1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đạo đức kinh doanh chủ đề thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty unilever việt nam

24 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Công Ty Unilever Việt Nam
Tác giả Khương Văn Vĩ, Lê ThThùy, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Thị Thanh Thùy, Nguyễn Đương Thanh
Người hướng dẫn Nguyễn Thái Hà
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Đạo Đức Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,77 MB

Nội dung

LOI NOI DAU Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiễn bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm h

Trang 1

TRUONG DAI HOC THU DO HA NOI KHOA KINH TE & DO THI

000

TIEU LUAN HOC PHAN: DAO DUC KINH DOANH

CHU DE: THUC TRANG THUC HIEN TRACH NHIEM XA HOI TAI CONG

TY UNILEVER VIET NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thái Hà

Nhóm sinh viên thực hiện:

Khương Văn Vĩ 220001051

LêThThùy 220001041

Nguyễn Thị Minh Nguyệt _ 220001020

Vũ Thị Thanh Thùy 220001041

Nguyễn Đương Thanh — 220001034

Hà Nội - 2021

Trang 2

MUC LUC 9000871000517 1 CHUONG I Co sé ly luan vé trach nhiém x4 hdi cia doanh nghiép 2

1 Vấn đề đạo đức trong kimh doant o cccccccssesssssssssssesssessesssesstesseesesseesstesseessees 2 1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh . - 55 5+ S< <5 S21 + +3 kEkssesesseees 2 1.2 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh: - cs-s+csecserseeseeserererke 2 2.Vấn đẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp :-2 5¿©cs+>sz+ccxe2 3 2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (CSR) - 2-22 che 3

2.2 Những thành tố của trách nhiệm xã hội -2- + +s+E+E+ESEE+E+E+Eexertresrereez 3

3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 5555 5< << << <<<++<<<<+ 8

Chương II Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty Unilever Việt

1 Giới thiệu về doanh nghiệp ¿2 ©2¿5++©2++EE2+EEtEEESExeSrxerrkerrrerrrcree 10

2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Umilever Việt Nam 12

3B Dare na 6 17 Chương HIL Giải pháp tăng cường việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh 11/1) P 18 {0.0 21

Trang 3

LOI NOI DAU

Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiễn bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày cảng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh

về các phương pháp sản xuất ma minh sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới

“đạo đức kinh doanh”, mả còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quan tri” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tô chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mỗi quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kê: khăng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuôi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần

Bởi kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiêu luân của nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô thông cảm và có những phản hồi, ý kiến đóng góp để nhóm có thêm kinh nghiệm cho những bài tập lần sau Chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Trang 4

CHUONG I Co sé ly luan vé trach nhiém x4 hdi cua doanh nghiép

1 Van dé dao dire trong kinh doanh

1.1 Khai niém dao dire kinh doanh

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,

đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với

xã hội

Đạo đức kinh doanh gồm những quy tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành

vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu

tư, khách hàng, người quản lý, đối tác, đối thủ ) sử dụng để phán xét một hành động

cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức

1.2 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh

Lợi nhuận là một trong những yếu tố then chốt đối với sự tồn tại của doanh nghiệp

và là cơ sở để đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy

nhiên, nêu nhà quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đó là mục

đích chính và duy nhất của doanh nghiệp thì vấn đề lợi nhuận sẽ ngược lại với van dé

đạo đức trong doanh nghiệp

Vai trò của đạo đức trong kinh doanh được thê hiện ở các khía cạnh sau:

(1) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân Các thể chế xã hội, đặc biệt là những thể chế đề cao tính trung thực, là điều cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một xã hội Các nước phát triển đang trở nên giàu có hơn mỗi ngày nhờ một hệ thống thê chế, bao gồm cả đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và

xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng và hạn chế sự tiến bộ của cá nhân và phúc lợi xã hội Các quốc gia có thê chế dựa trên niềm tin sẽ phát triển một môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm chỉ phí giao dịch và làm cho cạnh tranh hiệu quả hơn Trong một hệ thong thị trường được tin tưởng lớn nhự Nhật Bản, Vương quốc Anh, Canada, các doanh nghiệp có thê thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và niềm tin

(2) Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân

Các doanh nhân phải luôn tự xem xét vả điều chỉnh các hoạt động của mình cho

phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được chấp nhận Sự tồn vong của

một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp

mà còn phụ thuộc chủ yếu vào phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Phong cách lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp Điều chỉnh lãnh đạo và quản lý để phù hợp hơn với doanh nghiệp với các nguyên tắc đạo đức giúp

doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Trang 5

(3) Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ tạo được sự trung thành của nhân viên,

sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng và nhà đầu tư Và phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm tăng hiệu quả hoạt

động, nhân viên tận tâm, chất lượng sản pham được cải thiện và tăng cường hỗ trợ khách hàng Hình ảnh của công ty được củng cố, tạo uy tín lâu dài với mọi người Nó

không thê được thực hiện bởi bất kỳ doanh nghiệp nào và nó không phải được xây

dựng bằng tiền

(4) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên Công ty cảng quan tâm đến nhân viên của mình thì nhân viên càng gắn bó hơn

Hơn nữa, ai cũng mong muốn được làm việc trong những doanh nghiệp có hoạt động

kinh doanh công khai minh bạch Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của công ty Mỗi người lao động đều thấy công việc của mình có giá trị hơn khi làm việc

vì lợi ích cộng đồng trong một công việc vì cộng đồng Ho lam việc tận tâm hơn và

trung thành hơn với công việc

(5) Dao đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hang

Tôn trọng đạo đức xã hội và thực hành đạo đức kinh doanh là cách để tăng niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác kinh doanh Đối với những công ty

luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội thì niềm tin và sự hài

lòng của khách hàng cũng sẽ tăng lên Mối quan hệ giữa công ty và khách hàng là mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau Một khách hàng hài lòng sẽ quay trở lại doanh nghiệp và kéo theo những khách hàng khác đến với doanh nghiệp Ngược lại, một khách hàng không hài lòng sẽ không bao giờ quay lại và cũng sẽ kéo đi những khách hàng khác

2 Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (CSR)

Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực

hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất các tích cực và giảm tối thiêu các tác động tiêu cực đối với xã hội

Trách nhiệm xã hội được coi là 1 yếu tố quan trọng, được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện kiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững

2.2 Những thành tổ của trách nhiệm xã hội

2.2.1 Nghĩa vụ về kinh tế (trách nhiệm cơ bản)

Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp liên quan đến cách thức phân bổ các nguồn lực được sử dụng để tạo ra sản phâm và dịch vụ cho hệ thong xã hội Việc sản xuất

3

Trang 6

hàng hoá và dịch vụ cũng nhằm thoả mãn người tiêu dùng, và phúc lợi được dùng để

bù đắp cho người lao động

Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và người lao động

là cung cấp hàng hóa và dịch vụ và tạo ra công ăn việc làm được trả lương tương

xứng Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với tất cả các bên liên quan là cung cấp cho họ những lợi ích tối đa và công bằng Chúng có thể được thực hiện bằng cách cung cấp những lợi ích này như hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi tức đầu tư trực tiếp cho các bên liên quan của họ

Nghĩa vụ kinh tế cũng có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh tranh Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh các khía cạnh của lợi ích người tiêu dùng

và lợi nhuận doanh nghiệp, mà doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối cho nhân viên và chủ sở hữu Các biện pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thê làm thay

đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng; lợi nhuận và tăng

trưởng kinh doanh so với các công ty khác có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư Do đó, nhiều công ty đã rất ý thức về việc lựa chọn các biện pháp canh tranh; và triết lý đạo đức của công ty có thê rất quan trọng đối với việc nhận thức và lựa chọn các biện pháp được xã hội chấp nhận Các biện pháp cạnh tranh như chiến tranh về giá, bán phá giá, phân biệt giá, ép giá, cầu kết có thê làm giảm cạnh tranh, tăng sức mạnh độc quyền và gây hại cho người tiêu dùng Việc lạm dụng bat hợp pháp tài sản trí tuệ hoặc bí mật kinh doanh cũng là một thực tế phô biến trong lĩnh

vực cạnh tranh Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề tài sản và lợi ích, mà còn liên

quan đến quyền con người

Hầu hết các nghĩa vụ kinh tế của các công ty thường được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý

2.2.2 Nghĩa vụ về pháp lý

Nghĩa vụ về pháp lý hay còn được gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội Nhà nước có trách nhiệm mã hóa các quy tắc, chuẩn mực xã hội và đạo đức trong các văn bản quy phạm pháp luật Trên cơ sở này, các công ty sẽ theo đuôi các mục tiêu kinh tế của mình dựa trên các tiêu chuẩn và quy tắc trong luật đã ban hành Trách nhiệm pháp lý cùng với trách nhiệm kinh tế là hai cầu thành cơ bản, cơ bản nhất và không thê thiếu đối với CSR Các nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật liên quan đến năm khía cạnh của quy định cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và công lý, hỗ trợ

phát hiện vả ngăn chặn các hành vi không lành mạnh

a) Điều tiết cạnh tranh

Trang 7

Vì quyền lực độc quyền có thể dẫn đến thiệt hại cho xã hội và các bên liên quan, chăng hạn như kinh tế kém hiệu quả do “mất không” về phúc lợi xã hội, phân phối phúc lợi xã hội không đồng đều do một phần" thặng dư "của người tiêu dùng hay người cung ứng bị tước đoạt, như đã được chứng minh trong lý thuyết Kinh tế học thị trường Khuyến khích cạnh tranh và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh là phương tiện cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền Do đó, nhiều quốc gia đã thông qua nhiều luật nhằm kiểm soát độc quyền, ngăn chặn các biện pháp định

giá không công bang, va được gọi chung là luật hỗ trợ cạnh tranh

b) Bảo vệ người tiêu dung

Đề bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật yêu cầu các tô chức kinh doanh cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sản phâm Ví dụ về luật bảo vệ người tiêu đùng bao gồm luật giám sát chặt chẽ quảng cáo

và độ an toàn của sản phẩm Luật pháp tìm cách bảo vệ người tiêu dùng băng cách nhân mạnh tính chất đa dạng của trình độ nhận thức và khả năng ra quyết định tiêu dùng của các đối tượng khác nhau (trong đó người sản xuất và người quảng cáo có trình độ cao hơn hắn và năng lực gần như tuyệt đối so với những đối tượng khác), đồng thời chấp nhận trách nhiệm của tất cả các đối tượng và người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ mình và “tự thông tin”

Luật pháp cũng bảo vệ những người không phải là người tiêu dùng trực tiếp Do các biện pháp bán hàng và tiếp thị chủ yếu được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên chúng có thể có những tác động khác nhau đồng thời đến nhiều đối tượng Ngay cả những tác động có hại không mong muốn đối với các nhóm không phải là “đối tượng mục tiêu” vẫn được coi là phi đạo đức và không thể chấp nhận được, vì chúng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn đối với những đối tượng này Trong những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội không chỉ dừng lại ở sự an toàn cho sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng các sản phâm, dich vu cu thé ma da tập trung vào các vấn đề xã hội dài hạn liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm, dịch vụ, chăng hạn như bảo vệ môi trường

©) Bảo vệ mỗi trường

Các vấn đề phô biến được quan tâm hiện nay là việc thải các chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất vào môi trường không khí, nước, đất và âm thanh Bao bì được coi là một phần quan trọng của các biện pháp tiếp thị, nhưng nó chỉ có giá trị đối với người tiêu dùng khi lựa chọn và bảo quản sản phẩm Loại rác thải này ngày càng

Trang 8

trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, với việc các nhà sản xuất ngày càng coi trọng yếu tô marketing này hơn

Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên và vật chất, vẫn đề bảo vệ môi trường văn hóa, xã hội và phi vật thể cũng được nhiều quốc gia chú trọng Tác động

của các phương thức và hình thức quảng cáo tĩnh vi, đặc biệt là thông qua phim anh,

có thê dẫn đến xu hướng tiêu dùng, làm xói mòn các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thông, thay đỗi triết lý tinh thần và đạo đức của xã hội, làm mất đi sự trong sáng và tinh tê của ngôn ngữ

d) An toàn và bình đẳng

Luật cũng đề cập đến việc đảm bảo quyền bình đăng của tất cả những người khác nhau với tư cách là người lao động Luật pháp bảo vệ người lao động khỏi bị phân biệt đối xử Luật công nhận quyền của các công ty được thuê những người có

năng lực nhất vào các vị trí khác nhau, theo yêu cầu của tô chức Tuy nhiên, luật pháp

cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động một cách tùy tiện và không chính đáng

Các quyền cơ bản của người lao động cần được bảo vệ là quyền được sông và làm

VIỆC, quyền được bình đẳng về cơ hội việc làm Việc sa thải nhân viên mà không có bằng chứng cụ thể cho thấy nhân viên đó không thể đáp ứng các yêu cầu công việc hợp lý được coi là vi phạm các quyền nêu trên Luật pháp bảo vệ quyền của người lao động đối với môi trường làm việc an toàn Sự khác biệt về câu trúc cơ thể và đặc điểm thể chất có thể dẫn đến nhận thức khác nhau và khả năng đối phó với rủi ro nghề nghiệp Pháp luật bảo vệ người lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm và khó khăn, mà còn bằng cách bảo vệ quyền

“được biết và bị từ chối việc làm” của họ Trong trường hợp công việc độc hại được người lao động thừa nhận đầy đủ và tự nguyện thuê, luật pháp cũng yêu cầu các công

ty phải trả lương tương xứng với mức độ nguy hiểm và rủi ro trong công việc cho

người lao động

e) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Hầu hết các trường hợp vi phạm đạo đức là do các công ty vượt quá các tiêu chuẩn đạo đức mà công ty hoặc ngành đặt ra Một khi các chuẩn mực này được thể chế hóa thành luật để chúng được áp dụng rộng rãi cho mọi chủ thể thì các trường hợp vi phạm đạo đức sẽ trở thành vi phạm pháp luật Tuy nhiên, ranh giới giữa các chuân mực đạo đức và pháp luật thường rất khó xác định Vấn đề là các nhà quan ly chu yeu được đào tạo để đưa ra các quyết định kinh doanh, nhưng cũng phải chịu trách nhiệm

về các vấn đề pháp lý và đạo đức Hầu như không thể tách biệt các khía cạnh này trong các quyết định kinh doanh, và các sai sót về đạo đức trong hành vi kinh doanh dễ dẫn

Trang 9

đến các khiếu kiện dân sự Hậu quả về tâm lý, đạo đức và kinh tế thường rất to lớn

Hành vi phạm tội được bộc lộ càng chậm thì trách nhiệm hoặc địa vị của người phạm tội càng cao, hậu quả càng nặng nề

Việc phát hiện sớm các hành vi sai trái tiềm ân hoặc các dấu hiệu vi phạm có thể dẫn đến hành động khắc phục hiệu quả và giảm thiểu các hậu quả bất lợi Tuy nhiên, người phát hiện hành vi xâm phạm thường gặp rủi ro và bất hạnh khi doanh nghiệp không có biện pháp hữu hiệu để phát hiện, xử lý hoặc bảo vệ người tố giác Xây dựng các chương trình giao ước đạo đức nhằm thực hiện một hệ thong ngăn ngừa, giảm thiểu, phát hiện và giải quyết việc tổ giác và bảo vệ người tố cáo là một trong những cách hiệu quả nhất mà nhiều doanh nghiệp quan tâm

Những người quản lý quan niệm rằng “đạo đức là tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về pháp lý” không thể mang lại cho công ty những sắc thái riêng mà chỉ là một hình ảnh yếu ớt Điều này là do nghĩa vụ pháp lý chỉ ngăn chặn hành vi vi phạm pháp

luật Chỉ những giá trị đạo đức độc đáo của doanh nghiệp mới tạo ra hình ảnh cho họ

Do đó, các thỏa thuận về đạo đức chỉ có thê đóng góp vào một hình ảnh công ty đáng trân trọng nếu chúng được thúc đây bởi các giá trị và các tiêu chuẩn đạo đức đã được thiết lập

2.2.3 Nghĩa vụ về đạo đức

Nghĩa vụ về trách nhiệm đạo đức liên quan đến các hành vi hoặc hành động được các thành viên của tô chức, cộng đồng và xã hội mong muốn hoặc không mong muốn nhưng chưa được thê chế hóa trong luật Các nghĩa vụ đạo đức về trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp được thê hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hoặc kỳ

vọng phản ánh mối quan tâm của các bên liên quan chính như người tiêu dùng, nhân viên, đối tác, chủ sở hữu và cộng đồng

Các nghĩa vụ đạo đức của công ty được thể hiện rõ ràng thông qua các nguyên

tắc và giá trị đạo đức được tôn trọng được đặt ra trong sứ mệnh và chiến lược của công

ty Thông qua các tuyên bồ trong các tài liệu này về quan điểm của công ty về việc sử dụng các nguồn lực và con người để đạt được mục tiêu / sứ mệnh, các nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự thành công của công ty và phối hợp hành động của mỗi thành viên và các bên liên quan

Các nhà quản lý có kinh nghiệm thường chọn cách thực hiện mục tiêu tô chức

bằng cách tác động đến hành vi của nhân viên Kinh nghiệm quản lý cho thấy rằng nhận thức của một nhân viên thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến và hành vi đạo đức của những người xung quanh Tác động này thường lớn hơn ảnh hưởng của ý tưởng và niềm tin của chính người đó về đúng và sai, và đôi khi làm thay đôi ý tưởng và niềm tin của họ Vì vậy, việc tạo ra một bau không khí đạo đức tốt trong tô chức là rất quan trọng để điều chỉnh hành vi đạo đức của mọi nhân viên Những nhân cách đạo đức

Trang 10

được chọn làm hình mẫu hoạt động như những hình mau dé giúp người khác điều

chỉnh hành vi của họ

2.2.4 Nghĩa vụ về nhân văn

Nghĩa vụ về nhân văn liên quan đến đóng góp cho cộng đồng và xã hội, có tác dụng quyết định giá trị của một tô chức hay doạnh nghiệp Đóng góp của doanh nghiệp có thể theo 4 cách: cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng cho chính

phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và phát triển nhân cách đạo đức của nhân viên

Con người không chỉ cần lương thực đề tổn tại mà còn muốn lương thực luôn dồi dào và sẵn có Người dân cũng mong muốn thực phẩm của mình phải an toàn,

không chứa các chất độc hại cho con người và sức khỏe con người Hơn nữa, họ cũng

không muốn nhìn thấy những động vật hoang dã bị giết hại một cách không cần thiết chỉ để tăng nguồn thức ăn cho con người Họ cũng tìm thấy những lợi thế đáng kê trong việc sử dụng hệ thống thông tin hiện đại và thiết bị máy tính công nghệ cao nhưng họ cũng không muốn những bí mật đời tư của mình bị lộ và phát tán khắp nơi Giúp đỡ người bất hạnh hoặc người kém may mắn cũng là một lĩnh vực nhân đạo được các công ty quan tâm Người bệnh luôn mong muốn được chữa trị, nhưng đôi khi họ không thể tiếp cận với các nguồn y tế cần thiết hoặc tránh khỏi bệnh tật chỉ

vì họ nghèo

Giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với quốc gia, cá nhân

mà còn đối với doanh nghiệp trong tương lai Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là nghĩa vụ nhân văn của các công ty, mà còn được coi là “khoản đầu tư thông minh cho tương lai” của các công ty Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái niệm được doanh nghiệp sử dụng để củng cô và phát triển lợi ích đa phương lâu dài

của các bên liên quan chính, bao gồm cả chính doanh nghiệp Mặc dù vậy, nhân đạo

chiến lược cũng bị phê phán là một công cụ chiến lược dưới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo

3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

s* Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng lả cam kết có đạo đức của cộng đồng doanh nghiệp nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách cải thiện đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội Ngoài ra, điều kiện môi trường làm việc thuận lợi của người lao động sẽ thúc đây họ làm việc tốt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới và mở

rộng thị trường tiêu thụ sản phâm của mình

s* Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

8

Trang 11

Việc công bó thông tin minh bạch, công ty hoạt động hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý

dé tao ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thê tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, và niềm tin chính là cảm xúc - yếu tô quyết định góp phần vào lợi nhuận của cô phiếu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khách hàng thé hiện

ở việc bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, hiệu qua về chi phi, giao hàng đúng thời hạn và an toàn khi sử dụng Trên thực tế, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng thì hình ảnh của sản phâm và doanh nghiệp sẽ được lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Bốn phận đối với xã hội nói chung trước hết là bảo vệ môi trường, sau đỏ là làm từ thiện

s* Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tốt mang lại nhiều lợi ích Trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với lợi tức đầu tư, tài sản và tăng trưởng

doanh thu Sẽ là cơ sở cho sự thành công của mọi hoạt động kinh doanh trọng yếu của

tô chức

s* Góp phần thu hút nguồn lao động giỏi

Đội ngũ lao động có năng lực là nhân tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản

phẩm Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn, nhưng lao động chất lượng cao không nhiều Do đó, việc thu hút và giữ chân những nhân viên có trình độ cao và gắn bó là một thách thức đối với các công ty Các công ty trả lương công bằng và bình đẳng, cung cấp cho nhân viên cơ hội đảo tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có nhiêu khả năng thu hút và giữ chân nhân viên giỏi

s* Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia

Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yêu và mang tính toàn cầu, việc thực hiện trách

nhiệm xã hội là để tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tẾ, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Vai trò của chính phủ trong việc thúc đây trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tạo ra một môi trường pháp lý toàn diện, một sân chơi bình

đẳng cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ ché,

chính sách khuyến khích doanh nghiệp

Trang 12

Chương II Thực trạng thực hiện trach nhiém x4 hoi tai Cong ty Unilever Việt Nam

1 Giới thiệu về doanh nghiệp

1.1 Lịch sử hình thành

Unilever là một công ty niêm yết kép bao gồm Unilever plc, có trụ sở tại London

và Unilever NV, có trụ sở tại Rotterdam Unilever được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1929, bởi sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản xuất xà phòng Anh Lever Brothers Unilever 1a doanh nghiép hang dau ndi tiếng thê giới trên lĩnh vực sản xuất về các sản phẩm tiêu đùng hóa mỹ phẩm hàng dau thế giới chuyên về các sản phâm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever Unilever hiện đang hoạt động trên 190 quốc gia và vùng lãnh thô với cam kết nâng cao chat lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever

đã đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí

Minh và tỉnh Bắc Ninh

Ngay sau khi đi vào hoạt động, các công ty Unilever Việt Nam đã không ngừng nỗ lực phần đấu, tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảo tạo và phát triển

nhân lực, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước, chấp hành tốt chủ chương

chính sách của Nhà nước và đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng Tính trung bình mỗi năm doanh số và lợi nhuận của Unilever Việt Nam tăng khoảng 30-35 năm kê từ khi các dự án của công ty đi vào hoạt động ôn định và có lãi Nếu năm 1995 doanh số của công ty là 20 triệu USD, năm 96 doanh số của công ty là

40 triệu USD thì đến năm 1998 doanh số của công ty đã là 85 triệu USD và tính đến hết năm 2002 thì doanh số của công ty là khoảng 240 triệu USD Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công

ty nước ngoài thành đạt nhất Việt Nam hiện nay Unilever Việt Nam được xem là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất trong các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng

1.2 Cơ cấu tổ chức và Lĩnh vực kinh doanh của công ty Unilever

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của 3 công ty riêng biệt: Liên doanh Lever có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S có trụ sở tại thành phó Hồ Chí Minh và công ty Best Food cũng tại thành phố Hồ Chí Minh Unilever Việt Nam hiện có 5 nhà máy

tại Hà Nội, Củ Chị, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hòa Công ty hiện tại có hệ

10

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w