1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vcb pgd thanh xuân

23 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng VCB – PGD Thanh Xuân
Tác giả Đoàn Minh Tú
Người hướng dẫn Nguyễn Anh Tú
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính – Ngân Hàng
Thể loại Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Nguyên nhân là do đầu vào của ngân hàng luôn là vốnngắn hạn 90% các khoản tiền gửi ở ngân hàng có kỳ hạn một tháng và đầu ra luôn làtrung, dài hạn, mức độ gắn bó giữa người gửi tiền với

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Anh Tú

Họ Tên Sinh Viên : Đoàn Minh Tú

Lớp : 2045A02

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân Hàng

Niên khóa : 2020 – 2024

Địa điểm thực tập : Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam(VCB), Chi nhánh PGD Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2024

Sinh viên Đoàn Minh Tú

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Báo Cáo Thực Tập này do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ

từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Báo Cáo Thực Tập là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên Đoàn Minh Tú

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang năm 2022, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ sau một giai đoạn dài thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ mở rộng, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại Tại Việt Nam, năm 2022 được dự đoán là một năm tăng trưởng mạnh về kinh tế sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội Để làm nền tảng cho việc điều tiết nguồn vốn trong nền kinh tế nước nhà ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng.

Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng số vốn này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán Với đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ đi vay để cho vay, hoạt động huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh và góp phần vào sự thành công chung của các ngân hàng thương mại Đứng trước nhiệm vụ là đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế năng động, đòi hỏi các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phải mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dù Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương tăng lãi suất và giảm tăng trưởng tín dụng nhưng các NHTM vẫn phải huy động một lượng vốn dự phòng, bảo đảm an toàn về thanh khoản cho mình Nguyên nhân là do đầu vào của ngân hàng luôn là vốn ngắn hạn (90% các khoản tiền gửi ở ngân hàng có kỳ hạn một tháng) và đầu ra luôn là trung, dài hạn, mức độ gắn bó giữa người gửi tiền với ngân hàng không cao nên dù ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương giảm lãi suất và giảm tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng vẫn phải huy động một lượng vốn dự phòng, để đảm bảo thanh khoản cho mình, ngoài ra dù ngân hàng không muốn huy động vốn nhưng nếu dừng các chương trình khuyến mãi, thu hút vốn thì ngay lập tức, không phải một mà nhiều khách hàng sẽ rút tiền đi gửi ngân hàng khác.

Như vậy, vấn đề làm thế nào để có được hiệu quả huy động vốn đối với mỗi NHTM trong điều kiện kinh tế khó khăn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng Nhận thức được vấn

đề này trong quá trình thực tập tại Ngân hàng VietcomBank Chi nhánh Thanh Xuân,

tôi quyết định chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng

VietcomBank - PGD Thanh Xuân”.

Trang 5

- Qua đó đưa ra được các nhận xét cơ bản về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tư

đó định hướng và đưa ra các giải pháp để tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng VietcomBank PGD Thanh Xuân.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Vietcombank - PGD Thanh Xuân.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Ngân hàng VietcomBank - PGD Thanh Xuân.

+ Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2020 - 2022.

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các số liệu cụ thể thông qua báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2020 - 2022 Trong quá trình đó còn có sự tham khảo trực tiếp với các đồng nghiệp trong ngân hàng cũng như các khách hàng để biết thêm về các điểm mạnh cũng như điểm yếu của ngân hàng để có thể đưa ra những nhận định đúng đắn từ

đó đưa ra các phương hướng và giải pháp giúp phòng giao dịch ngày càng lớn mạnh hơn Bên cạnh đó các thông tin khác còn được lấy từ các nguồn internet uy tín, sách báo, tạp chí, cũng như các cuốn sách của các giáo sư đầu ngành và không thể thiếu đó

là các bài giảng của thầy; cô từ khi còn học trên giảng đường…

4.2 Phương pháp phân tích

- Phân tích tổng hợp để thấy được tổng quan về tình hình hoạt động của ngân hàng.

- Phương pháp so sánh số liệu giữa các năm để thấy được sự biến động giữa các năm đó.

- Phương pháp đánh giá thông qua các tỷ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

5 Nội dung kết cấu bài nghiên cứu

Đề tài nhằm nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại ngân VietcomBank Chi nhánh Thanh Xuân từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn cho phòng giao dịch, bài viết của tôi sẽ được chia thành 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng VietcomBank - PGD Thanh Xuân

Chương 2: Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng VietcomBank - PGD Thanh Xuân

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietcomBank - PGD Thanh Xuân

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK (VCB)

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân

1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương – PGD Thanh Xuân

1.2 Tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương – PGD Thanh xuân

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.2.2 Chức năng nghiệp vụ của từng bộ phận

1.3 Tình hình kinh doanh tại ngân hàng VCB – PGD Thanh Xuân giai đoạn 2020 - 2022 1.3.1 Doanh Thu

2.1.1 Khái quát chung và sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP May10

2.1.2 Khái quát tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tính hình tài sản nguồn vốn của công ty Cổ Phần May10 giai đoạn 2020-2022.

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần May10

Trang 7

2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại CTCP May10.

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN MAY10.

3.1 Định hướng phát triển của CTCP May10 trong những năm tiếp theo.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại CTCP May10 3.2.1 Quản lí vốn bằng tiền.

3.2.2 Quản lí hang tổn kho.

3.2.3 Quản lí phải thu khách hàng.

3.2.4 Giải pháp tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ

3.3 Một số kiến nghị với CTCP May10.

Trang 8

Cổ phần Lợi nhuận sau thuế Hàng tồn kho Phải thu khách hàng Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn Hoạt động kinh doanh Tài sản

Doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Công Ty Cổ Phần Khoản phải thu Sản xuất kinh doanh

Trang 9

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam PGD Thanh Xuân

1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of VN

Tên viết tắt: Vietcombank – VCB

Vốn điều lệ: 55.890.912.620.000 đồng

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

Website: www.vietcombank.com.vn

Email: webmaster@vietcombank.com.vn

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với

tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổphần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vàongày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổphiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chínhthức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.”

Tính đến năm 2023, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhấtViệt Nam Vietcombank hiện có hơn 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thànhviên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 116 Chi nhánh; 474 phòng giao dịch; 04Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối,Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công

ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP HCM; 01Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đàotạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiềnmặt tại Tp Hồ Chí Minh; 03 Công ty liên doanh, liên kết Về nhân sự,Vietcombank hiện có trên20.000 cán bộ nhân viên Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc Hoạt động ngân hàngcòn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới…

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho

sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy vai trò một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục

vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế đất nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộngđồng tài chính khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu đáng kể như: được Nhà nước xếp hạng

là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, liên tiếp trong 8 năm được công nhận là Ngân hàng có chấtlượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế, là NHTM duy nhất tại Việt Namđược tạp chí “The Banker” bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm

Trang 10

Năm 2020, được vinh dự là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam Giữ vị trí số 1 ngành ngân hàng vềchất lượng và hiệu quả hoạt động Tiên phong trong thực thi các chính sách chính phủ, NHNN, hỗ trợ

có hiệu quả người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid-19 Được phê duyệt đầu tư thànhlập chi nhánh tại Úc (Theo quyết đinh phê duyệt của thủ tướng chính phủ 18/08/2020.)

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xâydựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí là ngânhàng số 1 Việt Nam; trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; một trong 300 tậpđoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu,

có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương - PGD Thanh Xuân

Cùng với thời gian, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế xã hội

có những chuyển biến tích cực Quận Thanh Xuân cũng không nằm ngoài guồng quay đó với hệthống cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, thu hút được ngày càng nhiều các công ty liêndoanh hoạt động trong những lĩnh vực như: xây dựng các khu công nghiệp chế xuất mới, xây dựngnhà ở, chung cư,… Đời sống dân cư ngày một cải thiện, do đó nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tếcũng như các tầng lớp dân cư ở địa bàn quận Thanh Xuân là rất lớn

Nắm bắt được nhu cầu đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Ngoạithương chi nhánh Thanh Xuân theo Quyết định 198/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 20/03/2010 tại địachỉ cũ 277 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Đến ngày23/04/2021 Ban Điều hành của Vietcombank đã phê duyệt chủ trương thay đổi địa điểm trụ sở củaVietcombank Chi nhánh Thanh Xuân theo Quyết định số 669/QĐ-VCB-HĐQT tại địa chỉ Số 3 LêTrọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tuy nhiên, do thành lập muộn, chi nhánh đã đã gặp không ít những khó khăn trong việc huyđộng vốn và phát triển tín dụng, thêm vào đó là địa bàn hoạt động ở đây hầu hết là cách doanh nghiệpvừa và nhỏ kinh doanh lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tạo áp lực trong việc tìm kiếm các khách hàngtiềm năng cho Chi nhánh Vượt qua những khó khăn, phát huy lợi thế sẵn có là ưu thế của thươnghiệu Vietcombank, cộng với sự chỉ đạo sát sao, nhạy bén của Ban Giám đốc, sự nỗ lực lao động củatoàn thể cán bộ nhân viên, trong những năm qua Vietcombank Thanh Xuân đã từng bước khẳng địnhđược vị trí của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, phát huy tốt các nộilực và ngoại lực của mình, nhờ đó đã đạt được những thành tựu vượt bậc

Năm 2013, chi nhánh đã đứng thứ 6 toàn hệ thống Vietcombank với mức lợi nhuận đạt hơn 65

tỷ đồng (năm 2010 lỗ gần 4 tỷ đồng), dư nợ tín dụng đạt 1.311 tỷ đồng đến 31/12/2011 tăng 530 tỷđồng tương đương 67,81%

1.2 Tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương - PGD Thanh xuân

1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Tính đến nay, Vietcombank - PGD Thanh Xuân luôn đảm bảo tốt điều kiện về vật chất, tinhthần cho các cán bộ trong Chi nhánh – đội ngũ quan trọng trong việc đưa Vietcombannk Thanh Xuânlên một tầm cao mới

Trang 11

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Vietcombank – PGD Thanh Xuân

Mô hình Ngân hàng Ngoại thương PGD Thanh Xuân là mô hình được áp dụng theo mô hìnhquản lý trực tuyến Ban giám đốc của Ngân hàng quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị thôngqua việc quản lý tất cả các phòng ban Theo mô hình này thì người quản lý cao nhất của ngân hàng làGiám đốc Giám đốc là người tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực, giao quyền hạn trách nhiệm cụthể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tối ưu, linh hoạt và có độ tin cậycao

Các phòng ban có mối quan hệ tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt các công việcđược giao và cùng nhau phát triển Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi quản lýcủa mình Các phòng ban trực tiếp kinh doanh, đồng thời thực hiện các chức năng quản lý, điều hành,tham mưu với ban giám đốc về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cập nhật, mọi số liệu tin tứcgiúp cho công việc kiểm soát hoạt động của chi nhánh sao cho tốt nhất

 Giám đốc:

- Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong chi nhánh, quyết định những vấn đề chiến lược,

kế hoạch phát triển kinh doanh của chi nhánh

- Quản lý chung và trực tiếp quản lý, chỉ đạo khối hoạt động ngân hàng buôn bán của chi nhánh.Trực tiếp phụ trách phòng Khách hàng, phòng Hành chính - Nhân sự - Ngân quỹ, phụ trách công tác Đảng

- Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

- Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức nằn thực hiện phát triển mạng lưới của chi nhánh

Các Phònggiao dịch

Tổ Tin học

Phòng Kế toán thanh toán

Bộ phận Thanh toán thẻ

Bộ phận Ngân quỹ

Bộ phận Thể nhân

Phòng Kinh doanh Dịch vụ

Ngày đăng: 19/08/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w