Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập Ở nhà trường phổ thông cho sinh viên Đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập Ở nhà trường phổ thông cho sinh viên Đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập Ở nhà trường phổ thông cho sinh viên Đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập Ở nhà trường phổ thông cho sinh viên Đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập Ở nhà trường phổ thông cho sinh viên Đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
VÕ THỊ THỦY
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU
HỌC THÔNG QUA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
VÕ THỊ THỦY
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU
HỌC THÔNG QUA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trần Huy Hoàng
2 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án“Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và
sử dụng bài tập” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận án là mới, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đó
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Võ Thị Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hỗ trợ từ thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Đây là nguồn động lực to lớn giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế cùng các phòng ban chức năng đã
hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả nghiên cứu
Tác giả xin gửi lời cảm ơn các thầy cô thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử giáo dục, thầy cô ở hội đồng các cấp đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Trần Huy Hoàng và cô PGS.TS Nguyễn Thanh Bình - hai người thầy cô hướng dẫn đã tận tâm chỉ bảo, hỗ trợ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận án
Tác giả xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Quy Nhơn và các đồng nghiệp Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn nơi tác giả công tác đã ủng hộ, giúp đỡ để tác giả hoàn thành nhiệm vụ học tập
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy cô là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường đại học đã giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thực hiện luận án
Xin cảm ơn gia đình, người thân đã luôn cảm thông, chia sẻ, động viên để tác giả có thể yên tâm hoàn thành quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Võ Thị Thủy
Trang 5MỤC LỤC
7 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4
Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực xây dựng môi trường học tập 9
1.1.2 Những nghiên cứu về phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập
1.2.3 Thành phần cấu trúc của môi trường học tập ở nhà trường phổ thông
26
1.2.4 Yêu cầu đối với môi trường học tập ở nhà trường phổ thông 29
1.3 Năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông 32
Trang 61.3.1 Khái niệm về năng lực, năng lực xây dựng môi trường học tập 32
1.3.2 Thành phần cấu trúc của năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà
1.4 Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ
1.4.1 Khái niệm phát triển năng lực, phát triển năng lực xây dựng môi
1.4.2 Đặc điểm về sự phát triển tâm lý và hoạt động học tập của học sinh tiểu
1.4.3 Quá trình phát triển năng lực của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 40
1.5 Bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập cho sinh viên
1.5.1 Quan niệm về bài tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và bài tập phát triển
1.5.2 Vai trò của bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập 53 1.5.3 Phân loại bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập 55
1.5.4 Thành phần cấu trúc của bài tập phát triển năng lực xây dựng môi
2.1.4 Phương pháp, công cụ và cách tiến hành khảo sát thực trạng 65
Trang 72.2.1 Thực trạng về năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ
2.2.2 Thực trạng về phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và
3.1 Xây dựng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở
3.1.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 98
3.1.2 Cách thức xây dựng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 100
3.1.3 Minh họa về các bước xây dựng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu
3.1.4 Đề xuất bài tập tham khảo nhằm phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
106
3.2 Sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà
3.2.1 Nguyên tắc sử dụng bài tập phát triển năng năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học108 3.2.2 Cách thức sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 110
3.2.3 Minh họa cách thức sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
117
Trang 83.3 Điều kiện sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 119
3.3.2 Điều kiện về phía giảng viên và sinh viên 121
4.1 Nghiên cứu thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các bước xây
2.2 Đối với giảng viên tham gia giảng dạy ngành Giáo dục tiểu học 149
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các tiêu chí và chỉ báo của năng lực xây dựng môi trường tâm lý 34 Bảng 1.2 Các tiêu chí và chỉ báo của năng lực xây dựng môi trường vật chất 36
Bảng 1.3 Phân loại bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập (theo
Bảng 2.2 Thực trạng nhận thức của sinh viên và giảng viên về cấu trúc của năng lực
xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông 68
Bảng 2.3 Thực trạng đánh giá của giảng viên và sinh viên về năng lực xây dựng môi
trường học tập ở nhà trường phổ thông của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 70
Bảng 2.4 Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
74
Bảng 2.5 Thực trạng thực hiện phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà
trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 75
Bảng 2.6 Thực trạng về mức độ sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 84 Bảng 2.7 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 87 Bảng 2.8 Mức độ thực hiện so với mức độ hiệu quả của việc sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo
Bảng 2.9 Mức độ nhận thức của giảng viên về cách thức xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên
Bảng 2.10 Những thuận lợi và khó khăn của giảng viên khi sử dụng bài tập phát triển
Bảng 2.11 Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi thực hiện bài tập phát triển
Bảng 3.2 Minh họa cho việc lựa chọn bài tập 118
Bảng 4.3 Ý kiến của chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi cách thức xây dựng
Trang 10Bảng 4.4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các bài tập và các bước sử
Bảng 4.6 Kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (năm học 2021 -
Bảng 4.7 Các bước xây dựng bài tập thực nghiệm 130 Bảng 4.8 Các bước sử dụng bài tập thực nghiệm 131 Bảng 4.9 Mức độ đánh giá năng lực xây dựng môi trường học tập của sinh viên ngành
Giáo dục tiểu học trước và sau thực nghiệm theo thang điểm 137
Bảng 4.10 Phân phối tần suất kết quả kiểm tra đầu vào (trước thực nghiệm) theo mức
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các thành tố Người dạy – Người học – Môi trường trong quá trình dạy họ25
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc của môi trường học tập trong lớp ở nhà trường tiểu học 27
Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên và giảng viên về cấu trúc của năng lực
xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông 69
Biểu đồ 2.2 Thực trạng đánh giá năng lực xây dựng môi trường học tập của sinh viên
Biểu đồ 2.3 Mức độ thực hiện nội dung phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 78 Biểu đồ 2.4 Mức độ thực hiện các quan điểm sử dụng phương pháp phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục
Biểu đồ 2.5 Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức phát triển năng lực xây dựng môi
trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 80
Biểu đồ 2.6 Mức độ thực hiện con đường phát triển năng lực xây dựng môi trường học
tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 81
Biểu đồ 2.7 Mức độ thực hiện các phương pháp đánh giá kết quả phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu
Biểu đồ 2.8 Thực trạng về mức độ sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 85 Biểu đồ 2.9 Ý kiến của sinh viên về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh
Biểu đồ 2.10 Ý kiến của giảng viên về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả sử dụng bài tập phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh
Biểu đồ 4.1 Phân phối tần suất kết quả kiểm tra đầu vào theo mức độ 138 Biểu đồ 4.2 Kết quả kiểm tra đầu vào (trước thực nghiệm) theo giá trị trung bình 139 Biểu đồ 4.3 Phân phối tần suất kết quả kiểm tra đầu ra theo mức độ 139 Biểu đồ 4.4 Kết quả mức độ kiểm tra đầu ra theo giá trị trung bình 140
Biểu đồ 4.5 Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo dục Việt Nam đã và đang đi vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện ở các cấp học, bậc học Theo đó, đội ngũ nhà giáo được coi là điều kiện có tác động trực tiếp đến hiệu quả của giáo dục Vấn đề PT NL nghề nghiệp cho SV SP trong quá trình đào tạo ở trường ĐH cũng vì thế được xem là khâu chuẩn bị then chốt cho việc tạo ra đội ngũ nhà giáo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của XH
Hệ thống NL nghề nghiệp cần hình thành và PT cho SV SP được thực hiện căn cứ theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên các cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 và được sửa đổi theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 - Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Trong đó, hai Thông tư đều đã đề cập đến Tiêu chuẩn XD MTGD, MTHT và được chi tiết hóa thành các Tiêu chí Như vậy, theo chuẩn nghề nghiệp, người giáo viên cần phải XD được MTGD, MTHT cho HS, hay nói cách khác, giáo viên cần phải có NL đó
Ngoài ra, vấn đề XD MTGD nói chung và MTHT ở nhà trường nói riêng với các tính chất như an toàn, lành mạnh, thân thiện, … đã và đang rất được coi trọng Một số văn bản pháp lý đã thể hiện điều này như: Chỉ thị 505/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Nghị định 80/2017/NĐ-
CP Quy định về MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường Công văn 1369/BGDĐT-GDCT năm 2023 về việc tăng cường đảm bảo an toàn trường học; Chỉ thị số: 282 /BGDĐT-CTHSSV về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học; Quyết định 1299/QĐ-TTg năm 2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”, … Điều này cho thấy việc
PT NL cho SV SP về XD MTHT ở nhà trường phổ thông là vấn đề bắt buộc, là cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp của SV trong tương lai
Thêm vào đó, chương trình giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 là cơ sở định hướng cho đào tạo SP ở trường ĐH, tập trung vào việc giúp họ tiếp cận với dạy học PT
NL cho HS Nội dung chương trình thay đổi, các hoạt động trải nghiệm, thực hành được chú trọng trong chương trình mới nhằm giúp HS hình thành những NL thực tiễn, đồng nghĩa với nó là đòi hỏi về MTHT ở nhà trường phổ thông cần phải được XD tương ứng Việc PT NL XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV cũng vì thế trở thành vấn đề tất yếu trong đào tạo SP ở trường ĐH, nhằm góp phần thực hiện tối ưu định hướng trên Tác giả quan tâm đến cấp học TH – cấp học đầu tiên trong bậc giáo dục phổ thông với
Trang 14nhiều điểm khác biệt so với các cấp học khác trong hệ thống giáo dục Theo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung được ban hành năm 2019, đây là cấp học bắt buộc, được thực hiện theo chương trình gắn với đối tượng người học có hoạt động chủ đạo là học tập, … Nhà trường TH cũng có những đặc trưng về điều kiện như không gian, cơ sở vật chất hay những cơ chế trong công tác quản lý, … do đó, việc phát triển năng lực XD MTHT cho
SV trong quá trình đào tạo ngành GDTH ở trường ĐH cũng cần có những đặc thù nhất định Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này chưa thực sự phổ biến và toàn diện Các công trình nghiên cứu về vấn đề này hiện nay tập trung đề cập những khía cạnh độc lập trong NL này như: Nghiên cứu về nâng cao NL quản lý lớp học, tạo bầu không khí lớp học hay xây dựng mối quan hệ trong lớp học, … Trên thực tế, phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành GDTH hiện nay đã được thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục Chẳng hạn: xử lí tình huống sư phạm chưa hợp lí; tạo không gian chưa phát huy tối ưu hiệu quả của hoạt động dạy và học; giải quyết mâu thuẫn của HS chưa thực sự thỏa đáng, … Ngoài ra, quá trình đào tạo ngành GDTH ở trường ĐH còn nặng tính hàn lâm, việc PT NL tập trung vào một số NL mũi nhọn, truyền thống trong giáo dục và dạy học và chủ yếu chú trọng vào mặt nhận thức chưa có sự đồng bộ với mặt kĩ năng và thái độ Hay nói cách khác, quá trình đào tạo
ở trường ĐH chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành GDTH khi ra trường
Việc phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV ngành GDTH hiện nay muốn hiệu quả cần tác động đồng bộ đến cả ba mặt: nhận thức, kĩ năng và thái
độ, do đó, cần lưu ý đến việc lựa chọn phương tiện và con đường hiệu quả BT chính là những nhiệm vụ được GV thiết kế và sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học
và giáo dục nhằm đạt được nhiều mục đích, trong đó có PT NL nghề nghiệp cho SV Việc XD và SD BT đa dạng có thể qua nhiều con đường khác nhau, phù hợp với nhiều điều kiện và đối tượng Điều này đã được thực hiện trên thực tế, tuy nhiên cần được nghiên cứu và làm rõ cách thức trong XD và SD BT phù hợp với việc phát triển năng lực
XD MTHT ở nhà trường cho SV ngành GDTH
Với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề đã nêu trên, tác giả đã chọn nghiên
cứu đề tài: Phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất cách thức XD và SD BT nhằm phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường
Trang 15phổ thông cho SV đại học ngành GDTH
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động phát triển năng lực XD MTHT cho SV đại học
ngành GDTH
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập phát triển năng lực XD MTHT cho SV đại học
ngành GDTH
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được các bước cơ bản, mang tính định hướng khi XD BT và SD BT phù hợp với các con đường giáo dục thì BT được xây dựng sẽ góp phần phát triển năng lực
XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành GDTH
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu hệ thống lý luận có liên quan đến vấn đề phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành Giáo dục Tiểu học thông qua XD và SD BT
- Nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực
XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành GDTH thông qua XD và SD
BT ở các trường ĐH hiện nay
- Đề xuất cách thức XD và SD BT nhằm phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành GDTH thông qua XD và SD BT
- Thực nghiệm kiểm tra tính phù hợp của cách thức XD và SD BT nhằm phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV đại học ngành GDTH
6 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho
SV đại học ngành GDTH thông qua XD và SD BT trong phạm vi sau:
- Nhà trường phổ thông được đề cập trong nghiên cứu là nhà trường TH
- Nghiên cứu này tập trung phát triển NL cho SV ngành GDTH ở ĐH hệ đào tạo chính quy
- NL xây dựng MTHT được nghiên cứu để phát triển cho SV là NL xây dựng MTHT trong lớp học của HS TH;
6.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát
Đề tài khảo sát trên đối tượng là SV ngành GDTH ở ĐH, hệ đào tạo chính quy và GV
trực tiếp giảng dạy cho ngành GDTH ở các trường ĐH có đào tạo chuyên ngành này
6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trang 16Đề tài được nghiên cứu ở các trường ĐH có đào tạo ngành GDTH thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bao gồm: Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Khánh Hòa và Trường ĐH Tây Nguyên
7 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1 Tiếp cận hệ thống
Tính hệ thống luôn tồn tại một cách tất yếu trong thế giới, thể hiện ở chỗ mọi thành tố trong sự vật hiện tượng, bao gồm cả con người đều được chi phối bởi tổng thể Với quan điểm này, muốn tổ chức quá trình PT hiệu quả một NL nào đó ở con người phải phân tích bản chất và cấu trúc của NL đó, làm cơ sở để xác định biện pháp rèn luyện và PT một cách phù hợp NL XD MTHT là một bộ phận quan trọng trong tổng thể NL nghề nghiệp của người giáo viên, được tập hợp bởi những thành phần, bộ phận, không tồn tại độc lập
và cũng không hình thành, PT trong một hoạt động đặc thù cố định nào Vấn đề phát triển năng lực XD MTHT cho SV ngành GDTH được thực hiện qua nhiều con đường như dạy học các môn học, tổ chức các hoạt động, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Đề tài vận dụng tiếp cận này ở chỗ: Xác định các yếu tố thành phần của NL cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phát triển năng lực; Việc phát triển năng lực này cho SV ngành GDTH được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với các NL nghề nghiệp khác của người giáo viên; phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV ngành GDTH được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài
7.1.2 Tiếp cận phức hợp
Tiếp cận phức hợp là phương pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối tượng dựa trên nhiều phương diện, quan điểm, lý thuyết khác nhau phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV ngành GDTH đòi hỏi dựa vào nhiều lý thuyết khác nhau, nhiều quan điểm nghiên cứu ở các phương diện khác nhau của các nhà nghiên cứu về Tâm lí học, Giáo dục học, dựa vào quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên ở cơ sở giáo dục phổ thông Cụ thể: Đề tài dựa vào lý thuyết của Tâm lí học, Giáo dục học và Sinh lí học để làm rõ về đặc điểm tâm sinh lí và hoạt động học tập của HS TH, về quá trình phát triển NL của SV ngành GDTH, về MTHT, về NL XD MTHT và phát triển năng lực XD MTHT, về các con đường giáo dục, về BT, …
7.1.3 Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận thực tiễn tức là dựa vào thực tiễn để phân tích, xử lí các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu, quan tâm đến những tác động và biến đổi trong thực tiễn của vấn đề
Trang 17đó Vấn đề phát triển năng lực cho SV muốn đảm bảo tính khả thi và hợp lý thì nhất thiết phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục Đề tài này được nghiên cứu dựa vào đòi hỏi của XH
và của nền giáo dục hiện đại đối với NL nghề nghiệp của người giáo viên Đồng thời, đề tài cũng tiếp cận với những thành tựu khoa học hiện đại trong vấn đề nghiên cứu NL nghề nghiệp của SV ngành GDTH trong đó có NL XD MTHT ở nhà trường phổ thông được khảo sát và đề xuất cách thức XD, SD BT nhằm phát triển năng lực phù hợp với người học và yêu cầu chung trong đào tạo ĐH ngành GDTH hiện nay
7.1.4 Tiếp cận hoạt động
Tiếp cận hoạt động là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu đối tượng đang được xem xét, nghĩa là mọi sự vật hiện tượng luôn trong trạng thái vận động, được hình thành và biến đổi trong hoạt động Theo quan điểm này, vốn dĩ NL của con người được hình thành thông qua hoạt động vậy nên việc nghiên cứu nhằm phát triển năng lực
XD MTHT cho SV được tiến hành thông qua các hoạt động phong phú và đa dạng Đề tài tập trung nghiên cứu về cách thức XD và SD BT vào một số hoạt động giáo dục giúp hình thành và phát triển năng lực cho SV trong đào tạo ĐH ngành GDTH hiện nay Trong đó, người học bắt buộc tham gia một cách tích cực vào các hoạt động có SD BT được tổ chức để phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông
7.1.5 Tiếp cận năng lực
Tiếp cận NL trong quá trình GD nghĩa là phải giúp người học vận dụng những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống Tiếp cận NL trong PT NL nghề nghiệp cho SV ngành GDTH là xác định NL thành phần cần có, xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá NL cần hình thành cho SV ngành GDTH Cụ thể là xác định cấu trúc, tiêu chí của NL XD MTHT Trên cơ sở đó tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và PT ở SV ngành GDTH năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông phù hợp với quy trình hình thành NL, đáp ứng yêu cầu thực tế dạy học và giáo dục hiện nay
7.2 Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến nội dung của đề tài, bao gồm:
- Các nghiên cứu về Tâm lí học, Giáo dục học trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài như các kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học, luận án, các báo cáo khoa học, các tài liệu chuyên khảo, các bài báo khoa học
- Các văn bản, thông tư, nghị quyết, chủ trương của các cấp, các ngành có liên quan
Trang 18đến việc việc chỉ đạo hoạt động giáo dục
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra:
Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi để thu thập thông tin liên quan từ GV, SV về các nội dung có liên quan, bao gồm:
+ Phiếu hỏi dành cho SV: Nhằm thu thập thông tin về NL XD MTHT ở nhà trường phổ thông của SV, về thực trạng của việc phát triển năng lực XD MTHT cho SV ở các trường ĐH có đào tạo ngành GDTH
+ Phiếu hỏi dành cho GV: Nhằm thu thập thông tin về NL XD MTHT của SV, về thực trạng của việc phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV ở các trường ĐH có đào tạo ngành GDTH, về cách thức XD và SD BT, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện,
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục:
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả học tập của SV, nghiên cứu bài kiểm tra SV nộp lại để đánh giá NL XD MTHT ở nhà trường phổ thông của SV ngành GDTH
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia:
Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm trong việc phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông thông qua BT cho SV ngành GDTH của GV các trường
ĐH, của các chuyên gia giáo dục
Xin ý kiến các chuyên gia bằng hình thức phiếu hỏi để xác định sự cần thiết của cách thức XD và SD BT và tính khả thi của chúng
- Phương pháp thực nghiệm:
Trang 19Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của cách thức XD và
SD BT được đề xuất nhằm phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho
SV ngành GDTH tại trường ĐHQN
7.2.3 Nhóm phương pháp xử lí thông tin
Đề tài sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu điều tra, làm cơ sở cho việc khái quát hóa vấn đề
8 Luận điểm bảo vệ
8.1 NL XD MTHT ở nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng đối với SV ngành
GDTH, giúp SV có thể tổ chức hoạt động học tập cho HS TH một cách phù hợp NL XD MTHT được cấu thành từ nhiều NL thành phần, là sự tổng hòa của ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ Việc phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV ngành GDTH đòi hỏi phải phát triển đồng bộ tất cả các NL thành phần và các mặt trên dưới sự hỗ trợ của nhiều điều kiện, phương tiện và thông qua nhiều con đường khác nhau
8.2 NL XD MTHT ở nhà trường phổ thông của SV ngành GDTH hiện nay còn nhiều
hạn chế Điều này xuất phát từ việc thực hiện phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV ngành GDTH chưa cao, chưa đồng đều giữa các thành phần và các mặt hợp thành Việc XD và SD BT như là một phương tiện để phát triển năng lực
XD MTHT ở nhà trường phổ thông cho SV được thực hiện dựa vào kinh nghiệm, thói quen của GV khiến cho hiệu quả của vấn đề này chưa cao
8.3 BT là một phương tiện để phát triển năng lực XD MTHT ở nhà trường phổ thông
cho SV ngành GDTH, vì vậy việc đề xuất cách thức XD BT hướng đến phát triển tất cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và xác định được cách thức SD BT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc PT NL này cho SV
9 Đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới của luận án gồm:
Trang 20BT ở các trường ĐH hiện nay
- Xây dựng được các BT làm tài liệu tham khảo cho GV và SV ngành GDTH
10 Cấu trúc của luận án
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 Lý luận về phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và sử dụng bài tập
Chương 2 Thực trạng về phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập ở nhà trường phổ thông cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học thông qua xây dựng và
Trang 21Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực xây dựng môi trường học tập
1.1.1.1 Những nghiên cứu về môi trường giáo dục và môi trường học tập
- Những nghiên cứu về môi trường giáo dục
Trên thế giới và cả ở Việt Nam, vấn đề về MTGD đã được xác định và nghiên cứu từ rất sớm bao gồm những nghiên cứu đưa ra quan niệm về MTGD, về sự ảnh hưởng và các yếu tố cấu thành MTGD, Trong đó có một số nghiên cứ như:
Tác giả A.X Macarenco [Dẫn theo 54] thông qua việc đề cập đến tập thể giáo dục với
những dấu hiệu đặc trưng của nó và việc XD tập thể đó, đã bàn về MTGD - nơi hình thành và PT nhân cách cho trẻ Lí luận và thực tiễn XD tập thể của Macarenco đã góp phần làm rõ hơn nhận thức về môi trường và XD MTGD, khẳng định vai trò của MTGD hết sức quan trọng đối với việc hình thành và PT nhân cách
Tác giả Stanislaw Kowalski [64] đã đề cập đến môi trường bao gồm môi trường nói chung, môi trường xã hội, MTGD Ông coi MTGD theo nghĩa rộng là một hệ thống gồm bất cứ những nhân tố kích thích hay ảnh hưởng nào đối với con người và theo nghĩa hẹp hơn thì đó là một hệ thống những nhân tố kích thích có ý đồ, có phương hướng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục nhất định Theo ông, MTGD được xem xét trong mối liên hệ giữa nó với các nhóm hay các thể chế cùng tham gia vào hoạt động giáo dục Ông nêu ra vai trò của MTGD trên bình diện xã hội, tuy nhiên ông không chỉ ra được cấu trúc cụ thể của MTGD
Quan điểm của tác giả Edward Rây Krisnan [Dẫn theo 60] khi nói về việc tạo bầu không khí trong học tập của SV đã chỉ ra sự ảnh hưởng của MTGD đến hiệu quả của hoạt động này Ông đã liên tưởng đến hoạt động học của những đứa trẻ dưới tác động của những yếu tố thuộc về môi trường đã làm nảy sinh sự tích cực trong hoạt động khám phá của chúng để minh họa cho những ảnh hưởng của MTGD Cũng là về vai trò của MTGD, John Keeves đã đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố như gia đình, nhóm bạn, lớp học hay các yếu tố về vật chất và tâm lý tạo nên MTGD và sự ảnh hưởng của MTGD đến chất lượng học tập của người học John Keeves cho rằng, MTGD có vai trò kích thích tiếp nhận kiến thức của cá nhân, sự PT các kĩ năng nhận thức và việc hình thành các thái
độ
Trang 22Ở Việt Nam, từ rất sớm, các tác giả Vũ Lâm Bút [9] tác giả Nguyễn Tấn Hùng đã chỉ
ra những tác động của MTGD trong thực tế [34] Tác giả Đinh Hữu Liễn [40] tác giả Phạm Hồng Quang [60], tác giả Trần Đức Minh [Dẫn theo 60], tác giả Lê Thị Oanh [54],
… thông qua các công trình nghiên cứu của mình đã nêu ra và phân tích khái niệm MTGD đồng thời phân tích mối quan hệ chính trong đó như: quan hệ thầy - trò, người được phục vụ - người phục vụ; quan hệ giữa HS - HS; hệ thống tổ chức các cơ quan chức năng trong nhà trường, những tác động tích cực của MTGD và những biện pháp hoạt động để XD MTGD phù hợp Trong đó, tác giả Phạm Hồng Quang đã đề cập khá sâu đến nhiều quan điểm khác nhau về môi trường, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, MTGD và môi trường văn hóa giáo dục Tác giả đã phân tích sâu sắc vai trò quan trọng của môi trường nói chung và MTGD nói riêng đối với đời sống con người và sự hình thành PT nhân cách và đưa ra cách hiểu về MTGD ở những khía cạnh khác nhau:
“MTGD là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của
họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định” Hay ở khía cạnh khác: “MTGD là tập hợp không gian với các hoạt động XH của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất” hoặc coi MTGD là đời sống sinh động hàng ngày, hàng giờ tác động ảnh hưởng trực tiếp quyết định các giá trị đạo đức
Hội thảo khoa học “Tâm lý học và vấn đề cải thiện MTGD hiện nay” tại Cần Thơ (Ngày 13 - 14/7/2013) do Hội khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức, đã tập hợp được nhiều ý kiến tham luận về các vấn đề xoay quanh việc XD MTGD nói chung và MTHT nói riêng Một số bài viết tiêu biểu bao gồm: Trần Thị Cẩm Tú [81]; Phạm Minh Hạc [22]; Nguyễn Thị Thúy [73]; Hoàng Tùng [83] Các bài viết đã đề cập đến tác động của MTGD, vấn đề cải thiện MTGD dưới góc độ Tâm lý học, xác định giá trị, XD mối quan hệ hay tinh thần tốt đẹp là những thành tố tạo nên MTGD
Từ năm 2013, Cục nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục đã ban hành Tài liệu bồi dưỡng
PT NL nghề nghiệp giáo viên các cấp, trong đó một số tác giả đã XD nội dung liên quan đến MTGD Bao gồm: [11]; [36]; [86]; [46] [76] Nội dung của các tài liệu đề cập đến những yếu tố cơ bản trong MTGD, tác động của MTGD đến hiệu quả giáo dục và một số biện pháp cần lưu ý trong XD MTGD
Ngoài ra, có rất nhiều công trình nghiên cứu như các công trình của tác giả Phan Xuân Sơn [66] và [65], Lê Cao Thắng [72], Đỗ Chiêu Hạnh [24], Phạm Hồng Quang [61] [70], [89], [12],Tạ Thành Vinh [87] đã đề cập đến MTGD nhằm mục đích riêng và áp dụng
Trang 23cho những nhóm đối tượng cụ thể là SV, trẻ mẫu giáo, HS phổ thông với các nội dung như: Sự cần thiết XD MTGD; đặc điểm của MTGD ở mỗi nhóm đối tượng; nguyên tắc, quy trình XD MTGD cho từng đối tượng, từng loại nhà trường, …
Như vậy các công trình nghiên cứu đã xác định, XD MTGD có ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là định hướng đúng đắn để xác định hướng nghiên cứu của đề tài luận án, bởi MTGD nói chung tác động đến mọi môi trường thành phần nói riêng được bao hàm ở trong đó Việc tìm hiểu về MTGD là cơ sở để phân biệt và làm rõ các môi trường thành phần, trong đó có MTHT
- Những nghiên cứu về môi trường học tập
Việc nghiên cứu về MTHT đã được đặt nền móng rất sớm trên thế giới với nhiều khía cạnh được đề cập, bao gồm: sự ảnh hưởng của MTHT đến sự PT nhân cách nói chung và đến hiệu quả của hoạt động dạy và học nói riêng, cấu trúc của MTHT, những yếu tố tác động đến MTHT, XD MTHT, …
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của MTHT đến sự hình thành và phát triển nhân cách MTHT đã được xác định là một yếu tố quan trọng trong giáo dục bắt nguồn từ công trình nổi tiếng của Rudolph Moos vào những năm 70 của thế kỷ trước và sau đó là quá trình nghiên cứu của Stem, Stein và Bloom [Dẫn theo 100] Tài liệu của tác giả Angela Miller [93] cũng đã dẫn kết quả nghiên cứu của Urie Bronfenbrenner về ảnh hưởng của bối cảnh sinh thái, bao gồm hệ thống môi trường nhiều lớp của các thế giới vi mô nơi mà
sự PT của con người diễn ra và nhấn mạnh ảnh hưởng của gia đình, giáo viên, trường học
và môi trường văn hóa XH có liên quan đến sự PT của con người Trong những năm qua, nghiên cứu này đã PT từ việc kiểm tra sự ảnh hưởng của các yếu tố vật lý thuần túy của môi trường sang các mô hình phức tạp hơn về mối quan hệ tâm lý XH giữa HS trong lớp học cũng như giữa giáo viên và HS
Frase [101] đã sử dụng công cụ khảo sát MTHT trong kết quả nghiên cứu của Walberg [116] để thu thập dữ liệu về nhận thức và những ảnh hưởng tới kết quả học tập của người học Kết quả nghiên cứu cho thấy người dạy và người học thường muốn có một MTHT thuận lợi hơn so với những gì mà họ có Từ đó, Fraser đã nhấn mạnh về ảnh hưởng của
môi trường lớp học tới nhận thức và hành vi của người học Dẫn theo 77]
Hai tác giả Denomme và Madeleine Roy đã xem xét môi trường là một yếu tố thuộc quá trình dạy học chứ không đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động học khi họ tập trung nghiên cứu về môi trường dạy học và XD nên mô hình SP tương tác [43] Với mô hình
này, bộ ba mối quan hệ Người dạy – Người học - Tri thức đuợc chuyển thành Người dạy
- Người học - Môi trường Từ đó, các tác giả đã nhấn mạnh rằng môi trường ảnh hưởng
Trang 24đến người dạy, người học; đòi hỏi người dạy và người học phải thích nghi với môi trường, đây chính là hệ quả của phương pháp SP tương tác
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Châu đã nêu lên sự ảnh hưởng của MTHT đối với hoạt động học của người học khi cho rằng “người học không học bằng cách thu nhận một cách thụ động những tri thức do người khác truyền cho một cách áp đặt, mà bằng cách đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó XD nên những hiểu biết mới cho bản thân” [10] Tác giả
Đặng Thành Hưng [36] đã chỉ ra năm thành phần tương đối khác nhau về vai trò, chức năng trong hoạt động dạy học, gồm: (1) Nội dung học vấn; (2) Các hoạt động SP; (3)
Những NL và phẩm chất SP của thầy và trò trong việc tiến hành các hoạt động; (4) MTHT; (5) Các thuộc tính,chức năng của phương tiện, công cụ, nguồn lực dạy học
Trong đó, MTHT đóng vai trò như là động cơ kích thích, với chức năng động lực Tất cả các yếu tố này không thể tách rời nhau mà tích hợp với nhau tạo nên hoạt động dạy học
Lê Đức Quảng [59] đã chỉ rõ tầm quan trọng của MTHT đối với người học và trách nhiệm của GV trong việc XD MTHT tích cực trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục
Như vậy, vai trò của MTHT đã được khẳng định và đi vào nghiên cứu một cách hệ thống trên thế giới và ở Việt Nam
Những nghiên cứu về cấu trúc của môi trường học tập
Cấu trúc của MTHT được nhiều nhà nghiên cứu xác định xuất phát từ những cơ sở khác nhau, vấn đề này cũng đã được thực hiện trong chuỗi công trình nghiên cứu của Moos từ những năm 70 Đến năm 1987, Moos đã đưa ra ba lĩnh vực thiết yếu của môi trường lớp học và MTHT cũng được hiểu theo hướng này, bao gồm: (1) Khía cạnh quan
hệ, tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân giữa HS với HS và giáo viên trong lớp học (tính chất và mức độ của các mối quan hệ cá nhân trong môi trường); (2) Khía cạnh
PT cá nhân, tập trung vào các đặc điểm cá nhân của các thành viên trong lớp học (các đặc điểm cá nhân và định hướng cơ bản PT cá nhân) và (3) Khía cạnh thay đổi và duy trì hệ thống bao gồm các thuộc tính như kiểm soát và đảm bảo trật tự lớp học cũng như khả
năng đáp ứng với sự thay đổi [Dẫn theo 93]
OECD (2009) [109] đã có một loạt các nghiên cứu liên quan và đi đến xác định các yếu tố tạo nên MTHT Bao gồm: 1/ Yếu tố thuộc về lớp học như: môi trường kỉ luật trong lớp học; Khả năng của HS; Quy mô lớp học, … 2/ Yếu tố thuộc về giáo viên: NL thực hành giảng dạy của bản thân giáo viên; Sự tự tin vào NL của bản thân tức là niềm tin và
Trang 25thái độ của giáo viên (bao gồm niềm tin kiến tạo tri thức và niềm tin truyền thụ tri thức); Quan hệ thầy trò, kĩ năng quản lý lớp học 3/ Yếu tố thuộc về nhà trường: Loại hình PT, đánh giá trường học, phong cách lãnh đạo OECD (2019) [110] đã các định lại các yếu tố sau đây là trọng tâm của MTHT: người học (ai?), nhà giáo dục (với ai?), nội dung (cái gì?), và tài nguyên học tập bao gồm không gian (với cái gì?); và sự kết hợp các yếu tố này với nhau, cụ thể là cách người học và giáo viên được nhóm lại, cách học được lên lịch, thời gian, phương pháp học tập và đánh giá nào được sử dụng
Tác giả Phạm Hồng Quang đưa ra quan điểm MTHT được tạo nên bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài [60] Các yếu tố bên ngoài, gồm: Môi trường (không gian vật chất và tâm lí, thời gian, ánh sáng, âm thanh ); Người dạy (hình thức bên ngoài, đời sống nội tâm, phương pháp SP, kĩ năng giao tiếp ); Người học, đặc biệt là tập thể HS với không khí học tập thi đua của lớp ảnh hưởng tới người dạy; Gia đình, tính di truyền, tập tính của cha mẹ, những giá trị truyền thống, sự quan tâm của bố mẹ; Xã hội, chế độ chính trị,
hệ thống định hướng, chính sách kinh tế - xã hội Các yếu tố bên trong, gồm: Tiềm năng trí tuệ; Những cảm xúc; Những giá trị của cá nhân như vốn sống, phong cách học và dạy, tính cách; …
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy [76] MTHT bao gồm: 1/ Môi trường trí tuệ: Người dạy
trong môi trường phải PT vai trò của một người dẫn dắt, tạo điều kiện cho người học học tập để khuyến khích người học thực hiện các hoạt động trí tuệ trong các hoạt động học
của họ 2/ Môi trường vật lý: Mọi hoạt động của người học diễn ra trong phạm vi không
gian của bối cảnh "lớp học" với các yếu tố: bàn ghế, ánh sáng, âm thanh cùng vói các phương tiện phục vụ dạy và học, các thiết bị thực hành, và chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: nhiệt độ; tiếng ồn; ánh sáng; kích cỡ phòng học; loại bàn ghế; nguồn điện,
3/ Môi trường tâm lí: vấn đề tạo ra tinh thần, cảm xúc tích cực, thoải mái cho mỗi người học là yêu cầu mà MTHT cần đảm bảo 4/ Môi trường xã hội: việc học tập được thực
hiện như một hoạt động xã hội, gồm: cạnh tranh, nhường nhịn, phản đối, bảo vệ ý kiến,
…
Cùng bàn về vấn đề này, nhiều nghiên cứu cho rằng MTHT được hợp thành bởi hai yếu tố cơ bản bao gồm vật lý và tinh thần, cảm xúc Trong đó có các tác giả như: Hannah, Ryan [106] đã đưa ra các yếu tố trong MTHT và những gợi ý để tạo ra những yếu tố đó một cách hiệu quả Tác giả nêu lên các yếu tố vật lý như nghệ thuật treo tường, sắp xếp bàn làm việc, màu sắc hoặc tài nguyên và các yếu tố vô hình như âm thanh, nhiệt độ, chỗ ngồi, … Ngoài ra, còn có môi trường cảm xúc – đó là những yếu tố như quy tắc, cách tổ chức và kiểm soát lớp học của giáo viên, cảm xúc của giáo viên, Mỗi cái có thể không
Trang 26có tác dụng lớn riêng lẻ, tuy nhiên, chúng có thể hoạt động cùng nhau để củng cố khả năng học tập của HS, ảnh hưởng đến sự tập trung, thành tích của HS trong lớp và thái độ của giáo viên trong lớp Angela Miller, Kathryn Cunningham [93] đã khẳng định những yếu tố tạo nên MTHT ở lớp học bao gồm: MTVC (môi trường vật lý) gồm có thành phần lớp học, quy mô lớp học, quản lý lớp học; MTTL gồm có hành vi của giáo viên và sự tương tác trong lớp Môi trường này chịu tác động của văn hóa trường học như ảnh hưởng của thẩm quyền, sự trách nhiệm hay xung đột vi mô, … Tác giả Bùi Thị Mùi, [48]
đã cho rằng MTHT bao gồm: MTTL, XH (thể hiện chủ yếu ở quan hệ giữa GV - SV, quan hệ giữa SV – SV); Môi trường tự nhiên - XH (thể hiện ở các yếu tố sinh thái, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nội quy, quy chế, kế họach, chương trình giảng dạy và học tập, ) mà tiết lên lớp phải tuân thủ Theo tác giả Trần Quốc Thành, [86] và tác giả Võ
Cao Long [42] Lê Đức Quảng [59] và nhóm tác giả Kiều Thị Bích Thủy và Nguyễn Trí
[75] đều xác định MTHT được XD bao gồm: MTVC và môi trường tinh thần MTVC là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách
vở, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, không khí Môi trường tinh thần là mối quan hệ giữa giáo viên – HS, HS - HS, giữa nhà trường - gia đình - XH Các yếu tố tâm lí như động
cơ, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập của HS và phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trường nhóm, lớp
Tóm lại, các nghiên cứu về cấu trúc MTHT đều đi đến xác định các vấn đề tạo nên MTHT bao gồm cả yếu tố hữu hình lần yếu tố vô hình, những yếu tố tồn tại bên ngoài tác động đến hoạt động dạy và học và cả những yếu tố được tạo nên bởi chính hoạt động dạy
và học
Những nghiên cứu về xây dựng môi trường học tập
Groundwater Smith và cộng sự [Dẫn theo 96] khi nói đến mối liên hệ giữa giáo viên
và HS đặc biệt là HS kém tập trung, thiếu động lực và cách tạo nên mối liên hệ này, đã đề xuất các chiến lược như: chào hỏi HS, giao tiếp bằng mắt thường xuyên, đàm phán các quy tắc và thói quen với HS, ghi nhận kết quả tích cực, sử dụng ngôn ngữ tích cực, tương tác với HS bên ngoài lớp học, tăng cường ý thức của bản thân về giá trị của họ, … Quan điểm này của ông được hiểu là cách để XD MTHT cho HS
Keep G [104] đã gợi ý cách quan trọng mà giáo viên trong trường có thể sử dụng để tạo MTHT hỗ trợ HS Đó là: 1/ XD cộng đồng lớp học vững mạnh nghĩa là GD trong lớp làm cho HS mạnh dạn hơn và có thể kết nối lẫn nhau; 2/ Tạo động lực cho HS bởi yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của HS là động lực, bất kì mức độ động lực nào đối với
HS đều có thể ảnh hưởng đến tính tích cực hoặc tiêu cực trong quá trình học tập
Trang 27Otario [111] đã đưa ra các nguyên tắc trong XD MTHT Cụ thể: Mọi người đều có vai trò trong việc XD MTHT thân thiện, tích cực và hòa nhập Thành công phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên, HS, phụ huynh/người giám
hộ và các thành viên cộng đồng, những người cam kết chung tầm nhìn, PT một cộng đồng trường học an toàn, chu đáo và hỗ trợ XD MTHT tích cực đòi hỏi phải tập trung vào việc PT các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng trong cộng đồng nhà trường - giữa
HS, giữa người lớn và giữa người lớn với HS XD MTHT tích cực có nghĩa là áp dụng các nguyên tắc công bằng và GD hòa nhập trong tất cả các khía cạnh của MTHT để HS hạnh phúc và thúc đẩy quá trình học tập tích cực của HS Không có giải pháp duy nhất nào có thể đảm bảo việc tạo ra và duy trì MTHT tích cực Thành công đòi hỏi một nỗ lực liên tục, toàn diện và hợp tác từ tất cả các bên liên quan
Wilson-Fleming và Wilson-Younger [99] cho rằng, để tạo MTHT tích cực, giáo viên đặt kì vọng kết quả cao vào đầu năm để đảm bảo MTHT tích cực Khi đó, HS sẽ có ý thức về quyền và trách nhiệm của bản thân trong mỗi hành động, cho phép HS tự đưa ra quyết định học tập của mình Giáo viên phải giải thích tại sao kì vọng là quan trọng, tuân thủ kì vọng trong suốt năm học và tuân thủ cấu trúc hướng dẫn đặt ra khi bắt đầu năm học; khuyến khích sự tham gia của HS trong lớp học bằng những cư xử và hành động thích hợp với cơ chế, cấu trúc lớp học và tạo bầu không khí lớp học thân thiện; khuyến khích sự tham gia của phụ huynh trong học tập của HS là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong thành tích học tập của HS và trong sự thành công của MTHT tích cực (như những chuyến đi thực tế, tự học); sử dụng lời khen ngợi và phản hồi đúng mực và tôn trọng HS Một MTHT học tích cực là một công cụ quan trọng để thiết lập một năm học thành công
và hiệu quả Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến MTHT tích cực Tuy nhiên, điều quan trọng
là GV tạo ra một MTHT tích cực để khuyến khích sự PT của HS Một MTHT tích cực nâng cao khả năng học tập và làm việc hiệu quả của HS trong và ngoài lớp học
Khi bàn về MTHT hiệu quả một số tác giả [118] [50] đã đề cập đến các yếu tố bao gồm: quản lý lớp học; XD quy trình, nội quy; XD không gian và quan hệ học tập; duy trì MTHT; đảm bảo nhu cầu giao tiếp; củng cố hành vi và XD lớp học hòa đồng về văn hóa
Từ kết quả nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Hunter Gehlbach và Maureen E Brinkworth, Aaron M King, aura M Hsu, Joseph McIntyre (2016) [97] đã đưa ra ý kiến tạo MTHT dựa vào những yếu tố tương đồng giữa người học với nhau, giữa người dạy và người học Tận dụng sự giống nhau để cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên với HS và thành tích học tập Theo ý kiến của nhóm tác giả, việc dạy học dựa vào những điểm
Trang 28tương đồng tạo nên sự phù hợp, hiểu nhau giữa người học với nhau, giữa người dạy và người học, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả học tập tốt
Michele Borba [97] cũng đã đề cập đến môi trường trong lớp và một số cách để XD các yếu tố đó, bao gồm: Môi trường vật lý (sắp xếp bàn làm việc – tức là tạo các không gian khác nhau như đối diện nhau, thẳng hàng, chữ U, … xếp bàn tùy vào tính chất MTHT vui nhộn hay yên tĩnh, vị trí SV, trang trí lớp học và âm nhạc trong lớp Về việc tạo ra môi trường cảm xúc tác giả cho rằng trách nhiệm của giáo viên là coi trọng từng
HS trong lớp của họ, để mỗi HS cảm thấy đặc biệt và quan trọng
Sithole [112] cho rằng, các giáo viên có trách nhiệm và đảm bảo tạo ra MTHT chứa đựng cảm xúc - XH và quan hệ liên văn hóa, là một phần của môi trường học đường; thúc đẩy môi trường hài hòa, tổ chức và sắp xếp đồ dùng, bố trí chỗ ngồi trong lớp để khuyến khích sự tương tác của HS với nhau, cho phép HS đóng góp ý kiến vào quá trình học tập; tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa HS và giáo viên thúc đẩy HS đối xử bình đẳng với nhau và với môi trường xung quanh (giữ gìn trang thiết bị, vật chất trong lớp học) Bản chất của trường học là bầu không khí học tập Một bầu không khí học tập tích cực thúc đẩy HS học tập, PT và có động lực học tập tốt hơn; góp phần tạo cảm giác
an toàn về mặt xã hội, cảm xúc và thể chất cho HS
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra định hướng chung về XD một nhà trường với MTHT thoải mái, trang trọng và văn minh: “Một là làm cho HS biết quý trọng sự cần lao Hai là tập cho họ quen lao khổ Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỳ lực (tự làm lấy mà ăn),
không ăn bám xã hội Bốn là có ích cho sức khỏe của họ” [Dẫn theo 54] Nhiều nghiên
cứu đề cập đến những biện pháp XD MTHT gắn với những đối tượng nhất định Một số kết quả nghiên cứu thể hiện điều đó gồm:
Đặng Thị Thúy Hằng [28] đã coi MTHT thân thiện trong nhà trường thể hiện ở: MTHT tích cực, MTHT hiệu quả, MTHT sáng tạo, MTHT hỗ trợ, bầu không khí học tập với định hướng tập trung vào người học; sự tương tác giữa người học và người dạy, giữa người học với người học, giữa con người với môi trường và chất lượng đầu ra của người học là sự PT về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành, PT nhân cách và đạt được kết quả học tập mong đợi Trong nội dung trình bày, tác giả đã tập trung ba khía cạnh chính PT MTHT thân thiện gồm MTHT thân thiện, MTHT tích cực và bầu không khí học tập
Bùi Thị Mùi [47] đưa ra ý kiến về: MTHT của SV trong các tiết lên lớp và XD MTHT cho SV trong các tiết lên lớp, thể hiện qua: Không gian lớp học; Kích thích giá trị của mục tiêu, nhiệm vụ học tập cho SV; XD và khai thác giá trị của yếu tố nội dung dạy học;
Trang 29Lựa chọn, vận dụng phương pháp, phương tiện, HTTC dạy học; Sự mẫu mực về nhân cách của giáo viên; Quan tâm giáo dục nhân cách toàn diện cho SV
Nguyễn Thị Thu Thủy [77] đã làm rõ MTHT kiến tạo và nêu lên kỹ thuật XD MTHT kiến tạo trong bồi dưỡng giáo viên bao gồm: Thiết kế yếu tố SP cho phép người học XD kiến thức và đạt được mục tiêu dạy học; Thiết kế yếu tố công nghệ hài hòa, thống nhất; Thiết kế yếu tố XH duy trì MTHT thân thiện, tương tác
Lê Đức Quảng [59] đã khẳng định các yếu tố chính cần tập trung và nhiệm vụ của GV
trong việc XD MTHT tích cực cho người học tại các trường ĐH và cao đẳng Bao gồm: Quan tâm đến XD MTHT; Trao đổi ý tưởng và phản ánh thông tin; XD và duy trì mối quan hệ; XD văn hóa học tập; Tạo động lực và tinh thần học người học
Nhìn chung, vấn đề XD MTHT đã được nghiên cứu tập trung vào các loại môi trường thành phần trong MTHT nói chung và MTHT dành cho các loại nhà trường, các nhóm đối tượng cụ thể
1.1.1.2 Những nghiên cứu về năng lực xây dựng môi trường học tập
Liên quan đến vấn đề này đã có một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về các khía cạnh thành phần của việc XD MTHT và cho rằng người giáo viên có NL XD MTHT cần đảm bảo được những yếu tố như: quản lý lớp học, XD mối quan hệ trong lớp học, XD không gian lớp học, XD quy tắc, nội quy lớp học, tạo động lực học tập, soạn bài và tổ chức giảng dạy, tận dụng tối đa thời gian cho hoạt động giảng dạy, … Cụ thể:
- Về quản lý lớp học: Tác giả James H Stronge [38] đã tổng hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý lớp học, bao gồm: Sự nhất quán và linh hoạt của giáo viên; Sự hiệu quả của các tiến trình hoạt động để HS thực hiện hàng ngày; Sự nhận thức rõ ràng về những gì diễn ra trong lớp của giáo viên; Hiệu quả của việc tận dụng không gian và sự gần gũi để tiếp cận HS ở trong lớp; Giáo viên dự đoán những vấn đề có thể xảy ra; Giáo viên biết cách tăng sự chú ý của HS Từ đây, NL quản lý lớp học của giáo viên cũng được xác định tương ứng, thể hiện ở: 1/ Tổ chức lớp học (Thiết lập quy trình trên lớp, đặc biệt là tuần học đầu tiên; Chuẩn bị tài liệu sẵn và tạo sự gần gũi giữa HS và tài liệu) 2/ Quản lý và phản ứng đối với hành vi của HS (XD nội quy; Lôi cuốn HS vào XD nội quy; Giải thích và giám sát việc thực hiện nội quy; Xử
lí vi phạm nội quy) 3/ Hỗ trợ HS kém và HS giỏi (Tìm hiểu đặc điểm về nhu cầu XH và tình cảm của HS; Tạo ra và duy trì mối quan hệ tích cực; Xử lí kỉ luật hợp lí; Cung cấp nguồn thiết bị hỗ trợ trong lớp; Hỗ trợ HS nghiên cứu, khám phá)
Tác giả Jacob Kounin đã công bố kết quả nghiên cứu của mình thu thập được qua băng video của 49 lớp 1 và 2 và rút ra những khía cạnh trong NL quản lý lớp học của giáo viên
Trang 30gồm: 1/ Bao quát lớp học; 2/ Sự trôi chảy và cuốn hút trong quá trình dạy; 3/ Biểu thị cho
HS biết những hành vi được mong đợi ở những thời điểm nhất định; 4/ Sự đa dạng và
thách thức trong BT giao cho HS [Dẫn theo 62]
Báo cáo năm 2014 về đào tạo quản lý lớp học cho SV trong các chương trình đào tạo giáo viên tại Mỹ của Hội đồng Quốc gia về Chất lượng giáo viên nhấn mạnh 5 khía cạnh
nội dung (Big-five) của quản lý lớp học, bao gồm: (1) thiết lập quy tắc lớp học; (2) thiết lập các quy trình học tập trên lớp; (3) khích lệ và khen ngợi HS; (4) xử lí hành vi sai phạm; và (5) khuyến khích và duy trì sự tham gia của HS [Dẫn theo 80];
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Thái Bình, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn Tiến Trung [5] đã nghiên cứu về một số NL của người giáo viên trong bối cảnh mới và đề xuất biện pháp bồi dưỡng NL giáo viên ở cấp độ vĩ mô dành cho ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo SP Trong đó nhóm tác giả đã đề cập đến NL quản lý lớp học và việc bồi dưỡng NL này là một tất yếu NL quản lý lớp học theo các tác giả được hiểu là nhằm XD MTHT và thể hiện ở thiết lập và thực hiện các nội quy và quy tắc ứng xử trên lớp Điều này đòi hỏi giáo viên phải cải thiện mối quan hệ và gương mẫu với HS Phạm Thị Kim Anh [1] đã bàn về kĩ năng quản lý lớp học và kĩ năng thành phần cấu thành bao gồm: Kĩ năng XD nội qui và qui tắc ứng xử trên lớp học; Kĩ năng XD MTTL lớp học; Kĩ năng bao quát, kiểm soát, ngăn chặn và xử lí các hành vi không cho phép của HS trong lớp học; Kĩ năng cuốn hút sự chú ý của HS vào các hoạt động học tập; Khen ngợi hoặc phần thưởng đúng lúc để khích lệ sự cố gắng và tiến bộ của HS Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những lưu ý khi quản lý và giáo dục những HS cá biệt trong lớp học
Phạm Thị Tâm, Bùi Thị Mùi [69] đã đề cập đến hai cấp độ quản lý lớp học là cấp độ vĩ
mô và cấp độ vi mô và đề xuất một số kinh nghiệm để quản lý đối với lớp học phần ở
ĐH, gồm: 1/ XD và tổ chức lớp học phần (XD cơ cấu và ban tự quản, thảo luận các công việc tự quản, tạo điều kiện cho SV tham gia đánh giá thái độ học tập); 2/ Tăng cường các biện pháp khuyến khích điều chỉnh thái độ học tập của SV Tác giả Phạm Thành Nghị [50] cho rằng XD MTHT hiệu quả là giáo viên phải quản lý được lớp học Tác giả cũng
đã đưa ra mục tiêu của quản lý lớp học là dành nhiều thời gian cho lớp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận với học tập, tăng cường tự quản
Về soạn bài và tổ chức giảng dạy: Xác định mục đích học tập; Thiết kế bài học chất lượng, có cấu trúc logic; Chuẩn bị và sử dụng các PPDH; Sử dụng thiết bị kỹ thuật cao; Đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu và khả năng của HS; Hỗ trợ sự tham gia của HS trong
quá trình học tập; Truyền đạt và duy trì kì vọng cao đối với HS [Dẫn theo 38] Quan
điểm của Martin-Kniep [44] về vấn đề này là giáo viên cần thiết kế nội dung, phương
Trang 31pháp và đánh giá theo chuẩn Việc này góp phần tạo ra MTHT hiệu quả giúp cho người học tiếp cận được với mọi cơ hội học tập
Về tận dụng tối đa thời gian cho giảng dạy: Tác giả James H Stronge [38] cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu và cho rằng: 1/ Giáo viên cần tận dụng tối đa thời gian cho việc giảng dạy (bố trí thời gian cân đối, hiệu quả cho tiến trình dạy và học, lượng thời gian HS cần và chất lượng bài giảng tỉ lệ thuận với thành tích học tập của HS, xử lí các nhiệm vụ hành chính nhanh chóng và hiệu quả) 2/ Nhất quán về lịch trình học tập, duy trì quy trình thực hiện và nền nếp học tập được thiết lập từ đầu năm; 3/ Chuẩn bị tài liệu từ trước; 4/ Tạo sự chuyển tiếp giữa các hoạt động một cách rõ ràng; 5/ Duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học, hạn chế sự ngưng trệ hay cắt ngang của HS một cách hợp lí
Về XD mối quan hệ: [62] đã khẳng định vai trò của mối qua hệ giữa thầy – trò và vai trò của việc XD mối quan hệ này, nhất là vói HS nhỏ tuổi Tác giả đưa ra những hướng hành động mà giáo viên cần rèn luyện để cải thiện mối quan hệ trong hoạt động dạy học, như: Thể hiện hành vi quyết đoán; Thiết lập những mục tiêu rõ ràng; Quan tâm riêng đến HS; Sử dụng những hoạt động học tập tích cực và công bằng; Phản ứng phù hợp với câu trả lời sai của HS; Tác giả Hoàng Tùng [83] đề cập đến các mối quan hệ cần XD trong nhà trường đồng thời đưa ra các giải pháp bao gồm: XD các mối quan hệ giáo dục và các mối quan hệ tâm lý – XH một cách hài hòa tốt đẹp trong nhà trường; Giáo dục, XD ở mọi thành viên trong nhà trường có tư tưởng đạo đức, lối sống phù hợp; XD uy tín ở mỗi nhà giáo, CBQL để có sức cảm hóa lớn; XD chế độ, nền nếp giáo dục, đào tạo và sinh hoạt khoa học; XD phong trào tự giác học tập trong nhà trường Nguyễn Thị Kim Dung [14] đã đưa ra các nhóm biện pháp XD mối quan hệ nhân ái giữa HS và các điều kiện để đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện Bao gồm: Triệt để khai thác nội dung nhân văn trong các môn học; Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lên lớp và giao lưu giữa HS với những nội dung chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn
Như vậy, NL XD MTHT được hiểu theo hướng được hợp thành bởi nhiểu NL cụ thể
và những nghiên cứu đã đi vào làm rõ những NL đó ở các khía cạnh khác nhau
1.1.2 Những nghiên cứu về phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập cho sinh viên thông qua sử dụng bài tập
- Những nghiên cứu về phát triển năng lực xây dựng môi trường học tập
Tương tự với các công trình nghiên cứu về NL XD MTHT thì các công trình nghiên cứu về PT NL XD MTHT cũng được thực hiện tập trung vào việc rèn luyện, bồi dưỡng
và PT những kĩ năng hay NL cụ thể nhằm hướng đến mục tiêu giúp SV XD MTHT Một
số công trình nghiên cứu liên quan bao gồm:
Trang 32Về PT NL quản lý lớp học: Tác giả Trần Thị Yên (2012), với bài báo: Nâng cao NL quản lý lớp học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số [91] đã nêu lên các nội dung
xoay quanh việc nâng cao NL quản lý lớp học ở trường TH vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc thù của vùng miền và đối tượng người học Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Thị Hằng có cách tiếp cận về vấn đề PT NL quản lý lớp học đối với đối tượng là giáo viên mới vào nghề và SV chuẩn bị tốt nghiệp, thông qua công trình nghiên cứu về các giải pháp PT NL quản lý lớp học cho SV sắp tốt nghiệp và đội ngũ giáo viên phổ
thông mới vào nghề” [26] [27] Tác giả đã chỉ ra thực trạng về NL quản lý lớp học của
SV SP chuẩn bị tốt nghiệp và ở giáo viên mới vào nghề thể hiện ở bốn khía cạnh: NL bao quát lớp và quản lý thời gian; NL tổ chức quản lý hoạt động học tập; NL quản lý hành vi HS; NL quản lý bằng kỉ luật tích cực Từ đó, đưa ra những nhận định chung về vấn đề này, đồng thời xác định các giải pháp tương ứng với bốn khía cạnh trên Tác giả Tạ Văn Hai [23] đã đưa ra các biện pháp để rèn luyện kĩ năng quản lý lớp học thông qua thực hành nghiệp vụ SP cho SV ngành GDTH như: XD nội dung; Thiết kế hoạt động; Vận dụng phương pháp dạy học vi mô; Phối hợp giữa rèn luyện nghiệp vụ SP thường xuyên với đưa SV xuống trường TH để dự giờ, xem băng hình dạy mẫu, … nhằm rèn luyện kĩ năng quản lý lớp học
Về NL tạo động lực học tập cho người học, tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung [17] đề cập đến các vấn đề lý luận về động lực học tập và việc tạo động lực học tập cho HS Tác giả đưa ra các nguyên tắc và biện pháp nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao NL tạo động lực học tập cho HS như: Làm cho hoạt động học tập trở nên hấp dẫn; Làm cho HS có nhu cầu học tập; Làm cho MTHT (bầu không khí, các mối quan hệ, …) trở nên thân thiện, …
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Oanh (2022), với bài viết: Một số giải pháp tạo hứng thú học tập các môn lí luận chính trị của SV trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay [55] đã đưa ra các giải pháp đối với GV, với SV và với các cấp quản lý nhằm tạo
hứng thú học tập cho người học Trong đó, trọng tâm là GV đổi mới về phương pháp dạy học, tăng cường nghiên cứu khoa học, nắm vững nội dung, tâm thế của GV cần vui vẻ, nhiệt tình, hứng thú, …
Về NL XD mối quan hệ trong giáo dục, gồm có nghiên cứu của tác giả Phan Thị Lan [39] đã đề cập một số biện pháp ở cấp độ quản lý, vĩ mô trong việc PT NL XD mối quan
hệ giữa các lực lượng giáo dục cho giáo viên Bao gồm: XD kế hoạch PT NL này; Sử dụng giáo viên đúng vị trí công việc để phát huy NL; Tổ chức bồi dưỡng NL cho giáo viên; Đánh giá giáo viên theo tiêu chí của NL; Tạo môi trường làm việc thuận lợi để PT
NL
Trang 33- Nghiên cứu về phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông qua sử dụng bài tập
Các nhà giáo dục đã quan tâm nghiên cứu về BT và vận dụng vào dạy học các môn học từ rất sớm, đặc biệt là khi vấn đề đào tạo theo NL thực hiện được áp dụng rộng rãi trong giáo dục nói chung Ia.Lecne (1977) đã nghiên cứu các BT tình huống trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của người học đồng thời giúp người học có thể giải quyết tốt những tình huống họ có thể gặp phải trong thực tiễn cuộc [37] Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [57], đã tổng quan được những nghiên cứu về XD và SD BT thực hành môn Giáo dục học theo tiếp cận NL Hệ thống hoá và PT được những lý luận cơ bản về
XD và sử dụng BT thực hành môn Giáo dục học theo theo tiếp cận NL để rèn luyện các
kỹ năng nghề cho SV ở các trường ĐH SP XD được BT thực hành môn Giáo dục học theo tiếp cận NL Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Trần Thị Hương [35], tác giả Trịnh Đông Thư (2007) [79] tác giả Hồ Thị Dung [13] đã đưa ra các nội dung gồm: một
số lý thuyết về BT, nguyên tắc, cách thức XD, SD BT và BT tham khảo gắn với mục đích PT các NL khác nhau thông qua các môn học được đề cập trong các công trình nghiên cứu trên Một số tác giả tập trung vào nghiên cứu về XD, SD BT theo hướng nhằm PT NL cho SV, trong đó có tác giả Đỗ Thu Hà [20] và tác giả Nguyễn Thị Tím Huế [32] [51] Những công trình này ngoài việc làm rõ lý luận về BT nói chung còn làm
rõ được đặc điểm của BT theo hướng PT NL và đề xuất cách thức XD và SD BT theo
định hướng trên Như vậy các nghiên cứu về BT và sử dụng BT đã được thực hiện bởi
nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam Các công trình chủ yếu tập trung vào hai hướng: Một là nghiên cứu về BT để tổ chức dạy học một môn học nhất định; hai là nghiên cứu
BT để PT một NL cụ thể cho SV SP Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu về BT nhằm PT NL XD MTHT cho SV SP mà cụ thể là SV ngành GDTH 1.1.3 Đánh giá tổng quan nghiên cứu vấn đề
Tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy tính chất đa dạng và phong phú của các nghiên cứu về NL nghề nghiệp của người giáo viên, về MTHT và XD môi trường phù hợp cho việc dạy học, giáo dục
Những nội dung đã được nghiên cứu:
- Vấn đề về MTHT: Các nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm ở các khía cạnh khác nhau về khái niệm MTHT; Nêu lên các yếu tố hợp thành MTHT; Xác định sự ảnh hưởng của MTHT đến quá trình dạy học và quá trình giáo dục nói chung và một số cách thức
XD MTHT cho những đối tượng nhất định
- Vấn đề về NL XD MTHT: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra một số NL thành
Trang 34phần trong NL XD MTHT ở nhà trường dưới các góc độ khác nhau
- Vấn đề về phát triển năng lực XD MTHT: Các nhà nghiên cứu đã đề xuất được một
số biện pháp từ vĩ mô đến vi mô, liên quan đến CBQL, GV và SV nhằm bồi dưỡng một
số NL thành phần trong XD MTHT cho SV
- Vấn đề về XD và SD BT trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV SP: Các kết quả nghiên cứu đã xác định về cấu trúc, yêu cầu, vai trò và cách thức XD, SD BT trong đào tạo và PT NL nghề nghiệp cho SV SP gắn với các nội dung cụ thể
XD MTHT Trong khi đó, các biện pháp nhằm phát triển năng lực XD MTHT cho SV SP
và SV ngành GDTH chưa được đề cập một cách toàn diện, chủ yếu là biện pháp nhỏ, lẻ
và còn rời rạc;
- Vấn đề phát triển năng lực XD MTHT cho các nhóm đối tượng đặc thù trong đào tạo
SP chưa có sự tập trung nghiên cứu Trong đó có phát triển năng lực XD MTHT cho SV ngành GDTH chưa được đề cập
- Vấn đề XD và SD BT để phát triển năng lực XD MTHT cho SV ngành GDTH chưa được quan tâm nghiên cứu và xác định đầy đủ
Những nội dung cần tập trung nghiên cứu:
- Thứ nhất là xác định cấu trúc của NL XD MTHT và làm rõ những yếu tố thành phần tạo nên NL đó;
- Thứ hai là nghiên cứu về thực trạng NL XD MTHT của SV các ngành SP, trong đó
có ngành GDTH, cách thức đánh giá NL đó của SV
- Thứ ba là nghiên cứu biện pháp, con đường phát triển năng lực XD MTHT của SV
SP nói chung và SV ngành GDTH nói riêng
- Thứ tư là nghiên cứu và đề xuất về việc XD và SD BT như là một phương tiện để phát triển năng lực XD MTHT cho SV
- Thứ năm là nghiên cứu mức độ tác động của BT đến việc phát triển năng lực XD MTHT cho SV ngành GDTH
Xuất phát từ các vấn đề trên, việc tác giả đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Phát triển năng lực XD MTHT cho SV ngành GDTH” là hết sức cần thiết
1.2 Môi trường học tập
Trang 351.2.1 Khái niệm về môi trường học tập
Quan niệm về MTHT nói chung
Otario, (2011), [111] MTHT là tổng hòa các mối quan hệ cá nhân trong một trường
học Khi các mối quan hệ này được thiết lập trong sự chấp nhận và hòa nhập lẫn nhau, được mô hình hóa bởi tất cả thì một nền văn hóa tôn trọng trở thành chuẩn mực Về vấn
đề này, OECD [110] cho rằng MTHT là một khái niệm tổng thể đề cập đến bối cảnh trong đó việc học tập diễn ra - cũng như bối cảnh một hệ sinh thái, bao gồm hoạt động
và kết quả của quá trình học tập
Ở Việt Nam, theo tác giả Bùi Hiền [29], tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [56] MTHT được xác định là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực, trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy [76] cho rằng MTHT là nơi diễn ra hoạt động học tập của người học gồm tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và PT hoạt động học tập của người học Nhóm tác giả Kiều Thị Bích Thủy và Nguyễn Trí [75] cho rằng MTHT là nơi diễn ra quá trình học tập, gồm tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học từ vật chất đến tinh thần Tương tự như vậy, tác giả Lê Đức Quảng: [59] “MTHT bao gồm đầy
đủ các yếu tố vật chất và tinh thần ở bên trong nhà trường nhằm khuyến khích cho người học học tập và PT toàn diện bản thân Bao gồm cảnh quan môi trường trong nhà trường thực sự đẹp, có tính thẩm mỹ cao, thoáng mát, an toàn, trật tự, có bầu không khí dễ chịu, thân thiện trong các mối quan hệ thầy - trò, có đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại để PT và nâng cao việc học tập cho người học”
Quan niệm về môi trường học tập trong lớp học
Môi trường lớp học là môi trường diễn ra hoạt động học tập của HS Nó liên quan đến MTVC, hệ thống xã hội, bầu không khí, chuẩn mực và giá trị (Creemers và Rezigt,
1996) [Dẫn theo 109]
Theo tác giả Angela Miller, Kathryn Cunningham [93], môi trường lớp học bao gồm bối cảnh vật chất, MTTL được tạo ra thông qua bối cảnh XH và nhiều thành phần giảng dạy liên quan đến đặc điểm và hành vi của giáo viên
Tác giả Vũ Thị Sơn [67] cho rằng MTHT là nơi mà các hoạt động học tập diễn ra, “là
cái bên ngoài, là điều kiện cho việc tiến hành các thao tác, hành động học tập” Đồng ý với quan điểm này, tác giả Bùi Thị Mùi cũng nhận định [46] MTHT là môi trường bao quanh quá trình dạy học của GV và SV, ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến kết quả dạy học diễn ra trong các tiết lên lớp
Trang 36Qua việc phân tích các quan điểm trên về MTHT có thể nhận thấy các tác giả đi theo các chiều hướng khác nhau, bao gồm, quan điểm coi MTHT ở phạm vi trong nhà trường,
trong lớp học và quan điểm coi MTHT ở phạm vi rộng hơn nhà trường như gia đình, nhà
trường và xã hội Một số quan điểm tập trung vào những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình học tập, có những quan điểm tập trung vào những yếu tố bên trong và gồm cả những quan điểm coi trọng cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài khi đề cập đến MTHT Song, các tác giả đều xác định MTHT bao gồm những yếu tố xuyên suốt quá trình học tập và có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này Trong phạm vi của nghiên cứu này,
tác giả đề cập đến MTHT là sự tổng hòa của những yếu tố vô hình và hữu hình, những yếu tố thuộc về vật chất và những yếu tố thuộc về tinh thần, cảm xúc, cùng với mối quan
hệ giữa chúng tạo nên sự tác động đến quá trình dạy và học của người dạy và người học
1.2.2 Vai trò của môi trường học tập
MTHT có vai trò to lớn đối với hiệu quả của hoạt động dạy và học, đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả nhận thấy MTHT có một số vai trò nổi bật sau:
Tạo ra nền tảng cho sự phát triển các năng lực của con người
Krug [106] cho rằng MTHT của nhà trường thể hiện giá trị của việc học tập và là bầu không khí khuyến khích vươn đến sự thành công OECD [109] môi trường học đường là nền tảng cho chất lượng học tập và giảng dạy, ảnh hưởng đến khả năng của HS, thành tích học tập và hạnh phúc cũng như sự PT cá nhân và XH của họ Tác giả Phạm Hồng Quang [60] đã xác định: “Các yếu tố của MTHT góp phần tạo ra NL nền tảng cho các hoạt động tiếp theo của con người, trong đó mục tiêu sáng tạo được coi trọng Môi trường trong XH hiện đại với những yếu tố mới đã tạo ra những phạm vi không gian và thời gian
mở, năng động và tích cực hơn đối với con người” Clancey [98] cho rằng HS không thể
học khái niệm “chay” và “đơn độc” mà phải học trong môi trường và có tương tác với người khác Vì thế, MTHT trở thành trung tâm của quá trình này, nhằm làm rõ nội dung kiến thức, hình thành NL và đánh giá việc học của HS một cách thường xuyên đồng thời bắt kịp cách tiếp cận chung với cộng đồng Thực tế, việc đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị,
kỹ thuật hay các phương pháp SP, các cơ chế, nội quy, … trong nhà trường hiện nay là
nhằm tạo ra tiền đề hợp lí để người học PT NL hiệu quả
Góp phần tạo sự kết nối đồng bộ, thống nhất trong chỉnh thể của quá trình dạy học
Tác giả Phạm Hồng Quang [60] cho rằng MTHT là tập hợp của những yếu tố bên ngoài và bên trong có liên quan đến hoạt động dạy và học Quan điểm của Jean - Marc Denomme & Madeleine Rây [43] về phương pháp SP tương tác mô hình quen thuộc đã
Trang 37xác định môi trường là thành tố của quá trình dạy học, tác động trực tiếp đến kết quả dạy học
Sơ đồ 1.1 Các thành tố Người dạy – Người học – Môi trường trong quá trình dạy học [43]
Như vậy, MTHT là một mắt xích trong quá trình dạy học, XD MTHT hợp lí sẽ góp phần tạo ra sự ăn khớp giữa tất cả các thành tố của quá trình này Đó là là kết quả của sự tác động có chủ đích của các chủ thể liên quan, trong đó, then chốt là người dạy – người học XD MTHT hợp lí là sự sắp xếp, chọn lọc và phát huy tối đa thế mạnh của các yếu tố chủ quan, khách quan, những yếu tố thuộc về ý thức và tồn tại xã hội, mang lại chất lượng cho hoạt động dạy và học Nói cách khác, quá trình dạy học đồng bộ, thống nhất,
có sự kết dính giữa các thành phần là một biểu hiện cho sự đảm bảo về chất lượng
Cung cấp điều kiện, phương tiện, kích thích động cơ học tập
Nghiên cứu của Fisher và Carr [100] đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa MTHT và sự PT
tư duy của HS và nhận thấy MTHT tốt có thể khuyến khích tư duy sáng tạo, phân tích và
giải quyết vấn đề Tác giả Hoàng Thanh Tú cũng đã khẳng định: “Tạo một MTHT tích cực giúp SV có được động lực học tập, tư duy năng động, sáng tạo, luôn tìm kiếm giải pháp cho những tình huống khác nhau” [82] Tác giả Đặng Thành Hưng [36] đã coi
MTHT là một trong năm yếu tố của quá trình dạy học với vai trò động lực thúc đẩy Nhóm tác giả Trần Quốc Thành và Từ Đức Văn đã mô tả những ảnh hưởng to lớn của
MTHT đến mục đích, phương pháp và kết quả học tập của người học “MTHT ảnh hưởng không nhỏ tới mục đích, động cơ học tập Mục đích, động cơ của hoạt động học không có sẵn, nó được hình thành trong quá trình học tập dưới tác động của nhiều yếu tố: yếu tố chủ quan (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ, … của người học) và yếu tố khách quan (cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, …”) Và, MTHT làm thay đổi phương pháp học của
Trang 38người học “Môi trường và phương pháp học tập có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Môi trường là điều kiện để người học sử dụng những phương pháp học tập thích hợp Môi trường nhóm, lớp, phương pháp giảng dạy của giáo viên, quan hệ ứng xử của giáo viên đối với HS là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp học tập của HS”
[86] Trong vấn đề này, các tác giả cho rằng mối quan hệ của người dạy và người học, mối quan hệ giữa người học với người học được coi là vấn đề trung tâm của MTHT, có tác động mạnh mẽ đến động cơ, mục đích cũng như phương pháp học tập của người học, nhằm nâng cao kết quả học tập Theo đó, yếu tố trung tâm có vai trò to lớn trong MTHT cần được tập trung khai thác chính là các mối quan hệ SP nói trên Như vậy, MTHT được
XD hợp lí sẽ trở thành “dung môi” kích thích cho việc dạy và học được diễn ra thuận lợi
và có chất lượng
Tóm lại, việc XD MTHT có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục
XD MTHT chính là tạo điều kiện để người học học tập có kết quả, giúp họ được an toàn, được công bằng và dân chủ, được PT sức khỏe thể chất và tinh thần
1.2.3 Thành phần cấu trúc của môi trường học tập ở nhà trường phổ thông
Việc xác định thành phần cấu trúc của MTHT trong phạm vi nghiên cứu này được căn
cứ vào kết quả tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về cấu trúc của MTHT (mục 1.1.2) Trong phạm vi đề tài này, tác giả xem xét cấu trúc của MTHT trong lớp ở nhà trường tiểu học, theo hướng tiếp cận tổng quát, bao gồm: MTTL và MTVC Đây cũng là quan điểm về cấu trúc MTHT được đề cập phổ biến trong các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới
Môi trường tâm lý
Các mối quan hệ ở trong lớp liên
quan đến hoạt động học tập
Hệ thống nội quy, kỉ luật và giá trị
văn hóa của lớp học Động cơ, hứng thú, niềm tin đối
với hoạt động dạy và học Hiệu quả của việc chuẩn bị nội dung dạy học, sử dụng hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp
Ảnh hưởng của việc xây dựng thành phần, quy mô và cơ cấu lớp học đến
hiệu quả của hoạt động học tập
Môi trường vật chất
Không gian và việc bố trí, sắp xếp trong không gian đó Phương tiện dạy học trực quan, thiết bị hỗ trợ hoạt động
dạy và học Tài liệu học tập
Trang 39Sơ đồ 1.2 Cấu trúc của môi trường học tập trong lớp ở nhà trường tiểu học
Môi trường tâm lý
Là tập hợp tất cả những yếu tố phi vật chất, tác động đến mọi mặt thuộc về tâm lý - của người dạy và người học, đảm bảo cho việc thực hiện hiệu quả quá trình dạy và học MTTL bao gồm:
- Các mối quan hệ ở trong lớp liên quan đến hoạt động học tập
Các mối quan hệ này thể hiện ở quy mô và chất lượng liên kết, mức độ gắn bó, tin tưởng và sự hỗ trợ giữa các đối tượng có liên quan, bao gồm: mối quan hệ giữa người dạy
và người học, mối quan hệ giữa người học và người học, … Các mối quan hệ này được tồn tại ở hình thức giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể
- Hệ thống nội quy, kỉ luật và giá trị văn hóa của lớp học
Hệ giá trị văn hóa trong lớp học tồn tại dưới những quy định, nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp học Đồng thời, hệ giá trị này còn được thể hiện trong tác phong giao tiếp, ứng xử và hành động của các thành viên trong trường/lớp học Giá trị văn hóa trong
trường/lớp học tạo nên kỉ luật, truyền thống và dư luận của tập thể học sinh
- Động cơ, hứng thú, niềm tin đối với hoạt động dạy và học
Động cơ, hứng thú và niềm tin đối với hoạt động học tập được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Ở nhà trường, người học được hỗ trợ xác định ý nghĩa của việc học, mục tiêu học tập và nỗ lực theo đuổi mục tiêu Đồng thời, hình thành động cơ, hứng thú
và niềm tin đối với hoạt động dạy của giáo viên
- Hiệu quả của việc chuẩn bị nội dung dạy học, sử dụng hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp
Tác giả Bùi Thị Mùi [47] đã chỉ ra yếu tố cần thiết khi bàn về XD MTHT: “Khai thác giá trị của yếu tố NDDH; Lựa chọn, vận dụng phương pháp, phương tiện, HTTC dạy học” Điều này chứng tỏ tác giả đã rất coi trọng sự ảnh hưởng của những yếu tố trên đến MTHT Thực tế cho thấy, quá trình dạy học chỉ hiệu quả khi làm nảy sinh hoặc PT được động cơ, nhu cầu, hứng thú đối với hoạt động học tập của người học Hay nói cách khác, khi người dạy có sự chuẩn bị NDDH, thực hiện PPDH, HTTC và đánh giá phù hợp sẽ tạo
ra sự ảnh hưởng tích cực đến tâm lý người học và ngược lại Vì thế, hiệu quả của việc thực hiện những yếu tố trên góp phần tạo nên MTTL
- Ảnh hưởng của việc xây dựng thành phần, quy mô và cơ cấu lớp học đến hiệu quả của hoạt động học tập
Các nghiên cứu về thành phần lớp học, kích cỡ lớp/nhóm và các phương pháp tạo nhóm đã chỉ ra sự ảnh hưởng của những vấn đề này đến tâm lý người học, cụ thể là ảnh
Trang 40hưởng đến tinh thần hợp tác, trạng thái làm việc hay các vấn đề về hành vi của HS [99] Tâm lý HS bị ảnh hưởng bởi sự công bằng, sự đoàn kết, sự ủng hộ, sự quan tâm được tạo
ra từ các nhóm, lớp với quy mô và thành phần khác nhau Trong mỗi lớp học, thành phần
và quy mô được XD theo nhiều cơ sở khác nhau, phù hợp với từng hoạt động dạy và học hay điều kiện thực tiễn nhất định và sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến thái độ, tinh thần học tập của người học, đồng thời góp phần thực hiện những mục tiêu riêng của người dạy Tương tự, cơ cấu lớp học bao gồm: bộ máy, cấu trúc của lớp/nhóm và sự rèn luyện, bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng theo cấu trúc đó tạo nên những tác động tâm
lý đối với người học XD MTTL cần phát huy vai trò của nhóm/lớp với cơ cấu phù hợp
để tạo ra MTHT hiệu quả
- Không gian và việc bố trí, sắp xếp trong không gian đó
Theo Kiều Thị Bích Thủy và Nguyễn Trí [75] “Không gian đượcc coi là “vùng đất” thuộc về cá nhân hoặc một nhóm HS: lớp học, bàn học, chỗ để sách vở, chỗ học, …” Không gian bao gồm những yếu tố hữu hình và vô hình như: không gian hoạt động của giáo viên và HS, sự sắp xếp bàn ghế, trang trí phòng học và các thiết bị kỹ thuật được trang bị gắn cố định với không gian hay những yếu tố vô hình như âm thanh, ánh sáng, không khí, nhiệt độ, Các yếu tố con người và vật chất trong không gian được sắp xếp hợp lí, an toàn và hiệu quả đối với các hoạt động học tập tương ứng