Quá trình hình thành và phát triển
Công ty là thành viên của IMPERIAL Group, khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 17/9 /2010.
Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA VŨNG TÀU
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: Toyota Vung Tau Joint Stock Company
Tên công ty viết tắt: Toyota Vung Tau (TVT)
Số tài khoản Việt Nam:
01201 00000612004 Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Vũng Tàu
790 790 145 6388 9999 Ngân hàng Đại Dương – Chi nhánh Vũng Tàu
Tổng số nhân viên: Hiện nay, số cán bộ công nhân viên của công ty là 150 người.
(Trong đó nhân viên quản lý: 45 người)
Hình thức tổ chức kinh doanh: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 (Mười lăm tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng (Mười ngàn đồng)
Tổng số cổ phần: 1.500.000 cổ phần (Một triệu năm trăm ngàn cổ phần)
Địa điểm trụ sở chính tại 168 Đường 3/2, Phường 10, TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là:
- Mua bán xe ô tô, mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe ô tô.
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Đặc điểm hoạt động của công ty:
Công ty Cổ phần Toyota Vũng Tàu là Đại Lý duy nhất của Toyota VN tại khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Sau hơn hai năm xây dựng cùng với những nỗ lực to lớn để đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới nhất của Toyota toàn cầu về nhân lực, trang thiết bị nhà xưởng, phòng trưng bày và cơ sở hạ tầng theo mô hình 3S (Sales - Bán hàng; Service -Dịch vụ & Spare parts - Phụ tùng chính hãng), hiện nay Công ty Cổ phần Toyota VũngTàu đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường xe ô tô.
Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
1.2.1 Tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của TVT
Nguồn: Phòng quản trị nhân sự Công ty
Là người đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên trước Công ty, trước khách hàng và trước pháp luật.
Chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty, điều phối công việc cho nhân viên dưới quyền theo năng lực và yêu cầu của công việc.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, quy định lương bổng, các hình thức, chế độ khen thưởng và kỷ luật của Công ty.
Chịu trách nhiệm sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước.
Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo việc mở sổ sách kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng về các hoạt động có liên quan.
Thay mặt Tổng Giám đốc điều hành Công ty khi Tổng Giám đốc vắng mặt, trực tiếp đàm phán, giao dịch, ký kết và có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng giữa Công ty với khách hàng, trực tiếp chỉ đạo kinh doanh.
- Nghiên cứu, đề xuất mạng lưới tổ chức bộ máy nhân sự của Công ty cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty Tận dụng và quản lý tốt những tài sản hiện có, giúp Ban giám đốc Công ty quản lý tài sản, con người và công tác hành chính quản trị nhân sự toàn Công ty.
- Lập kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và phúc lợi, y tế an toàn lao động trong toàn Công ty.
- Tiếp nhận quản nhân sự, đề xuất việc thực hiện các chế độ chính sách của người lao động.
- Làm kế hoạch quỹ lương, làm bảng lương hàng tháng, đề xuất trả lương, thưởng, theo dõi ngày công làm việc để làm cơ sở thanh toán tiền lương, thưởng, chế độ ăn giữa ca cho người lao động theo quy định.
Phòng Nhân sự Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng CS
Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác quản lý về vốn, tài sản của công ty.Mở sổ sách theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty và nghĩa vụ đối với nhà nước Thực hiện việc chấp hành các quy định về chế độ kế toán, quản lý tài chính do nhà nước ban hành.
Tìm hiểu thị trường, tiếp cận khách hàng, thương thảo ký kết Hợp đồng Phòng kinh doanh là bộ phận đầu tàu Mở rộng thị trường hơn cho Công ty bằng các chiến dịch Marketing, hướng tới khách hàng mới, chăm sóc khách cũ, than thiết.
Phòng CS (Customer Service): Phòng Chăm sóc khách hàng
Thay mặt Công ty quan tâm tới Khách hàng, Dịch vụ sau bán hàng Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của Khách hàng Tổ chức các Khóa Hướng dẫn chăm sóc và Bảo dưỡng xe đúng cách, Lái xe thử
Tiếp nhận sữa chữa, bảo dưỡng không chỉ các dòng xe của Toyota mà tất cả các dòng xe của các hãng khác Đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm, tận tâm.
1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty
- Kế toán trưởng tại công ty là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, tổ chức, phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán do nhà nước quy định và là người tham mưu cho giám đốc trong nọi lĩnh vực hoạt động kinh tế và tài chính.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động tài chính, tổ chức phân công công tác kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm tra và duyệt các báo cáo tài chính, có quyền yêu cầu các phòng ban trong công ty cung cấp các tài liệu cần thiết nhằm phục vụ công tác kế toán tài chính của Công ty.
- Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các quỹ, thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo quy định.
- Tổng hợp các số liệu, để lập chứng từ vào sổ sách kế toán
- Lập và phân tích chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm.
- Tính các khoản trích nộp ngân sách, cấp trên, các quỹ tiền lương, tiền thưởng
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và lập các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định
Kế toán thanh toán công nợ:
+ Kiểm tra chứng từ gốc của các đơn vị, bộ phận xin thanh toán, đảm bảo đúng chế độ quy định
+ Lập chứng từ thu, chi và vào sổ sách kịp thời, chính xác, hạch toán đúng đối tượng chi phí, đúng chế độ thu chi
+ Mở sổ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả kịp thời, chính xác
+ Đối chiếu sổ sách với thủ quỹ, các bộ phận liên quan hàng ngày, nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình hạch toán.
Kế toán ngân hàng và TSCĐ :
+ Quan hệ tốt với Ngân hàng, tạo điều kiện giúp đỡ Công ty trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh
+ Kiểm tra các chứng từ chuyển tiền thanh toán chi trả cho khách hàng và tiền khách hàng trả qua ngân hàng Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ số liệu thu, chi ở ngân hàng vào sổ sách kế toán
+ Kiểm tra, đối chiếu với ngân hàng và báo cáo với kế toán trưởng về kế hoạch vay vốn và trả nợ tiền vay
+ Mở sổ sách theo dõi toàn bộ tài sản cố định và việc biến động tăng giảm của TSCĐ Kiểm kê định kỳ phát hiện kịp thời về hư hỏng, thừa, thiếu tài sản
- Kiểm tra các chứng từ gốc mua bán vật tư, hàng hoá, thiết bị phải đảm bảo đúng chế độ quy định của Nhà nước
- Tiến hành lập thủ tục nhập, xuất vật tư kịp thời, chính xác đúng chế độ
- Mở sổ sách theo dõi chi tiết từng chủng loại vật tư, hàng hoá Đối chiếu kịp thời hàng ngày, hàng tháng với thủ kho, tham gia quản lý bảo quản vật tư hàng hóa của Công ty phát hiện những hàng hóa vật tư thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, báo cáo kịp thời cho Kế toán trưởng và lãnh đạo Công ty biết để giải quyết và xử lý
Trách nhiệm của thủ quỹ là giao nhận tiền cẩn thận, chính xác không để thiếu hụt Khi cấp phát, thu tiền phải đăng ký vào sổ sách đầy đủ Các chứng từ không đủ chữ ký của kế toán trưởng, Tổng Giám đốc Công ty không được tự động xuất hoặc nhập quỹ, không được tự động cho vay tiền Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn, bí mật các số liệu về thu, chi quỹ tiền mặt của Chi nhánh Hàng ngày phải báo cáo tồn quỹ với kế toán trưởng và cuối tuần, cuối tháng phải báo cáo với Tổng Giám đốc Công ty về tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt.
Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng.
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng tại công ty
*Hệ thống chứng từ kế toán
+ Giấy đề nghị thanh toán.
+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Các loại bản kê nhằm kiểm soát nội bộ chặt chẽ, và báo cáo thuế:
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra.
+ Bảng kê nhập – xuất – tồn hàng hoá, nguyên vật liệu.
* Tài khoản kế toán sử dụng: Công ty áp dụng HTTK căn cứ HTTK ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Ngoài ra Công ty còn mở các tài khoản chi tiết để phù hợp hơn với tình hình hoạt động của Công ty.
Kế toán doanh thu và thu nhập khác
2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
2.1.1.1 Những vấn đề chung về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a Khái niệm:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). b Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
2.1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng : a Chứng từ và luân chuyển chứng từ :
Chu trình doanh thu gồm các nghiệp vụ kế toán ghi chép những sự kiện phát sinh liên quan đến việc tạo doanh thu và thanh toán Có 4 sự kiện kinh tế xảy ra trong chu trình doanh thu Ứng với mỗi sự kiện có các loại chứng từ khác nhau:
- Nhận đặt hàng của khách hàng: Chứng từ ghi nhận gồm phiếu xuất kho, giấy gửi hàng (vận đơn).
- Lập hoá đơn bán hàng: chứng từ ghi nhận gồm giấy gửi hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng Hoá đơn bán hàng được lập 3 liên, gồm: gửi khách hàng, chuyển kế toán phải thu, và lưu tại bộ phận lập hoá đơn.
- Nhận tiền thanh toán: chứng từ ghi nhận gồm giấy báo công nợ, invoice, giấy báo trả tiền, check thanh toán, giấy báo của ngân hàng.
Trường hợp hàng bị trả lại hoặc xoá nợ phải thu: chứng từ ghi nhận gồm phiếu nhập kho, bảng phân tích nợ phải thu theo thời hạn nợ. b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
- TK 511 có 4 tài khoản cấp 2.
+ TK 5111 : “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK 5112 : “Doanh thu bán thành phầm”
+ TK 511 3 : “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
+ TK 511 4 : “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
Kế toán sử dụng tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản 512 bao gồm 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121 : “Doanh thu bán hàng hoá”
TK 5122 : “Doanh thu bán thành phẩm”
TK 5123 : “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này có nội dung và kết cấu tương tự như TK 511. c Sơ đồ hạch toán
(1) Thuế TTĐB, thuế GTGT phải nộp.
(2) Kết chuyển giảm giá hàng bán.
(3) Kết chuyển hàng bán bị trả lại.
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải hộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
- Thuế GTGT phải nộp ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp.
- Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ.
- Giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ.
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại phát
Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ
(5) Kết chuyển doanh thu thuần.
(6) Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
2.1.1.3 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu:
Kế toán chiết khấu thương mại:
* Nội dung: chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng.
* Tài khoản sử dụng : Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
TK 521 không có số dư cuối kỳ.
TK 5211 : “Chiết khấu hàng hoá”
TK 5212 : “Chiết khấu thành phẩm”
TK 5213 : “Chiết khấu dịch vụ”
Kế toán hàng bán bị trả lại :
* Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm,hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại…
+ Văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do lý do trả lại hàng, số lượng và giá trị hàng bị trả lại đính kèm hoá đơn hoặc bản sao hoá đơn
+ Chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên.
Khoản chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ sang TK “Doanh thu bán hàng và chung cấp dịch vụ” để tính doanh thu thuần của kỳ kế toán.
Chiết khấu thương mại giảm trừ cho người bán hàng Cuối kỳ kết chuyển chuyết khấu thương mại sang TK doanh thu
Doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
Kế toán Giảm giá hàng bán :
* Nội dung : giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá vì lý do hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại…
* Chứng từ sử dụng : chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã bán.
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
TK 532 không có số dư cuối kỳ
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng phát sinh trong kỳ.
Nhận lại hàng hóa nhập kho
Thanh toán với người mua về số hàng trả lại
Cuối kì kết chuyển hàng bán bị trả vào doanh thu thuần
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế:
Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng :
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ x Thuế suất thuế
Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt :
- Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ như rượu, bia, thuốc lá…
- Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế của hàng hoá sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tài khoản sử dụng : TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”
Kế toán thuế xuất khẩu :
Thuế xuất khẩu phải nộp do hải quan tính trên cơ sở trị giá bán tại cửa khẩu ghi trong hợp đồng của hàng xuất (thường là giá FOB) và thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng xuất, được quy đổi về tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành
Tài khoản sử dụng: TK 3332 “ Thuế xuất, nhập khẩu “
2.1.1.4 Kế toán xác định doanh thu thuần :
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Thuế TTĐB phải nộp = Giá bán đã có thuế TTĐB x Thuế suất
Số tiền bên bán chấp nhận trả cho khách hàng Cuối kỳ kết chuyển giảm giá hàng bán vào doanh thu thuần
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm doanh thu như:thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Hàng bán bị trả lại - Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Sau khi xác định được doanh thu thuần kế toán tiến hành kết chuyển :
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
2.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: a Khái niệm:
Kế toán chi phí
2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán: a Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ – đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. b.Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.
TK 632 không có số dư cuối kỳ. c.Sơ đồ hạch toán:
(1) Xuất kho sản phẩm bán trực tiếp.
(2a) Xuất hàng gửi đi bán.
(2b) Khách hành đã nhận được hàng.
(3) Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ.
(4) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Xử lý hàng tồn kho hao hụt, mất mát, phần còn lại sau trừ các khoản bồi thường Khoản chi phí xây dựng vượt mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình hoàn thành.
(5) Nhập kho sản phẩm đã bán trước đây.
(6) Hoàn nhập khoản dự phòng.
(7) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh.
2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng: a Khái niệm:
Chi phí là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- CPNVL, CPNC vượt mức bình thường và CPSXC cố định không được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường vật chất.
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập ở năm trước.
- Giá vốn hàng đã bán bị trả lại.
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở năm trước.
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. b Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng”.
TK 641 không có số dư cuối kỳ.
+ TK 6411 – “Chi phí nhân viên bán hàng.”
+ TK 6412 – “Chi phí vật liệu, bao bì”.
+ TK 6413 – “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”.
+ TK 6415 – “Chi phí bảo hành”.
+ TK 6417 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.
+ TK 6418 – “Chi phí khác bằng tiền”. c Sơ đồ hạch toán:
(1) Chi phí vật liệu,dụng cụ.
(3) Trích trước chi phí sưa chữa lớn tài sản cố định ở bộ phận bán hàng.
(4) Chi phí khấu hao tài sản cố định.
(6) Các khoản giảm chi phí.
(7) Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh
(8) Kết chuyển vào TK 142 hoặc 242 chờ phân bổ nếu cuối kỳ chưa có doanh thu.
Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí bán hàng để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
(9) Kết chuyển đối với những hoạt động có chu kỳ dài.
2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: a Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động hoá và lao động sống dùng cho quá trình quản lý kinh doanh Theo quy định của chế độ tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, công tác phí và các chi phí bằng tiền khác. b Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
+ TK 6421 – “Chi phí nhân viên quản lý”.
+ TK 6422 – “Chi phí vật liệu dùng trong quản lý”.
+ TK 6423 – “Chi phí đồ dùng văn phòng”.
+ TK 6425 – “Thuế, phí và lệ phí”.
+ TK 6426 – “Chi phí dự phòng”.
+ TK 6427 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.
+ TK 6428 – “Chi phí khác bằng tiền”.
Lương và phụ cấp của nhân viên QLDN
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên
Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn DN
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các khoản phát sinh làm giảm chi phí
Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí và các khoản lỗ về hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh. c Sơ đồ hạch toán:
2.2.4 Kế toán chi phí tài chính: a Khái niệm:
Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn b Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính”.
TK 635 không có số dư cuối kỳ.
(1) Lỗ chuyển nhượng chứng khoán.
(2) Chi phí giao dịch bán chứng khoán.
(3) Chi phí góp vốn liên doanh.
(4) Kết thúc hoạt động liên doanh, vốn góp liên doanh không thu hồi đủ.
(5) Chi phí đi vay vốn.
(6) Lỗ do bán ngoại tệ.
(7) Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính.
(8) Chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng.
(10) Chi phí cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ.
(11) Trị giá vốn bất động sản đã bán.
(12) Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
(13) Kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911.
2.2.5 Kế toán chi phí khác: a Khái niệm:
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của đơn vị gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có).
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phi do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.
- Các khoản chi phí khác….
TK 214 b Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 811 “Chi phí khác”.
TK 811 không có số dư cuối kỳ. c Sơ đồ hạch toán:
(1) Chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
(2) Phần giá trị còn lại của tài sản cố định và ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán, thanh lý dùng vào sản xuất kinh doanh.
(3) Các khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt truy thu thuế.
(4) Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế xuất khẩu nhầm lẫn Số thuế truy thu phải nộp.
(5) Chi phí khác: bão lụt, hoả hoạn, cháy nổ….
2.2.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a Khái niệm:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. b Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Các khoản chi phí khác phát sinh.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911.
- Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm.
- Thuế TNDN hiện hành của năm trươc phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm).
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212
– “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK
8212 – “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát sinh trong kì vào bên Có
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm).
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm).
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn TK được giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911.
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 phát sinh trong kì vào bên Nợ TK 911.
Số thuế thu nhập hiện hành phải nộp trong kỳ do doanh nghiệp tự xác định
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp
TK 821 không có số dư cuối kì.
+ TK 8211 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành”.
+ TK 8212 – “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”. c Sơ đồ hạch toán:
Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành:
Số chênh lệch giữa số thuế
TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế
TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm
Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm
Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn phát sinh Nợ TK 8212
Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm
Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm
Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn nhỏ hơn phát sinh Nợ TK
Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA VŨNG TÀU
Kế toán doanh thu bán hàng
3.1.1 Đặc điểm kế toán doanh thu bán hàng
TVT là đại lý chính thức của Toyota Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với kinh doanh các dòng xe ô tô của Toyota là mũi nhọn.
Công ty ký hợp đồng với các khách hàng là cá nhân, công ty, doanh nghiệp hay tổ chức,…
Tài khoản sử dụng: TK 511: Doanh thu bán hàng
3.1.2 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng: Đó là các hợp đồng mua bán xe ô tô, hóa đơn GTGT, phiếu thu,…
+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào sổ chi tiết tài khoản doanh thu TK 511, cuối mỗi quý căn cứ vào số tổng cộng của sổ chi tiết lên chứng từ ghi sổ, sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp sẽ ghi vào Sổ cái Cuối kỳ tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản
+ Đối với tài khoản 511 có mở sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng , thì sau khi số liệu được nhập vào sổ chi tiết (tổng hợp), phải căn cứ vào sổ chi tiết tổng hợp để ghi vào các sổ chi tiết cho từng đối tượng và các sổ chi tiết tài khoản liên quan
+ Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, Bảng cân đối số phát sinh sẽ được dùng làm căn cứ để lập Bảng cân đối kế toán và các Báo cáo kế toán khác.
Trường hợp bán hàng trực tiếp,kế toán ghi:
Nợ TK 131 : Phải thu khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh, dưới đây là một số nghiệp vụ điển hình về TK 511 trong tháng 03/2013:
1 Theo Hợp đồng mua bán số 36/01/HĐMB-TVT/2013, ngày 05/03/2013 xuất bán cho ông Mạc Xuân Thùy 01 chiếc xe Corolla Alltis 2.0AT với giá 830.000.000 đã bao gồm Thuế Giá trị gia tăng 10%
Căn cứ vào hóa đơn AA/12P số 0000641 ngày 05 tháng 03 năm 2013, kế toán định khoản:
2 Ngày 06 tháng 03 năm 2013 xuất bán cho Công ty TNHH TM DV & SX Tứ Hải 01 chiếc Fortuner V với giá 1.019.000.000VND đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng 10%
Căn cứ vào Hóa đơn AA/2P số 0000644 ngày 06 tháng 03 năm 2013, kế toán định khoản:
3 Ngày 28 tháng 03 năm 2013 xuất bán cho bà Nguyễn Thị Hằng 01 chiếc Vios G với giá 592.000.000VND đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng 10% Căn cứ vào hóa đơn AA/2P số 0000694 ngày 28 tháng 03 năm 2013, kế toán định khoản:
Sơ đồ chữ T của tài khoản 511 của tháng 03 năm 2013
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh tháng 03 năm 2013, kế toán ghi:
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
3.2.1 Đặc điểm kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Tại TVT, doanh thu hoạt động tài chính là tiền lãi gửi ngân hàng.
Tài khoản sử dụng: TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
3.2.2 Chứng từ và luân chuyển chứng từ
- Thông báo lãi của ngân hàng
- Căn cứ vào giấy thông báo lãi của Ngân hàng, kế toán ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính
- Cuối tháng kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần vào TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.
Dưới đây là một số nghiệp vụ điển hình về TK 515 trong tháng 03/2013:
1 Ngày 07 tháng 03 năm 2013 nhận lãi tiền gửi tại NH TechcomBank chi nhánh
2 Ngày 10 tháng 03 năm 2013 nhận lãi tiền gửi của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Vũng Tàu
3 Ngày 26 tháng 03 năm 2013 nhận lãi tiền gửi của ngân hàng Đại Dương chi nhánh Vũng Tàu
Sơ đồ chữ T của tài khoản 515 của tháng 03 năm 2013
Cuối tháng kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh tháng 03 năm 2013:
Kế toán giá vốn hàng bán
3.3.1 Đặc điểm kế toán giá vốn hàng bán
Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá thực tế xuất kho
Công thức tính: Đơn giá thành phẩm xuất kho
= Giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Giá thành phẩm nhập kho trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ
Giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ = Số lượng thành phẩm xuất kho * Đơn giá thành phẩm xuất
Tài khoản sử dụng: TK 632 : Giá vốn hàng bán
3.3.2 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ
Công ty theo dõi số lượng hàng nhập - xuất - tồn dự trên theo báo cáo của thủ kho Hằng tháng, thủ kho gửi báo cáo về tình hình hàng trong kho cho phòng kế toán
Kế toán không theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiệp vụ bán hàng Cuối mỗi tháng, kế toán dựa vào các phiếu xuất hàng, hoá đơn bán hàng và tính toán lượng hàng xuất trong tháng, tiến hành ghi nhận tổng giá vốn hàng bán của tháng vào sổ chi tiết.
Dưới đây là một số nghiệp vụ điển hình của tài khoản 632 trong tháng 03 năm 2013:
1 Theo Hóa đơn thuế Giá trị gia tăng AA/2P số 0000641, ngày 05 tháng 03 năm
2013 xuất bán cho ông Mạc Xuân Thùy 01 chiếc Corolla Altis 2.0AT với tổng trị giá xuất kho là 736.627.273VND Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:
2 Theo Hóa đơn thuế Giá trị gia tăng AA/2P số 0000644, ngày 06 tháng 03 năm 2013 xuất bán cho Công ty TNHH TM DV & SX Tứ Hải 01 chiếc Fortuner V với tổng trị giá xuất kho là 887.227.273VND Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:
Sơ đồ chữ T của tài khoản 632 của tháng 03 năm 2013:
Cuối tháng kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh tháng 03 năm 2013:
Kế toán chi phí hoạt động tài chính
3.4.1 Đặc điểm kế toán chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính của công ty bao gồm:
Chi phí cho vay và đi vay vốn
Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
Chi phí khác tài chính khác…
Tài khoản sử dụng: TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính
Bảng kê trả lãi vay huy động vốn
Thông báo trả lãi vay của ngân hàng
3.4.3 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ
Khi nhận được giấy báo của ngân hàng, kế toán lập phiếu chi Sau đó, nhập số liệu vào phần mềm Phần mềm sẽ cập nhật vào sổ chi tiết tài khoản Định kỳ kế toán thực hiện thao tác chuyển sổ chi tiết sang sổ cái Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển.
Dưới đây là một số nghiệp vụ điển hình về TK 635 trong tháng 03 năm 2013:
1 Ngày 03 tháng 03 năm 2013 chi phí lãi vay từ ngày 10/2/2013 đến ngày 28/02/2013 từ Ngân hàng VietcomBank chi nhánh Vũng Tàu Kế toán hạch toán:
2 Ngày 27 tháng 03 năm 2013 chi phí lãi vay trong tháng 02 năm 2013 từ Ngân hàng Đại Dương chi nhánh Vũng Tàu Kế toán hạch toán:
Sơ đồ chữ T của tài khoản 635 tháng 03 năm 2013:
Cuối tháng kết chuyển chi phí hoạt động tài chính qua TK 911 để xác định kết quả kinh doanh tháng 03 năm 2013:
Kế toán chi phí bán hàng
3.5.1 Đặc điểm kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tại công ty bao gồm :
Chi phí nhân viên bán hàng : gồm các khoản lương của nhân viên bán hàng, các khoản trích kinh phí công đoàn , bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế.
Chi phí đồ dùng, catalog, dụng cụ phục vụ hoạt động bán hàng.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê sửa chữa TSCĐ, thuê kho bãi …
Chi phí khác bằng tiền như : tiếp khách ở bộ phận bán hàng, hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm
- Bảng thanh toán lương, bảng trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế.
Công ty sử dụng TK 641”Chi phí bán hàng” và mở các tài khoản cấp 2 như sau:
+ 6411- Chi phí nhân viên bán hàng
+ 6412- Chi phí vật liệu, bao bì.
+ 6413 - Chi phí đồ dùng văn phòng
+ 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
+ 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ 6418- Chi phí khác bằng tiền
3.5.4 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ
Bảng tính tạm ứng và thanh toán tiền lương: phòng nhân sự cung cấp các phiếu chấm công cho phòng kế toán, phòng kế toán phân loại các nhân viên liên quan đến chi phí bán hàng, liệt kê và tập hợp lên sổ chi tiết tài khoản 641.
Các chứng từ khác có liên quan đến chi phí bán hàng (chi phí điện nước, chi phí thuê mặt bằng phục vụ cho việc bán hàng), chứng từ là các phiếu thanh toán tiền điện, hợp đồng thuê mặt bằng Cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ khoá sổ các tài khoản 641 và kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Dưới đây là một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 03 năm 2013:
1 Ngày 12 tháng 03 năm 2013 chi công tác tiếp khách:
2 Ngày 30 tháng 03 năm 2013 chi phí xăng dầu tháng 03 năm 2013 HD 3783 3777
3 Ngày 31 tháng 03 năm 2013 chi lương cho bộ phận bán hàng:
Sơ đồ chữ T của tài khoản 641 của tháng 03 năm 2013:
Cuối tháng kết chuyển chi phí bán hàng qua TK 911 để xác định kết quả kinh doanh tháng 03 năm 2013:
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
3.6.1 Đặc điểm kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tại Công ty, chi phí quản lý Doanh nghiệp bao gồm :
Chi phí nhân viên quản lý : gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca, các khoản trích kinh phí công đoàn , bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế.
Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý tại Công ty.
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung toàn Công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, fax
Chi phí khác bằng tiền như : tiếp khách, hội nghị, công tác phí…
Công ty sử dụng TK 642 và mở các tài khoản cấp 2 như sau :
+ 6421- Chi phí nhân viên quản lý
+ 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
+ 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
+ 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ 6428- Chi phí khác bằng tiền
- Bảng thanh toán lương, bảng trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế.
3.6.4 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ
Tương tự như Chi phí bán hàng.
Dưới đây là một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 03 năm 2013:
1 Ngày 17 tháng 03 năm 2013 chi công tác phí cho anh Phạm Văn Đình :
2 Ngày 31 tháng 03 năm 2013 chi lương cho bộ phận quản lý:
Sơ đồ chữ T của TK 642 của tháng năm 2013:
Cuối tháng kết chuyển chi phí quản lý sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của tháng 03 năm 2013:
Kế toán hoạt động khác
3.7.1 Kế toán thu nhập khác
3.7.1.1 Đặc điểm kế toán thu nhập khác
Khoản thu nhập khác của xí nghiệp là thanh lý nhượng bán tài sản cố định, được bồi thường, thanh lý công cụ dụng cụ…
Tài khoản sử dụng: TK 711: Thu nhập khác
Phiếu thu, biên bản thanh lý tài sản cố định
3.7.1.3 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ
Khi nhận được tiền nhượng bán thanh lý, kế toán lập phiếu thu Sau đó, nhập liệu vào phần mềm Phần mềm sẽ cập nhật Định kỳ kế toán thực hiện thao tác chuyển chứng từ ghi sổ sang sổ cái.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển, phần mềm sẽ cập nhật bảng cân đối tài khoản và cung cấp báo cáo tài chính.
Dưới đây là một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 03 năm 2013:
1 Ngày 19 tháng 03 năm 2013 thu hồi nợ khó đòi Kế toán định khoản:
2 Ngày 29 tháng 03 năm 2013 nhận được giấy báo có từ ngân hàng Đại Dương chi nhánh Vũng Tàu khoản tiền thưởng hoàn thành kế hoạch giao xe tháng 03 năm 2013 từ Toyota Việt Nam Kế toán định khoản:
Sơ đồ chữ T của tài khoản 711 tháng 03 năm 2013:
Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của tháng
3.7.2 Kế toán chi phí khác
3.7.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí khác
Chi phí khác của xí nghiệp gồm lỗ do thanh lý tài sản cố định và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Tài khoản sử dụng: TK 811: Chi phí khác
Biên bản thanh lý, hóa đơn GTGT, phiếu chi
3.7.2.3 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ:
Khi nhận được tiền nhượng bán thanh lý, kế toán lập phiếu thu Sau đó, nhập liệu vào phần mềm Định kỳ kế toán thực hiện thao tác chuyển Chứng từ ghi sổ sang sổ cái.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển, phần mềm sẽ cập nhật bảng cân đối tài khoản và cung cấp báo cáo tài chính.
Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt nộp chậm thuế GTGT:
Phát sinh chi phí nhượng bán, thanh lý:
Cuối tháng kết chuyển chi phí khác sang TK 911
Có TK 811 Trong tháng 03 năm 2013, công ty không phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét chung
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Toyota Vũng Tàu, được trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và các hoạt động tài chính kế toán của Công ty giúp em có nhiều kiến thức thực tế nhằm bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn đã học và những kinh nghiệm thực tế về công việc kế toán Qua quá trình tìm hiểu tại Công ty em xin đưa ra một số nhận định chủ quan sau:
4.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động của công ty
- Công ty Cổ phần Toyota Vũng tàu là đơn vị kinh doanh ô tô với quy mô lớn Trong những năm hoạt động vừa qua, Công ty đã chứng tỏ mình là một doanh nghiệp phát triển có uy tín, hàng năm đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước
- Công ty đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ và kinh doanh nên đã tạo được uy tín cao đối với khách hàng và Toyota Việt Nam.
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Công ty có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo và nhạy bén trong công việc.
4.1.2 Nhận xét công tác kế toán tại đơn vị
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm cơ cấu quản lý và quy mô của công ty, giúp nhân viên kế toán cung cấp thông tin nhanh chóng, nâng cao chất lượng công tác kế toán, phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo hoạt động công ty.
- Với đội ngũ nhân viên kế toán có nghiệp vụ vững vàng đồng thời có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, sáng tạo Phòng kế toán của Công ty đã hoạt động hiệu quả, năng suất và chất lượng Việc tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các nhân viên kế toán đã đảm bảo được hiệu quả công việc và ít xảy ra sai sót Giữa các phần hành kế toán có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, đối chiếu thường xuyên và có sự kiểm tra của Kế toán trưởng giúp cho việc hạch toán được hợp lý, rõ ràng để tránh tình trạng chênh lệch số liệu.
- Công ty sử dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” rất phù hợp với tình hình và quy mô hoạt động của đơn vị và giảm được khối lượng ghi chép của kế toán.
- Tổ chức hạch toán đủ và đúng theo chế độ kế toán Nhà nước đã ban hành Các số liệu kế toán được ghi chép đầy đủ, chính xác và trung thực, định khoản rõ ràng, chi tiết Các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết được mở đầy đủ, đúng theo mẫu biểu của Nhà nước quy định.
- Chứng từ, sổ sách kế toán được lưu trữ có hệ thống, ghi chép khoa học, hợp lý, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Công ty luôn cập nhật những nghị định, thông tư, quy định, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm nâng cao chất lượng báo cáo thuế và đạt hiệu quả trong công việc.
- Việc áp dụng hình thức kế toán trên máy tính tại Công ty, đã giúp cho công việc kế toán đạt hiệu quả nhanh chóng trong viêc xác định doanh thu, giá vốn trong ngày cũng như xác định được kết quả kinh doanh trong ngày đạt được Mặt khác việc áp dụng kế toán trên máy tính còn giúp cho việc cung cấp xử lý thông tin kế toán một cách nhanh chóng, hạn chế sai sót, bảo quản lưu trữ số liệu kế toán lâu dài, an toàn,gọn nhẹ, tinh gọn bộ phận nhân sự kế toán, loại bỏ được việc ghi chép các sổ sách trung gian so với khi làm thủ công, mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin kế toán.
- Phòng kế toán được tổ chức độc lập với các phòng khác, nhờ vậy đảm bảo sự tập trung, thống nhất chặt chẽ trong công việc chỉ đạo kế toán, đội ngũ nhân viên kế toán được chuyên môn hoá nghiệp vụ cao, công tác kế toán đã phát huy tốt vai trò, chức năng của mình trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng,kịp thời cung cập thông tin cần thiết.
Kiến nghị về công tác kế toán
- Trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề bán hàng và xác định chính xác kết quả bán hàng có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại trong đó mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận, bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó Tại Công ty Cổ phần Toyota Vũng Tàu trong công tác quản lý Ban lãnh đạo Công ty đã có sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Kế toán thực sự được coi là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý và hệ thống kế toán của công ty đã không ngừng được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán.
- Nhìn chung công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty tương đối tốt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, đáp ứng được các yêu cầu mà Công ty đề ra, phản ánh đầy đủ tình hình bán hàng, ghi nhận doanh thu, phản ánh giá vốn, giảm giá hàng bán, thuế GTGT, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết quả bán hàng tiêu thụ trong kỳ Qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty ngày càng tốt hơn, các cán bộ kế toán ở Công ty đã theo dõi sát sao tình hình nhập - xuất - tồn hàng hoá và việc thanh toán tiền hàng giữa các khách hàng với Công ty.
- Xuất phát từ đặc điểm công tác bán hàng, Công ty đã vận dụng linh hoạt lý luận kế toán vào thực tế phản ánh chính xác doanh thu bán hàng Nghiệp vụ bán hàng ở Công ty xảy ra từng ngày, từng giờ nhưng Công ty đã làm tốt việc theo dõi tình hình thanh toán của từng hoá đơn Đây là kết quả của quá trình làm việc cần cù, có sáng tạo và trách nhiệm của bộ phận kế toán.
- Tổ chức kế toán theo đúng nghĩa chung đó là việc tổ chức quá trình lao động của những người làm công tác kế toán hợp với kế toán Nhằm bảo quản nguồn vốn và khai thác nguồn vốn sử dụng một cách hiệu quả Bên cạnh đó cần tăng cường sự kết hợ chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty để đạt được lợi nhậu cao nhất.
- Nâng cao tính tổ chức hơn nữa đội ngũ nhân viên, quán triệt rõ ràng mục tiêu chung toàn Công ty.
- Bên cạnh những ứng dụng các phần mềm kế toán có hiệu quả, khai thác tối đa các chức năng mà chương trình trang bị sẵn thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải thành thạo vi tính và trình độ chuyên môn cao, Công ty nên có giải pháp đưa các nhân viên của mình đi học thêm các lớp tin học, nâng cao trình độ kiến thức về máy tính.
- Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn ban hành Coi trọng và phát triển mạnh hệ thống kế toán.
- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí trong công tác, công việc để giảm bớt chi phí.