1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Mai Anh
Trường học Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Thống kê kinh tế
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 14,65 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu> Mục tiêu chung: Đề ước lượng hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, dé tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau, xem xét vai trò của các n

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS Phạm Thị Mai Anh

đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trìnhthực hiện chuyên đề

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Thống kê kinh tế, trường Đại họcKinh tế quốc dân những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt thời gianhọc tập vừa qua.

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé cán bộ nhân viên tại cục Thống

kê thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cục cũngnhư cung cấp cho em những tài liệu cần thiết dé em có thê hoàn thiện bài chuyên démột cách tốt nhất

Một lân nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Linh

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạtđộng của Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên dé là trung thực và chưa được công bồ trongcác công trình khác Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về dé tài của mình.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Khánh Linh

Trang 3

MỤC LỤC

„00/9080 — iiiDANH MUC BANG BIEU ssesessssesssssescssseecssnecessneecssnecessuseessnneecsnneeessneessnneessneess VDANH MỤC HINH 25:-252 222 2221122211222 rrrrrieg viDANH MUC CAC TU 4050.101177 vii

LOI (910000105 |

1 Lý do chọn đề tài :-©sc+ 2+ E211211271112112111171121111 111.11 xe 1

2 Muc ti@u nghién nnn - 3

3 9 0i 00/2/2060 34 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿- ¿©++2+++x++zx++x++zx+zrxezzxezseee 4

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE PHƯƠNG PHÁP THONG KE VÀ

DANH GIÁ HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan chung về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khai niệm Ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động của Ngân hang 0n 0:00 PP 6

1.1.1.1 Khai nệm Ngân hàng thương mai - 5 55+ << s+++s>++ss2 6

1.1.1.2 Khai niệm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại 11

1.1.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng

0n 50:10 1017077 o- 21

1.1.2.1 Téng quan các nghiên cứu về nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng Ngân hàng thương mại - - - + + kh HH ng nưệp 211.1.2.2 Lua chon các nhân tỐ -¿- - + s+x+E+E+E+EEEEEE+EEEtEErEeEerrrkrrereree 241.2 Phương pháp thống kê hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại 27

1.2.1 Phuong pháp bao dtr liệu DIEA - - 5S *Svsetserseerrrrerree 271.2.2 Phương pháp hồi quy với mô hình Tobit -2- 52525525552 29

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA HOAT DONG NGAN HANG THUONGMAI VA PHAN TICH NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG

CUA NGAN HANG THƯƠNG MAI VIET NAM o ccsscsssesssesssesssessesssecssesssseseceees 31

2.1 Giới thiệu về số liệu Ngân hang thương mại Việt Nam - 312.2 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại 33

2.2.1 Thông tin chung về các biến trong mô hình :- +5: 372.2.2 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến - 2 s5: 392.2.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng bằng hồi quy Tobit - 39

2.3 Đề xuất giải pháp - + 5c E2 1EEEE21211211211211211 2111111 41

Trang 4

KET LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LỤC

iv

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEUBảng 2.1: Kết quả tổng hợp một số chỉ tiêu của NHTM Việt Nam bình quân 31Bảng 2.2: Thống kê mô tả các biến quan sát -: -¿2¿©2++++++2z++zx+zzxe+zxez 33Bảng 2.3: Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô NHTM Việt Nam

binh quan giai doan 2009-2018 000078 34

Bang 2.4: Kết quả kiểm định sự khác biệt hiệu quả kỹ thuật giữa 2 loại hình NgânNANG oo ee eee 36Bang 2.5: Kết qua kiểm định sự khác biệt hiệu quả quy mô giữa 2 loại hình Ngân1010117 4:) 37Bảng 2.6: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát -2 -¿- 5¿©++cs++zxz+cs+2 38

Bang 2.7: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến -2- ¿2 s2 secse2 39

Bảng 2.8: Kết quả ước lượng mô hình Tobit -2:- 5: 52 522x2z++£x+zzxezzxez 40

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Minh hoạ về hiệu quả kỹ thuật

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT

STT | Từ viết tat Nghĩa của từ viết tắt

1 CRS Constant Returns to Scale/Không đôi theo quy mô

2 DEA Data Envelopment Analysis/Phân tích bao dữ liệu

3 DLR Cho vay/Tiền gửi

4 DMU Decision Making Unit/Don vi tạo quyết định

5 DR Doanh thu/Tién gửi

6 EPS Earning Per Share/Lãi cơ bản trên mỗi cô phiếu

7 GDP Tổng sản phầm quốc nội

8 GDPCAP_ | Sản pham quốc nội bình quân đầu người

9 HQHD Hiệu qua hoạt động

10 HQKD Hiéu qua kinh doanh

11 HQKT Hiệu quả kỹ thuật

12 NH Ngân hàng

13 NHTM Ngan hang thuong mai

14 PE Pure Technical Efficiency/ Hiéu qua ky thuat thuan

15 ROA Loi nhuan/Tai san

16 SE Scale Efficlency/Hiệu quả quy mô

17 SFA Stochastic Frontier Analysis/ Phân tích sản xuất ngẫu nhiên

18 SIZE Quy mô

Trang 8

19 TE Techical Efficiency/Hiéu quả kỹ thuật

20 TRTC Doanh thu/Chi phi

21 VRS Variable Returns to Scale/Bién thiên theo quy mô

22 CTG Ngân hang Công Thương Việt Nam

23 BID Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

24 VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

25 ACB Ngân hàng Á Châu

26 ABB Ngân hàng An Bình

27 BVB Ngân hàng Bảo Việt

28 VIETCAPB | Ngân hàng Bản Việt

29 BAB Ngân hàng Bắc Á

30 LPB Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

31 PVB Ngân hàng Đại chúng Việt Nam

32 SEAB Ngân hàng Đông Nam Á

33 MSB Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam

34 KLB Ngân hàng Kiên Long

35 TCB Ngân hàng Kỹ Thuong Việt Nam

36 NAB Ngân hàng Nam Á

37 OCB Ngân hàng Phuong Đông

38 MB Ngân hàng Quân đội

39 VỊB Ngân hàng Quốc tế

Trang 9

40 NCB Ngân hàng Quốc Dân

41 SCB Ngan hang Sai Gon

42 SGB Ngân hàng Sai Gon Công Thuong

43 SHB Ngân hang Sai Gòn-Hà Nội

44 STB Ngan hang Sai Gon Thuong Tin

45 TPB Ngân hàng Ngân hàng Tiên Phong

46 VAB Ngân hàng Việt Á

47 VPB Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

48 PGB Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex

49 EIB Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam

50 HDB Ngân hang Phát triển nhà Thành phó Hồ Chí Minh

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu mới trongmọi lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế là

một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bat kỳ quốc gia nào trong

giai đoạn phát triển hiện nay Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viêncủa Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, NhómNgân hàng Thế giới, Ngân hang Phát trién Châu A, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ChâuÁ-Thái Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa

phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam cũng đã

ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương

Tiến trình này ngoài việc tạo ra những thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội mới chomọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp nhà, trong đó không thé không kê tới Ngân hàng -một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam Tuy nhiên lộ trình hội nhập kinh tế quốc

tế đặt các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển nói chung, hệ thống Ngânhàng thương mại nói riêng, trước môi trường kinh doanh mới với những áp lực cạnhtranh gay gắt cùng những đối thủ không cân sức Đối với lĩnh vực tài chính ngânhàng, quá trình hội nhập gắn liền với quá trình tự do hoá thị trường tài chính, đemlại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức

Với bôi cảnh đó, Việt Nam sẽ được các nhà đâu tư mới trong nước và nước ngoài lựa chọn đê đâu tư sinh lời Vì vậy, đảm bảo việc cung ứng vôn đê đâu tư là hoàn toàn câp thiệt Đông thời, những hoạt động kinh doanh trong nước của các hộ sản xuât, các công ty cũng rât cân nguôn vôn đê đâu tư cạnh tranh và phát triên.

Đề dam bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế giúp cho các hoạt động kinh doanhvận hành liên tục, không gián đoạn thì các tô chức tín dụng trung gian, Ngân hàng có

vài trò rất quan trọng trong việc điều tiết và góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế.Điều này giúp cho các Ngân hàng hoạt động thêm sôi néi hơn trong việc đảm bảo hàihòa lượng vốn kinh doanh, giữa nguồn vốn cho vay và nguồn vốn huy động Vậy nên,

mỗi Ngân hàng phải hoạt động hiệu quả dé cạnh tranh, tồn tai, đứng vững trên thương

trường.

Ngân hàng ngoại đã va đang xâm nhập vào thi trường nội địa Với kinh nghiệm

lâu năm, công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớn được hậu thuẫn bởi các tập đoàn tài chính

vững mạnh và có uy tín trên thê giới, họ tự tin răng sẽ đáp ứng đây đủ mọi nhu câu

Trang 11

về lĩnh vực tai chính cho người Việt Có thê nói, các tập doan tài chính nước ngoàichính là thách thức đối với ngành Ngân hàng Việt Nam.

Sau gần một thập kỷ kê từ khi gia nhập WTO, các NHTM Việt Nam đã bộc lộ

nhiều yếu kém như: năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao, năng lực quản

trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch, không đủ sức

cạnh tranh với ngân hàng ngoại Trước tình hình đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhànước (NHNN) đã chủ trương tái cơ cấu bộ máy NHTM, minh chứng là sự ra đờicủa Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt

dé án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” và Quyết định số734/QD-NHNN ngày 18/4/2012 của Thống đốc NHNN phê duyệt Kế hoạch hànhđộng của ngành Ngân hàng triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụnggiai đoạn 2011 - 2015 Kết quả là hàng loạt các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, muatrong hệ thống NHTM đã diễn ra từ năm 2011 đến nay Mặc du vậy, van đề hiệu qua

của các NHTM sẽ như thé nào, liệu sau khi tai cơ cấu, hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng này có vững vàng hơn hay đơn giản chỉ là phép toán cộng của các

ngân hàng yếu kém? Do vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM ViệtNam trong và sau giai đoạn này là rất cần thiết nhằm tông kết những thành tích đạtđược cũng như những hạn chế của công cuộc tái cơ cau hệ thống NHTM

Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, phân tích, đưa ra những nhân tố ảnh hưởngđến tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội

nhập hiện nay dé từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu qua

hoạt động của hệ thong NHTM là một van đề cấp thiết Việc đánh giá này mang lại

nhiều lợi ích cho cả nhà quản lý và khách hàng là những người kỳ vọng lợi nhuận

cao.

Do đó, tac giả đã chọn dé tai “Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hang

thương mại Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

> Mục tiêu chung:

Đề ước lượng hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam,

dé tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau, xem xét vai trò của các nhân

tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Từ đó đề xuất một số giải phápnhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh của các Ngân hàngthương mại Việt Nam.

> Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM,

và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Thứ hai, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009-2018

Thứ ba, xác định các nhân tố hiện đang tác động đến mức độ hiệu quả của hệ thốngngân hàng Từ đó, tìm ra các phương hướng dé cải thiện các nhân tố gây ra tác độnglớn đên hiệu quả của ngân hàng.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Dé hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đê tài can phải giải quyét những câu hỏi cơ bản sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Mức độ hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại là nhưthế nào trong giai đoạn năm 2009-2018? Và ngân hàng nào thực sự là hoạt động hiệu

quả trong giai đoạn năm 2009-2018?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Những biến động kinh tế thị trường và chính sách của Nhànước có làm ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Những nhân tô nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ

thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua?

Trên cơ sở giải quyết ba câu hỏi này, bài nghiên cứu làm rõ các nguyên nhânảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua

dựa trên các mô hình phân tích định lượng Và sau đó, bài nghiên cứu dé xuất một sốgiải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranhcủa các NHTM Việt Nam, góp phần phục vụ các định hướng phát triển của của các

NHTM.

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

> Đối tượng nghiên cứu:

Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại, trong đó hiệu quả kinhdoanh thuần là hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ phương pháp DEA và phân tíchđịnh lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả này của các Ngân hàng thương mạiViệt Nam bang Tobit

Về thời gian: 10 năm từ 2009 đến 2018

Thời gian được sử dụng trong đề tài là 10 năm từ 2009 đến 2018 Vì trong khoảngthời gian này hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn phục hồi và tăngtrưởng, đặc biệt là việc thực hiện đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụnggiai đoạn 2011-2015”.

Về nội dung: Dé tài tập trung di sâu nghiên cứu các nội dung đo lường hiệu

quả hoạt động, xem xét vai trò của các nhân tô có ảnh hưởng đên hiệu quả hoạt động hoạt động của Nhân hàng thương mại Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chính là phương

pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng

Phương pháp định tính: Dựa trên cơ sở tông quan các tài liệu liên quan đến các chỉ

tiêu dé tính toán hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại và các tài liệu liênquan đến xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

thương mại.

Phương pháp định lượng: đề tài tập trung sử dụng 3 phương pháp:

Phương pháp thống kê mô tả: mô tả tóm tắt các biến thu thập được dé phản ánh tôngquát vê đôi tượng nghiên cứu.

Trang 14

Phương pháp màng bao dữ liệu DEA: xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra đề tính toánhiệu quả hoạt động của các NHTM trên cơ sở tối đa hóa đầu ra và hiệu quả thay đổi

theo quy mô.

Phương pháp hồi quy tương quan: với mô hình hồi quy Tobit, đề tài phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Nguồn dt liệu: Dựa trên các báo cáo tài chính của các ngân hang từ các báo cáo cua Ngân hàng Nhà nước và các bảng cân đôi kê toán, báo cáo lãi lỗ trong các báo cáo thường niên của các ngân hàng; trên trang chủ chính thức của các ngân hàng và trênmột số trang web uy tín như: cafef, vietstock

6 Ket câu của dé tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phương pháp thống kê và đánh giá hiệu quả hoạtđộng của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại và phân tích nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 15

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE PHƯƠNG PHÁP THONG KE

VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan chung về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

thương mại

1.1.1.1 Khai niệm Ngân hàng thương mại

a Khái niệm Ngân hàng thương mại

Theo Luật các tô chức tín dụng quy định: “Ngân hàng thương mại là ngânhàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng vàcác quy định khác của pháp luật ” (Nghị định s6 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về

tổ chức và hoạt động của NHTM)

Cũng theo Luật này: “Hoat động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiên tệ vàdich vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiên gửi và sử dụng số tiền này

dé cap tin dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán ”

Error! Hyperlink reference not valid là một tô chức kinh tế chuyên thực hiện cáchoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực tài chính, cung cấp tiền tệ, các dịch vụ tàichính giữa ngân hàng với khách hàng và ngược lại Cũng giống như một doanh nghiệp

thương mại, hoạt động của NHTM cũng có mục đích sau cùng là tối đa hoá lợi nhuận

NHTM thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, điển hình là các hoạt động đi vay vàcho vay lại dé tạo ra lợi nhuận So với các doanh nghiệp, tô chức thương mại dịch vụkhác thì NHTM có một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn Biểu hiện ra bên ngoàicủa tiền vốn chính là lãi suất, trong đó có lãi suất cho vay hoặc lãi suất huy động, nóchịu tác động bởi quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường Vì vậy lợi nhuận chủ yếucủa hoạt động ngân hàng sẽ là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ lãi khi cho vay vớichỉ phí trả lãi huy động Đề có hàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đa dạng các hìnhthức huy động tiền vốn cũng như đưa ra một mức giá mua hợp lý Đồng thời ngân

hàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro

Như vậy Ngân hàng thương mại là một tô chức tín dụng trung gian với vai tròquan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống t6 chức này

mà các nguôn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tin dụng to lớn

để có thể cho vay phát triển kinh tế Từ đó có thể nói bản chất của NHTM là một tô

Trang 16

chức kinh tế; NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ

ngân hàng.

b Phân loại Ngân hàng thương mại

Theo quy định tại Khoản 5 điều 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tô chức hoạt độngcủa NHTM, dựa vào hình thức sở hữu, Ngân hàng thương mại được chia thành 4 loại :

o Ngân hàng thương mại Nhà nước

“NHTM Nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% von diéu lệ.Ngân hàng thương mai Nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn

điều lệ và NHTM cổ phan do Nhà nước sở hữu trên 50% von điêu lệ ” Một số Ngânhàng như :

- Ngân hàng công thương Việt Nam

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

o Ngân hàng thương mại cô phan:

Là “NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phan.” Theo quy định của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong NH này, một cá nhân hay pháp phân chỉ được

sở hữu một số cô phần nhất định, bao gồm một số ngân hàng:

- NHTM cổ phan A Châu

- NHTM cô phần Phương Đông

- NHTM cổ phan Quân đội

- NHTM cổ phan Đông A

o Ngân hàng liên doanh:

Là “NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam và

bên nước ngoài trên cơ sở hợp dong liên doanh NHTM liên doanh được thành lậpdưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân

Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam ”

- Indovina Bank Limited

- NH Việt Nga

- Vid Public Bank

- Vinasiam Bank

- Shinahanvina Bank

Trang 17

o NHTM 100% vốn nước ngoài:

Là “NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% von diéu lệ thuộc sở hitunước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn diéu lệ (NHmẹ) NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ

so chính tại Việt Nam `

- NH trách nhiệm hữu han một thành viên ANZ

- NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên Standard Chartered

- NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC

- NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan

,

- NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hongleong

c Chức năng hoạt động của Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay vốn đầu tư là các nghiệp vụ chủ yêu củaNgân hàng thương mại Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, kinh tế

xã hội, các NHTM cũng có những thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của kháchhàng Nhờ có các NHTM mà các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước được thựchiện một cách kịp thời và nhanh chong, từ đó các doanh nghiệp có thé dé dàng kiểm

soát các hoạt động hơn va theo đúng luật pháp hơn Với vi tri quan trọng đó, Ngân

hàng thương mại trong nền kinh tế hiện nay đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau,

cụ thé như sau :

s* Chức năng trung gian tin dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tin dụng, vai trò của NHTM là cầu nốigiữa những người có nhu cầu về vốn và những người có nguồn vốn nhàn rỗi Vớichức năng như vậy, vai trò của Ngân hàng sẽ vừa là người đi vay, đồng thời là ngườicho vay và hưởng lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất nhậngửi, từ đó, góp phần đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia

Đối với người ổi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu nguồn von dé thuc hiénhoạt động kinh doanh cua mình một cach chắc chắn, tiện lợi và hợp pháp Đồng thờigiúp cho các hoạt động chi tiêu, thanh toán sẽ tiết kiệm được chi phí về sức lực, thờigian.

Đôi với người gửi tiên, ho sẽ nhận được một khoản tiên lãi từ nguồn von nhàn

rồi họ gửi ngân hang Hơn nữa khoản tiên gửi này sẽ được các ngân hang đảm bao an

toàn với các dịch vụ thanh toán được cung câp một cách tiện lợi.

Trang 18

Đặc biệt là trong nền kinh tế, chức năng trung gian tín dụng sẽ thúc đây mạnh

mẽ tăng trưởng kinh tế vì các hoạt động mở rộng sản xuất diễn ra liên tục nhờ đượccác ngân hàng đáp ứng nhu câu vê von.

Chức năng trung gian tín dụng được xem như là chức năng quan trọng nhất

của NHTM nói chung.

+* Chức năng tạo tiên

Chức năng tạo tiền không chỉ giới han là các hoạt động in thêm tiền và pháthành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước mà bản thân các NHTM vẫn có khả năng tạo

ra tiền tín dụng thê hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngânhàng Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch

Thông qua hành vi cho vay từ các khoản tích trữ ban đầu bằng chuyên khoản,

hệ thống NHTM có thể tạo ra số tiền gửi với khả năng sẽ gấp nhiều lần số dự trữ tăng

thêm ban đầu, tạo nên vòng quay về vốn Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số

mở rộng tiền gửi Hệ số mở rộng tiền gửi này chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự

trữ bắt buộc, ty lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của

công chúng.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng

là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được dé cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng dé mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng dé mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ

Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế sẽ tăng nhờ chức năng này của

hệ thống ngân hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu chỉ tiêu, thanh toán của xã hội Như

vậy, những quan niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ gói gọn là tiền giấy doNgân hàng Trung Ương phát hành mà còn bao gồm lượng tiền tín dụng (tiền ghi số)

do các NHTM cổ phan tạo ra

s* Chức năng trung gian thanh toán

Với chức năng này, vai trò của NHTM được coi như là thủ quỹ cho các cánhân và các doanh nghiệp, thực hiện các yêu cầu phục vụ cho hoạt động thanh toánnhư trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng dé thanh toán các chi phí cho hàng

Trang 19

hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của họ tiền thu từ hoạt động bán hàng

và các khoản thu khác theo yêu cầu họ đưa ra

Việc ngân hang thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý

nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Với chức năng này, các ngân hàng thươngmại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm

chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tin dụng,

Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toánphù hợp Nhờ đó mà các chủ thé kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền

dé gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thé sử dụng mộtphương thức nào đó dé thực hiện các khoản thanh toán

Những hoạt động này sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế tiết kiệm được rất nhiềuthời gian, chi phí, lại có thể dam bao được việc thanh toán an toàn Nhìn chung, chứcnăng này đã giúp đây nhanh tốc độ thanh toán, thúc đây quá trình lưu thông hàng hóa,tốc độ lưu chuyên vốn diễn ra nhanh và dé dàng hon, góp phan phát triển nền kinh tế

Đồng thời thông qua các NH, việc thực hiện các hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt sẽ giúp giảm bớt được lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó sẽ tiếtkiệm được các khoản chi phí như chi phí bảo quan, in ấn, dé phục vụ cho lưu thôngtiền mặt

s* Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng

Hiện nay dich vụ của các NHTM ngày càng phong phú và da dang với nhiềuhoạt động khác nhau, chăng hạn như :

- Dịch vụ nhận tiền gửi

- Cho vay tiêu dùng dé thỏa mãn nhu cau sinh hoạt hàng ngày của cá nhân

- Dịch vụ mua bán ngoại tệ

- Chiết khấu giấy tờ có giá và vay thương mại

- Cung cấp tài khoản giao dịch

- Tư vân tài chính.

Trang 20

1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại

a Khái niệm tổng quát hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại

Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩa theo nhiều

quan điêm khác nhau.

Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầuvào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động

nào tao ra dau ra lớn hơn sé là hoạt động hiệu qua hơn”.

Theo Daft (2008), hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầuvào có tính chất khan hiểm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiéu chi phí so với cácđối thủ cạnh tranh Có nhiều cách đo lường hiệu quả họat động như sử dụng các chỉ

số ROA, ROE (với ROA được đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và ROE được

đo bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) Các chỉ số này được sử dụng ở hầu nhưthường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tàichính.

Hiệu quả hoạt động của các NHTM có thể được đánh giá qua hai nhóm chỉtiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối

Khi so sánh chỉ tiêu tuyệt đối đưới dạng hiệu số, Hiệu quả kinh doanh bằng

(=) Kết quả kinh doanh trừ di (-) Chi phí san xuất kinh doanh Nếu hiệu số này mangdau dương là biểu hiện của doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại, nếu

hiệu số mang dấu âm là biểu hiện của doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả Cácchỉ tiêu tuyệt đối cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động theo cả chiều sâu và chiềurộng Tuy nhiên loại chỉ tiêu này trong một số trường hợp lại gặp khó khăn khi sosánh các ngân hàng có quy mô khác nhau và mang đậm việc tính toán chỉ tiêu kết quả

hơn là hiệu quả.

Với nhóm chỉ tiêu tương đối, công thức tổng quát tính hiệu quả toàn phan, đầy

đủ dạng thuận (H):

H=Kết qua/Chi phí

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đơn vị chi phí đầu vào đã chi ra trong kỳ tạo được baonhiêu đơn vị sản xuất, kinh doanh đầu ra.Với NHTM, Kết quả của chỉ tiêu được biểuhiện băng thu nhập của Ngân hàng, thường là những khoản thu về hoạt động kinhdoanh: thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi, thu về kinh doanh ngoại té, đầy tư chứngkhoán, thu về dịch vụ ngân hang và các khoản thu nhập khác Chi phí của NHTM

trong quá trình hoạt động kinh doanh bao gồm: chỉ trả lãi tiền gửi, chỉ trả lãi tiền vay,

Trang 21

chi phí về mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái

phiếu và các khoản chi phí khác Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo

thời gian và không gian, cũng như cho phép so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có

quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau.

Như vậy, theo cách tiếp cận truyền thống, hiệu quả hoạt động của Ngân hàngđược đánh giá bằng phương pháp so sánh kết quả, doanh thu mà ngân hàng thu được

với các khoản chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định

Từ đó, HQHĐ Ngân hàng được đo lường bang các chỉ số như tỷ suất sinh lời trên vốnchủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tốc độ tăng trưởng doanhthu, Có thé thấy rằng, cách đo lường hiệu quả này đơn giản, dé thực hiện nhưng lại

có nhược điểm lớn đó là không phản ánh được sự thay đổi của giá đầu vào, giá đầu

ra và các yếu tô khác gây ra khiến cho ngân hàng không thể hoạt động ở mức tối ưu

được.

Tuy nhiên, do có những hạn chế về nguồn số liệu và thời gian nên quan điểm

về hiệu quả trong đề tài để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM là dựa vào nhữngtiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thé hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào

và kết quả đầu ra từ những yếu tố đó, hay nói một cách khác hiệu quả mà đề tài tậptrung nghiên cứu là đánh giá khả năng biến đôi đầu vào dé tạo ra tối da đầu ra trong

hoạt động kinh doanh của NHTM.

b Khái niệm Hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận của

mô hình DEA

Qua các nghiên cứu đã tiễn hành, khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàngđược nhìn nhận ở hai góc độ: truyền thống và hiện đại Trong khoảng 30 năm gầnđây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận hiện đại, dựa trên khái niệm vềđường biên hiệu quả dé có thé nghiên cứu về HQHĐ ngân hang Đây là cách tiếp cậnhiện đại xác định hiệu quả của một NH được xác định dựa trên sự so sánh kết quả màngân hàng đạt được so với các ngân hàng tương tự khác Trong các phương phápphân tích, đánh giá hiệu quả, hiệu quả biên có thé được chia làm hai nhóm đó là cáchtiếp cận tham số và cách tiếp cận phi tham sé

Cách tiếp cận tham số có xu hướng tập trung vào hàm sản xuất hoặc hàm chiphí của các ngân hàng, trong đó hàm số ước lượng thông qua mô hình hồi quy có théđược xem như là một hàm tối ưu và có thê được sử dụng làm đường biên chuẩn Mặc

dù ước lượng tham số này có thể cung cấp thông tin về khoảng tin cậy và độ lệch

chuẩn Tuy nhiên, nếu việc chỉ định dạng hàm sai thì kết quả tính toán sẽ ảnh hưởng

Trang 22

DEA là công cụ rất hữu ích và được sử dụng phô biến dé đánh giá hiệu quacủa các đơn vị sử dụng nhiều đầu vào dé tạo ra nhiều đầu ra và khó xác định mối

quan hệ sản xuất như các ngân hàng Trên thế giới, DEA thường được áp dụng déđánh giá các NHTM với các biến đo lường khác nhau Nội dung cụ thể của phươngpháp này sẽ được đề cập chi tiết trong phan 1.2.1

Tại châu A, nghiên cứu của Fukuyama (1993) “Technical and Scale Efficiency

of Japanese Commercial Banks: A Non-Parametric Approach.” (Tam dịch: Kỹ thuật

và quy mô hiệu qua của các ngân hang thương mai Nhật Ban: Cách tiếp cận phi thamsố) đã tiễn hành đo lường hiệu quả của 143 Ngân hang Nhật Bản trong năm 1990 với

3 biến đầu vào là lao động, vốn và tiền gửi của khách hàng, và 2 biến đầu ra là doanhthu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác Kết quả của nghiêncứu này là HQKD thuần trung bình đạt 0,86 và hiệu quả quy mô đạt 0,9 Điều này có

ý nghĩa việc thiếu hiệu quả toàn bộ là do HQKD thuần thấp

Pasiouras et al (2007) có bài viết “Bank efficiency and share performance:

evidence from Greece” (Tam dịch: Hiệu quả ngân hang và hiệu suất phân bổ: bangchứng từ Hy Lạp) đã đánh giá va phân tích hiệu quả chi phí của 16 NH cổ phan tại

Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2004 với việc ứng dụng phương pháp DEA hai giaiđoạn Giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh giá HQKT, hiệu quả chỉ phí

và hiệu quả phân bổ Kết quả phân tích DEA chỉ ra rang các ngân hàng cô phan của

Hy Lạp có thể tăng hiệu quả chi phí lên trung bình 17,7%, ngoài ra rằng hiệu quả kỹ

thuật trung bình theo lợi nhuận không đổi theo tỷ lệ là 0,931 và tăng lên 0,977 theo

lợi nhuận biến đồi theo ty lệ, dẫn đến hiệu quả quy mô là 0,953 Giai đoạn thứ hai tácgiả sử dung mô hình Tobit dé ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và bêntrong đến hiệu quả của ngân hàng Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ tích cực và

có ý nghĩa thống kê giữa những thay đổi hàng năm về hiệu quả kỹ thuật và lợi nhuận

Trang 23

với sản xuất quan sát cung cấp thước đo hiệu quả của đơn vị ra quyết định; các đơn

vị không hiệu quả có thé tăng sản lượng mà không tăng đầu vào Có nhiều cách tiếp

cận khác nhau đã được sử dụng dé ước tính sản lượng biên giới Một cách tiếp cận

phô biến trong cải đặt một đầu ra là giả định một hình thức sản xuất chức năng phùhợp với niềm tin của quy trình sản xuất cơ bản Nếu tất cả các sai lệch so với biêngiới là do nhiễu thống kê được tạo ra từ phân bố đối xứng tập trung ở mức 0, sau đóbình phương tối thiểu thông thường sẽ là một kỹ thuật phù hợp với các vấn đề kinh

tế lượng thông thường (ví dụ tính đồng thời do các yếu tố đầu vào quan sát được

tương quan với thuật ngữ không hiệu quả không quan sát được).

Một số tác giả cũng sử dụng phân tích màng bao dữ liệu (DEA) được pháttriển bởi Charnes et al (1978) và Banker và cộng sự (1984) “Model for estimatingtechnical and scale inefficiencies” (Tạm dich: Mô hình để ước tinh không hiệu quả

về quy mô và kỹ thuật) Mô hình xác định này đo lường sản xuất biên giới không giảđịnh giả định các tiên đề chung của sản xuất Một ưu điểm chính của DEA là khảnăng cho phép đồng thời nhiều đầu vào và nhiều đầu ra; hiệu quả thường được đobăng cách sử dụng Farrell (1957) đo lường giảm đầu vào trang bị (hoặc mở rộng đầura) dé đánh giá sản xuất quan sát so với sản xuất biên giới

Ban đầu, DEA bị chỉ trích bởi các nhà kinh tế lượng học, những người phản

đối giả định rằng tất cả các sai lệch so với biên giới là do không hiệu quả Thay vào

đó, nếu dữ liệu bị nhiễu không chỉ bởi sự kém hiệu quả mà còn bởi nhiễu thống kê,biên giới ước tính sẽ bị sai lệch và các ước tính về sự kém hiệu quả sẽ không chỉ bao

gồm sự kém hiệu quả mà còn cả lỗi do lường và tiếng ồn thống kê khác Tat nhiên,vấn đề này không chỉ tồn tại với DEA mà còn với các phương pháp dựa trên hồi quycho rằng các sai lệch so với biên giới chỉ là một chiều và do không hiệu quả

Năm 2004, Paradi et al đã giới thiệu bài viết “Efficiency of the Czech Banking

Sector Employing the DEA ” (Tạm dịch: Hiệu quả của ngành Ngân hàng Séc sử dụng

phương pháp tiếp cận DEA) Bài viết sử dụng cách tiếp cận DEA mở rộng, cụ thé làphân tích bao dữ liệu DEA đề đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại tại

Cộng hòa Séc Nó dựa trên dữ liệu bảng trong giai đoạn từ 2003 đến 2012 Từ 4

phương pháp tiếp cận (trung gian, sản xuắt, tài sản, lợi nhuận) đã được phát triển déxác định đầu vào là lao động và tiền gửi; đầu ra là cho vay và thu nhập lãi ròng Trong

đó, lao động được đo bằng chỉ phí trả lương cho nhân viên; tiền gửi bằng tổng tiền

gửi có kỳ hạn từ khách hàng, liên ngân hàng và nguồn thu từ trái phiếu phát hành, cáckhoản vay là các khoản vay từ khách hàng và các tô chức tài chính khác và thu nhậplãi ròng là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi vay Phân tích bao bọc dữ liệu

đã trở thành một phương pháp phổ biến dé đo lường hiệu quả của ngành ngân hàng

Trang 24

Bài viết sử dụng phân tích bao dữ liệu DEA dựa trên mô hình định hướng đầu vào dé

đo lường hiệu quả ngân hàng Trong giai đoạn được phân tích, hiệu suất trung bìnhtheo tỷ lệ hoàn vốn liên tục đạt 70-78% và hiệu suất trung bình theo tỷ lệ hoàn vốnthay đổi theo tỷ lệ đạt 84-89% Lý do của sự kém hiệu qua của nhóm các ngân hàng

lớn là sự dư thừa tiền gửi trong bảng cân đối kế toán và quy mô hoạt động không phùhợp.

Eken và Kale (2010) với bài viết “Bank branch efficiency with DEA” (Tam

dịch: Hiệu quả chỉ nhánh ngân hàng với DEA) với giả định VRS theo 2 cách tiếp cận

cho 128 chi nhánh ngân hàng tại Istanbul và Thrace với đầu vào là: chi phí nhân sự,chi phí hoạt động, khoản vay; va đầu ra theo 2 cách, cách thứ nhất dau ra là: tiền gửi

có kỳ hạn và không kỳ hạn; vay thương mại, vay khách hàng; thu nhập ngoài lãi; vàcách thứ hai đầu ra là: thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi Hiệu quả chi nhánh ngânhàng với DEA, chi nhánh được nhóm lại như lớn, vừa và nhỏ dựa trên một tiêu chuẩnChi nhánh trung bình dường như rõ ràng hiệu quả hơn chi nhánh lớn và nhỏ Chinhánh lớn và nhỏ phải chịu một trong hai kỹ thuật thuần túy, quy mô hoặc các nguồnkhác của (có thể được gọi là hỗn hợp) không hiệu quả Đặc biệt là có 30 chi nhánhnhỏ nhất, với kết quả kích thước giảm, hiệu quả giảm đồng thời

Chen & Pan (2012) “The credit risk efficiency of 34 Taiwanese commercial banks over the period 2005-2008” (Tam dich: Hiéu qua rui ro tin dung cua 34 NHTM

Đài Loan trong giai đoạn 2005-2008) sử dung DEA kết hợp với chi số EPS nhằm

phân loại các NHTM thành 34 ngân hàng thương mại Đài Loan giai đoạn 2005 —

2008 với biến đầu vào là: ROA, ROE, lợi nhuận trên vốn cấp 1, thu nhập trung bình,EPS, đầu ra là: lợi nhuận/tài sản, tiền gửi/tông vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn

Stock Excha Gwahula Raphael (2013) “X-efficiency in Tanzanian Commercial

Banks” (Tạm dịch: Hiệu qua X trong các ngân hàng thương mai Tanzania) đã sudụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động củacác NHTM tại Tanzania trong giai đoạn 2005-2011 Với quan điểm coi ngân hàngnhư một trung gian tài chính dẫn vốn trong nền kinh tế, tác giả lựa chọn các biến đầuvào là lao động, khẩu hao, chi phí hoạt động, chi phí tài chính; biến đầu ra là dư nợ

và giá trị của các khoản đầu tư Phương pháp phi tham số của Phân tích màng bao dữ

liệu (DEA) được sử dụng dé đạt được điểm hiệu quả ước tính, sau đó là hồi quy Tobit

dé điều tra mức độ hiệu quả X của các ngân hàng thương mai Tanzania trong giaiđoạn nghiên cứu, hầu hết các ngân hàng thương mại đã được tìm thấy mức hiệu suấttổng thê thấp là 53,2%, khá thấp so với trung bình thế giới Phân tích sâu hơn chothấy điểm hiệu qua phân bổ khá thấp hơn điểm hiệu qua kỹ thuật, trong đó ngụ ý rằng

hiệu quả X của các NHTM Tanzania có liên quan nhiêu hơn đên việc lựa chon ket

Trang 25

hợp đầu vào không chính xác thay vì sử dụng đầu vào không phù hợp Ngoài ra, sửdụng Tobit Regression, quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi, chi phí phi lãi cũng

như an toàn vốn được phát hiện có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả trong khi nợ xấu

được phát hiện có mối quan hệ tiêu cực đáng kê

Chang-Sheng Liao (2009) với nghiên cứu “Efficiency and productivity change

in the banking industry in Taiwan: Domestic versus foreign banks” (Tam dich: Hiéuquả và thay đổi năng suất trong ngân hàng tai Đài Loan: ngân hang trong nước và

nước ngoài) đã ước lượng hiệu quả và sự thay đổi hiệu quả của các ngân hàng Đài

Loan giai đoạn 2002-2004 bằng phương pháp DEA Tác giả sử dụng biến đầu vàobao gồm: chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và biến đầu ra bao gồm: dư nợ, thu nhậplãi và đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thay hiệu suất thay đổi theo quy mô của cácngân hàng trong nước có xu hướng giảm Do đó, nhiệm vụ quan trọng của các nhaquản lý ngân hàng là điều chỉnh quy mô hoạt động sao cho đạt được hiệu quả tốt Cácngân hàng nước ngoài, tuy không hiệu quả hơn các ngân hàng nội địa nhưng sự tăngtrưởng hiệu quả của họ tốt hơn các ngân hàng trong nước Bài nghiên cứu cũng hàm

ý rằng, các ngân hàng kém hiệu quả muốn nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa cóthé sử dụng công nghệ

Theo nghiên cứu cua Wiliam (2012) “Efficiency and market power in Latin American banking” (Tam dịch: Hiệu quả và sức mạnh thị trưởng trong ngân hàng

Mỹ Latinh), sử dụng mô hình SFA, 2SLS và Tobit để phân tích mối quan hệ giữa sức

mạnh thị trường và tính hiệu quả của 419 NHTM ở Mỹ Latinh từ năm 1985 đến năm

2010 Hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng đều tập trung chủ yếutại các nước phát triển, việc tái cơ cầu ngân hàng đã thúc đây sự cạnh tranh phải trảgiá bằng sức mạnh thị trường và tăng hiệu quả mang lại tại các ngân hàng trong điều

kiện cạnh tranh độc quyền.

Paolo Coccorese va Alfonso Pellecchia (2010) “Testing the Quiet Life

Hypothesis in the Italian Banking Industry” (Tam dịch: Kiểm tra giả thuyết cuộc sống

yên tĩnh trong ngành ngân hang Y) sử dung đữ liệu về ngành ngân hàng Ý trong giaiđoạn 1992-2007, các tác giả đã áp dụng quy trình hai bước Đầu tiên, ước tính điểm

hiệu quả chi phí cấp ngân hàng và chỉ số Lerner Sau đó, sử dụng các biện pháp sứcmạnh thi trường ước tính, cũng như một vecto của các biến kiểm soát, để giải thíchhiệu quả chi phí Bài nghiên cứu đã tiếp cận phương pháp SCP cùng với các mô hình:

OLS, ALS, Battese-Coelli, hồi quy Logistic và mô hình Tobit dé kiểm định thuyết

“Quite Life”, từ đó đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường với hiệuquả hoạt động ngành Ngân hàng nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng Italia Kết quảcủa bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đáng kể và khá mạnh mẽ giữa hiệu quả hoạt

Trang 26

động theo chi phí với sức mạnh thị trường và xác nhận thuyết “Quite Life” là đúng

với hệ thong ngân hang tại Ý

Tại Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp DEA

và mô hình hồi quy Tobit, song các nghiên cứu có xu hướng tập trung nhiều hơn vàođánh giá hiệu quả nhưng hau hết ở mức độ vi mô

Trong luận văn Tiến sĩ: “Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Nguyén Việt Hùng (2008) sử dụng

phương pháp DEA đo lường hiệu quả hoạt động 32 NHTM Việt Nam giai đoạn

2001-2005 với ba biến đầu vào là: chi phí trả lương cho nhân viên, tư bản, tổng vốn huy

động, biến đầu ra là: thu từ lãi và thu ngoài lãi Tác giả sử dụng phương pháp bao dữliệu DEA kết hợp với chỉ số Malmquist và mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên,sau đó sử dụng mô hình hồi quy với Tobit Kết quả nghiên cứu cho thay các yếu tốnhư: tài sản ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ

nợ xấu, chỉ phí có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong giaiđoạn đó và cho thấy Ngân hàng Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả cả về kỹ thuật lẫnphân bồ nguồn lực

Ngô Đăng Thành năm 2010 cũng nghiên cứu “Hiệu quả của hệ thống ngânhàng toàn cau năm 2010 theo phương pháp phân tích bao dữ liệu ” được đăng trênTạp chí kinh doanh Trung Quốc, phân tích hiệu quả kỹ thuật trong lĩnh vực nNân

hàng nhưng sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm: tổng tài sản, thu nhập từ lãi và cáchoạt động ngoài lãi, và các thu nhập khác; đầu ra bao gồm: tiền lương trả cho cán bộ

công nhân viên, các khoản chi phí có tính lãi và các chi phí khác Kết quả cho thayđiểm trung bình hiệu quả của 22 NHTM Việt Nam trong năm 2008 gần chạm đếnmức đường biên hiệu quả tối ưu (0.917 theo hiệu quả không đổi theo quy mô và 0.97theo hiệu quả thay đổi theo quy mô) Và nghiên cứu tương tự năm 2017 cho kết qua:

các ngân hàng Việt Nam chỉ đạt hiệu quả chi phí trung bình khoảng 74,11% theo

phương pháp phân tích bao dit liệu DEA trong cả giai đoạn 2005-2017 trong khi điểmhiệu quả chi phí trung bình ước tính theo phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên(SFA) lại lên đến 93,34% Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện thấy các NHTMNhà nước có điểm hiệu quả chỉ phí trung bình theo phương pháp DEA cao hơn vớicác NHTM cô phần, tuy nhiên, kết quả lại trái ngược khi điểm hiệu quả chỉ phí đượctính theo phương pháp SFA.

Luận văn Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) với đề tài “Nợ xấu vàhiệu quả chỉ phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đề đo lường hiệu quảchi phí của các NHTM như là một yếu tổ tác động đến nợ xấu của các NHTM, phươngpháp phi tham số bao dữ liệu DEA được tác giả dùng trong nghiên cứu Tác giả nghiên

Trang 27

cứu dữ liệu của 34 NHTM trong giai đoạn 2005-2015 Việc cải thiện hiệu quả ngân

hàng, tăng mức vốn hóa, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế, kiêm soát mức độcạnh tranh thị trường trong ngành sẽ giúp giảm nợ xấu, việc giảm dự phòng rủi ro,quy mô ngân hàng, mức độ kiểm soát của chủ sở hữu, lạm phát, lãi suất, giá nhà sẽlàm giảm nợ xấu

Tiến sĩ Nguyễn Minh Sáng (2012) với luận văn “Phân tích nhân tổ tác độngđến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành

phó Hồ Chi Minh” cũng đã áp dụng phương pháp phân tích DEA để phân tích cácyếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của các NHTM trên địa bàn thành

phó Hồ Chí Minh Nghiên cứu xem xét các Ngân hàng thương mại là đơn vị tài chínhtrung gian của nên kinh tế, với các biến đầu vào được sử dụng trong mô hình là: chỉphí nhân viên, tài sản có định, tiền gửi và các biến đầu ra gồm: thu nhập từ lãi, thunhập ngoài lãi (thu nhập từ họa động dịch vụ, mua bán chứng khoán, đầu tư và từ cáchoạt động khác) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào như nguồn nhân lực, tài sản cốđịnh và tiền gửi khách hàng và quy mô đầu ra của ngân hàng chưa tương xứng

Hiện nay, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới ứng dụng rất nhiềuphương pháp khác nhau nhăm đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nóichung và NHTM nói riêng Một trong số đó là phương pháp đo lường thông qua môhình DEA, mô hình này ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến việc

đánh giá hoạt động của các NHTM Mô hình này có thé được tóm tắt và giải thích

DMU (decision making unit).

Phương pháp DEA xác định dé đo hiệu qua chung hay còn gọi là hiệu quả kỹthuật TE, hiệu quả kỹ thuật thuần PE và hiệu quả quy mô SE Hiệu quả kỹ thuật TEđược xác định từ phương pháp DEA với giả định hiệu quả không đổi theo quy mô(Constant returns to scale - CRS), hiệu quả kỹ thuật thuần PE được xác định từphương pháp DEA với giả định hiệu quả biến đổi theo quy mô (Variable returns toscale — VRS), TE < PE Hiệu quả quy mô SE = TE/PE Nếu TE = PE thi SE =1, điều

nay có nghĩa là hiệu quả không bi anh hưởng bởi quy mô hoạt động Trong mô hình

DEA - VRS lại được chia nhỏ thành hiệu quả giảm theo quy mô (Decrease returns to

Trang 28

scale - DRS) và hiệu qua tăng theo quy mô (Increase returns to scale - IRS) Trongđó: Hiệu quả kỹ thuật được coi là kha năng của một ngành trong việc san xuất tôi đađầu ra trong những điều kiện đầu vào cho trước Hiệu quả quy mô được hiểu là hiệu

quả mà doanh nghiệp sản xuất ở quy mô tối ưu Không phải doanh nghiệp nào cũnghoạt động với quy mô tối ưu do nhiều lý do như hạn chế về vốn, về quy định củaChính phủ Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đómột sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản

phâm sản xuât ra.

Các nghiên cứu thực hiện mô hình DEA thường được lựa chọn một trong haidạng là hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào và hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu

ra Lời giải cho mỗi đơn vị ra quyết định (DMU) là sử dụng các loại đầu vào (Inputs)

ở mức cần thiết tối thiểu dé sản xuất ra một tập hợp đầu ra nhất định (Outputs) Cònhiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra là thước đo sản lượng tiềm năng của một DMU

từ một tập hợp đầu vào nhất định Việc lựa chọn mô hình định hướng đầu vào hay

định hướng đầu ra phụ thuộc vào khả năng kiểm soát các yếu tô đầu vào của các

DMU và việc lựa chọn cũng không có nhiều khác biệt về điểm đánh giá hiệu quả theo

như Coelli và Perelman (1996).

Fare và cộng sự (1985) đã chứng minh trong nghiên cứu của mình rằng việc

một doanh nghiệp sử dụng đầu vào có hiệu quả nhưng chưa chắc đã nói lên rằngdoanh nghiệp đó đạt được mức sản lượng hiệu quả tối ưu Có nhiều thuật ngữ được

sử dụng tương ứng với những thuật ngữ hiệu quả của đầu vào như hiệu quả phân bổ,

hiệu quả kỹ thuật hay nhiều thuật ngữ khác về sản lượng có thê được xem xét Vì sảnlượng dau ra hay hiệu quả của các yếu tố đầu vào đều thé hiện nhiều mặt khác nhautrong giai đoạn sản xuất, cho nên, việc lựa chọn sử dụng loại hiệu qua nao cũng rấtquan trọng và cân lưu tâm.

Trang 29

Output CY}

Tnput (®)

Hình 1.1: Minh hoa về hiệu quả kỹ thuật

Khả năng tạo ra đầu ra một lượng tối đa trong những điều kiện đầu vào cho

trước được định nghĩa là hiệu quả kỹ thuật của một ngành Trong hình 1.1, có cácđiểm A, B, C, D và E biểu thị cho thấy với mỗi mức đầu vào ta có một mức đầu ratương ứng Quá trình sản xuất có đường mô tả biên là đường ABC Trong khi điểm

D, E đang năm bên dưới đường biên thì các điểm A, B, C ở trên đường biên này Hiệuqua không đổi theo quy mô của công nghệ sản xuất được biểu hiện là đường thangtiếp xúc với đường biên qua điểm B Theo minh họa trên, điểm B vừa nằm trên cả

đường biên, thé hiện hiệu quả không đôi theo quy, đồng thời mô tả HQKT tương đối,cho biết ngành đang đạt được cả hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô

Khi một ngành có thể không đạt hiệu quả kỹ thuật thì khả năng có thê xảy ra

là nó đang phải đối mặt với sự phi hiệu quả về quy mô Điều này cũng có thể nhậnthấy trong Hình 1.1 Các quan sát A và C đạt hiệu quả kỹ thuật thuần tuý vì chúngnam trên đường biên, nhưng chúng lại không đạt được hiệu quả quy mô Quan sát D

thê hiện sự không hiệu quả cả về mặt kỹ thuật và quy mô vì nó nằm dưới đường biên.

Về mặt lý thuyết, với cùng mức đầu vào, chúng ta có thể tăng mức đầu ra cho điểm

D bằng cách di chuyên nó đến điểm B hoặc C như trong hình vẽ Quan sát E thể hiện

sự phi hiệu quả kỹ thuật thuần tuý vì nó nằm dưới đường biên, nhưng nó lại đạt hiệuquả quy mô vì nó được sản xuất ở mức đầu vào x2 - mức đầu vào đạt hiệu quả về quy

mô (cùng mức sản lượng với quan sát B).

Với các biến tiềm năng được xem xét, tác giả lựa chọn mô hình định hướngđầu vào Mô hình được thực hiện dựa trên một trong hai giả định là hiệu quả thay đôitheo quy mô và không đổi theo quy mô Đối với các ngân hàng thương mại nói chung

Trang 30

giả định hiệu quả không đổi theo quy mô rất khó đáp ứng, do đó, đề tài sẽ thực hiện

theo giả định VRS.

Như vậy, hiệu quả hoạt động của NHTM phản ánh trình độ sử dụng các nguồn

lực dé đạt được mục tiêu đề ra, thể hiện mối tương quan gitra đầu ra và đầu vào bỏ ra

để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiêu chỉ phí để tăng khả năngcạnh tranh với các định chế tài chính khác trong và ngoài ngành

1.1.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng

thương mại

1.1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động Ngân hàng thương mại

Pasiouras et al (2007) có bài viết “Bank efficiency and share performance:evidence from Greece” (Tạm dịch: Hiệu quả ngân hàng và hiệu suất phân bồ: bangchứng từ Hy Lạp) sau khi đánh giá hiệu quả của các NH cổ phần tại Hy Lạp đã sửdung mô hình Tobit dé ước lượng ảnh hưởng của các nhân tô bên ngoài và bên trong

đến HQHD của Ngân hang Các biến được lựa chọn làm biến độc lập là: Quy mô, số

lượng và các loại ngân hàng, sự tập trung của thị trường, GDP bình quân đầu người,

xu hướng số lượng chi nhánh và việc làm, thất nghiệp, thị trường vốn, tong tai san,

doanh thu, lợi nhuận trung bình và biến dau ra là hiệu quả quy mô SE Kết quả chothay các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê Đặc biệt là các yếu tố thị trường như GDPbình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, thị trường vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quảNgân hàng Hy Lạp.

Harbi Odah, Ali Sadig Mohommed Bager, Bahr Kadhim Mohammed (2017) với nghiên cứu “Tobit Regression Analysis Applied on Iraqi Bank Loans” (Tam dịch:

Phân tích hồi quy Tobit áp dụng cho các khoản vay của ngân hàng Iraq) Nghiên cứunày tập trung vào các khoản vay Ngân hàng của các ngân hàng lraq trong giai đoạn2013-2015, đóng góp của nó là giúp các ngân hàng va các bộ phận được dé cập détạo ra môi trường phù hợp và thúc đây kết quả tích cực, cố găng giảm thiểu tiêu cực

dé đảm bảo tính liên tục của các ngân hàng và thành công của nó trong việc đạt đượccác mục tiêu của nó và đạt được sự phát triển kinh tế mong muốn Khi dữ liệu phảiđược kiểm duyệt từ phía bên trái tại điểm kiểm duyệt bang 0, mô hình hồi quy Tobit

đại điện cho mô hình thích hợp nhất dé sử dụng Nghiên cứu nhằm áp dụng mô hình

hồi quy Tobit dé phân tích các yếu tô quan trọng nhất ảnh hưởng đến các khoản vayđược cung cấp bởi các ngân hang Iraq và ước tính dữ liệu Người ta thấy rằng thanhkhoản và trả nợ ảnh hưởng đến các khoản vay của Ngân hang Iraq, trong khi anhhưởng của lãi suất và người vay không có ý nghĩa thống kê Kết quả từ các ước tính

Trang 31

số lượng người vay gia tăng hoặc giảm, nó không làm ảnh hưởng đến ngân hàng cho

vay.

Rachna Banerjee và Sudipa Majumdar (2017) với nghiên cứu “Does Financial Regulation influence bank efficiency? - A study on UAE banking sector” (Tam dich:Liệu quy định tài chính có ảnh hưởng đến Hiệu quả Ngân hang? Một nghiên cứu taiUAE) đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit dé phân tích với biến độc lập: tỷ lệ chovay/tién gửi, nguồn nhân lực, tổng tài san/tong vốn, vốn cấp I/tài sản có rủi ro, bảohiểm dự phòng va dự phòng tốn thất cho vay, ty lệ chi phí/thu nhập Kết qua cho thay

việc an toàn vốn có ảnh hưởng đến hiệu qua của NHTM, chi phí về vốn cao, anhhưởng tiêu cực, làm giảm hiệu quả lợi nhuận Tỷ lệ tổng tài san/tong vốn ảnh hưởng

tiêu cực đáng kể đến hiệu qua các NH, tỷ lệ vốn cấp I/tài sản có rủi ro cao dẫn đếnviệc ngân hàng hạ thấp hiệu quả khi vốn cap I bị ảnh hưởng Tỷ lệ chi phí/thu nhập

tác động ngược chiều với HQHĐ của Ngân hàng, đem lại ý nghĩa tích cực

Tiến sĩ Anil K.Sharma, Dipasha Sharma, Mukesh K Barua (2012) với luận án

“Efficiency and Productivity of Indian Banks: An Application of Data Envelopment

Analysis and Tobit Regression” (Tam dich: Hiéu qua va nang suất của các ngân hàng

Ấn Độ: Ứng dụng phân tích bao bọc dit liệu va hồi quy Tobit) sau khi tính hiệu suất

của các Ngân hàng An độ đã ứng dụng hồi quy Tobit dé phân tích nhân tô ảnh hưởng.Trong đó TE biểu thị hiệu quả kỹ thuật là biến phụ thuộc; và các biến độc lập là: cácbiến giả cho cau trúc sở hữu của các ngân hang, sự da dạng hóa của ngân hàng, cường

độ cho vay của ngân hàng, chất lượng quản lý của ngân hàng, chi phí phi lãi so vớitài sản, tỷ suất doanh thu trên chi phí, thi phần của các ngân hàng (được định nghĩa

là logarit tự nhiên của tổng vốn), khả năng sinh lời của các ngân hàng (lợi nhuận sauthué/tong tài sản), quy mô ngân hàng điện tử (logarit tự nhiên của tổng tài sản) Sự

đa dang của các loại ngân hang đang ảnh hưởng tích cực và đáng ké đến hoạt độngcủa ngân hàng và do đó các ngân hàng mới đang có lợi thế hơn các ngân hàng cũ,

ngân hàng truyền thống Tại Án Độ hệ thống ngân hàng đại chúng có lợi thế hơn các

đối tác tư nhân và nước ngoài khác trong điều khoản của điểm hiệu quả trung bìnhcủa họ và ở đây cũng là quyền sở hữu Ngân hàng Nhà nước là tích cực và liên quanđáng kế với hiệu suất ngân hàng điện tử Cường độ cho vay, quản lý chất lượng, thi

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w