xây dựng và quản lý chợ hiện nay tại địa bàn.

* Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển chợ

Theo kế hoạch của Thành phố, trong giai đoạn từ 2013 - 2016 sẽ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đối với 100% các chợ trên địa bàn Thành phố Tính đến nay, vẫn còn nhiều các chợ chưa hoàn thành được việc này.

Bảng 4.2 Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mô hình trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 – 2016 ĐVT: m 2 STT Tên chợ

2 Chợ Minh Phương Địa chỉ Hạng Diện Số hộ Số Thời gian thực hiện tích KD tầng Phường Nông Trang 3 2.324 196 1 Quý I/2012

3 Chợ Trung Tâm Phường Minh Nông 2 10.200 320 2 Quý II/2013

4 Chợ Gia Cẩm Phường Gia Cẩm 2 15.940 380 2 Quý IV/2014

5 Chợ Tiên Cát Phường Tiên Cát 3 8.630 122 1 Quý I/2013

6 Chợ Hồng Hà Phường Nông Trang 3 5.789 100 1 Quý III/2015

7 Chợ Hy Cương Xã Hy Cương 3 6.978 125 1 Quý IV/2014

8 Chợ Thuỵ Vân Xã Thuỵ Vân 3 6.587 205 1 Quý II/2013

9 Chợ Cây Đa Phường Thanh Miếu 3 4.350 185 1 Quý I/2012

10 Chợ Dầu Phường Minh Nông 3 2.387 85 1 Quý IV/2012

11 Chợ Thuần Lương Xã Sông Lô 3 3.987 285 1 Quý I/2013

12 Chợ Xốm Phường Vân Phú 3 1.500 85 1 Quý II/2013

13 Chợ Gát Phường Dữu Lâu 3 1.800 105 1 Quý III/2013

14 Chợ Điện Máy Phường Thọ Sơn 3 4.564 75 1 Quý I/2014

15 Chợ Ba Hàng Phường Dữu Lâu 3 10.000 91 1 Quý II/2014

16 Chợ Mộ Xi Phường Tân Dân 3 5.085 248 1 Quý III/2014

17 Chợ Bạch Hạc Phường Bạch Hạc 3 4.300 250 2 Quý I/2015

18 Chợ Long Châu Sa Xã Thanh Đình 3 5.800 345 2 Quý IV/2012

19 Chợ Mè Quảng Xã Chu Hoá 3 3.560 245 1 Quý I/2013

20 Chợ Chu Hóa Xã Chu Hoá 3 4.200 300 1 Quý II/2013

21 Chợ khu 9 Gia Cẩm Phường Gia Cẩm 3 6.890 250 1 Quý III/2013

22 Chợ Đê Bến Gót Phường Bến Gót 3 3.425 167 1 Quý II/2015

23 Chợ Sông Lô Xã Sông Lô 3 8.900 435 1 Quý II/2014

24 Chợ Thanh Đình Phường Vân Phú 3 3.456 150 1 Quý IV/2013

25 Chợ Vân Cơ Phường Vân Cơ 3 9.560 387 2 Quý I/2015

26 Chợ Nú Xã Phượng Lâu 3 3.001 81 1 Quý II/2013

27 Chợ Vân Phú Phường Vân Phú 3 9.960 852 4 Quý III/2013

28 Chợ xã Trưng Vương Xã Trưng Vương 3 3.450 325 1 Quý I/2014

29 Chợ Phương Lâu Xã Phượng Lâu 3 2.890 268 1 Quý IV/2012

30 Chợ xã Kim Đức Xã Kim Đức 3 3.400 295 1 Quý III/2014

31 Chợ đầu mối nông Phường Tiên Cát 1 15.990 2015 2 Quý II/2013 sản

43 Đối với các chợ được đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn từ năm

2011 - 2015 cũng đã được thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác, quản lý chợ trong giai đoạn từ năm 2016-2020 như chợ Đầu mối nông sản, chợ Gia Cẩm Các chợ còn lại đều thuộc các hạng khác.

UBND Thành phố Việt Trì đã thành lập Ban chuyển đổi chợ của Thành phố (Theo quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2 năm 2012 ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì) để thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn theo kế hoạch Đến nay, thành phố đã thực hiện xong việc chuyển đổi thí điểm mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ Vân Cơ (Phường Vân Cơ) và chợ Gia Cẩm (Phường Gia Cẩm) và đang áp dụng cho các chợ còn lại hoàn thành nốt việc này

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì

4.2.1 Các yếu tố thuộc về chính sách Quản lý của Nhà nước

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, cơ cấu và mức độ trao đổi hàng hoá kinh doanh trong cả nước, các chính sách, quyết định cũng được ra đời để điều chỉnh và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống chợ Tính đến nay, đã có 5 bộ luật; 2 nghị định; 3 thông tư và 1 quyết định của Chính phủ đã được ban hành; tỉnh Phú Phọ đã ban hành 4 quyết định; thành phố Việt Trì ban hành 4 quyết định với các nội dung liên quan đến Quản lý Nhà nước về chợ và hệ thống chợ; (Chi tiết tại Phụ lục 4) Với việc ban hành những chính sách này có thể thấy rằng Nhà nước đã xây dựng được hành lang pháp lý để điều chỉnh các đối tượng trong phạm vi chợ, cũng như đã ban hành các hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với hệ thống chợ Tuy nhiên, vẫn chưa có chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp vi phạm trong phạm vi chợ, điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý chợ Các văn bản từ cấp trung ương đến địa phương được ban hành nếu có sự thống nhất, kế thừa sẽ làm tăng thêm hiệu quả QLNN đối với hệ thống chợ Thực tế việc ban hành kịp thời cũng điều kiện thuận lợi cho sự QLNN đối với chợ nói chung và với chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì nói riêng và ngược lại.

Những năm gần đây kinh tế Thành phố Việt Trì nói chung và nền kinh tế tỉnh Phú Phọ có những bước phát triển vượt bậc đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình bình quân năm 2011- 2015 đạt 5,87%, kinh tế đứng đầu các tỉnh vùng Tây Bắc Sự tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân QLNN đối với hệ thống chợ cần nắm bắt vấn đề này để phát triển hệ thống chợ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, không chỉ về số lượng hàng hóa mà còn cả chất lượng hàng hóa Nắm bắt được những vấn đề trên, UBND thành phố đã ban hành nhiều chính sách nhằm triển khai quy hoạch hệ thống chợ cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Việc phát triển và quản lý chợ phải tuân theo các nguyên tắc lập quy hoạch phát triển chợ trong Nghị Định số 11/VBHN-BCT của

Bộ Công Thương ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2014.

Quy hoạch phát triển chợ a) Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hoá lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hoá; chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hoá của đồng bào các dân tộc b) Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở những vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản. c) Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này

Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Đầu tư xây dựng chợ

1 Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; nguồn vốn vay tín dụng; nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng

2 Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ.

3 Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại. Trong đó, vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3 ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo; vốn từ ngân sách trung ương chi hỗ trợ đầu tư một số chợ

4 Dự án đầu tư chợ của các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như đối với các ngành nghề sản xuất, dịch vụ thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ; được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ

Quy định về Dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ

1 Chủ đầu tư xây dựng chợ mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; các quy định về tiêu chuẩn thiết kế các loại hình, cấp độ chợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

2 Việc bố trí các công trình trong phạm vi chợ của Dự án đầu tư xây dựng chợ phải thực hiện đúng các quy trình quy phạm về xây dựng chợ, trong đó chú trọng các quy định

1 Tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ Nội quy chợ được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm những nội dung chính sau đây: a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ b) Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ c) Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ d) Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy đ) Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ e) Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. g) Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại. h) Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ. i) Quy định về xử lý các vi phạm tại chợ.

2 Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến mọi thương nhân kinh doanh tại chợ.

3 Mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều phải chấp hành Nội quy chợ.

4 Bộ Công Thương ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể các điều khoản theo Nội quy mẫu để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Quy định về hoạt động kinh doanh tại chợ

1 Thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với phạm vi ngành nghề của từng loại chợ đều được quyền vào chợ kinh doanh sau khi có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với Ban Quản lý chợ hoặc với doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ

2 Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh của chợ.

3 Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật còn phải nghiêm chỉnh thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của Ban Quản lý chợ hoặc của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ

4 Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng

5 Thương nhân có điểm kinh doanh tại chợ quy định tại điểm a khoản

1 Điều 11 Nghị định này được sử dụng điểm kinh doanh để thế chấp vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ có vai trò rất quan trọng không chỉ đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của người dân mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo sự hài hòa trong kết cấu hạ tầng thương mại của địa phương Với mục đích nghiên cứu chung là tăng cường quản lý nhà nước của Thành phố Việt Trì đối với hệ thống chợ trên địa bàn, luận văn đã đề cập đến những nội dung chính sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống chợ, quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ bao gồm các nội dung: Khái niệm về chợ, hệ thống chợ; nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về hệ thống chợ Luận văn cũng đã có nêu được kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ của các địa phương và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Việt Trì

Thực trạng QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì đạt được một số kết quả: Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, kinh doanh chợ; các mô hình tổ chức quản lý chợ…trên địa bàn Thành phố Việt Trì Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn đã có những kết quả đạt được: Đã có sự nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo thành phố trong việc Quản lý Nhà nước về hệ thống chợ; mô hình tổ chức, quản lý chợ đã đạt được nhiều thành công; công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách đã được nâng cao; công tác quản lý và chuyển đổi mô hình đã bước đầu đem lại thành công; đóng góp về mặt xã hội đã được thể hiện rõ thông qua các hoạt động của chợ, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động; việc thu hút vốn nhằm tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao; Bên cạnh những kết quả đã nêu, những tồn tại và nguyên nhân bao gồm: Quy hoạch chợ chưa tốt, mạng lưới chợ phân bố không đồng đều; các mô hình quản lý chợ trên địa bàn thành phố không thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội Hiện có chợ do tổ quản lý, có chợ lại do cá nhân quản lý; các chính sách để khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào xây dựng phát triển hệ thống chợ còn hạn chế; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nên việc quản lý chưa đạt hiệu quả tối đa; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh trong chợ, hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ hoạt động chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức

Bên cạnh đó, công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển chợ, nội quy của chợ tới người dân, thương nhân, nhà đầu tư còn chưa được quan tâm đúng mức. Còn tồn tại những vấn đề nêu trên, nguyên nhân chủ yếu là do: Nguồn kinh phí còn hạn hẹp; các vấn đề về gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu hiện nay gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý chợ còn nhiều bất cập; Ý thức của người dân và các hộ kinh doanh còn thấp.

Một số giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì trong thời gian tới bao gồm: (i) Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển chợ; chính sách thu hút đầu tư xây dựng, phát triển chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì; (ii) Tổ chức, phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì; (iii) Tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ; (iv) Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước của các hộ kinh doanh trong chợ; (v) Tăng cường sự phối hợp của các ban ngành, đơn vị chức năng trong quản lý chợ.

Kiến nghị

- Kiến nghị với tỉnh Phú Phọ:

+ Quan tâm phê duyệt quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố, để UBND Thành phố có cơ sở để triển khai thực hiện. + Quan tâm cấp kinh phí xây dựng các cơ vật chất kỹ thuật, các cơ sở hạ tầng trọng điểm phục vụ thương mại, du lịch, dịch vụ nói chung, hệ thống chợ nói riêng tạo tiền đề thu hút, kêu gọi các dự án, các nhà liên doanh vào đầu tư trên địa bàn.

+ Rà soát lại hệ thống văn bản liên quan đến QLNN về chợ tránh hiện tượng các quy định chồng chéo Ban hành văn bản hợp nhất về Quy định phát triển và quản lý chợ trên địa bàn toàn tỉnh Phú Phọ để giúp việc thực hiện Quy định không bị nhầm lẫn Ban hành Quy định cụ thể trong xử lý vi phạm Nội quy tại chợ.

- Kiến nghị Sở Công thương: Hỗ trợ cho thành phố kinh nghiệm quản lý chợ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đặc biệt là kiến thức quy hoạch chợ.

- Kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có các chính sách ưu đãi đặc thù cho các nhà đầu tư tham gia xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

- Kiến nghị Sở Y tế: Hỗ trợ nghiệp vụ, kinh nghiệm kiểm tra VSATTP cho các cán bộ tại Thành phố Việt Trì.

- Kiến nghị Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy: Quan tâm hỗ trợ cho Thành phố về nghiệp vụ, kinh nghiệm phòng cháy chữa cháy đặc biệt phòng và chữa cháy ở chợ.

- Kiến nghị Liên minh Hợp tác xã: Thành phố quan tâm hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý chợ của hợp tác xã và các mô hình hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ có hiệu quả

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì (tính đến hết tháng 12/2015) - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
Bảng 4.1. Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì (tính đến hết tháng 12/2015) (Trang 52)
Bảng 4.2. Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mô hình trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
Bảng 4.2. Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mô hình trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 – 2016 (Trang 55)
Bảng 4.5. Thống kê mô hình quản lý các chợ hiện nay trên địa bàn Thành phố Việt Trì - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
Bảng 4.5. Thống kê mô hình quản lý các chợ hiện nay trên địa bàn Thành phố Việt Trì (Trang 63)
Bảng 4.7. Sự đầy đủ về công tác đảm bảo hoạt động của chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
Bảng 4.7. Sự đầy đủ về công tác đảm bảo hoạt động của chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì (Trang 72)
Bảng 4.8. Số vụ vi phạm tại các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2013-2016 - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
Bảng 4.8. Số vụ vi phạm tại các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2013-2016 (Trang 76)
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THÔNG TIN ĐIỀU TRA - (Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THÔNG TIN ĐIỀU TRA (Trang 119)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w