Như vậy, để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạt động kinh doanh thìdoanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh là rất quan trọng đối các doan
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xãhội, nó được coi là phương tiện hiệu nghiệm để các dân tộc trên thế giới hiểu nhau,gópphần không nhỏ vào việc phân phối thu nhập giữa các quốc gia, đẩy mạnh phát triểnkinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người
Bên cạnh đó, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, trong bất cứloại hình kinh doanh nào thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu không gì khác hơn đó là lợinhuận Như vậy, để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạt động kinh doanh thìdoanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh là rất quan trọng đối các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Du lịchBưu điện – Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu nói riêng
Xuất phát từ nhận thức trên,qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịchBưu Điện – Khách sạn Bưu Điện Vũng Tàu,được đối diện với thực trạng quản lý kinhdoanh dịch vụ,em quyết định đi sau nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu và xác địnhkết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện – Khách sạn Bưuđiện Vũng Tàu”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 4 chươngchính:
- Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Du lịch Bưu Điện –Khách sạn Bưu Điện Vũng Tàu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh tại đoanh nghiệp
- Chương 3: Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt độngkinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Bưu Điện – Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu
- Chương 4: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP DL Bưu điện – Khách sạn Bưu điệnVũng Tàu
Trang 2CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
BƯU ĐIỆN – KHÁCH SẠN BƯU ĐIỆN VŨNG TÀU.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Du lịch Bưu điện – Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu.
Vũng tàu là một trung tâm du lịch lớn, sự kết hợp hài hòa giữa quần thể thiênnhiên biển, núi, cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hóa như chùa chiền, nhàthờ… tạo cho Vũng Tàu một ưu thế của thành phố du lịch biển.Nắm bắt được tìnhhình đó, Tổng Công ty Cổ phần Du lịch Bưu Điện đã xây dựng một chi nhánh kinhdoanh du lịch tại Vũng Tàu – Khách sạn Bưu Điện Vũng Tàu
Địa chỉ:Số 158 Hạ Long, P2, TP-Vũng Tàu
và giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu trú tại Khách sạn
Là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty CPDL Bưu Điện, Khách sạn BưuĐiện Vũng Tàu hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập nhằm tạo ra lợi nhuận.Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu tổ chức và quản lý tốt các dịch vụ từ khi bắt đầuphục vụ cho đến khi kết thúc quy trình phục vụ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vàđược khách hàng hài lòng
1.2.2 Nhiệm vụ.
Sản xuất và cung ứng những loại hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho khách
du lịch về lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển, vui chơi, giải trí…
Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật do nhà nước quy định và chịu sự quản lýhành chính của Nhà nước
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước
Trang 3Thực hiện các nghĩa vụ với công nhân viên lao động làm việc trong khách sạn vềcác khoản lương và các khoản trích theo lương.Tạo điều kiện để nâng cao đời sốngcho nhân viên, thực hiện các chế độ quyền lợi cho người lao động đúng pháp luật.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP DL Bưu điện – Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu.
1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý.
* Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu.
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Giám đốc:Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất, điều hành trực tiếp
hoạt động kinh doanh của Khách sạn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện của từng bộphận
- Có trách nhiệm vạch ra các mục tiêu kinh doanh, tổ chức, thực hiện các kếhoạch, thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường để có quyết định tối ưu trongkinh doanh
- Có quyền phê duyệt các kế hoạch bồi dưỡng, quản lý, tuyển chọn, đề bạt cán
bộ và kỹ luật đối với các cán bộ nhân viên cũng như quản lý tài sản, chất lượng phụcvụ
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc lưu trú Phó giám đốc nhà hàng
Phòng tổ chức hành chính và kế hoạch Phòng kế toán tài vụ
Bộ phận bếp
Bộ phận Massage
Bộ phận Bar
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận bảo trì
Trang 4* Phó giám đốc lưu trú: Giúp giám đốc điều hành hoạt động lưu trú, chịu trách
nhiệm điều hành quản lý trực tiếp đối với lễ tân,phòng,buồng,Phó giám đốc phải nắmđược tình trạng phòng và dự đoán số phòng cho thuê trong tháng, tuần, nhận các thôngtin từ tổ chức gửi khách, liên hệ với khách hàng nếu xảy ra các khiếu nại
* Phó giám đốc nhà hàng: Giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh ăn
uống của Khách sạn, quản lý trực tiếp bộ phận nhà hàng,bộ phận bếp, đề ra các quychế, điều lệ, quy trình và tiêu chuẩn thao tác ăn uống, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện,đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và hiệu quả kinh doanh của bộ phận này
* Phòng tổ chức hành chính và kế hoạch: Thực hiện công tác tổ chức và quản
lý nhân sự Khách sạn, tổng hợp lại số ngày công, số ngày nghỉ của công nhân viên…đồng thời bộ phận kế hoạch xem xét tình hình hoạt động của Khách sạn, thông tin vềthị trường để lập kế hoạch hoạt động cho Khách sạn trong tuần, tháng, quý, năm
* Phòng kế toán tài vụ: Theo dõi tình hình thu chi của Khách sạn, thực hiện việc
thu chi theo quyết định của giám đốc và kết quả lãi (lỗ) của Khách sạn Ngoài ra còn
có nhiệm vụ tìm kiếm vốn và nguồn vốn cho Khách sạn, có quan hệ với các đơn vịhoạt động tài chính trên địa bàn
* Bộ phận lễ tân: Nhận đăng ký phòng, đặt phòng, hủy phòng, làm thủ tục khai
báo tạm trú của khách hàng theo đúng quy định Kết hợp với các bộ phận liên quanđáp ứng kịp thời các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với khả năng của Khách sạn,nhận các thông tin khiếu nại (nếu có) của khách Phối hợp với nhân viên kế toán vàcác bộ phận phòng ngủ để lập hóa đơn thanh toán
* Bộ phần buồng: Có nhiệm vụ phục vụ khách đến lưu trú tại Khách sạn, làm vệ
sinh phòng hằng ngày, bảo quản tài sản cho khách Lập hóa đơn thanh toán các dịch vụ
mà khách đã tiêu dùng trong thời gian lưu trú để tiện cho việc liên hệ thanh toán tại bộphận lễ tân
* Bộ phận nhà hàng: Phục vụ cho khách đến ăn uống tại nhà hàng, phục vụ các
tiệc cưới hỏi, hội nghị…
* Bộ phận bếp: Liên hệ với bộ phận nhà hàng để phục vụ ăn uống theo đơn đặt
hàng tại nhà hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chế biến đúng yêu cầu củakhách hàng
* Bộ phận Massage: Chịu trách nhiệm phục vụ cho khách khi khách có nhu cầu
thư giãn, tạo cảm giác thoải mái khi khách đến dịch vụ
* Bộ phận Bar: Phục vụ vui chơi giải trí cho khách hàng.
* Bộ phận bảo vệ: Có trách nhiệm hướng dẫn cho khách nơi giữ xe, vận chuyển,
mang hành lý cho khách từ khi đến cho đến khi rời Khách sạn, có trách nhiệm bảo
Trang 5quản tài sản chung của Khách sạn, tình hình an ninh của Khách sạn cũng như tài sản
và tính mạng của khách lưu trú
* Bộ phận bảo trì: Chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết
bị, tạo điều kiện sử dụng tối đa công suất, tiết kiệm chi phí kinh doanh cho Khách sạn
1.4 Tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP DL Bưu Điện – Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu.
1.4.1 Cơ cấu tố chức bộ máy kế toán.
Ở bất cứ doanh nghiệp nào, thì bộ phận kế toán là một phần không thể thiếuđược, và ở Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu cũng thế, nó đóng vai trò hết sức quantrọng, đảm nhiệm việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ việc theo dõi việcnhập hàng, xuất hàng cho đến việc tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh.Công việc kế toán được ghi chép hằng ngày nhằm phản ánh một cách kịp thời, chínhxác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,định kỳ lập báo cáo tài chính trình lên Ban giámđốc và các cơ quan của Nhà nước Tại Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu, tổ chức bộ máy
kế toán được thực hiện trên sơ đồ sau:
* Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Khách sạn.
- Kế toán tiền mặt
- Kế toán thuế
Kế toán chi phí, giá thành
Kế toán đêm, công nợ phải trả
- Kế toán TSCĐ, CCDC
- Kế toán ngân hàng, giám sát thu mua
Thủ quỹ
- Thu ngân lễ tân
Kế toán hàng hóa, vật liệu
Phụ trách thu mua
Trang 6* Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, có quyền hạn và nghĩa vụ
điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với các nhân viên kế toán trong Kháchsạn, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tổ chức, điều hành bộ máy kế toán Trựctiếp điều hành bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về những saiphạm của nhân viên kế toán Lập báo cáo tài chính cho Khách sạn, báo cáo thuế theoquy định Quan hệ với các cơ quan chức năng: thuế, thanh tra, kiểm toán Kiểm soátcông tác thu tiền hằng ngày, điều chuyển tiền dư vào tài khoản ngân hàng Kiểm tra và
ký chứng từ kế toán Kiểm soát các hợp đồng liên quan đến chi phí của Khách sạn;phụ trách quyết toán các hợp đồng; tổng hợp đầu tư giá trị với thuế, ngân hàng; xâydựng và kiểm soát các quy trình liên quan đến vấn đề tài chính kế toán; xử lý và tổnghợp số liệu kế toán phần hành Thực hiện các bút toán ghi sổ cuối tháng Hoàn tất cácbáo cáo của công ty hàng tháng, quyết toán các hợp đồng còn lại
* Giám sát thu ngân, công nợ phải thu: Theo dõi, cập nhật công nợ phải thu
hàng ngày (TK131) dựa trên báo cáo doanh thu, báo cáo thu tiền mặt, báo cáo ngânhàng Thực hiện việc đối chiếu công nợ và phát hành thư đòi nợ đến khách hành hàngtháng Phân tích tình hình công nợ để đưa các chính sách thu hồi nợ hoặc trả nợ và lập
dự phòng nợ phải thu khó đòi Liên kết với kế toán ngân hàng, kế toán tiền mặt và kếtoán doanh thu để lên báo cáo công nợ phải thu khách hàng
* Kiểm soát doanh thu: Kiểm tra việc hạch toán, nhập liệu doanh thu hằng ngày
của các thu ngân Đối chiếu doanh thu của các bộ phận hằng ngày Kiểm soát giá hànghóa,dịch vụ bán ra Hỗ trợ công tác thu hồi công nợ
* Kế toán tiền mặt, kế toán thuế:
- Đối với kế toán tiền mặt: Theo dõi tiền mặt VNĐ, tiền mặt ngoại tệ các loại.Lập phiếu chi hằng ngày, theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ Kiểm kê quỹ hàngquý Theo dõi và báo cáo thu chi tiền mặt Báo cáo luân chuyển tiền tệ, in các kêchứng từ hàng tháng giao cho bộ phận quản lý chứng từ
- Đối với kế toán thuế: Kiểm tra và báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra trướcngày 20 hàng tháng Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trước ngày 08 hàng tháng.Quản lý và theo dõi các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước Hỗ trợ kế toán trưởngtrong việc hỗ trợ và giải trình các cơ quan thuế
* Kế toán chi phí, giá thành: Theo dõi các khoản chi phí với định mức của kế
hoạch chi phí, đề xuất các trường hợp vượt quá định mức chi phí, phân tích biến độngcủa các chi phí, đề xuất cho Ban giám đốc các biện pháp quản lý chi phí, tài sản, kiểmtra,phân bổ các chi phí khấu hao và lương vào các trung tâm chi phí Kết sổ các tàikhoản trên định kỳ hàng tháng Kiểm tra, theo dõi các loại hợp đồng, đảm bảo hạchtoán đầy đủ chi phí theo nguyên tắc trích trước (TK335) Hạch toán và phân bổ chi phí
Trang 7giá vốn thích hợp Xác định giá vốn phân theo các nhóm dịch vụ thích hợp Phân tíchlãi gộp của từng nhóm dịch vụ, nắm rõ các nguyên nhân tăng tỉ lệ lãi gộp.
* Kế toán công nợ phải trả, kiểm toán đêm:
- Đối với kế toàn công nợ phải trả: Theo dõi hàng hóa mua vào theo từng mặthàng,nhà cung cấp, hợp đồng Theo dõi các khoản phải trả và thanh toán cho nhà cungcấp Cập nhật các chứng từ bù trừ công nợ Kết hợp với kế toán thuộc phân hệ khác đểkiểm tra, đối chiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp Báo cáo tình hình công nợ
và thời hạn thanh toán Lập kế hoạch thanh toán hàng tháng
- Đối với kiểm toán đêm: Kiểm tra chứng từ sổ sách và kiểm kê bàn giao tiềnmặt tại quầy thu ngân Chuyển hồ sơ chứng từ đến nhân viên kiểm soát doanh thu Phụtrách thu ngân các quầy từ 23h hằng ngày
* Kế toán TSCĐ, CCDC; Kế toán ngân hàng, giám sát thu mua:
- Đối với kế toán TSCĐ, CCDC: Tổ chức ghi chép, phản ánh các số liệu liênquan đến TSCĐ, CCDC như nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn,
bộ phận sử dụng, tính toán và kiểm kê, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC.Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ Báo cáo tình hình hư hỏng củaCCDC hàng tháng
- Đối vớikế toán ngân hàng: Theo dõi tiền gửi, tiền vay tại nhiều ngân hàngkhác nhau Theo dõi chi tiết tình hình tiền vay, tính lãi, trả nợ gốc, số dư theo kế ướcvay tại các ngân hàng, các đối tượng cho vay khác Kết hợp với kế toán công nợ phảithu để báo cáo tình hình công nợ phải thu một các chính xác Lập ủy nhiệm chi, thanhtoán cho nhà cung cấp Theo dõi tình hình thanh toán bằng thẻ tín dụng của kháchhàng
- Giám sát thu mua: Giám sát các hoạt động hằng ngày của nhân viên thu muatheo quy trình được phê duyệt Điều phối hoạt động, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.Hướng dẫn công tác mua hàng, nhập cảng, cân đối với hạn mức tồn kho từng loại vậtliệu Kiểm tra chọn mẫu hàng tháng về giá, chất lượng
* Thủ quỹ: Quản lý, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt quản lý tiền mặt tại
quỹ Báo cáo tiền mặt tại quỹ vào cuối mỗi ngày Nộp tiền vào ngân sách khi tồn quỹvượt quá hạn mức với sự hộ tống của một bảo vệ Kiểm kê quỹ định kỳ và báo cáokiểm kê thời điểm cuối mỗi tháng với sự tham gia của nhân viên kế toán thanh toán.Tuân thủ yêu cầu kiểm kê quỹ đột xuất theo yêu cầu của Ban giám đốc, có trách nhiệmgiải thích các khoản chênh lệch Tuân thủ chính sách tồn tiền mặt tại quỹ hàng ngày,
để hạn chế rủi ro khi để tiền mặt với giá trị lớn, chỉ chấp thuận chi tiền ra khi có đầy
đủ sự phê duyệt theo đúng quy định
* Kế toán bếp, kiểm soát giá thực phẩm:
Trang 8- Đối với kế toán bếp: Kiểm tra, kiểm soát giá vốn trước khi xuất hàng cho bộphận bếp Nếu giá trị hàng hóa yêu cầu chênh lệch hoặc thấp hơn hoặc vượt mức 5%định mức, yêu cầu sự giải thích của bộ phận bếp Kiểm tra hàng tồn kho trước khikiểm phiếu yêu cầu qua thủ kho Lập phiếu yêu cầu mua hàng để chuyển đến tổ muahàng Kiểm tra chứng từ nhập, xuất điều chuyển hàng phát sinh tại kho bếp Kiểm trahàng tồn kho cuối tháng, lập báo cáo nhập, xuất, tồn, báo cáo chênh lệch tồn kho sổsách và thực tế, đề xuất biện pháp xử lý Kiểm tra các biên bản hủy hàng, báo cáo tìnhhình hàng hư hỏng, kém chất lượng Kết hợp kế toán công nợ phải trả để kiểm tra, đốichiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp thực phẩm.
- Đối với kếtoán kiểm soát giá cả thực phẩm: Nắm vững hợp đồng cung ứngthực phẩm Kiểm soát giá cả hàng hóa thực phẩm, nếu phát hiện sự chênh lệch tăng sovới hợp đồng hoặc bảng báo giá gần nhất yêu cầu tổ mua hàng giải trình
* Kế toán hàng hóa vật liệu: Kiểm tra, kiểm soát các chứng từ nhập xuất điều
chuyển hàng phát sinh tại kho tổng Đối chiếu với các báo cáo sử dụng của các bộphận Đối chiếu hóa đơn hợp đồng của nhà cung cấp Kiểm kê hàng tồn kho cuốitháng Lập báo cáo nhập xuất tồn kho tại kho tổng Kiểm kê các biên bản xử lý hàng,hàng trả lại, chuyển kế toán thanh toán Kết hợp kế toán công nợ để kiểm tra, đối chiếucông nợ phải trả cho nhà cung cấp
* Thủ kho: Kiểm tra và nhập hàng hóa vào Sắp xếp và lưu trữ hàng hóa một
cách khoa học Xuất hàng theo yêu cầu, cập nhật số lượng nhập xuất và chuyển chứng
từ trong ngày cho kế hoạch phụ trách Thường xuyên đối chiếu số lượng hàng còntrong kho, so sánh với định mức hàng tồn kho để tiến hành phụ trách (kế toán kho bếphoặc kế toán vật tư) ngay trong ngày Cuối tháng cùng phụ trách đối chiếu và kiểm kêhàng tồn kho Ký xác nhận hàng tồn kho cuối mỗi tháng
1.4.2 Hình thức ghi sổ kế toán tại Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu.
Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu áp dụng hình thức kế toán theo năm tài chính (bắtđầu từ ngày 01/01/N và kết thúc 31/12/N), sử dụng đơn vị tính là Việt Nam đồng,ápdụng chế độ Kế toán Việt Nam theo quyết định 15/2006/GD-BTC.Hiện nay Khách sạnđang áp dụng hình thức kế toán là “Chứng từ ghi sổ” Bên cạnh đó, với xu thế pháttriển của khoa học công nghệ hiện nay và những phần mềm kế toán giúp cho kế toànthủ công giảm bớt khối lượng công việc, thì Khách sạn còn áp dụng hình thức kế toánmáy Nhưng đây không phải là hình thức chính của Khách sạn,mà kế toán máy chủyếu là để làm một số nghiệp vụ: lập phiếu thu, lập phiếu chi, phiếu nhập kho, quản lýtồn kho và vật tư….Hình thức kế toàn chủ yếu của Khách sạn vẫn là kế toàn thủ công.Khách sạn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
* Trình tự ghi sổ kế toán hình thức “Chừng từ ghi sổ”:
Trang 9Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinhBÁO CÁO TÀI CHÍNHChứng từ kế toán
Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
- Hằng ngày, căn cứ váo các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đódùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ để lập Chứng từ ghi
sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Cứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ,tổng phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lậpBảng cân đối phát sinh
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
* Sơ đồ1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”
Trang 10CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1 Doanh thu.
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu
Doanh thu thường được phân biệt cho từng loại: doanh thu bán hàng hóa, doanhthu bán thành phẩm,doanh thu cung cấp dịch vụ Ngoài ra người ta còn phân biệtdoanh thu theo nơi phát sinh là doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng ra ngoài
* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 14), doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện:
- Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhoặc kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Người bán đã thu hoặc sẽ thu lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
* Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãnđồng thời 4 điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kếtoán
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó
2.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Chiết khấu thương mại:là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đãthỏa thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc cam kết về mua bán và phảiđược thể hiện rõ trên chứng từ bán hàng
Trang 11- Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được tiêu thụ (đã ghi nhận doanh thu) nhưng
bị người mua trả lại, từ chối mua nữa
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thỏathuận do các nguyên nhân thuộc về người bán: hàng kém chất lượng, không đúng quycách…
2.1.3 Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh là công việc cần thiết phải làm cuối kỳ kếtoán Theo quy định của Bộ Tài chính thì báo cáo tài chính phải được lập và gửi cho
cơ quan có chức năng theo từng tháng Do vậy, kế toán thường xác định kết quả kinhdoanh của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng tháng Kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp là những thành quả hoạt động của doanh nghiệpđược biểu hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ,mang lại lợi tiêu dùng cho xã hội,phù hợp với lợi ích kinh tế, trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội và được người tiêudùng chấp nhận Nói cách khác, kết quả kinh doanh là những thành quả thu được từquá trình tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu dùng
Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh chính xác là cơ sở để phân chia lợinhuận đúng đắn Và đánh giá tổng quát cuối cùng quá trình kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh cần được xác định một cách chính xác,trung thực
2.1.4 Nhiệm vụ và nguyên tắc của kế toán doanh thu.
Theo chuẩn mực 14:“Doanh thu và thu nhập khác” thì khi hạch toán loại TK nàycần phải tuân thủ một số quy định sau:
- Doanh thu và chi phí liên quan cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồngthời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính
- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiệnghi nhận doanh thu theo quyết định 149/2001/QĐ – BTC
- Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: doanh thubán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ; trong từng loại doanh thu phải được chitiết hóa (nếu có)
- Về nguyên tắc cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp phải xác định kết quả kinhdoanh,toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vàotài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh Tài khoản doanh thu không có số
dư cuối kỳ
Trang 122.2 Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
2.2.1 Kế toán doanh thu.
2.2.1.1 Tài khoản sử dụng.
* Tài khoản 511: Được dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ thực tế của doanh nghiệp (kể cả doanh thu cho thuê và doanh thu bán BĐSĐT) vàcác khoản khi giảm doanh thu Từ đó tính ra doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ
- Kết cấu:
TK 511+ Số thuế tiêu thụ phải nộp (Thuế TTĐB,
Thuế XNK, Thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp) tính trên doanh thu trong kỳ
+ Số thuế giảm giá bán hàng hóa, chiết
khấu thương mại và doanh thu của hàng
bán bị trả lại kết chuyện trừ vào doanh thu
+ Kết chuyện số doanh thu thuần vào TK
911 đề xác định kết quả bán hàng và cung
cấp dịch vụ
+ Tổng doanh thu bán hàng (kể cảBĐSĐT), cung cấp dịch vụ thực tế củadoanh nghiệp trong kỳ
- Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 5 TK cấp 2:
+ TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”: sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệpkinh doanh vật tư, hàng hóa
+ TK 5112 “Doanh thu bán hàng các thành phẩm”: sử dụng chủ yếu cho cácdoanh nghiệp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp…
+ TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: sử dụng chủ yếu cho các ngànhcung cấp dịch vụ (giao thông, vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ khoa học kỹ thuật….)
+ TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: sử dụng cho các doanh nghiệp thựchiện nhiệm vụ cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và được hưởngcác khoản thu từ trợ cấp trợ giá Nhà nước
+ TK 5115 “Doanh thu bất động sản đầu tư”: dùng để phản ánh kinh doanhbất động sản đầu tư của doanh nghiệp
* Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”: sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản
chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận về lượnghàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
Trang 13-Kết cấu:
TK 521Tập hợp các khoản chiết khấu thương
mại chấp thuận cho người mua trong kỳ
(bớt giá, hối khấu)
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thươngmại vào bên Nợ TK 511, 512
- Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ và mở chi tiết từng loại khách hàng vàtừng loại hàng bán, từng loại dịch vụ
* Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”: dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa,
thành phẩm đã bị tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại Đây là tài khoản điều chỉnh củatài khoản 511 Các chi phí phát sinh liên quan đến lượng hàng bán bị trả lại được ghinhận vào chi phí bán hàng trong kỳ
- Kết cấu:
TK 531Tập hợp các khoản doanh thu của số
hàng tiêu thụ bị trả lại
Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trảlại
- Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
*Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản
giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận do những nguyên nhân
về người bán
- Kết cấu:
TK 532Tập hợp tất cả các khoản giảm giá
hàng bán cho người mua trong kỳ
Kết chuyển toàn bộ số giảm giáhàng bán
- Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
2.2.1.2 Chứng từ sử dụng.
- Hóa đơn bán hàng: Mẫu số 01a, 01b – BH
Trang 14- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho: Mẫu số 02 – BH
- Hóa đơn GTGT: Mẫu số 02 – GTKT – 3
- Phiếu xuất kho: Mẫu số 01 – VT
- Phiếu thu: Mẫu số 01 – TT
2.2.1.3 Phương pháp hạch toán.
* Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chú thích:
(1) Doanh thu thu bằng tiền
(2) Doanh thu đã thực hiện nhưng khách hàng chưa thanh toán
(3) Doanh thu đã được thực hiện và trừ vào các khoản nợ
(4) Doanh thu được thanh toán bằng vật tư hay tài sản cố định
(5) Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện
(6) Kết chuyển chiết khấu thương mại
TK 1312
TK 311, 3313
TK 1564
TK 1575
Trang 15(8) Kết chuyển giảm giá hàng bán.
(9) Các khoản thuế trừ vào doanh thu: Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
(10) Kết chuyển doanh thu thuần
2.2.1.4 Doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu khác.
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu bên ngoài doanh nghiệp nhằm mụcđích tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh thu khác là doanh thu xảy ra không thường xuyên khi lãi vay, lãi bánhàng trả góp, trả chậm, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu…
- Phương pháp hạch toán:
* Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính.
* Sơ đồ 2.3:Sơ đồ hạch toán thu nhập khác.
2.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
2.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng hóa.
Giá vốn hàng hóa: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hoặc giá thành thực tếcủa lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
TK 515
Doanh thu bằng tiền
TK 431Chênh lệch tỷ giá
Kết chuyển thu nhập khác
TK 711
Doanh thu bằng tiền
TK 113Doanh thu bằng tiền
Trang 16Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán” được dùng để theo dõi trị giávốn của vốn phẩm,lao vụ dịch vụ xuất bán trong kỳ Giá vốn hàng hóa có thế là giáthành thực tế của sản phẩm, dịch vụ hay trị giá mua của hàng hóa đã tiêu thụ.
Ngoài ra, TK 632 còn phản ánh một số nội dung khác có liên quan như chi phíkinh doanh bất động sản đầu tư (khấu hao bất động sản đầu tư;chi phí sửa chữa đầutư,chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư;giá trị còn lại của bất động sản đầutư…), dự phòng giảm giá hàng tồn kho; giá trị vật tư hàng hóa, sản phẩm thiếu, thừatrong định mức, các chi phí không hợp lý không được tính vào nguyên giá TSCĐ…
+ Bên nợ: Tập hợp giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và các khoản được ghi tănggiá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
+ Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn hàng bán bị trảlại
+ K 632 không có số dư cuối kỳ và có thể được mở chi tiết theo từng nội dungphản ánh tùy thuộc vào yêu cầu quản lý (giá vốn hàng bán, hàng hóa, dịch vụtiêu thụ, chi phí kinh doanh….)
* Phương pháp tính giá vốn:
- Phương pháp xác định giá vốn hàng bán theo giá thực tế bao gồm:
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
+ Phương pháp bình quan gia truyền
+ Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp xác định giá vốn theo giá hạch toán bao gồm:
+ Phương pháp tình hệ số
+ Phương pháp số chênh lệch
Trang 17TK 154
Kết chuyển giá vốn hàng bán
TK 632
Xuất bán thành phẩm trong kho
TK 155
Xuất bán hàng hóa trong kho
Trang 182.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
* Kế toán chi phí bán hàng:
- Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chiphí dụng cụ bán hàng,chi phí quảng cáo… Để phản ánh các khoản chi phí bán hàngthực tế phát sinh, kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng”
+ Bên nợ: Tập hợp các chi phí bán hàng thực tế phát sinh
+ Bên có:Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng
+ TK 641 không có số dư cuối kỳ
- TK 641 có 7 tài khoản chi tiết cấp 2:
+ TK 6411 “Chi phí nhân viên”
* Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của
cả doanh nghiệp Bao gồm: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính vàchi phí chung khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tố nhưchi phí nhân viên, chi phí vật liệu…Các khoản chi phí này được kế toán phản ánh vàotài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
+ Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trongkỳ
+ Bên có: Có khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
+ TK 642 không có số dư cuối kỳ
- TK 642 có 8 tài khoản chi tiết cấp 2:
Trang 19+ TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”
+ TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”
TK 111, 112
Kết chuyển CP trả trước ngắn hạn, dài hạn
và CP quản lý doanh
nghiệp
Trang 202.2.2.3 Chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác.
- Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệpnhằm mục đích sử dụng hợp lý nguồn vốn,tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí khác là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phínhượng bán thanh lý TSCĐ, chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế…
- Phương pháp hạch toán :
* Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
Kết chuyển các khoản CP hoạt động tài chính
TK 635
TK 811
TK 911
Trang 212.2.2.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
* Nội dung:
1 Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành
2 Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhậpdoanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghinhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong nămlớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộptrong năm lớn hơn số phải nộp
3 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thunhập doanh ngihệp phải nộp của các năm trước, doanh ngiệp được hạch toán tăng(hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót
4 Cuối năm tài chính kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinhdoanh” để xác định kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm
- Bên Có: