TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY SĨ 1. Giới thiệu sơ lược về đất nước Thuỵ Sĩ: 1 1.1. Địa lý và Khí hậu: 1 1.2. Ngôn ngữ: 2 1.3. Kinh tế và Đường lối đối ngoại: 4 1.4. Văn hoá: 4 2. Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật Thụy Sĩ: 4 2.1. Môi trường kinh tế: 4 2.1.1. Kinh tế Thụy Sĩ 6 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế Thụy Sĩ so với Trung Quốc và Nhật Bản 7 2.2. Môi trường chính trị: 9 2.2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Nhà nước liên bang Thụy Sỹ: 10 2.2.2. Dân chủ trực tiếp ở Thụy Sĩ: 12 2.2.3. Ngoại giao và tổ chức quốc tế: 13 2.2.4. Quân sự: 14 3. Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo: 15 3.1. Văn hoá xã hội: 15 3.1.1. Ngôn ngữ: 15 3.1.2. Các chỉ số phát triển văn hóa của con người Thụy Sĩ: 16 3.1.3. 6 khía cạnh văn hóa theo Greert Hofstede về nền văn hoá Thuỵ Sĩ 17 3.2. Tôn giáo: 20 4. Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công: 21 5. Những bài học kinh nghiệm: 23 5.1. Xây dựng thương hiệu quốc gia: 24 5.2. Bảo chứng chất lượng: 24 5.3. Kinh nghiệm chống lạm pháp của Thụy Sĩ: 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Giới thiệu sơ lược về đất nước Thuỵ Sĩ
Địa lý và Khí hậu
Nằm ở Trung Âu, có biên giới giáp Đức ở phía Bắc, phía Nam giáp Italia, phía Tây giáp Pháp và phía Đông giáp Áo và Liechtenstein Đất nước này có ba dạng địa hình cơ bản gồm: dãy Alps ở phía nam, cao nguyên Thụy Sĩ và dãy Jura ở phía bắc Dãy Alps là dãy núi cao nhất và chạy qua miền trung nam của Thuỹ Sĩ, chiếm khoảng 60% tổng diện tích của đất nước Thụy Sĩ cũng là nơi nổi tiếng với 12 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, với hàng ngàn hồ và sông Do đó, quốc gia này được biết đến như một “tháp nước của Châu Âu” vì hệ thống hồ lớn và trữ lượng nước ngọt lớn chiếm khoảng 6% trên lục địa.
Mặc dù Thuỹ Sĩ là một quốc gia nhỏ bé có diện tích khoảng 41.285 km 2 với hơn 8,7 triệu dân nhưng nền kinh tế của nước này cực kỳ thịnh vượng và phát triển do luôn đứng ngoài các cuộc chiến tranh trong tất cả
Hình 1 Bản đồ Thụy Sĩ các thời kỳ Múi giờ ở Thụy Sĩ chênh lệch khoảng 6 tiếng so với múi giờ ở Việt Nam.
Vì nằm ở trung tâm của châu Âu, Thụy Sĩ nằm ở giao điểm của một số vùng khí hậu chính Quốc gia này có bốn mùa rõ rệt Địa hình và độ cao đa dạng khiến đất nước này trở thành một quốc gia của các loài vi khí hậu khác biệt với xung quanh Tùy thuộc vào vị trí địa hình và thời gian trong năm, thời tiết có thể lạnh như ở Siberia hoặc ôn hòa như Địa Trung Hải.
Mùa xuân (tháng 3-5): Mùa này ở Thụy Sĩ khá dễ chịu và mát mẻ, cây cối đâm chồi, thảm thực vật đa dạng mang màu xanh tươi khắp nơi.
Mùa hè (tháng 6-8): Nhiệt độ trong khoảng từ 25-30 độ C Đây là thời điểm lý tưởng nhất cho các hoạt động ngoài trời
Mùa thu (tháng 9-11): Có khí hậu mát mẻ và khô ráo, dễ dàng nhìn thấy lá cây chuyển sang màu nâu và rụng, cùng với sự chín mọng của nhiều loại trái cây và rau quả Nhiệt độ sẽ giảm dần vào cuối mùa thu Những ai lãng mạn sẽ rất yêu thích mùa thu ở nơi đây, mùa thu ở Thụy Sĩ càng đặc biệt hơn với bảng màu phong cảnh vô cùng phong phú và đa dạng
Mùa đông (tháng 12-2): Thời điểm này, thời tiết chuyển lạnh hoàn toàn với nhiệt độ dưới 0 độ C, cảnh quan được bao phủ bởi một
Hình 2 Các mùa trong năm của Thụy Sĩ
3 màu tuyết trắng xóa Thời tiết lạnh và khô kéo dài cho đến mùa xuân.
Ngôn ngữ
Thụy Sĩ là một quốc gia sở hữu diện tích không quá lớn nhưng lại giáp biên giới với rất nhiều quốc gia Châu Âu Chính vì thế, ngôn ngữ tại đất nước này cũng là sự giao thoa với các ngôn ngữ quốc gia như: Đức, Pháp, Ý và Romansh Tại đây, người dân sử dụng tiếng Đức nhiều nhất và tiếng Anh cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế.
Thụy Sĩ được biết đến là một quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới nhờ tinh thần trung lập và ưu tiên hàng đầu về sự hòa bình Điều này được thể hiện rõ qua lá cờ Quốc gia của đất nước: lá cờ đỏ hình vuông với hình ảnh chữ thập trắng ngay giữa phần trung tâm Chữ thập trắng tại trung tâm biểu trưng cho tinh thần hòa bình và sự đoàn kết mạnh mẽ. Màu đỏ trên lá cờ cũng có ý nghĩa sâu sắc, có người cho rằng màu đỏ tượng trưng cho máu của Chúa Jesus trong lúc bị hành hình, trong khi một số khác cho rằng màu đỏ tôn vinh sự hiến dâng cao cả cho lợi ích chung của cộng đồng.
Hình 3 Bản đồ ngôn ngữ
Kinh tế và Đường lối đối ngoại
Thụy Sĩ là một quốc gia thịnh vượng và hiện đại với nền kinh tế thị trường mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế nhưng Thụy Sĩ lại có mức độ phát triển kinh tế mạnh mẽ và đáng kể trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, với hệ thống ngân hàng danh tiếng và uy tín trên toàn cầu.
Sự ổn định kinh tế và chính trị, hệ thống pháp luật minh bạch, cơ sở hạ tầng phát triển và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp thấp đã giúp cho Thụy Sĩ trở thành một trong những nền kinh tế cạnh tranh hàng đầu thế giới.
Về chính sách đối ngoại, Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm bảo vệ độc lập và lợi ích quốc gia, tăng cường vị thế của mình trên thế giới Thụy Sĩ không áp dụng chính sách đối ngoại trung lập cứng nhắc, mà theo từng thời kỳ sẽ sử dụng chính sách đối ngoại trung lập như một công cụ linh hoạt để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại trung lập của Thụy Sĩ bao gồm: bảo vệ, tăng cường an ninh và hòa bình thế giới; khuyến khích sự cùng tồn tại trong xã hội; thúc đẩy phát triển quyền con người, dân chủ và luật pháp; thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Văn hoá
Nhiều người gọi Thụy Sĩ là “small village”, nơi hầu hết mọi người đều thân thiện và thường xuyên chào hỏi nhau
Thụy Sĩ là nơi có có chất lượng cuộc sống cao, do đó, người dân thích đất nước họ sạch sẽ Vứt rác ra đường là một hành vi bị pháp luật trừng phạt, nhai kẹo cao su ở nơi công cộng được coi là một hành động thô lỗ Phần lớn người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc đi xe đạp để giữ không khí trong lành Họ tôn trọng người cao tuổi, giữ trật tự và tôn trọng không gian chung.
Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật Thụy Sĩ
Môi trường kinh tế
Thụy Sĩ là một quốc gia có nền kinh tế thị trường thịnh vượng và hiện đại với tỷ lệ thất nghiệp thấp, lực lượng lao động có tay nghề cao và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Nền kinh tế của Thụy Sĩ được hưởng lợi từ một ngành dịch vụ phát triển cao, dẫn đầu bởi các dịch vụ tài chính, và ngành công nghiệp sản xuất chuyên về công nghệ cao, sản xuất dựa trên tri thức Sự ổn định về kinh tế và chính trị, hệ thống pháp luật minh bạch, cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường vốn hiệu quả và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp thấp cũng làm cho Thụy Sĩ trở thành một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.
Tỉ trọng các ngành kinh tế:
-Khoảng dưới 10% dân số Thụy Sỹ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là lĩnh vực được Chính phủ hỗ trợ rất nhiều.
Khoảng 40% dân số làm việc trong các ngành công nghiệp, thương mại và tiểu thủ công nghiệp bao gồm dệt may, máy móc kim loại được xuất khẩu rất nhiều ra các nước bên ngoài Hơn 50% dân số làm việc trong lĩnh vực dịch vụ bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, du lịch trong đó, ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của Thụy Sỹ -Ngoại thương Thụy Sĩ phát triển khá mạnh
-Ngành kinh tế chủ yếu của Thụy Sĩ là hóa chất, kim loại, đồng hồ, nông nghiệp và dịch vụ sản phẩm xuất khẩu nước ngoài nhiều nhất là hóa chất (34%), máy móc và đồ điện (20.9%), vật dụng/ dồng hồ (16.9%), tổng số lượng hàng xuất khẩu đúng thứ 3 thế giới Nước xuất khẩu chính chủ Thụy Sĩ là Đức (21.9%), Ý (8.4%), Pháp (8.3%), Úc (8.3%), Anh (5.2%) và Áo (4.4%) Nhập khẩu chính chủ Thụy Sĩ là máy móc, hóa chất, xe hơi, sản phẩm nông nghiệp, kim loại và dệt may Nhập khẩu từ Đức là nhiều nhất (28.3%), Ý (10.4%), Mỹ (9.6%), Pháp (8%), Bắc Kinh (4.2%) và Anh (4%)
- Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn thủy điện, gỗ và muối mỏ.
- Thụy Sĩ là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên.
- Tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế - tài chính trên toàn cầu Thụy Sĩ thi hành chính sách kinh tế thị trường xã hội, chủ yếu dựa trên cơ sở tư nhân.
- Thụy Sĩ là nước có mức sống cao Bên cạnh đó cũng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại như OECD, WTO, EFTA, JEC.
→ Từ đó, có thể thấy tất cả các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng của Thụy Sỹ đều đạt mức tăng trưởng dương năm 2021.
74% đóng góp GDP đến từ lĩnh vực dịch vụ và 25% đến từ lĩnh vực công nghiệp, còn lại 1% GDP đến từ nền nông nghiệp
Là đối tác thương mại chiến lược của khối Liên minh Châu Âu Có đến 78% kim ngạch nhập khẩu Thụy Sĩ đến từ các nước EU và 43% kim ngạch xuất khẩu của Thụy Sỹ đến các nước EU.
Phần lớn các doanh nghiệp Thụy Sỹ (99%) đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ có dưới 250 công nhân/nhân viên
Tỷ lệ khoản nợ bình quân đầu người của Thụy Sĩ đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Đất nước Thụy Sỹ quy định mức thuế giá trị gia tăng thấp nhất trong khu vực Châu Âu Thuế hàng hóa và dịch vụ chỉ ở mức 8%, thuế kinh doanh lưu trú ở mức 3.8% và chỉ 2.5% thuế trên các mặt hàng cần thiết sử dụng hàng ngày.
Mỗi năm, đất nước Thụy Sỹ dành ra 3% GDP tổng quốc gia (khoảng hơn 18.5 tỷ CHF) để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hơn 3/4 số tiền đó là sự đóng góp của lĩnh vực tư nhân.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Thụy Sỹ chỉ ở mức 2,3%.
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế Thụy Sĩ so với Trung Quốc và Nhật Bản
- Thụy Sĩ là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) cao trên thế giới
- 2022 Thụy Sĩ có tổng GDP bình quân đầu người là 93,259.9 USD
Trong khi Trung Quốc chỉ 12,720.2 USD và Nhật chỉ 34,017.3 USD
Hình 5: Tỷ lệ GDP,GDP bình quân và tỷ lệ tăng trưởng GDP
- Tỷ lệ nghèo và tuổi thọ bình quân
Hình 6: Tỷ lệ nghèo và tuổi thọ bình quân
- Tỷ lệ dân số lao động và thu nhập bình quân của mỗi người có việc làm
Hình7:T ỷ lệ dân số lao động và thu nhập bình quân của mỗi người có việc làm
- Xuất khẩu công nghệ cao (% kim ngạch xuất nhập khẩu )
Hình 8: Xuất khẩu công nghệ cao (% kim ngạch xuất nhập khẩu )
Thụy Sỹ tuy là nước nghèo tài nguyên nhưng lại có vị trí quan trọng về kinh tế tài chính toàn cầu, là nước công nghiệp phát triển cao, ngoại thương rất phát triển.
Trong năm năm vừa qua, Thụy Sỹ có một nền kinh tế hiện đại, ổn định, thịnh vượng với GDP tính theo đầu người rất cao Thụy Sỹ là nước có mức sống cao, với GDP bình quân đầu người là 93,259.9USD Thụy Sỹ cũng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại nhưOECD, WTO, EFTA, JEC.
Môi trường chính trị
2.2.1 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Nhà nước liên bang Thụy Sỹ:
Thụy Sỹ là một quốc gia được hình thành từ nhiều nhóm dân tộc với các tôn giáo và các ngôn ngữ khác nhau Nhân dân Thụy Sỹ được Hiến pháp liên bang quy định là chủ nhân của đất nước, chủ thể chính trị cao nhất Công dân dưới 18 tuổi và công dân nước ngoài ở cấp liên bang tại Thụy Sỹ không có các quyền chính trị
Từ năm 1848, Thụy Sỹ là Nhà nước liên bang (ra đời sớm thứ hai sau Hoa Kỳ trong số 23 Nhà nước liên bang trên thế giới) Cơ cấu tổ chức của Nhà nước Thụy Sỹ là Nhà nước liên bang với 20 tiểu bang và 6 bán tiểu bang; được chia thành ba cấp chính trị: cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương Mỗi tiểu bang cũng như bán tiểu bang có Hiến pháp riêng, Chính phủ riêng, Nghị viện riêng, có Tòa án và Công an riêng của mình.
Nghị viện liên bang gồm hai Viện: Hội đồng quốc gia (còn được gọi là Viện lớn - tiếng Đức “Nationalrat”,tiếng Anh “The National Council”) và Hội đồng bang (còn được gọi là Viện nhỏ - tiếng Đức
“Stọnderat”, tiếng Anh “The Council of States”).
Hội đồng quốc gia đại diện cho nhân dân theo tỷ lệ dân số Trước đây, cứ 20.000 cư dân có một ghế ở Hội đồng quốc gia Sau đó, số lượng ghế đã được giới hạn đến 200 Ngày nay, khoảng 35.000 cư dân có một đại diện ở Hội đồng quốc gia Mỗi tiểu bang và bán tiểu bang thành lập một Hội đồng bầu cử và bầu ít nhất là một đại biểu Nhiệm kỳ của Nghị viện kéo dài 4 năm.
Một điểm đặc thù của Nghị viện Thụy Sỹ là các nghị sĩ thực hiện chức danh nghị sĩ chỉ là nghề phụ được trả thù lao và dành phần lớn thời gian để thực hiện công việc thông thường của mình (hệ thống
“Milizsystem”) Tuy nhiên, thời gian cần thiết dành cho công việc củaNghị viện là rất nhiều Vì vậy, các nghị sĩ có xu hướng là quá tải Mặc dù vậy, ý tưởng chuyển sang hệ thống nghị viện chuyên nghiệp là khó có thể hiện thực hóa Quan điểm ủng hộ hệ thống “Milizsystem” cho rằng, hệ thống “Milizsystem” là gần dân hơn để có thể đại diện cho ý nguyện của người dân
Hội đồng bang đại diện cho các tiểu bang của Thụy Sỹ Nhân dân ở mỗi tiểu bang có hai đại diện, mỗi bán tiểu bang có một đại diện ở Hội đồng bang Thành viên của Hội đồng bang được bầu theo pháp luật bang. Nhiệm kỳ của Hội đồng bang có thể, nhưng không bắt buộc thống nhất với nhiệm kỳ của Hội đồng quốc gia.
Chính phủ liên bang (Bundesrat) bao gồm các thành viên (7 thành viên và Thủ tướng liên bang) không phải do nhân dân trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện bầu ra Để bầu các thành viên của Chính phủ liên bang thì Hội đồng quốc gia và Hội đồng bang tiến hành phiên họp chung (còn được gọi là Nghị viện liên bang chung) Thủ tướng liên bang được Nghị viện liên bang chung bầu ra cho nhiệm kỳ 4 năm Kinh nghiệm cho thấy, trong một nền dân chủ trực tiếp thì các quyết định của Nghị viện và Chính phủ cần phải có sự hậu thuẫn rộng rãi nếu như không muốn rơi vào nguy cơ bị người dân “phủ quyết” bởi trưng cầu ý dân
Tổng thống liên bang được bầu mới hàng năm Theo quy tắc bất thành văn thì tất cả các thành viên của Chính phủ liên bang (7 thành viên) sẽ luân phiên nhau giữ chức vụ Tổng thống liên bang Các thành viên củaChính phủ liên bang làm việc tập thể để cùng nhau ban hành các quyết định quan trọng của Chính phủ liên bang Tổng thống liên bang điều hành các phiên họp của Chính phủ liên bang và thực hiện nhiều nhiệm vụ đại diện Tổng thống liên bang bắt buộc phải có bài phát biểu nhân dịp đầu năm mới, nhân dịp ngày quốc khánh, v.v Khách nước ngoài của Nhà nước được đón tiếp không chỉ bởi Tổng thống liên bang mà thông thường bởi toàn thể Chính phủ liên bang.
Quyền tư pháp tối cao ở Thụy Sỹ được thực hiện bởi Tòa án liên bang Tòa án liên bang gồm 38 thành viên cũng như 19 Thẩm phán thay thế (part-time judges)
Nhà nước liên bang Thụy Sỹ có các thẩm quyền do Hiến pháp liên bang quy định, ví dụ như thẩm quyền về chính sách an ninh và đối ngoại, về tài chính, tiền tệ và hải quan, về lập pháp của Liên bang và về quốc phòng Các nhiệm vụ mà không được quy định cụ thể giao cho Liên bang thì thuộc thẩm quyền của cấp thấp hơn: các tiểu bang.
Các Nghị viện bang ở Thụy Sỹ chỉ có một viện lớn với khoảng 100 đến
Tất cả các tiểu bang ở Thụy Sỹ được chia thành các đô thị (xã) Hiện nay,
Thụy Sỹ có gần 3.000 đô thị (xã) Khoảng một phần năm các đô thị này có một Nghị viện riêng, nhưng bốn phần năm biết đến các quyết định dân chủ trực tiếp ở Hội nghị đô thị Bên cạnh các nhiệm vụ do Liên bang và các tiểu bang giao cho như tiến hành đăng ký cư trú cho người dân hoặc công tác dân phòng thì các đô thị còn đảm nhận các thẩm quyền riêng, chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục và các dịch vụ xã hội, cung cấp năng lượng, xây dựng đường giao thông, thuế v.v Phạm vi thẩm quyền tự quản của các đô thị do từng tiểu bang quy định và do đó có sự khác nhau giữa các đô thị.
Các Nghị viện đô thị với tên gọi khác nhau (như Hội đồng đô thị hay Hội đồng thành phố) cũng chỉ gồm một viện với dưới 50 nghị sĩ
Chính phủ Thụy Sỹ là một liên minh của bốn chính đảng lớn kể từ năm 1959, mỗi đảng có một số lượng ghế trong nghị viện, chúng phản ánh đại thể tỷ lệ cử tri và đại diện của họ trong nghị viện liên bang Phân bổ kiểu cũ là 2 thành viên CVP/PDC, 2 thành viên SPS/PSS, 2 thành viênFDP/PRD và 1 thành viên SVP/UDC tồn tại từ năm 1959 đến năm 2003 và được gọi là "công thức ma thuật" Sau bầu cử Hội đồng Liên bang năm 2015, bảy ghế trong hội đồng được phân bổ như sau:
1 ghế của Đảng Nhân dân Dân chủ Cơ Đốc giáo (CVP/PDC),
2 ghế của Đảng Dân chủ Tự do (FDP/PRD),
2 ghế của Đảng Dân chủ Xã hội (SPS/PSS),
2 ghế của Đảng Nhân dân Thụy Sỹ (SVP/UDC).
Chức năng của Tòa án Tối cao Liên bang là phân xử kháng án phán quyết của các tòa án cấp bang và liên bang Các thẩm phán được Nghị hội Liên bang bầu ra, có nhiệm kỳ sáu năm.
2.2.2 Dân chủ trực tiếp ở Thụy Sĩ: Ở Thụy Sỹ, nền dân chủ trực tiếp cùng tồn tại song hành với nền dân chủ nghị viện Ở đó, người dân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị của đất nước Thụy Sỹ biết đến các công cụ của dân chủ trực tiếp ở tất cả các cấp chính trị (cấp địa phương, cấp tiểu bang, cấp nhà nước liên bang) Các công cụ này đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị của đất nước Trung bình có từ 35% đến 45% số người có quyền biểu quyết tham gia vào các cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành từ ba đến năm lần trong năm ở Thụy Sỹ; mỗi lần thì toàn bộ một gói dự án của quốc gia, tiểu bang và của địa phương được đưa ra biểu quyết Tùy thuộc vào ý nghĩa của vấn đề theo đánh giá chủ quan của người dân và mức độ quan trọng của việc bỏ phiếu mà số lượng người tham gia có thể cao hơn mức trung bình này.
Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo
Văn hoá xã hội
Thuỵ sĩ tuy là một đất nước nghèo tài nguyên nhưng lại là nước có mức thu nhập cao nhất Vậy làm sao một đất nước không được thiên nhiên ưu đãi ban tặng lại có nền kinh tế giàu có đến thế?
Văn hóa đúng giờ của người Thuỵ Sĩ là một phần quan trọng của lối sống và giá trị xã hội của họ Việc đi làm hay đi học đúng giờ được coi là một hành vi quan trọng và thể hiện sự tôn trọng, tự giác và tính chuyên nghiệp trong xã hội Thuỵ Sĩ Việc người Thuỵ sĩ luôn coi trọng thời gian một cách tuyệt đối, làm việc đúng giờ, hẹn hò đúng giờ, cái gì cũng đúng giờ. Nên không có gì đáng ngạc nhiên khi những chiếc đồng hồ đeo tay đắt nhất được sản xuất tại Thuỵ Sĩ Chính bởi văn hoá đúng giờ này là lý do mà người Thuỵ Sĩ làm nên những chiếc đồng hồ tinh xảo đạt đến độ chính xác gần như tuyệt đối được nhiều người săn lùng trên toàn thế giới.
Thuỵ Sĩ là quốc gia đa văn hoá và là “trái tim” Châu Âu, điểm nối liền Bắc - Nam Châu Âu (Bắc giáp Đức, Đông giáp Áo và Vương quốcLiechtenstein, Nam giáp Ý và Tây giáp Pháp) Giao điểm ba nền văn hoá quan trọng của Châu Âu: Đức, Pháp, Ý hội tụ tại đây Chính vì sự đa dạng văn hoá này nên Thuỵ Sĩ có nhiều ngôn ngữ khác nhau Các ngôn ngữ chính thức có thể kể đến bao gồm: tiếng Đức chiếm đa số (nói ở miền Bắc miền Trung và miền Đông Thụy Sĩ), tiếng Pháp (nói ở miền
Tây Thụy Sĩ), tiếng Ý (nói ở miền Nam Thụy Sĩ) và tiếng Romansh (nói ở miền Đông Nam Thụy Sĩ).[2]
3.1.2 Các chỉ số phát triển văn hóa của con người Thụy Sĩ:
Theo báo cáo của World Population Review (Đánh giá dân số thế giới) Thụy Sĩ chắc chắn là quốc gia tốt nhất để sống vào năm 2023 Đây là quốc gia có thứ hạng cao nhất trong báo cáo HDI mới nhất, với số điểm là 0,962/1 Thụy Sĩ đã giữ vị trí đầu bảng kể từ năm 2015 và có mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 0,19% Với chỉ số HDI cao, Thuỵ Sĩ đã tạo được một môi trường sống và làm việc tốt cho người dân Mức sống cao đồng nghĩa với việc có những cơ hội tốt hơn cho mọi người để phát triển bản thân và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống Không chỉ có vậy, mức sống cao cũng giúp tạo ra một xã hội không quá chênh lệch về thu nhập, giúp tăng cường sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.HDI cao ảnh hưởng đến văn hoá con người nơi đây bằng cách tạo ra một môi trường hỗ trợ cho việc thúc đẩy giáo dục và văn hóa Đất nước này có một hệ thống giáo dục tốt, giúp mọi người có cơ hội tiếp cận kiến thức và học vấn Điều này tạo ra một xã hội thông minh và sáng tạo, góp phần vào việc phát triển văn hóa và nghệ thuật ở đất nước này Ngoài ra, mức sống cao cũng tạo ra điều kiện tốt cho việc bảo vệ và duy trì văn hoá truyền thống của Thuỵ Sĩ Các chương trình và dự án văn hoá được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, giúp duy trì và phát triển di sản văn hoá của đất nước này Điều đó cũng ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc khi mà Thuỵ Sĩ lọt vào trong top 10 các quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới với số điểm là 7,571/10 theo báo cáo của WPR
Tuy nhiên, về những năm gần đây về mặt bình đẳng giới của Thuỵ Sĩ bị giảm đáng kể Ở Thụy Sĩ, cần tiến bộ hơn nữa để đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc Quốc gia này đứng thứ 14 trong "Chỉ số phụ nữ trong công việc" của PwC, phân tích sự khác biệt về giới ở 33 nền kinh tế OECD.Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cản trở đáng kể những tiến bộ về bình đẳng giới ở nơi làm việc Đại dịch đã khiến 5,1 triệu phụ nữ rơi vào tình trạng thất nghiệp tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Một trong những lý do giải thích cho điều này là phụ nữ phải tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ em vào thời điểm các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em đang đóng cửa Ở Thụy Sĩ, tỷ lệ việc làm rất khác nhau tùy theo giới tính Trong khi 89% nam giới làm việc toàn thời gian thì chỉ có 56% phụ nữ làm việc 100%, khiến quốc gia này đứng thứ hai trong số các nước OECD Tuy nhiên, 80% phụ nữ tham gia lực lượng lao động (đứng thứ 3 trong OECD).Về mặt lãnh đạo, phụ nữ chỉ chiếm 26% số nhà quản lý hàng đầu trong nền kinh tế Sự bất bình đẳng này được thể hiện ở mức lương Khoảng cách lương giữa các giới ở Thụy Sĩ là 17%, so với mức trung bình của OECD là 14% Nếu không có khoảng cách này, phụ nữ Thụy Sĩ sẽ kiếm thêm 23 tỷ CHF mỗi năm Nếu xu hướng này tiếp tục với tốc độ tương tự như ở OECD thì sẽ phải mất 63 năm để thu hẹp khoảng cách này Nếu mà Thuỵ Sĩ cải thiện bình đẳng giới tại nơi làm việc sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thêm 33 tỷ CHF, tương đương 6% nếu có tỷ lệ việc làm cho phụ nữ tương tự như Thụy Điển Để điều này xảy ra, thị trường lao động phải mang lại sự linh hoạt hơn cho những phụ nữ muốn điều đó.
3.1.3 6 khía cạnh văn hóa theo Greert Hofstede về nền văn hoá Thuỵ Sĩ
1 1 Bảng thống kê so sánh văn hóa Hofstede của các quốc gia
Nhìn bảng thống kê về khoảng cách quyền lực cho thấy Thuỵ Sĩ so với các nước Bắc Âu có khoảng cách quyền lực cao nhất trong các nước khác Trong nền văn hóa Thuỵ Sĩ, việc tôn trọng và tuân thủ các quy tắc xã hội và tự nguyện là điều được đánh giá cao Người dân được khuyến khích tư duy độc lập và có quyền lợi cá nhân, nhưng cũng cần tuân thủ các nguyên tắc và quy định xã hội Một điều có thể do Thuỵ Sĩ thuộc nhiều nền văn hoá mang nhiều sắc tộc khác nhau nên đâu đó phong tục của họ phải theo các quy định rõ ràng
Thuỵ Sĩ đạt điểm cao trong xã hội chủ nghĩa cá nhân đứng thứ 4 chỉ sau
Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển Bởi người Thuỵ Sĩ thường đặt sự tự do cá nhân và quyền lợi cá nhân lên hàng đầu Họ thường sống và làm việc độc lập, tự chủ và có khả năng quyết định cá nhân cao Trách nhiệm và quyền lợi của một cá nhân được coi trọng và được bảo vệ vì vậy, người Thuỵ Sĩ thường không thích sự can thiệp của người khác vào cuộc sống cá nhân của họ
Nhìn chung, Thụy Sĩ thể hiện xu hướng tránh sự không chắc chắn Những xã hội ít thoải mái hơn với sự không chắc chắn có xu hướng duy trì những quy tắc tín ngưỡng và hành vi cứng nhắc và không khoan dung hơn với những hành vi và ý tưởng không chính thống Trong kinh doanh, người Thuỵ Sĩ rất chú trọng đến chất lượng hơn số lượng Bên cạnh nền văn hóa Thuỵ Sĩ, có nhu cầu về mặt cảm xúc đối với các quy tắc (ngay cả khi các quy tắc đó dường như không bao giờ có tác dụng) Thời gian là tiền bạc, sự chính xác và đúng giờ là tiêu chuẩn và mọi người luôn có sự thôi thúc bên trong là phải bận rộn và làm việc chăm chỉ An ninh là một yếu tố quan trọng trong động lực cá nhân và sự đổi mới có thể bị phản đối Các quyết định được đưa ra sau khi phân tích cẩn thận tất cả các thông tin có sẵn.
Với điểm số trung bình, cả Na Uy và Iceland đều thể hiện sự ưu tiên trung lập đối với sự không chắc chắn Điều này có nghĩa là cần có cả những nhà tổng quát và chuyên gia Cần tập trung vào việc lập kế hoạch, nhưng những kế hoạch này có thể được thay đổi trong thời gian ngắn và có sự ứng biến Cảm xúc không được thể hiện nhiều trong những xã hội này Mọi người khá thoải mái và không ác cảm với việc chấp nhận rủi ro.
Do đó, có mức độ chấp nhận cao hơn đối với những ý tưởng mới và sản phẩm đổi mới, đồng thời có sự sẵn sàng thử điều gì đó mới hoặc khác biệt, cho dù nó liên quan đến công nghệ, thực tiễn kinh doanh hay thực phẩm.
Rõ ràng người dân Đan Mạch và Thụy Điển cảm thấy thoải mái hơn với sự không chắc chắn và mơ hồ Họ không cần nhiều cấu trúc và khả năng dự đoán và những kế hoạch thay đổi chỉ sau một đêm là một phần tự nhiên trong cuộc sống làm việc của họ Lịch trình rất linh hoạt, chính xác và đúng giờ không tự nhiên mà có Công việc khó khăn được thực hiện khi cần thiết nhưng không phải vì lợi ích riêng của nó Thực hành được coi trọng hơn các nguyên tắc trong những xã hội này Mọi người tin rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết và nếu chúng không rõ ràng hoặc không hiệu quả thì nên bỏ đi hoặc thay đổi (Sửa lại)
- Nam tính trong tương quan nữ tính
Thụy Sĩ là một xã hội được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh, thành tích và thành công, trong đó thành công được xác định là người chiến thắng hoặc người giỏi nhất trong lĩnh vực - một hệ thống giá trị bắt đầu từ trường học và tiếp tục trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức Người dân ở các quốc gia nam tính “sống để làm việc” Các nhà quản lý được kỳ vọng là người quyết đoán và nhấn mạnh vào sự công bằng, cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Xung đột được giải quyết bằng cách đấu tranh với chúng. Mặt khác, tất cả các quốc gia Bắc Âu đều có nền văn hóa nữ tính điển hình, trong đó Na Uy và Thụy Điển thậm chí còn được coi là những xã hội nữ tính nhất trên thế giới Ở những quốc gia này, cân bằng giữa công việc và cuộc sống là quan trọng và chất lượng cuộc sống là dấu hiệu của sự thành công Mọi người “làm việc để sống” và các ưu đãi như thời gian rảnh rỗi và giờ/địa điểm làm việc linh hoạt được ưa chuộng
Với điểm cao về định hướng lâu dài, văn hóa Thụy Sĩ chắc chắn mang tính thực dụng Người ta tin rằng sự thật phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh và thời gian Họ thể hiện khả năng dễ dàng thích ứng các truyền thống với các điều kiện thay đổi và có xu hướng tiết kiệm và đầu tư mạnh mẽ Họ cũng khuyến khích sự tiết kiệm và nỗ lực trong nền giáo dục hiện đại như một cách chuẩn bị cho tương lai Trong khi Thụy Điển không bày tỏ sự ưu tiên rõ ràng trong khía cạnh này, thì tất cả các nền văn hóa Bắc Âu còn lại đều có định hướng ngắn hạn hơn
Cả Thụy Sĩ và các quốc gia Bắc Âu đều có xu hướng đam mê, nghĩa là mọi người thường thể hiện sự sẵn sàng thực hiện những thôi thúc và mong muốn của mình liên quan đến việc tận hưởng cuộc sống và vui vẻ.
Họ có thái độ tích cực và có xu hướng lạc quan Ngoài ra, họ đặt tầm quan trọng cao hơn vào thời gian giải trí, hành động theo ý muốn và tiêu tiền theo ý muốn
Tôn giáo
Thuỵ Sĩ là một đất nước đa tôn giáo với sự hiện diện của nhiều tín ngưỡng khác nhau Các tôn giáo phổ biến ở Thuỵ Sĩ bao gồm Công giáo
La Mã, Tin Lành, Hồi giáo, Do Thái và các tín ngưỡng khác Phần lớn người Thụy Sĩ theo đạo Thiên chúa giáo (chiếm khoảng 68%), khoảng 23,9% không theo tôn giáo nào cả và 5% là người đạo Hồi, còn lại là các tôn giáo khác.[2] Tôn giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa và giáo dục của người dân Thuỵ Sĩ Giáo dục tôn giáo không chỉ giúp con người có nhận thức về đạo lý và đạo đức mà còn giúp họ hiểu rõ về bản sắc của chính họ, về giá trị của cuộc sống và ý nghĩa của tồn tại Qua việc tôn trọng và hiểu biết về các tôn giáo khác nhau, người dân Thuỵ Sĩ có thể tạo ra một môi trường hòa bình và đa văn hóa. Đa phần người Thuỵ Sĩ theo đạo Thiên chúa giáo nên họ thường thực hành lòng tha thứ và nhân ái, giúp đỡ người khác và cống hiến cho xã hội Trong khi đó, người theo đạo Hồi giáo và Do Thái giáo cũng giữ vững các giá trị về tình đoàn kết và sự chia sẻ Sự đa dạng tôn giáo đã giúp xã hội Thuỵ Sĩ trở nên cởi mở và đa chiều trong tư duy và hành động Tôn giáo số lượng tham gia nhà thờ giảm đáng kể trong vài năm gần nay, chỉ có 16% người Thụy Sĩ nói rằng tôn giáo quan trọng với họ sau nghề nghiệp, gia đình, thể thao hay văn hóa Mặc dù vậy, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong xã hội Thuỵ Sĩ, không chỉ là nơi để con người tìm kiếm niềm tin và tinh thần an ủi mà còn là nguồn động viên để họ trở thành những công dân tốt, đạo đức và cống hiến cho xã hội Việc tôn trọng và hiểu biết về sự đa dạng tôn giáo là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội hài hòa và phát triển bền vững.
Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công
Cấp bậc trong kinh doanh:
Hệ thống cấp bậc trong các công ty hay tổ chức ở Thuỵ SĨ không khác biệt mấy dù có sự khác biệt về khu vực địa lý của công ty hay tổ chức đó Dù chúng có nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của Đức, của Pháp hay Ý, các công ty hay tổ chức ở Thuỵ Sĩ đều có hệ thống phân cấp rất rõ rang Những người đứng đầu sẽ có nhiều trách nhiệm trong tổ chức hơn
Hội họp và nghi thức xã giao trong phòng họp
Các cuộc họp sẽ diễn ra nhanh, gọn, có kế hoạch và trực tiếp đi thẳng vào vấn đề Nhân viên được yêu cầu chuẩn bị nội dung trước khi cuộc họp bắt đầu Trong cuộc họp, mọi người đều được kỳ vọng sẽ đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất với thời gian ngắn nhất.
Cần lưu ý rằng ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong các cuộc họp tại Thuỵ Sĩ Vì vậy bạn phải cực lưu ý để không có những hành động khiếm nhã trong cuộc họp.
Người phương Tây rất xem trọng thời gian vì họ nghĩ thời gian đơn tuyến, cụ thể và có thể quản lý được Ảnh hưởng bởi khái niệm thời gian đơn tuyến, người Thuỵ Sĩ rất coi trọng sự đúng giờ trong kinh doanh, các cuộc gặp xã hội và kỳ vọng đối tác cũng sẽ như vậy Chỉ khi bạn có một lí do thực sự chính đáng thì mới được tha thứ khi lỡ đến muộn.
Chào hỏi và giới thiệu
Bắt tay đã trở thành biểu tượng quốc tế cho thiện chí của bản thân với đối phương trong lần gặp mặt đầu tiên hay lời chào tạm biệt, dành cho đồng nghiệp hay đối tác trong công việc và cả bạn bè Thuỵ SĨ cũng không nằm ngoài vùng chuẩn mực này Khi bắt tay, bạn cần phải chú ý giao tiếp bằng mắt với người đối diện và không được né tránh ánh mắt của họ Khoảng cách tiêu chuẩn cho hai người khi bắt tay là khoảng một bước chân, phần thân trên hơi nghiên về phía trước một chút nhưng không cần quá 45 độ.
Khi nói chuyện, bạn nên sử dụng tước vị Sie/Vous/Lei cùng với họ của người đối diện cho đến khi họ chính thức cho phép bạn sử dụng tên của mình Đặc biệt lưu ý khi hai người có một khoảng cách lớn về cấp bậc hoặc tuổi tác, bạn còn không được phép gọi tên của họ Chỉ có gia đình và những người bạn thân thiết mới gọi nhau bằng tên cùng với tước vị.
Hình 9 Cách chào hỏi và giới thiệu của người Thụy Sĩ
Trang phục của bạn luôn phải chỉn chu và lịch lãm Trong một cuộc họp, nữ giới nên mặc bộ âu phục hoặc một chiếc váy trang trọng nhưng không quá sang trọng Còn nam giới nên mặc bộ âu phục màu tối cùng với cà vạt.
Trên danh thiếp, cấp hạng của bạn trong hệ thống cấp bậc của tập đoàn cần phải được đề cập đến Do vậy, khi thiết kế danh thiếp, bạn nên cân nhắc in danh hiệu/cấp bậc bằng một font chữ khác so với phần nội dung còn lại.
Về ngôn ngữ, ngoài danh thiếp bằng tiếng anh được chấp nhận rộng rãi bởi mọi quốc gia, bạn sẽ được khuyên nên có danh thiếp tiếng Đức hoặc tiếng Pháp khi làm việc tại Thuỵ Sĩ.
Tóm lại, văn hoá kinh doanh của Thuỵ Sĩ chú trọng vào sự nghiêm túc, đúng giờ và tôn trọng của cấp dưới đối với cấp trên Chỉ cần nắm được những điểm đặc thù này thì sẽ dễ dàng hoà nhập vào môi trường kinh doanh tại đây.
Những bài học kinh nghiệm
Xây dựng thương hiệu quốc gia
Thụy Sĩ là một đất nước có diện tích nhỏ bé tuy nhiên lại là một trong những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Sự thịnh vượng ấy chính là nhờ những thương hiệu được đánh giá cao trên thế giới như Ngân hàng UBS và Credit Suisse, đồng hồ Rolex, Omega, Tissot, đã đem lại lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế nước này.
Có thể nói trong bối cảnh nguồn kinh tế khó khăn hiện nay, để có thể đứng vững trên thương trường được lâu đối với doanh nghiệp đơn lẻ cần có sự hỗ trợ thương hiệu quốc gia mạnh Thụy Sĩ đã và đang rất thành công trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu quốc gia là bước đệm tạo đà cho hàng hóa và dịch vụ có xuất sứ Thụy Sĩ chiếm lĩnh vị trí cao và thị phần lớn trên thị trường quốc tế.
Bảo chứng chất lượng
Theo FutureBrand Thụy Sĩ được xếp vào vị trí thứ 5 trong danh sách các thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới Thành công này chủ yếu nhờ vào chính phủ đã thành lập các tổ chức điều phối hoạt động hoạt tác giữa khu vực công và tư nhằm xây dựng và quảng bá hiệu quả thương hiệu của doanh nghiệp gắn với thương hiệu quốc gia Tổ chức PresenceSwitzerland ra đời từ năm 2001, đến năm 2009 đã nằm dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nhằm điều hành, hợp tác với các cơ quan trong chính quyền Liên bang, các tổ chức truyền thông quốc tế và các doanh nghiệp Thụy Sĩ để xúc tiến các chương trình truyền bá thương hiệu Các tổ chức trực thuộc Presence Switzerland được ra đời với sứ mệnh hoàn toàn khác nhau Ví dụ như Swissnex là một mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu, giúp thúc đẩy phát triển du lịch, xúc tiến xuất khẩu, vạch ra các chiến lược, đồng thời thực hiện các chương trình nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thu hút nhân tài thông qua việc hỗ trợ các cá nhân có trình độ cao có cơ hội thực tập cũng như làm việc tại Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, chiến lược truyền thông quốc tế hiệu quả là chìa khóa giúpThụy Sĩ thành công trong xây dựng thương hiệu quốc gia, Bộ ngoại giaoThụy Sĩ và Presence Switzerland đã lựa chọn các quốc gia trọng điểm,xác định rõ những mục tiêu của từng chiến lược rên cơ sở đó, các đại sứ thương hiệu, các ấn phẩm xúc tiến thương mại, sẽ được lựa chọn kỹ càng, bám sát mục tiêu đề ra Thông qua các chiến lược truyền thông này, cả thế giới đã biết đến các thương hiệu đồng hồ của Thụy Sĩ sang trọng, lịch lãm, đẳng cấp, gắn liền với những ngôi sao tên tuổi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Từ đó, làm nổi bật thương hiệu quốc gia củaThuỵ Sĩ với nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định, chất lượng đời sống cao
Kinh nghiệm chống lạm pháp của Thụy Sĩ
-Tỷ giá đồng Franc Thụy Sĩ ổn định. Đồng ngoại tệ của Thụy Sĩ đã tăng vững, đạt ngang gía với đồng Euro trong năm 2022 Trong khi đồng tiền khác mất giá so với đồng USD do đồng bạc xanh mạnh lên nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ nhưng đồng Thụy Sĩ vẫn giữ vững giá giữa bối cảnh biến động trên thị trường tiền tệ châu Âu.
Vị thế đồng tiền an toàn của đồng Franc xuất phát từ việc đồng này có hậu thuẫn một dữ trữ lớn gồm vàng, trái phiếu và các tài sản tài chính khác Với dự trữ lớn, ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) có thể đảm bảo được sự ổn định tỷ giá đồng nội tệ mỗi khi thị trường tài chính biến động Đồng France mạnh giúp Thụy Sĩ nhập khẩu hàng hóa với giá thấp hơn.
Hình 11 Biến động tỷ giá đồng USD so với các đồng yên Nhật, Bảng Anh, nhân dân tệ Trung quốc, Euro và France Thụy Sĩ trong năm 2022
- Chính sách kiểm soát giá cả và dịch vụ
Hình 12 Tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ được kiểm soát giá trong rổ tính tính lạm phát tại các nền kinh tế
Cùng với kiểm soát năng lượng, chính phủ Thụy Sỹ cũng kiểm soát nghiêm ngặt giá hàng hóa và dịch vụ để hạn chế biến động Trong số các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính dùng để tính lạm phát ở Eurozone - bao gồm thực phẩm, nhà ở và giao thông - khoảng 1/3 là đối tượng của sự kiểm soát giá ở Thụy Sỹ
Thuế quan cao đối với một số loại nông sản nhập khẩu cũng đồng nghĩa với việc các loại lương thực - thực phầm sản xuất trong nước như sữa và phomat có giá tốt hơn và ít bị ảnh hưởng hơn bởi biến động giá trên thị trường trên toàn cầu.