1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề phân tích ranh chấp về hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức thông qua án lệ số 552022al

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích ranh chấp về hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức thông qua án lệ số 55/2022/AL
Tác giả Nguyễn Duy Đăng, Lê Trương Anh Quân, Trần Bảo Trân, Trương Ngọc Phương Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Giản Thị Lê Na
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Tài chính
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 316,72 KB

Nội dung

1.4 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức trong Bộ luật dân sự 2015 BLDS năm 2015 đã có những cách tiếp cận rất mới, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công dân; hạ

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH RANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC THÔNG QUA

ÁN LỆ SỐ 55/2022/AL

HVTH : NGUYỄN DUY ĐĂNG

LÊ TRƯƠNG ANH QUÂN TRẦN BẢO TRÂN

TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG QUỲNH

LỚP : 222MBA13 GVHD: TS GIẢN THỊ LÊ NA

TP Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 2

2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2

1.1.Khái niệm về hình thức hợp đồng 2

1.2 Các hình thức của hợp đồng 2

1.3 Vai trò của hình thức trong hợp đồng 3

1.4 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức trong Bộ luật dân sự 2015 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC THÔNG QUA ÁN LỆ SỐ 55/2022/AL 7

2.1 Tóm tắt án lệ 7

2.2 Phân tích án lệ 55/2022/AL 7

2.2.1 Về hình thức giao kết hợp đồng 7

2.2.2 Về nhận định của Tòa án 8

2.2.3 Lý giải 2/3 nghĩa vụ 9

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ VỀ HÌNH THỨC Ở VIỆT NAM 10

3.1 Cần có sự thống nhất quy định về các nội dung của hợp đồng trong BLDS với Luật chuyên ngành 10

3.2 Cần có tiêu chí cụ thể để xác định mức thực hiện nghĩa vụ thì được coi là đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ 11

Trang 3

3

3.3 Công nhận hợp đồng có hiệu lực 12 3.4 Cần có một cơ chế hoặc quy định điều kiện cụ thể 12 KẾT LUẬN 14

Trang 4

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Hợp đồng là một giao kèo được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia Mặc dù luật thường đưa ra các quy định về hình thức và phong cách cụ thể cho hợp đồng, tuy nhiên, việc áp dụng quy định hình thức này một cách quá nghiêm ngặt có thể dẫn đến tình trạng hợp đồng trở nên vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý

Để giải quyết vấn đề này, Án lệ số 55/2022/AL đã đưa ra một cách tiếp cận linh hoạt Theo án lệ này, một phần của nghĩa vụ trong hợp đồng (ít nhất là 2/3 nghĩa vụ) vẫn được xem xét và có giá trị pháp lý, trong khi những phần còn lại

có thể trở thành vô hiệu Điều này giúp bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mà không làm cho hợp đồng trở nên hoàn toàn vô hiệu

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các hợp đồng vi phạm về hình thức đều được xem xét theo cách này Sự xem xét cụ thể về cách quy định hình thức ảnh hưởng đến tự do hợp đồng và quyền lợi của các bên Điều này đòi hỏi một sự xem xét cẩn thận và đánh giá kỹ lưỡng về tình huống cụ thể và hậu quả của việc áp dụng quy định hình thức trong từng trường hợp

Trang 5

2

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1.Khái niệm về hình thức hợp đồng

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên Khi các bên thoả thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định, thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép, thì phải tuân theo các quy định đó Đối với hợp đồng dân sự, các bên tham gia có thể thoả thuận hợp đồng dưới một hình thức nhất định (bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể) khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định

1.2 Các hình thức của hợp đồng

Theo Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015, nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng cho phép các bên sử dụng lời nói, hành vi cụ thể, hoặc văn bản (bao gồm cả giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật) Tuy nhiên, trong thực tế, khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải xem xét kỹ và tuân thủ các quy định chuyên ngành để đảm bảo rằng loại hợp đồng mà họ đang thực hiện không phải tuân theo các quy định hình thức khác Ví dụ, Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 quy định rằng các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực Điều 122 của Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 17 của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 cũng đưa ra quy định tương tự cho các hợp đồng liên quan đến nhà ở hoặc công trình xây dựng

Trang 6

3

1.3 Vai trò của hình thức trong hợp đồng

Việc quy định hình thức là điều kiện bắt buộc có hiệu lực của hợp đồng có vai trò nền tảng (i) vai trò chứng cứ, thúc đẩy khả năng dẫn chứng của các bên; (ii) vai trò giúp các bên kiểm nghiệm ý chí nghiêm túc của mình có ràng buộc vào quan hệ hợp đồng hay không Nguyên tắc chung của luật hợp đồng là tự do hình thức, việc quy định hình thức là điều kiện bắt buộc của một số hợp đồng

là ngoại lệ của nguyên tắc này, các loại hợp đồng áp dụng điều kiện này thường

là hợp đồng mà thực tiễn cho thấy khi các bên muốn giao kết hợp đồng cần phải xem xét cẩn trọng, suy nghĩ nghiêm túc mới thực hiện giao kết hợp đồng Loại hợp đồng thể hiện dưới hình thức văn bản sẽ là bằng chứng hữu hiệu

để chứng minh nội dung giao kết của các bên Mục đích của việc công chứng, chứng thực nhằm bảo đảm tính hợp pháp, xác thực của nội dung hợp đồng Điều này nhằm hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra về các vấn đề nêu trên

1.4 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức trong Bộ luật dân sự 2015

BLDS năm 2015 đã có những cách tiếp cận rất mới, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công dân; hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quan hệ dân

sự và hạn chế sự không thiện chí của một bên khi lợi dụng việc không tuân thủ quy định về hình thức để không thực hiện cam kết của mình Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới, tiến bộ so với BLDS năm 2005, quy định về giao dịch (hợp đồng) vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức trong BLDS năm

2015 vẫn còn một số điểm hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét sửa đổi:

- Thứ nhất, khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về các điều kiện

có hiệu lực của GDDS, trong đó không có yếu tố nào liên quan đến hình thức của giao dịch Và quy định này là hợp lý, bởi yếu tố hiệu lực của GDDS nên chỉ xem xét đến mặt nội dung cũng như ý chí của các bên, hình thức chỉ là biểu hiện

Trang 7

4

bên ngoài của việc thể hiện ý chí của các chủ thể, không thể xem là yếu tố quyết định đến hiệu lực của giao dịch Tuy nhiên, khoản 2 Điều 117 BLDS năm 2015

lại quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao

dịch dân sự trong trường hợp có quy định” Điều này dường như là chưa nhất

quán về quan điểm có hiệu lực của GDDS trong chính điều luật này

Không thể phủ nhận vai trò của hình thức, nhưng cũng cần phải thấy nó luôn luôn chỉ là hình thức biểu hiện của sự vật nói chung, chứ không tạo nên sự vật đó Với bản chất quan hệ dân sự thì càng không nên coi hình thức có vai trò ngang bằng hay cao hơn ý chí của hai bên, bởi ý chí của hai bên mới tạo nên quan hệ dân sự, tạo nên đời sống dân sự, chứ không phải hình thức Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với bản chất của giao dịch dân sự, xét về lâu dài, cần nghiên cứu sửa đổi BLDS theo hướng, không xem xét yếu tố hình thức là điều kiện để xem xét tính hiệu lực của giao dịch dân sự, tức là bỏ quy định tại khoản 2 Điều

117 BLDS năm 2015

- Thứ hai, điều kiện để văn bản không tuân thủ hình thức được Tòa án ra

quyết định công nhận hiệu lực là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai

phần ba (2/3) nghĩa vụ trong giao dịch Tuy nhiên, việc xác định thế nào cho

chính xác một hoặc các bên đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ sẽ gặp khó khăn trong thực tiễn giải quyết, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể

Trong thời gian BLDS năm 2015 chưa được sửa đổi, thì trước mắt cần có

hướng dẫn cụ thể về cách xác định mức độ thực hiện “hai phần ba nghĩa vụ

trong hợp đồng” Theo Điều 274 BLDS năm 2015: Nghĩa vụ là việc mà theo

đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều

Trang 8

5

chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) Theo đó, đối tượng của nghĩa

vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện và đối tượng phải xác định được Cụ thể theo hướng:

- Đối với những giao dịch các bên đều có nghĩa vụ tài sản, còn nghĩa vụ phi tài sản chỉ là những công việc để hoàn thiện hình thức của giao dịch, thì chỉ căn cứ vào nghĩa vụ tài sản để xác định Điều đó có nghĩa là khi một bên hay cả hai bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ tài sản thì Tòa án công nhận giao dịch, không cân đong đo đếm nghĩa vụ phi tài sản (là thực hiện thủ tục hình thức giao dịch) trong trường hợp này, dù trong giao dịch hai bên có thỏa thuận việc một bên hay cả hai bên cùng nhau thực hiện nghĩa vụ hoàn thiện về hình thức của giao dịch Việc không tính đến nghĩa vụ này dựa trên cơ sở: đây chính là nguyên nhân dẫn đến hình thức của giao dịch không được thực hiện do lỗi của một bên hay cả hai bên, nên BLDS mới đưa ra quy định này

- Đối với giao dịch một bên có nghĩa vụ tài sản, một bên thực hiện những hành vi, công việc nhất định, nếu bên có nghĩa vụ tài sản đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ thì đủ điều kiện theo luật định để công nhận hợp đồng Trong trường hợp chỉ có bên thực hiện nghĩa vụ phi tài sản đã thực hiện nghĩa vụ này thì dựa trên khối lượng công việc đã thực hiện (đối với loại việc được xác định theo khối lượng) hoặc thời gian đã bỏ ra thực hiện công việc (đối với giao dịch được thực hiện theo thời gian)… để xác định đã thực hiện nghĩa vụ ở mức nào

- Riêng đối với trường hợp cả hai bên đều có nghĩa vụ phi tài sản thì vấn

đề rất phức tạp do không có tiêu chí cụ thể Vì vậy, trước hết phải dựa trên thỏa thuận của hai bên trong giao dịch về số lượng, loại việc… mà mỗi bên phải thực hiện, từ đó yêu cầu mỗi bên chứng minh về số lượng, khối lượng, thời gian, công sức đã bỏ ra… khi thực hiện nghĩa vụ, chứng minh đã hoàn thành nghĩa

Trang 9

6

vụ đến mức nào Trên cơ sở đó, cơ quan tài phán đánh giá, kết luận đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ hay chưa./

Trang 10

7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC THÔNG QUA

ÁN LỆ SỐ 55/2022/AL 2.1 Tóm tắt án lệ

Năm 2009, ông M và ông C đã ký một hợp đồng chuyển nhượng đất tái định cư với giá 90 triệu đồng Ông M đã thanh toán số tiền này Tới năm 2011, ông C yêu cầu ông M trả thêm 30 triệu đồng do giá đất mặt tiền tăng lên Ông

M đồng ý đưa thêm 20 triệu đồng và hứa trả 10 triệu đồng sau khi hoàn tất thủ tục

Vào tháng 10/2016, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông C Tuy nhiên, ông C chỉ giao giấy chứng nhận cho thửa đất 877 cho ông M Mặc dù ông C không thực hiện việc chuyển nhượng đất cho ông M, nhưng ông

M đã cho bà MI và anh LI thuê mảnh đất để xây dựng và mở quán nước

Tòa án đã xác định rằng cả hai bên đã vi phạm hợp đồng về hình thức Tuy nhiên, ông M đã thực hiện giao 110 triệu đồng cho ông C và ông C đã giao quyền sử dụng đất thửa 877 cho ông M, tương đương với hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch Do đó, Tòa chấp nhận yêu cầu của ông M theo Điều 129 BLDS 2015

và quyết định rằng ông M cần trả 10 triệu đồng còn lại cho ông C và yêu cầu cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.2 Phân tích án lệ 55/2022/AL

2.2.1 Về hình thức giao kết hợp đồng

Khi các bên thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu, bị đơn chưa có giấy chứng nhận đất và họ chỉ lập hợp đồng viết tay Sau khi bị đơn nhận được giấy chứng nhận đất thực tế, họ đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói

và tiếp tục thực hiện giao dịch Cụ thể, họ đã bổ sung tiền (nguyên đơn đã đưa thêm 20 triệu đồng theo yêu cầu của bị đơn), giao đất (nguyên đơn đã xây móng

Trang 11

8

nhà và cho bà MI thuê làm quán buôn bán), và bị đơn đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù chưa chuyển tên (có nghĩa chưa công chứng hoặc chứng thực)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 167 Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3 Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Vì vậy, trong trường hợp này, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bị đơn C và nguyên đơn M đã vi phạm quy định về hình thức giao dịch dân

sự theo Khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

=> Do đó, hợp đồng trở nên vô hiệu do vi phạm điều kiện hình thức 2.2.2 Về nhận định của Tòa án

Dựa vào quy định tại Khoản 2 của Điều 129 trong Bộ Luật Dân sự năm

2015, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông C và ông M, mặc

dù không tuân thủ về hình thức như quy định tại Khoản 1 của Điều 502 trong cùng Bộ Luật Dân sự, đã được thực hiện với bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho bên bị đơn số tiền 110.000.000 đồng và bên bị đơn đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nguyên đơn Dựa trên quy định của luật, điều này đồng nghĩa với việc bên nguyên đơn đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật Dân sự

Trang 12

9

Do đó, theo quy định của luật, giao dịch này đã được công nhận và có hiệu lực Nguyên đơn chỉ cần liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật Như vậy, điều này thể hiện rằng giao dịch đã được công nhận và bảo đảm tính pháp lý của quyền sử dụng đất trong trường hợp vi phạm hình thức ban đầu

2.2.3 Lý giải 2/3 nghĩa vụ

Trong giao dịch dân sự, nghĩa vụ có thể có nhiều dạng khác nhau, bao gồm nghĩa vụ tài sản và nghĩa vụ phi tài sản Để đánh giá xem một giao dịch đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ hay chưa, chúng ta cần tiêu chí cụ thể dựa trên loại nghĩa vụ và yếu tố liên quan

Trong trường hợp cả hai bên trong giao dịch đều có nghĩa vụ tài sản, việc xác định đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ tài sản có thể căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện (đối với loại công việc có thể đo lường theo khối lượng) hoặc thời gian đã bỏ ra để thực hiện công việc (đối với giao dịch dựa trên thời gian) Điều này đòi hỏi mỗi bên phải cung cấp chứng cứ và bằng chứng liên quan đến số lượng, khối lượng, thời gian, công sức, và giá trị của công việc đã hoàn thành

Trong trường hợp một bên thực hiện nghĩa vụ tài sản và một bên thực hiện nghĩa vụ phi tài sản, việc đánh giá sẽ căn cứ vào các công việc đã thực hiện (đối với loại công việc cụ thể) hoặc thời gian và công sức đã bỏ ra để xác định mức

độ hoàn thành nghĩa vụ tài sản Các bên cần cung cấp bằng chứng về các khía cạnh này

Tuy nhiên, trong trường hợp cả hai bên đều có nghĩa vụ phi tài sản, việc đánh giá trở nên phức tạp hơn vì không có tiêu chí cụ thể Do đó, chúng ta phải dựa trên thỏa thuận ban đầu của các bên về loại công việc, số lượng, thời gian,

Ngày đăng: 20/08/2024, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w