Vào những năm 1990, Delta đã áp dụng một chiến lược kinh doanh tích cực để giữ thị phần trong ngành hàng không ngày càng cạnh tranh.. Với ngành hàng không, Delta cung cấp dịch vụ vận chu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY DELTA AIR LINES
Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Hiệp Thiện Lớp học phần: 21C1ACC50702007
Thành viên nhóm
Ngô Quốc Khánh - 31191022163 Nguyễn Đức Khải - 31181025887 Bùi Hoàng Phú - 31191026840 Phan Văn Tuấn - 31191027154
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Group 1
Assessors
Average rate
Nguyễn Đức Khải
Ngô Quốc Khánh
Bùi Hoàng Phú
Phan Văn Tuấn
Phạm Thị Thúy Vi
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC CÁ NHÂN TRONG NHÓM 1
I/ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 3
II/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3
III/ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 5
IV/ NGUY CƠ PHÁ SẢN 6
V/ DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 8
VI/ ĐÁNH GIÁ GIÁ CỔ PHIẾU CUỐI NĂM 2020 16
PHỤ LỤC 21
DANH MỤC THAM KHẢO 23
Trang 4I/ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Delta Air Lines, Inc (DAL) là một hãng hàng không Hoa Kỳ có trụ sở ở thành phố Atlanta, Georgia Với tổng số lượng nhân sự đạt đến mức 74.000, Delta cung cấp các tuyến bay quốc tế khắp năm châu Delta có hơn 332 điểm đến ở 57 quốc gia chưa kể các điểm đến bay theo các thỏa thuận liên minh trên toàn thế giới Có thể nói rằng, Delta là hãng hàng không lớn nhất thế giới sau những cuộc sát nhập làm chấn động ngành hàng không
Ban đầu, công ty được thành lập như một dịch vụ quét bụi cây trồng vào năm 1924, có trụ sở chính tại Atlanta, GA., Delta đã được dẫn dắt trong 40 năm bởi một nhà khoa học nông nghiệp và phi công tên là Collet Everman Woolman Cho đến khi qua đời vào năm 1966, Woolman đã thống trị các hoạt động của Delta thông qua các cuộc sát nhập Vào những năm 1990, Delta đã áp dụng một chiến lược kinh doanh tích cực để giữ thị phần trong ngành hàng không ngày càng cạnh tranh Chiến lược mới này tạo được thành công to lớn cho Delta, theo số liệu co thấy, vào năm 2000, Delta có thu nhập ròng hơn 1 tỷ đô la và chuyên chở 117 triệu hành khách Hiện nay, Delta phục vụ hơn 220 triệu khách hàng mỗi năm và cung cấp hơn 24.000 chuyến bay mỗi ngày (Bloomberg, 2020)
Delta Air Lines, Inc tham gia vào việc cung cấp vận chuyển hàng không theo lịch trình cho hành khách
và hàng hóa Với ngành hàng không, Delta cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không theo lịch trình các chuyến bay hàng ngày được lên kế hoạch Kể từ khi Delta được thành lập, công ty
đã đại diện cho việc vận chuyển hàng không an toàn và đáng tin cậy, dịch vụ khách hàng đặc biệt và lòng hiếu khách Delta được hoạt động với kỳ vọng của riêng mình là xây dựng dựa trên truyền thống của mình về dịch vụ khách hàng cao cấp và luôn đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đồng thời đưa dịch vụ lên mức xuất sắc hơn nữa Để
có thể đạt được kỳ vọng, Delta đã đầu tư đáng kể để cải thiện hiệu suất hoạt động, vốn luôn đứng đầu trong số các hãng vận tải lớn của Hoa Kỳ
Hình 1.1 Logo của Delta Air Lines
II/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Ngành hàng không là một ngành vô cùng khó khăn để tham gia và cạnh tranh trong ngành Chính vì những thách thức mà các hãng hàng không phải đối mặt trong ngành, việc các nhà quản lý xây dựng để đưa ra chiến lược định vị cho công ty là một thách thức khó khăn đối với nhiều hãng hàng không trên thế giới nói chung
và Hoa Kỳ nói riêng Ngành hàng không chủ yếu dựa trên giá cả, nơi hầu hết khách hàng đưa ra lựa chọn dựa trên
Trang 5công ty nào đang đưa ra mức giá thấp nhất Tuy nhiên, Delta Airlines lại đi có những chiến lược đi ngược lại so với các đối thủ cạnh tranh
Chuyến bay từ LA, đến Incheon Hạng phổ thông Hạng thương gia
Bảng 2.1: Giá vé chuyến khứ hồi từ L.A đến Incheon (đvt: đô la Mỹ ($))
Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Delta như Southwest đã chọn chiến lược dẫn đầu về chi phí, nơi
họ cung cấp giá vé thấp nhất cho những khách hàng mà không đặt nặng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng trên các chuyến bay hay sau chuyến bay (Baumwoll, Howland, Kruse, Lamb, Shepard, 2008) Khi sử dụng chiến lược này giúp Southwest tiết kiệm được chi phí phải chi trả của công ty giảm đến mức thấp hơn trung bình ngành, tự
đó tạo nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường khắc nghiệt này
Delta Airlines nhận định khách hàng sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn cho những vé bay nếu những gì họ phải
bỏ ra xứng đáng với những gì họ có thể nhận lại được Chính vì vậy, bên cạnh chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, Delta Airlines cũng chú trọng trong việc gia tăng giá trị thương hiệu của mình bằng việc tích hợp thêm các chuỗi giá trị Tạo nên dấu ấn thương hiệu cho riêng mình
Mặt khác, thay vì chỉ đơn thuần cố gắng tạo nên các hoạt động gia tăng giá trị, Delta lại tập trung phần lớn chiến lược định vị của mình vào việc tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ để đem lại cho khách hàng những
trải nghiệm mang nhiều đặc trưng riêng Delta đã chọn sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Giá vé của
Delta sẽ cao hơn với mặt bằng chung của ngành nhưng bù lại họ cung cấp dịch vụ, ăn uống, vui chơi làm tăng mức
độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng
Để có thể làm theo chiến lược được nhà quản lý đề ra cho doanh nghiệp, mô hình kinh doanh của Delta tập trung vào việc cung cấp dịch vụ đặc biêt cho các khách hàng của mình và tìm cách làm cho việc cung cấp này phù hợp với nhu cầu của hành khách hơn Cam kết của họ đối với dịch vụ khách hàng có thể được thấy qua hàng
tỷ đồng mà công ty đã đầu tư vào các chương trình đào tạo nâng cao cho các đại lý dịch vụ khách hàng, được thiết
kế để cố gắng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng Để có thể bán được giá vé cao như vậy, Delta đã dành nhiều năm cố gắng nâng cao trải nghiệm trên chuyến bay của khách hàng Bằng cách thêm đa dạng thức ăn (thông qua việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, chất lượng tốt), bia thủ công và nhiều thứ khác như các cách giải trí trên chuyến bay như phim ảnh, âm nhạc mới nhất hiện tại với âm thanh, chất lượng tuyệt vời nhất, Delta đã giúp cho hành khách thoải mái hơn khí tham gia vào các chuyến bay của hãng (Delta, 2019) Cùng với những cải tiến đó, Delta phục vụ các bữa ăn trên máy bay hoàn toàn miễn phí tại các thị trường
Trang 6Delta không ngừng cố gắng cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thông qua các cuộc nghiên cứu về tâm
lý khách hàng của công ty Delta nghiên cứu tâm lý của hành khách bằng các sử dụng máy theo dõi nhịp tim để kiểm tra, đánh giá khách hàng tại 11 thời điểm căng thẳng trong quá trình trải nghiệm du lịch Bằng cách làm này, Delta tìm ra được cách cải thiện trải nghiệm du lịch vào mọi thời điểm, đưa ra những phương án giảm thiểu tình trạng căng thẳng ở khách hàng, giúp khách hàng hưởng thụ du lịch tốt hơn (Delta, 2019) Một số cải tiến được Delta thực hiện sau các cuộc nghiên cứu như nâng cấp sân bay, lắp đặt wifi free mọi nơi, có những chuyến xe chở hành khách vào trong tâm giúp trải nghiệm của khách hàng được nâng cao, từ đó khắc họa trong mắt khách hàng hình ảnh thương hiệu của riêng mình (Delta, 2019)
Lợi thế cạnh tranh của Delta nằm ở khả năng luôn duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn các đối thủ cạnh tranh Bằng cách sử dụng chiến lược mua nhiều máy bay đã qua sử dụng, trong khi các đối thủ cạnh tranh chính của họ mua hầu hết mớ, Delta phấn đấu cho một mô hình kinh doanh linh hoạt, với cơ cấu chi phí từ chi phí cố định sang chi phí biến đổi càng nhiều càng tốt Trong điều kiện đó, Delta có thể tăng hoặc giảm quy mô nhanh chóng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu trên thị trường lúc đó
Bên cạnh đó, chiến lược dựa trên các liên minh đã được Delta sử dụng giúp loại bỏ cạnh tranh trong ngành hàng không Các liên minh này cho phép các hãng vận chuyển riêng lẻ mở rộng dịch vụ của họ mà không cần bay sang lãnh thổ mới Liên minh của Delta với SkyTeam đã cho phép họ tiếp cận hơn 900 điểm đến tại hơn
170 quốc gia trên toàn cầu giúp Delta có được phạm vi phủ sóng toàn cầu cao hơn
Từ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của công ty, các nhà quản lý có những suy nghĩ thấu đáo dẫn dắt Delta giữ vững vị trí của mình trong ngành hàng không cực kỳ khó cạnh tranh này
III/ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Delta Air lines Transportation
by air industry Solvency ratios
Trang 7ROE, after tax -146.72% -30.9%
Activity ratios
- Nhìn vào bảng khả năng thanh toán (solvency ratios), ta thấy tỷ số nợ của doanh nghiệp Delta Air lines
là vượt ngưỡng trung bình toàn ngành (0.98/0.71) và đặc biệt tỷ số nợ trên vốn sở hữu vượt xa hơn 18 lần so với mức bình quân toàn ngành Khả năng thanh toán cho biết sức thanh toán các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tiếp tục kinh doanh ở mức thấp như trên, với số liệu thanh toán lãi vay < -486 và gấp 13 lần bình quân toàn ngành, Delta Airlines rất có khả năng sẽ đối diện với bờ vực phá sản
- Chỉ số khả năng thanh khoản (Liquidity ratios) ở mức độ ổn định so với toàn ngành, điều này chứng tỏ khả năng
xử lí các khoản nợ của công ty là tốt mặc dù các khoản nợ tương đối lớn
- Các chỉ số về lợi nhuận sẽ là âm với toàn ngành - đây là điều hiển nhiên dưới tác động của dịch Covid - các quốc gia đóng cửa khẩu và hạn chế giao thương quốc tế Tuy nhiên một điều đáng kể đó là Delta Air lines là hãng hàng không của Hoa Kỳ - đất nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch nên điều hiển nhiên doanh thu sẽ âm rất nhiều so với bình quân ngành (biên lợi nhuận -72,4%, lợi nhuận trên tài sản (sau thuế) -146,72%, lợi nhuận trên vốn -18,1%)
- Các chỉ số khác như tỉ số vòng quay tổng tài sản (asset turnover) ở mức cao hơn so với bình quân ngành (1462/1223) điều này chứng tỏ khả năng tạo doanh thu của doanh nghiệp vẫn là khá lớn so với toàn ngành Và hệ
số vòng quay các khoản phải thu cao là 45 cao hơn so với toàn ngành là 37, chứng tỏ rằng công ty vẫn đẩy mạnh bán chịu để duy trì doanh thu trong tình cảnh khó khăn
Kết luận: Delta air lines là một doanh nghiệp hàng không lớn mạnh bậc nhất thế giới Tuy nhiên dưới sự ảnh hưởng quá lớn của đại dịch đã khiến cho doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn Số nợ quá lớn khiến cho khả năng thanh toán lãi vay bị tụt giảm chóng mặt Nếu không nhờ có vốn sở hữu đủ mạnh thì có lẽ doanh nghiệp sẽ đứng rất sát với bờ vực phá sản Năm 2020 là 1 năm tồi tệ đối với ngành hàng không nói chung và Delta Air lines nói riêng
IV/ NGUY CƠ PHÁ SẢN
(Đơn vị $1000)
Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 5,462,000 6,499,000 (14,658,000)
Trang 8Tổng tài sản 60,266,000 64,532,000 71,996,000
Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (B) 0.1665948 0.1929275 (0.0059448)
Thu nhập trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản (C) 0.0906315 0.1007097 (0.2035946)
Giá trị ghi sổ vốn chủ sở hữu/Tổng nợ phải trả (D) 0.2938449 0.3123195 0.0217706
- A (vốn lưu động trên / tổng tài sản) tăng mạnh so với năm trước phản ánh khả năng thanh toán của công
ty đối với các khoản nợ ngắn hạn (chi phí vận hành, nhân công) được đảm bảo mặc dù năm 2020 công ty không
có doanh thu, có thể các nhà đầu tư đang bơm tiền cho Delta Airlines để duy trì khả năng thanh toán của mình
Trang 9Chỉ số này là tích cực tuy nhiên là chỉ số ít quan trọng nhất trong 5 chỉ số nên mức tác đông của nó là không đủ lớn để làm thay đổi giá trị của hệ số Z
- B (lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản) giảm mạnh do lợi nhuận giữ lại giảm từ 12 tỷ đô xuống còn âm 428 triệu đô Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Delta Airline chứng kiến một sự sụt giảm doanh thu lớn nhất trong lịch sử cụ thể giảm 63.6% so với năm 2019 và 61.5% so với năm 2018 Chỉ số này có ảnh hưởng chính tới hệ số
- Nợ phải trả tăng đột biến cụ thể tăng 43.3% so với năm 2019 trong khi nợ phải trả trong năm 2019 chỉ tăng 5.5% Cộng với đó tỷ lệ nợ chiếm đến 97.8% trong cơ cấu vốn trong khi doanh thu giảm cho thấy đây là dấu hiệu vỡ nợ và có thể dẫn tới phá sản
Kết luận:
- Mặc dù hệ số Z năm 2020 ở mức nguy cơ cao dẫn đến phá sản nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giá trị thấp nhất trong 13 năm qua của Delta Airlines từng ghi nhận Khả năng phá sản cao bản chất do sự kinh doanh không hiệu quả cụ thể các chiến lược kinh doanh không hiệu quả, kiểm soát kém các chi phí Nhưng thưc tế đại dịch Covid-19 là một yếu tố từ bên ngoài và có tác động ngắn hạn Khi yếu tố ảnh hưởng ngắn hạn qua đi nếu công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì sự hôi phục sẽ diễn ra nhanh chóng đặc biệt đối với ngành phát triển mạnh như hàng không
- Với tính thanh khoản cao có thể giúp Delta Airline duy trì được các khoản nợ ở mức an toàn công với việc hiện tại thế giới đã có vaccine ngừa covid dự báo trong tương lai gần ngành hàng không có thể phục hồi và với vị thế lớn mạnh của mình Delta Airline cũng đang có những chiến lược kinh doanh khác biệt như sử dụng máy phun tĩnh điện để làm sạch tất cả các chuyến bay trong bối cảnh dịch Covid đã loại trừ khả năng phá sản của Delta Airlines
V/ DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
1 Phân tích BCTC từ năm 2016-2020
Quy trình thực hiện
Bước 1: Dự báo doanh số (trong bước này có 3 cách thực hiện)
Cách 1: Tính tốc độ tăng trưởng DT hàng năm
DT hàng năm = ( 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 (𝑡)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 (𝑡−1) – 1)
Trang 10Trong đó : doanh thu (t) là doanh thu năm thứ t
doanh thu (t-1) là doanh thu năm thứ t-1
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng hàng năm Tuy nhiên có thể thấy, theo bảng tính thì tốc độ tăng trưởng hàng năm có sự chênh lệnh nhiều, tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2009-2020 = -0.89% -> không tìm được tốc độ tăng trưởng chung nhất định vì thế sẽ không lựa chọn phương án này trong quá trình phân tích
Cách 2: Dựa vào 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡í𝑐ℎ 𝑙ũ𝑦
CARG =( (𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 (𝑛ă𝑚 𝑔ầ𝑛 𝑛ℎấ𝑡)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ( 𝑛ă𝑚 𝑐ũ 𝑛ℎấ𝑡))
1 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑛ă𝑚−1 ) - 1 CARG =( (𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 (2019)
Dự báo doanh số hàng năm được chọn sẽ là 24.80%
Vì sau năm nay có thể tình hình dịch bệnh được khống chế vì số lượng người đã tiêm phòng vacine đã tăng cao vậy nên sẽ cộng thêm 20% trong lúc dự phóng để ra được con số khách quan hơn dựa vào năm 2020
Trang 11Với lập luận tương tự như CA/Sales, tỷ lệ tăng Nợ ngắn hạn/Doanh thu CL/Sales sẽ là con số trung vị trong các năm 2016-2019 là 42.39%
Bước 3: Ước tính tỷ lệ Chi phí hoạt động ròng/Doanh thu (GVHB/Doanh thu) có 2 cách:
Chi phí hoạt động ròng = Chi phí khấu hoạt động – Khấu hao
Tính % Chi phí hoạt động ròng/Doanh thu hàng năm
Trang 12Bảng 2.3 Ước tính tỷ lệ Chi phí hoạt động ròng/Doanh thu
Tại bước này, dữ liệu từ bảng trên cho ta thấy số liệu thực tế của hoạt động kinh doanh trong công ty Tỷ lệ CPHĐ ròng/DT có xu hướng tăng lên qua các năm tương đối đồng đều, để cho việc dự phóng các năm sau chính xác và khách quan với người đọc, vì thế sẽ tính tỷ lệ trung bình các năm lại và tính toán ra được Tỷ lệ CPHĐ ròng/DT là
80.15%
Bước 4: Ước tính % Tài sản cố định ròng/Doanh thu (Net PPE/Sales)
Tài sản cố định ròng = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế Ngoài ra có thể ước tính % Tài sản cố định gộp/Doanh thu (Gross/Sales)
Bảng 2.4 Ước tính % Tài sản cố định ròng/Doanh thu Giá trị mô hình được chọn là PPE ròng/Doanh số Vì phần tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng tài sản của doanh nghiệp, đây cũng là tài sản thâm dụng vốn nhất, nó quyết định đến việc thu hút đầu tư từ bên ngoài hay không thông qua đánh giá tài sản xem công ty còn tiếp tục hoạt động phát triển như thế nào Từ đó thấy được rằng phải thật thận trọng trong việc lựa chọn số liệu ít chênh lệch, và loại bỏ những con số đột biến trong các năm 2016-2020 để đảm bảo dữ liệu khách quan nhất có thể lựa chọn PPE ròng/Doanh số tuy có tỷ lệ ổn định qua các năm nhưng vào năm 2020 bị đột biến; vậy nên tính giá trị trung bình từ 2016-2019 và loại bỏ số liệu năm
2020 PPE ròng/Doanh số = 64.12%
Bước 5: Ước tính % khấu hao Tài sản cố định
Phương pháp trung bình của trung bình
+ Sắp xếp có bao nhiêu tài sản cần khấu hao
+ Ước tính mỗi loại tài sản chiếm tỉ trọng bao nhiêu % trong tổng tài sản
+ Xác định vòng đời của mỗi loại tài sản Thời gian trích khấu hao của mỗi loại tài sản (tính trung bình vòng đời của từng tài sản)
+ Tính bình quân gia quyền của tất cả các loại tài sản => tỷ lệ khấu hao chung để trích khấu hao