CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
2.1.1 Lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
2.1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân là công dân Việt Nam (hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình) làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh trên địa bàn một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh;
Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (Chính phủ, 2010).
2.1.1.2 Khái niệm thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng (Chính phủ, 2010); Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể: là tất cả các hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
2.1.1.3 Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể a Khái niệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
Với định nghĩa trên, có thể hiểu:
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đảm bảo người nộp thuế giá trị gia tăng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chủ thể quản lý trực tiếp là các tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý bao gồm: Bộ tài chính, Cơ quan thuế các cấp, Tổng cục hải quan, Kho bạc nhà nước, Quốc hội, UBND, HĐND các cấp, Hội đồng tư vấn thuế xã phường.
Chủ thể gián tiếp là các tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia gián tiếp vào quá trình quản lý, bao gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có chức năng phối hợp với cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế, phối hợp với cơ quan quản lý trực tiếp trong việc quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan có chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm về thuế, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý thuế.
* Đối tượng bị quản lý: là tất cả các hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Khái niệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể có thể hiểu theo 02 nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước đối với quá trình lựa chọn từ ban hành và hệ thống luật thuế giá trị gia tăng, tổ chức thực hiện luật thuế giá trị gia tăng đến việc thanh tra thuế đối với hộ kinh doanh cá thể để thay đổi quá trình này để tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và đạt được mục tiêu do Nhà nước đăt ra;
+ Theo nghĩa hẹp: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể chỉ bao gồm các hoạt động hành pháp (tức là các hoạt động sau khi có chính sách thuế GTGT) Các hoạt động đó bao gồm: tuyên truyền phổ biến các luật thuế, tổ chức quản lý thu thuế (quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý theo quy trình thu thế, tính thuế, thu nộp tiền thuế); thanh tra thuế. b Mục đích của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
+ Tăng thu cho Ngân sách Nhà nước: Số thu của nước ta hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của Ngân sách Nhà nước Mặc dù số thuế thu được từ thành phần kinh tế cá thể chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập Ngân sách Nhà nước nhưng đây là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý Vì vậy làm tốt quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước (Chính phủ, 2010).
+ Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế cá thể: vai trò của thuế không mang tính khách quan mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người Những tác động này được thực hiện thông qua những công việc cụ thể trong công tác quản lý thu thuế.
+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các hộ kinh doanh: Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng; cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao Từ đó tạo cho mọi tầng lớp dân cư thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” (Chính phủ, 2010). c Yêu cầu của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
- Tuyên truyền phổ biến và giáo dục thường xuyên về luật thuế GTGT để các đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.
- Khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp với nuôi dưỡng nguồn thu: + Thu hết thuế không để nợ đọng;
+ Kiểm tra giám sát các hộ nghỉ kinh doanh;
+ Quản lý tất cả các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh;
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của các đối tượng nộp thuế.
- Thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra đối với từng loại đối tượng kinh doanh.
2.1.2 Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
2.1.2.1 Đối tượng nộp thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
Các cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh) (Bộ Tài chính, 2015).
2.1.2.2 Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán a Nguyên tắc áp dụng
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh (Bộ Tài chính, 2015).
- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng. b Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu (Chính phủ, 2010).
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm thực tế quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể của một số địa phương trong nước
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2015 Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể vượt 23% so với dự toán, tăng 17,2 % so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT cần khắc phục cụ thể: Hiện tượng thất thu về hộ và doanh thu tính thuế còn khá phổ biến Nguyên nhân một phần do địa bàn rộng, kinh doanh rải rác, nhỏ lẻ khó quản lý. Một phần do một bộ phận nhỏ cán bộ thuế, UNT chưa thực hiện tốt các qui trình nghiệp vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, chưa đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi cố tình không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế kinh doanh, vẫn còn một số hộ kinh doanh núp bóng các DN, hợp tác xã các tổ chức kinh tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế Mặt khác hiện nay số hộ kinh doanh nộp thuế khoán thuế GTGT (chiếm 70% số hộ kinh doanh) (Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên, 2015).
Năm 2016, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đã đề ra các biện pháp để triển khai thực hiện như sau:
1 Đẩy mạnh công tác thu thuế phổ biến về chính sách pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức kết hợp với vận động thuyết phục nhân dân thực hiện nghĩa vụ với NSNN;
2 Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của ngành dọc cấp trên Chủ động đề xuất các biện pháp quản lý thu nhằm khai thác triệt để các nguồn thu;
3 Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, UBND các phường, xã, thị trấn trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Tập huấn nâng cao năng lực, trách nhiệm UNT thuế, cán bộ thuế để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao nhất;
4 Tập trung rà soát nắm vững số hộ thực tế kinh doanh, qui mô kinh doanh mục tiêu đưa các hộ kinh doanh cố định vào quản lý thu thuế, được đăng ký và cấp mã số thuế Tổ chức phan loại hộ kinh doanh theo qui mô và ngành nghề kinh doanh để đề ra các phuơng pháp quản lý thuế dạt hiệu quả cao;
5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế đặc biệt là các hộ kinh doanh cố tình núp bóng DN, tổ chức kinh tế nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu thuế.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Chi cục Thuế Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Quận Hai Bà Trưng có dân số khoảng 360,9 nghìn người, diện tích gần 15 km 2 gồm 25 phường Toàn quận có 364 đơn vị quốc doanh Nhà nước; 1453 công ty TNHH; tổ sản xuất; hợp tác xã; công ty cổ phần; 6 chợ lớn, 9 chợ vừa và trên 20 chợ tạm, 3 trường đại học lớn: Kinh tế Quốc dân, Bách Khoa, Xây dựng và 96 trường từ mầm non đến trung học cơ sở; 5 bệnh viện lớn: Việt Xô, 108, Mắt, Thanh Nhàn, bệnh viện Đường sắt và 34 cơ sở của các trung tâm y tế; cùng nhiều khu trung tâm vui chơi giải trí: Công viên Lê Nin, Hồ Thiên Quang, Bể bơi Tăng Bạt Hổ Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của quận diễn ra khá sầm uất.
Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, các hộ cá thể là đối tượng kinh doanh chủ yếu Năm 2017, trên toàn bộ quận có 13.600 hộ cá thể phân bố rải rác trên khắp các phường, chợ Các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban Chỉ đạo chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan Ban chỉ đạo đã kiểm tra đôn đốc các tổ, đội trong Chi cục phải thực hiện nghiêm túc 2 Pháp lệnh: Pháp lệnh tiết kiệm chống lãng phí, Pháp lệnh chống tham nhũng và thực hiện Kế hoạch số 38 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện quy chế dân chủ Cụ thể: Chấn chỉnh việc tiếp dân, đảm bảo đúng quy chế; xử lý dứt điểm các vụ vi phạm xẩy ra qua kết luận của thanh tra Chi cục hoặc xử lý dứt điểm các đơn tố cáo nội bộ; xem xét giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền của pháp luật quy định; đôn đốc các bộ phận hành thu thực hiện đúng quy trình quản lý thu thuế của ngành.
Công tác kiểm tra hộ nghỉ được tiến hành thường xuyên, nhất là vào dịpTết nguyên đán, kiên quyết xử lý truy thu và phạt đối với những hộ lợi dụng xin nghỉ để kinh doanh trốn lậu thuế.
Hàng tháng Chi cục thường xuyên kiểm tra, rà soát tất cả các hộ có sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các khu nhà tập thể, chợ tạm, ngõ xóm, đối chiếu các hộ đang có mã số thuế, khắc phục tình trạng chênh lệch về số hộ thu môn bài và số hộ cấp mã số thuế.
Thực hiện Thông tư số 42 về việc ổn định mức thuế đối với hộ thu khoán Chi cục phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế các phường tiến hành rà soát doanh thu, chống thất thu về doanh số (chú trọng với những hộ thực hiện chế độ kế toán) để tiến hành ổn định thuế 6 tháng - 1 năm cho các hộ kinh doanh.
Công tác khai thác các nguồn thu khác trên địa bàn nhiều phường đã phối hợp với các đội thuế thu tốt góp phần tích cực vào việc thực hiện kế hoạch.
Về công tác kế toán hộ kinh doanh, hàng tháng Chi cục đều tiến hành kiếm tra số sách kế toán và việc sử dụng hóa đơn; vận động, khuyến khích các hộ kinh doanh thực hiện chế đội sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, nộp thuế theo kê khai.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị, dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2011); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.
Thành phố Việt Trì có nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, danh lam gắn liền thời đại các vua Hùng và công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Hàng năm nhân dân trong thành phố đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Đền Hùng đã trở thành Quốc lễ.
Với tốc độ phát nhanh và bền vững, chỉ sau hơn 7 năm là đô thị loại 2, ngày 4/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ (UBND TP Việt Trì, 2015).
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình phát triển khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,6%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có trên 1.200 doanh nghiệp các loại Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8%/năm (UBND TP Việt Trì, 2015). Điểm nổi bật trong thực hiện phát triển kinh tế năm 2017 là giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) đạt 8,75% (kế hoạch đạt từ 8,7% trở lên) Tình hình sản xuất công nghiệp- xây dựng- tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị của một số sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao tăng Một số ngành có sản lượng tăng như: giấy bìa các loại đạt gần 83.000 tấn (bằng 123% kế hoạch, tăng 23% so cùng kỳ), mì chính đạt 29.0000 tấn (bằng 108% kế hoạch, tăng 9,31% so cùng kỳ); bia các loại Bên cạnh đó một số ngành có sản phẩm giảm như: nhôm định hình, sợi, vải thành phẩm.
Song song với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành thương mại - dịch vụ của thành phố cũng tăng cao Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 11.000 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch, tăng gần 12% so cùng kỳ) Dịch vụ ngân hàng phát triển ổn định, hoạt động tiền tệ, tín dụng tăng trưởng, kịp thời đưa vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh Công tác kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng đầu cơ, kiểm tra, phát hiện xử lý 173 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên
880 triệu đồng Đồng thời, thành phố đã triển khai Đề án phát triển các ngành dịch vụ giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2030 Các phòng, ban, đơn vị, các phường, xã đã cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện theo từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố đã chú trọng thực hiện công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo triển khai gieo cấy các trà lúa đúng khung lịch thời vụ; chăm sóc tốt diện tích lúa và rau màu vụ chiêm xuân, vụ mùa năm 2017 Công tác quản lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, vật tư và sản phẩm nông nghiệp được tăng cường Tổng diện tích lúa gieo cấy của toàn thành phố là 2.079 ha, diện tích ngô gieo trồng gần 338 ha Tổng sản lượng lương thực có hạt của toàn thành phố đạt gần 14.000 tấn.
- Về điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục:
Thành công trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa xã hội của thành phố trong 6 tháng đầu năm không thể không kể đến tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 ước đạt 100%, đi mẫu giáo ước đạt 98%, giải quyết việc làm cho 1.839 lao động, đạt 55,7% kế hoạch năm (trong đó xuất khẩu lao động 350 người, đạt 100% kế hoạch năm), tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82% (kế hoạch là 85%), tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt trên 99% Tỷ lệ khu dân cư tập trung được thu gom rác thải đạt 100%.
Về văn hoá: Thành phố Việt Trì được biết đến với khu di tích lịch sử nổi tiếng Đền Hùng - điểm hội tụ văn hóa tâm linh của cả dân tộc Việt Nam và rất nhiều di tích kiến trúc như: Đình Việt Trì, Đình Lâu Thượng, Thiên Cổ Miếu Thành phố tổ chức nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận
"Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại.
Về y tế: Thành phố Việt Trì là nơi tập trung 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện xây dựng Việt Trì, Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi Chức năng, Bệnh viện Mắt với trên 5.000 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng cũng như các tỉnh lân cận.
Về giáo dục- đào tạo: Thành phố Việt Trì luôn khẳng định được vai trò là đầu tầu của tỉnh Công tác xã hội hóa giáo dục và phong trào khuyến học được quan tâm và ủng hộ Quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được đầu tư, sắp xếp và mở rộng; đa dạng hoá các loại hình đào tạo, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành; tăng cường đổi mới phương pháp gắn với việc sử dụng thiết bị trong giảng dạy, đổi mới công tác quản lý giáo dục Đến nay, thành phố có 60/75 trường đạt chuẩn Quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 75% số phòng học được cao tầng hóa, cơ sở vật chất trường học được củng cố và tăng cường Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 2 trường đại học, 4 trường cao đẳng đang xây dựng đề án nâng cấp lên đại học (UBND TP Việt Trì, 2015).
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và trang thiết bị trên địa bàn Chi cục Thuế thành phố Việt Trì
Chi cục Thuế thành phố Việt Trì được thành lập theo hệ thống Thuế nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo Nghị định 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng Năm 2009, Chi cục được thành lập lại theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc
3.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuế trên địa bàn Chi cục Thuế thành phố Việt Trì
Phó Chi cục trưởng Chi Cục trưởng
Phó Chi cục trưởng Phó Chi Cục trưởng Đ ôi T tr uy ền h ỗ tr ợ N N T Đ ội K K - K T T & T H Đ ội K iể m tr a th uế s ố1 Đ ôi Q uả n lý th u nợ Đ ôi K iể m tr a th uế s ố 2 Đ ôi T hu th uê T B & T hu k ha c Đ ôi T hu ế T iê n C át Đ ội N gh iệ p vu - D ự to án Đ ội T hu ế T ha nh M iế u Đ ội T hu ế G ia C ẩm Đ ội T hu ế N ôn g T ra ng Đ ội th uế D ữu L âu Đ ội H C -N S - T V - A C Đ ội T hu ế V ân C ơ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Việt Trì
Nguồn: Chi cục Thuế TP Việt Trì (2017)
3.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Chi cục Thuế thành phố Việt Trì thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1 Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
2 Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phõn tớch, đỏnh giỏá cụng tỏc quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chớnh quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đã được Chi cục Thuế thành phố Việt Trì chú trọng, đầu tư có chiều sâu Từ năm
2007, cơ chế “một cửa” tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được triển khai Theo đó, người nộp thuế chỉ phải đến một nơi để thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính thuế từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, thời gian giải quyết đúng hạn theo giấy hẹn, bên cạnh việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”.
Chi cục Thuế đã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền thuế dưới nhiều hình thức theo hướng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả: Hằng tháng đều phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh xây dựng một chuyên mục “Phổ biến chính sách pháp luật thuế” Hỗ trợ kịp thời các vướng mắc của người nộp thuế qua điện thoại, giải đáp các chính sách thuế kịp thời Thường xuyên cập nhật các nội dung chính sách thuế mới, đăng tải công khai các văn bản trả lời chính sách thuế, các hướng dẫn của Chi cục Thuế lên Trang thông tin điện tử của Chi cục thuế.
Hằng tháng mỗi cán bộ ở bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ đều phải có ít nhất một bài biết tuyên truyền chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng Chi cục Thuế cũng thường xuyên tăng cường tập huấn các chính sách thuế mới cho người nộp thuế.
Trên địa bàn Chi cục thuế, bộ phận tuyên truyền đều được bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, hoạt bát, công tác lâu năm trong ngành, nắm rõ được đặc điểm của từng vùng, tâm lý của người nộp thuế.
Các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch tại phòng làm việc của bộ phận “một cửa” và hành lang tầng một của Cơ quan Thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế Chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế được tuyên truyền tới mọi người dân trên địa bàn thành phố Việt Trì thông qua các phương tiện truyền thông như tạp chí, tờ rơi, đài phát thanh, truyền hình Người nộp thuế điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế được biểu dương kịp thời trên địa bàn các Hội nghị tuyên dương người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế; người nộp thuế có nợ thuế chây ỳ được công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bảng 4.1 Kết quả công tác tuyên truyền trên địa bàn Chi cục thành phố
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%)
1 hiện chuyên mục Tin, 8 10 13 125 130 127,4 truyền hình thuế bài
2 Phú Thọ viết bài Tin, 10 13 15 120 125 122,4 chuyên mục thuế bài
3 trên loa phát Tin, 325 340 380 106,2 105,8 106 thanh bài
Nguồn: Chi cục thuế thành phố Việt Trì (2015-2017)
Qua bảng 4.1 cho thấy từ năm 2015 - 2017, Chi cục Thuế đã phối hợp với Đài truyền hình tỉnh và báo Phú Thọ thực hiện các chuyên mục truyền hình thuế và số bài bài viết tăng dần theo các năm, số tin, bài năm sau luôn cao hơn so với năm trước, nội dung chuyên mục là bản tin thuế hàng tháng đã được xây dựng chương trình theo từng chủ đề do phòng Tuyên truyền của Cục thuế lên kế hoạch Hình thức tuyên truyền này có ưu điểm là dễ truyền đạt, hấp dẫn người xem, tuy nhiên số lượng chuyên mục được thực hiện và thời lượng của mỗi chuyên mục còn hạn chế, đối tượng người nộp thuế tiếp cận hình thức này thấp do lượng người xem các kênh truyền hình địa phương thấp.
Chi cục thuế đã thực hiện tuyên truyền tin, bài phát thanh trên Đài Phát thanh thành phố và đài phát thanh các xã, phường trong thành phố tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn so với năm trước Nội dung tuyên truyền phản ánh tình hình hoạt động của ngành thuế nói chung và hoạt động quản lý thuế trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng, tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, các thông tin về người nộp thuế có thành tích tốt được tuyên dương, khen thưởng và người nộp thuế vi phạm chính sách pháp luật thuế, nợ thuế kéo dài.
46 và nội dung tuyên truyền phù hợp, do đó các hình thức tuyên truyền có hiệu quả chưa cao Nhận thức về thuế vẫn chưa thực sự đi vào đời sống của người dân.
Phần lớn người nộp thuế còn chưa nắm rõ về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Người nộp thuế được hỗ trợ nắm bắt chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, được giải đáp các vướng mắc thông qua nhiều hình thức đa dạng như hỗ trợ trực tiếp trên địa bàn văn phòng cơ quan thuế, hỗ trợ qua điện thoại, qua internet, bằng văn bản, tập huấn chính sách chế độ cho người nộp thuế, Trong đó, kết quả quan trọng của công tác hỗ trợ là đã tổ chức tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” Người nộp thuế nộp hồ sơ và nhận kết quả trên tại một nơi, không mất nhiều thời gian đi nhiều nơi để giải quyết một thủ tục hành chính Đây là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan thuế nhằm giảm tải thời gian, chi phí của người nộp thuế đồng thời hạn chế tiêu cực xảy ra.
Bảng 4.2 Chỉ số đánh giá hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế năm
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm
1 Giải đáp vướng mắc bằng văn bản
+ Số văn bản hỏi Văn bản 20 24 27
+ Số văn bản đã trả lời đúng hạn Văn bản 20 24 27
+ Tỷ lệ văn bản trả lời đúng hạn % 100 100 100
2 Giải đáp vướng mắc bằng hình thức điện thoại
+ Số lượt NNT đã gọi điện đến cơ quan thuế Lượt NNT 60 85 150 + Số lượt NNT đã được giải đáp vướng mắc
Lượt NNT 60 85 150 qua điện thoại
3 Giải đáp vướng mắc bằng hình thức trực tiếp
+ Số lượt NNT hỏi trực tiếp cơ cơ quan thuế Lượt NNT 45 62 90 + Số lượng NNT đã được giải đáp vướng mắc
3 Tổ chức tập huấn cho NNT
+ Số lớp tập huấn Lớp 1 1 1
+ Số lượt người tham dự Lượt NNT 500 650 800
4 Sự hài lòng của NNT đối với công tác Hài Hài Hài tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế lòng lòng lòng
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Việt Trì (2017)
Qua bảng số liệu 4.2 có thể thấy Chi cục thuế thành phố Việt Trì đã hỗ trợ đúng hạn và hỗ trợ 100% các yêu cầu từ người nộp thuế.
Hình thức hỗ trợ bằng điện thoại và hỏi trực tiếp cũng rất thuận lợi cho hộ cá nhân kinh doanh, số lượng người gọi điện hỗ trợ tăng dần qua từng năm.
Số lớp tập huấn được tổ chức ít, mỗi năm chỉ tổ chức một lần, nội dung tập huấn chủ yếu là những điểm mới và chính sách thuế mới nhưng hình thức tổ chức còn nghèo nàn, khả năng truyền đạt thiếu hấp dẫn, không có thực hành thực tế dẫn đến không hấp dẫn và khó ghi nhận, không thu hút được nhiều người nộp thuế tham gia.
Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong việc giải đáp các vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật thuế, đặc biệt là việc hỗ trợ trực tiếp NNT, tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT tại bộ phận một cửa “tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ về thuế” đã tạo thuận lợi cho NNT.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT còn tồn tại những hạn chế nhất định như việc tuyên truyền qua panô, tờ rơi không mang lại nhiều hiệu quả, chưa phản ánh được những hoạt động của ngành thuế hướng tới người nộp thuế, nhiều panô xuống cấp, nội dung không còn phù hợp với từng nhóm đối tượng.
4.1.2 Đăng ký, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế
4.1.2.1 Đăng ký, quản lý đối tượng nộp thuế a Đăng ký thuế
Công tác Đăng ký thuế cho các HKD cá thể được Chi cục Thuế thực hiện đúng theo thông tư số 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn Luật quản lý thuế về Đăng ký thuế.
Q uy trình Đ K T m ớ i cho cá nhân kinh doanh tiế p sơ
B ộ p hậ n nh ận hồ S ta rt
Trả kế t quả sơ đăng ký trự c đăng ký tiế p tạ i C Q T
N hậ p thông tin đăng Đ K m ớ i ký
K iể m tra tồ n K iể m tra
In T hông báo C Q T có H ợ p lệ C ậ p nhậ t thông tin ký th uế tạ i M S T ? T T ? quả n lý và M ụ c lụ c và C ấ p M S T ngân sách đă ng Đ ư ợ c cấ p có
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ quy trình cấp MST cho HKD cá thể
Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2017)
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TP VIỆT TRÌ 61 1 Chính sách pháp luật thuế GTGT và các luật, chính sách liên quan
Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT hiện hành gồm có:
1 Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về Đăng ký doanh nghiệp.
2 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.
3 Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, Quy trình quản lý thuế được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
4 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
5 Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều số 13/2008/QH12 ngày 02/6/2008.
6 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 30/7/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2015 trở đi.
8 Quy trình 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.
9 Công văn số 4857/TCT-KTNB ngày 20/10/2016 của Tổng cục Thuế về việc chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu thuế đối với lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ.
10 Công văn số 1138/CT-THDT ngày 10/3/2017 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện rà soát hộ kinh doanh nộp thuế khoán.
11 Công văn số 82/CT-THDT ngày 02/03/2018 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh nộp thuế khoán.
Có thể thấy các văn bản chính sách về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng thay đổi quá nhanh và quá nhiều, liên tục được sửa đổi, bổ sung qua các năm, nhiều nghị định, thông tư về thuế vừa ra đã chỉnh sửa, bổ sung, văn bản ra lúc nào NNT cũng không biết và NNT nắm bắt cũng không kịp những thay đổi về chính sách thuế nói riêng và và thay đổi pháp luật liên quan Bên cạnh đó các thông tư hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính cũng thường ban hành chậm hơn so với thời hạn hiệu lực thi hành quy định trên địa bàn các văn bản Luật, Nghị định làm cho NNT phải điều chỉnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo đó phải điều chỉnh hóa đơn, chứng tư, mẫu biểu báo cáo thường xuyên thay đổi gây khó khăn và tốn thêm nhiều chi phí cho NNT Để áp dụng cho một tình huống cụ thể, NNT phải tìm hiểu quá nhiều Thông tư, Nghị định để biết những quy định về thuế hiện trên địa bàn Do quy định, hướng dẫn về các loại thuế còn dàn trải ở nhiều thông tư, nghị định của các năm khác nhau, trong khi đó, một số lĩnh vực lại chưa rõ ràng cụ thể hoặc lại chồng chéo dẫn đến khó thực hiện cho NNT và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế địa phương.
Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của NNT về mức độ hiểu biết về chính sách, pháp luật của loại thuế GTGT họ phải kê khai, nộp thuế
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Tổng Ý kiến đánh giá của NNT Loại hình số ý Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt kiến SL % SL % SL % SL %
Kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cho thấy mức độ hiểu biết của NNT về chính sách, pháp luật thuế GTGT còn nhiều hạn chế Chỉ có 13% số người được điều tra tự đánh giá tốt và rất tốt về thuế GTGT, 24% người nộp thuế có hiểu biết ở mức độ bình thường, 63% người nộp thuế đánh giá không tốt về chính sách, pháp luật thuế GTGT.
Nguyên nhân: chính sách thuế còn nhiều phức tạp, trước khi đưa ra chính sách thuế chưa được điều tra, khảo sát lấy ý kiến sâu rộng đối với hộ kinh doanh
62 nhân kinh doanh dẫn tới việc kê khai không trung thực doanh thu nhằm giảm số thuế phải nộp.
Việc chưa đồng bộ trong hệ thống pháp luật thuế là nguyên nhân dẫn đến việc hiểu và áp dụng các chính sách còn khó khăn, chưa đồng bộ Mỗi người hiểu theo ý mà họ cho là đúng nhất Thủ tục hành chính còn phức tạp, trùng lặp, hay thay đổi chưa thực sự tạo thuận lợi cho NNT.
Các văn bản, các chế tài xử lý đối với các HKD còn mang tính hình thức, chưa thực sự điều chỉnh được ý thức, trách nhiệm của HKD cá thể Các chính sách, các văn bản về HKD hay thay đổi và chỉ mang tính chất dưới luật Vì thế dễ mang tính chồng chéo với các quy trình quản lý thuế khác, khó tiếp cận Quy trình quản lý HKD chưa sát với thực tế, công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập, hầu như cán bộ thuế phải làm thay cho NNT.
Việc điều chỉnh phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, trước kia là doanh thu nhân với thuế suất (0%, 5%, 10%) nay thay đổi phương pháp tính thuế tỷ lệ tính thuế trên doanh thu theo từng lĩnh vực.
Mỗi chính sách thuế thay đổi đều trực tiếp đụng chạm đến lợi ích kinh tế của từng cá nhân trong xã hội, vì thế mỗi sự thay đổi chính sách nào cũng ít nhiều gặp phải sự phản ứng của người nộp thuế ở những mức độ khác nhau Vì thế, chính sách pháp luật là yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn TP Việt Trì - tỉnh Phú Thọ nói riêng.
4.2.2 Yếu tố chủ quan về phía cơ quan quản lý thuế
- Năng lực của cán bộ thuế ngành thuế:
+Trình độ chuyên môn: Chi cục Thuế cần quan tâm và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, kiến thức tin học, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, mà còn am hiểu kiến thức quản lý Nhà nước, có trách nhiệm, tận tâm với nhiệm vụ được giao Chi cục Thuế cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cán bộ về chính sách thuế, nghiệp vụ thuế theo tháng hoặc quý và tập huấn đột xuất khi có các chính sách thuế mới Quá trình tấp huấn có thể kèm theo các câu hỏi tình huống hoặc bài kiểm tra để khảo sát việc nắm bắt bài giảng của cán bộ thuế Các cá nhân được cử đi tập huấn có thể là tất cả cán bộ phụ trách hoặc là đội trưởng các đội thuế, tuy nhiên đó phải là những người có khả năng nắm bắt và truyền đạt để có thể triển khai trên địa bàn đội thuế của mình. Để nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, cán bộ trực thu đội thuế liên xã cần giành một khoảng thời gian nhất định trong tháng lên trên văn phòng Chi cục Thuế đọc tài liệu cũng như tham khảo ý kiến tư vấn của đội Dự toán - kê khai
- kế toán thuế và tin học và các đội thuế khác Kiến thức rộng, chuyên môn vững thì mới có thể giải thích cho người nộp thuế hiểu và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng pháp luật Đồng thời cán bộ đội thuế liên xã có thể đến các Chi cục Thuế hoàn thành kế hoạch xuất sắc học tập cách thức làm việc hiệu quả về áp dụng cho đơn vị mình Đối với những cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm khi làm việc dưới địa bàn xã thì cần tìm hiểu, ghi chép đặc điểm tình hình kinh doanh cũng như vị trí của từng hộ KDCT để dễ dàng hơn trong quá trình quản lý.
+ Đạo đức tính cách của cán bộ thuế: Năng lực, trình độ, ý thức tự giác của cán bộ thuế đặc biệt là đội ngũ cán bộ liên xã phường còn yếu kém Hiện trên địa bàn, đội ngũ nhân lực của đội thuế liên xã phường chủ yếu là những công chức có tuổi đời khá cao, từ 50 tuổi trở lên chiếm 80% còn lại từ 30 tuổi trở lên chiếm 20% không có ai tuổi đời dưới 30 tuổi, khả năng tiếp thu những cái mới còn yếu kém, trình độ tin học gần như không có gây khó khăn cho quá trình quản lý cộng thêm tư duy làm việc theo lối mòn làm cho công tác quản lý thu thuế không được cải thiện nhiều qua các năm Mặt khác, chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản về thuế Mặc dù quy trình quản lý thuế mới quy định cá nhân cán bộ thuế không được quan hệ trực tiếp với đối tượng nộp thuế, nhưng các quy định khác (như chế độ báo cáo thông tin về người nộp thuế) vẫn chưa xoá bỏ việc cán bộ thuế phải trực tiếp tới hộ để lấy thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh Từ đây xảy ra những tiêu cực do còn nể nang, e ngại. Đối với số lượng cán bộ trẻ ít ỏi, năng động, nhiệt tình, trình độ tin học tốt thì kinh nghiệm lại hạn chế, chưa quen địa bàn, nên khó khăn trong quá trình làm việc Không chỉ thế một số ít cán bộ thiếu kiên định còn bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc khi các cán bộ thuế bỏ qua các hành vi vi phạm của đối tượng kinh doanh đã dẫn đến hiện tượng thất thu thuế.
Chủ thể quản lý của công tác quản lý thuế GTGT chính là bộ máy thu thuế trong đó cán bộ thuế sử dụng các công cụ quản lý là hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất ngành thuế để quản lý.
Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá của NNT về hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ Tổng Ý kiến đánh giá của NNT Ngành nghề số ý Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt kiến SL % SL % SL % SL %
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Kết quả điều tra về hiệu quả của công tác tuyên truyền cho thấy chỉ có 18% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trên địa bàn Chi cục thuế thành phố Việt Trì đã đạt hiệu quả tốt, 67% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền, hỗ trợ chỉ đạt hiệu quả bình thường và 15% đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ là chưa tốt Ngành dịch vụ và sản xuất là những người có đánh giá thấp hơn cả về hiệu quả của công tác tuyên truyền Đa số đối tượng được khảo sát là hộ kinh doanh ngành nghề thương nghiệp thích được tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, đối tượng sản xuất, dịch vụ, ăn uống lại quan tâm hơn tới hình thức tuyên truyền, hỗ trợ bằng văn bản, Điều này cho thấy các đối tượng người nộp thuế khác nhau sẽ cần phải có các hình thức tuyên truyền phù hợp khác nhau Công tác tuyên truyền, hỗ trợ tuy đã có chiều rộng nhưng còn thiếu chiều sâu, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao và chưa có sự phân loại đối tượng trong các hình thức và thông tin tuyên truyền, hỗ trợ.