Về nội dung đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của công dân phản ánh gay gắt, tập trung nhiều vào lĩnh vực của công tác quản lý đất đai tập trung chủ yếu: Bồi thường, hỗ trợ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI DANH HẢI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong đề án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong đề án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Tác giả đề án
Bùi Danh Hải
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS Vũ Thị Thanh Thủy và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng
ký đất đai thành phố Nha Trang, đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện và hoàn thành đề án
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các tổ chức, cá nhân mà tôi đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng,
để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả đề án
Bùi Danh Hải
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
TRÍCH YẾU ĐỀ ÁN THẠC SĨ vii
THESIS ABSTRACT x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai 4
1.1.1 Khái niệm về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai 4
1.1.2 Quyền của công dân về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai 6
1.1.3 Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai 7
1.2 Căn cứ pháp lý về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai 10
1.2.1 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai 10
1.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai 12
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại và tố cáo 17
1.2.4 Trình tự giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân về đất đai 20
1.2.5 Những hình thức tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai thường gặp 22
1.3 Tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai ở Việt Nam 25
1.3.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai 25
1.3.2 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thời kỳ thi hành luật đất đai năm 2013 26
1.3.3 Nội dung khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai 28
1.3.4 Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân trong lĩnh vực đất đai tại Bộ Tài nguyên và Môi trường 30
1.3.4.1 Về công tác tiếp công dân 30
Trang 51.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai
33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Đối tượng nghiên cứu 36
2.2 Phạm vi nghiên cứu 36
2.3 Nội dung nghiên cứu 36
2.4 Phương pháp nghiên cứu 37
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 37
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 37
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Nha Trang 39
3.1.1 Điều kiện tự nhiên Nha Trang 39
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 45
3.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 46
3.2 Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Nha Trang 49
3.2.1 Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 49
3.2.2 Thu hồi đất 50
3.2.3 Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 50
3.2.4 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 51
3.2.5 Về hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Nha Trang đến năm 2022 52
3.3 Thực trạng công tác giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại thành phố Nha Trang giai đoạn 2017-2022 56
3.3.1 Kết quả giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại thành phố Nha Trang giai đoạn 2017-2022 56
3.3.2 Kết quả thực hiện giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại 4 dự án của thành phố Nha Trang 58
Trang 63.3.3 Đánh giá chung các tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết đơn tranh chấp,
khiếu nại và tố cáo về đất đai tại Thành phố Nha Trang 62
3.4 Căn cứ đề xuất giải pháp 67
3.4.1 Theo đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng về tổ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai 67
3.4.2 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất 69
3.4.3 Tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai phải phát huy dân chủ, đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động bộ máy nhà nước 70
3.4.4 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai phải đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cải cách hành chính 71
3.5 Đề xuất giải pháp 72
3.5.1 Tổ chức thực hiện quy định quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 72
3.5.2 Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai 74
3.5.3 Giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 76
3.5.4 Nâng cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng và phát huy vai trò giám sát của xã hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Nha Trang 54
Bảng 3.2 Tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai giai đoạn 2017 - 2022 56
Bảng 3.3 Tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của 4 Dự án 58
Bảng 3.4: Phân loại đơn thư kiến nghị, tố cáo tại 4 dự án nghiên cứu 59
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân 59
Bảng 3.6: Đánh giá thái độ của cán bộ tiếp dân có trong quá trình giải quyết công việc 60
Bảng 3.7 Nguyên nhân của việc khiếu kiện, đơn thư qua 61
ý kiến của cán bộ 61
Trang 8TRÍCH YẾU ĐỀ ÁN THẠC SĨ
1 Thông tin chung
1.1 Họ tên tác giả đề án: Bùi Danh Hải
1.2 Tên đề án: Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư tranh
chấp, khiếu nại và Tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Nha
Trang”
1.3 Ngành khoa học của đề án: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03
1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thanh Thủy
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của Thành phố
- Đánh giá tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai giai đoạn
2017 – 2022 tại thành phố Nha Trang
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại thành phố Nha Trang
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương
pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương
pháp xử lý thông tin, số liệu (phương pháp thống kê, so sánh, phân tích )
Đề tài chọn hai nhóm đối tượng điều tra bằng bảng hỏi gồm nhóm các hộ dân
thuộc 04 dự án điển hình có đơn thư nhiều nhất, phản ứng gay gắt nhất và kéo dài
nhất trên địa bàn thành phố Nha Trang và nhóm các cán bộ có nhiều kinh nghiệm dày
dạn, uy tín trực tiếp tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
4 Kết quả nghiên cứu và kết luận
1 Thành phố Nha Trang hiện nay là thành phố Loại một trực thuộc tỉnh Khánh
Hòa Đang trong quá trình phấn đấu đến năm 2025 trở thành một thành phố trực
thuộc Trung ương Trong đó, TP Nha Trang là hạt nhân phát triển; xây dựng một
đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch
tầm quốc tế; tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu đô thị mới; áp dụng khoa học công nghệ
Trang 9hiện đại trong quản lý đô thị Do đó, nhu cầu bức bách phải phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển hạ tầng, dẫn đến phải tiến hành thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế của thành phố Nha Trang Điều này phát sinh xung đột giữa quyền lợi người dân khi bị thu hồi đất với Nhà nước và chủ đầu tư thực hiện
dự án Đồng thời, khi hạ tầng tốt lên thì giá đất tăng cao, làm phát sinh tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai là vấn đề có tính thời sự hiện nay và tương lai trên địa bàn thành phố Nha Trang là điều không thể tránh khỏi
2 Qua nghiên cứu tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai giai đoạn 2017-2022 cho thấy: Kết quả số đơn trung bình năm tranh chấp, khiếu nại và
tố cáo về đất đai giai đoạn 2017-2022 cho thấy số lượng đơn thư liên quan đến đất đai có xu hướng giảm qua các năm Năm 2017 tổng số lượng đơn thư nhiều nhất Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ thống kê về đơn thư các vụ việc có liên quan đến đất đai thì loại hình khiếu nại vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất Xét ở ba loại hình khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp thì khiếu nại chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,95%, thứ hai là tố cáo với 24,19% còn lại là tranh chấp Tương ứng với tỷ lệ này là số lượng các loại hình đơn
thư là: khiếu nại (1192 lượt), tố cáo (451 lượt), tranh chấp (221 lượt)
3 Về nội dung đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của công dân phản ánh gay gắt, tập trung nhiều vào lĩnh vực của công tác quản lý đất đai tập trung chủ yếu: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đòi lại đất củ trong quá trình thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ; Giải quyết khiếu nại không thỏa đáng chuyển sang tố cáo; Tranh chấp đất hương hỏa, dòng tộc hay tranh chấp để nhận tiền bồi thường Những nguyên nhân chính dẫn đến công dân có đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo
về đất đai gay gắt, kéo dài: Do công dân ít am hiểu quy định pháp luật; Do có người xúi giục, kích động; Một số cán bộ tham mưu giải quyết đơn không có năng lực do chưa qua đào tạo bài bản, không có phẩm chất đạo đức hoặc không có trách nhiệm với công việc được giao; Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai chưa được chú trọng, nếu có thì mang tính hình thức
4 Trong thời gian tới, để từng bước khắc phục và hạn chế tình hình tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất, mục tiêu giải quyết dứt điểm các
Trang 10vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài tại thành phố Nha Trang, cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp chính sau đây: (1) Tổ chức thực hiện quy định quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai (2) Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai (3) Giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai (4) Nâng cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng và phát huy vai trò giám sát của xã hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
Trang 11THESIS ABSTRACT
1 General information
1.1 Thesis author's full name: Bui Danh Hai
1.2 Thesis title: Assessing the current situation of resolving disputes,
complaints and denunciations in the land sector in Nha Trang city"
1.3 Scientific field of thesis: Land management; Code: 8.85.01.03
1.4 Scientific instructor: Dr Vu Thi Thanh Thuy
1.5 Training facility: University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen
University
2 Research objectives:
Assessing the current status of resolving disputes, complaints and denunciations about land in Nha Trang city, Khanh Hoa province from 2017 - 2022 Analyze the causes leading to the current situation of resolving land disputes, complaints and denunciations in Nha Trang city, Khanh Hoa province Propose solutions to limit disputes, complaints and denunciations about land in Nha Trang city, Khanh Hoa province
3 Research methods
Research methods include: Method of selecting research points, method of collecting documents, secondary data, interview investigation method, information and data processing method (statistical, comparison, analysis )
The project selected two groups of subjects to investigate using questionnaires, including the group of households in 04 typical projects with the most complaints, the harshest and longest reactions in Nha Trang city and the group of officials has extensive experience and reputation to directly advise on resolving land-related disputes, complaints and denunciations
4 Research results and conclusions
1 Nha Trang city is currently a Class 1 city under Khanh Hoa province In the process of striving to become a centrally run city by 2025 Among them, City Nha Trang is the nucleus of development; build a civilized, modern urban area with
Trang 12good living environment quality and an international tourism center; high occupancy rate in new urban areas; Apply modern science and technology in urban management Therefore, the urgent need for socio-economic development, especially infrastructure development, has led to land acquisition to implement economic development projects of Nha Trang city This creates a conflict between people's rights when land is recovered and the State and the investor implementing the project At the same time, when infrastructure improves, land prices increase, giving rise to disputes, complaints and denunciations about land, which is a topical issue now and in the future in Nha Trang city avoidable
2 Through research on the situation of land disputes, complaints and denunciations from 2017-2022, it is shown that: Results of the average annual number of land disputes, complaints and denunciations in the period 2017-2022 for
It is seen that the number of land-related applications tends to decrease over the years In 2017, the total number of applications was the highest However, looking
at the statistical rate of complaints in land-related cases, this type of complaint still accounts for the highest rate Considering the three types of complaints, denunciations and disputes, complaints account for the highest proportion with 63.95%, second is denunciation with the remaining 24.19% being disputes Corresponding to this ratio is the number of types of letters: complaints (1192 times), denunciations (451 times), disputes (221 times)
3 Regarding the content of disputes, complaints and denunciations about land from citizens, there is a harsh reflection, focusing heavily on the main areas of land management: Compensation, support and rehabilitation settlement when the State recovers land; on granting land use rights certificates; Reclaiming old land in the process of implementing land policies over time; Unsatisfactory complaint resolution turns to denunciation; Disputes over land, clans, or disputes to receive compensation The main reasons leading to citizens having fierce and prolonged land disputes, complaints and denunciations are: Because citizens have little understanding of the law; Due to someone instigating or inciting; Some staff advising on handling applications are incompetent because they have not been
Trang 13properly trained, do not have ethical qualities or are not responsible for assigned work; The work of propagating and disseminating land laws has not been focused on; if any, it is of a formal nature
4 In the coming time, to gradually overcome and limit the situation of disputes, complaints and denunciations in land management and use, with the goal of completely resolving large and complex complaints, prolonged in Nha Trang city, it
is necessary to synchronously implement the following main groups of solutions: (1) Organize the implementation of state management regulations on land and resolve disputes, complaints and denunciations regarding land (2) Solutions to improve professional capacity for officials and civil servants to organize and implement the law on resolving land complaints (3) Solutions to strengthen propaganda and dissemination of laws on complaints, denunciations and land disputes (4) Enhance the inspection and examination responsibilities of functional agencies and promote the supervisory role of society in resolving complaints, denunciations, and land disputes
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với tất cả các quốc gia trên thế giới, đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản
vô cùng quý giá, có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao không thể thay thế được trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội Đối với Việt Nam cũng như vậy, đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nên kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, do đất đai là tài sản quý giá và nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, song về mặt nhà nước thì chính sách pháp luật nói chung, pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai còn đang trong quá trình hoàn thiện
Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác quản lý đất đai của Nhà nước ta luôn là vấn đề hàng đầu Tuy nhiên, chính vì những tính chất đặc biệt của đất đai cũng như quá trình hoàn thiện về thể chế pháp luật chính sách trong quá trình phát triển mà công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn Điều này dẫn đến thực tế đã xảy ra nhiều vụ khiếu nại với cấp độ nhanh, tính chất ngày càng phức tạp, số vụ khiếu nại đông người vượt cấp ngày càng nhiều Như vậy, từ thực tiễn trong đời sống xã hội có rất nhiều tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai đòi hỏi Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình phải ban hành pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với mục tiêu phấn đấu đến 2025 trở thành đô thị loại I, trực thuộc trung ương, chính vì vậy, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Thành phố diễn ra nhanh chóng, diện mạo và hệ thống hạ tầng đô thị của Thành phố đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hạ tầng giao thông phát triển khá toàn diện Đến cuối năm 2015, TP Nha Trang đã được phủ kín quy hoạch phân khu 1/2.000 và đến thời điểm này, một số khu vực thuộc các phường nội thành đã được triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị, khu chức năng đã và đang phát huy hiệu quả, đảm bảo định hướng phát triển của thành phố trong tương lai
Trang 15Tuy nhiên Thực tế, trong những năm gần đây, đất đai luôn là vấn đề nóng
bỏng tại thành phố Nha Trang Trong thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại
thành phố còn nhiều bất cập, bên cạnh những địa phương, những đơn vị thực hiện
quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật vẫn còn không ít các địa phương, đơn vị chưa
chú trọng công tác quản lý đất đai Việc thực hiện pháp luật đất đai chưa tốt không
chỉ đối với các chủ sử dụng đất mà ngay cả với cơ quan Nhà nước Do vậy vẫn xảy ra
nhiều vi phạm như: sử dụng đất không đúng mục đích20 được giao, lấn chiếm đất
đai, mua bán đất trái phép, giao đất và cấp đất không đúng thẩm quyền, chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thỏa đáng… dẫn đến các khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, dẫn đến bất ổn trong xã hội Ở những địa phương
yếu kém, những khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đó dẫn đến các đơn thư yêu cầu
giải quyết liên tục bị tồn đọng, trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời
sống kinh tế xã hội của địa phương, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực
hiện pháp luật và vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền cơ sở giảm sút
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
trạng công tác giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại và Tố cáo trong lĩnh vực
đất đai trên địa bàn thành phố Nha Trang”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của Thành phố
- Đánh giá tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai giai đoạn
2017 – 2022 tại thành phố Nha Trang
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế đơn tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại thành phố Nha Trang
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Tìm hiểu và nắm vững được các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước
và các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý đất đai
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai các đề án nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý đất đai nói chung, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất
đai nói riêng tại địa phương công tác
Trang 16- Ý nghĩa trong thực tiễn:
Đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân tồn tại, hạn chế, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Nha Trang thời gian tới
Làm cơ sở nghiên cứu, áp dụng triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn tại các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng
Góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế bền vững Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân tại địa phương
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
1.1.1 Khái niệm về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
1.1.1.1 Khái niệm Khiếu nại đất đai
Đại từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm "khiếu nại" là: "thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y” (Nguyễn Như Ý, 1998)
Khiếu nại được coi là quyền chủ thể của công dân, được quy định trong các bản Hiến pháp (Điều 29 Hiến pháp năm 1959, Điều 73 Hiến pháp năm 1980, Điều
74 Hiến pháp năm 1992 và Điều 30 Hiến pháp năm 2013)
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân” Thuật ngữ “mọi người” ở đây bao gồm không chỉ công dân Việt Nam mà bao gồm cả người nước ngoài, người không có quốc tịch sinh sống, lao động, học tập trên lãnh thổ Việt Nam
Theo Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc CB, CC theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của CQHC nhà nước, của người có thẩm quyền trong CQHC nhà nước hoặc quyết định kỷ luật CB, CC khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Như vậy, khiếu nại được coi là quyền cơ bản của công dân, là một trong các hình thức để công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình, thông qua việc khiếu nại mà công dân phản ánh ý chí, nguyện vọng của mình tới các cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, góp phần dân chủ, lành mạnh hóa các hoạt động của cơ quan thực thi quyền lực công
Trang 18Khiếu nại đất đai: Loại khiếu nại phát sinh trong các lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai được gọi là khiếu nại về đất đai Khi có căn cứ cho rằng các quyết định hoặc các hành vi của họ là không đúng với pháp luật và là không hợp lý, hoặc có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì các cơ quan, tổ chức, công dân có quyền đề nghị, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra lại
và xem xét lại các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính trong quá trình quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền trên
1.1.1.2 Khái niệm tố cáo về đất đai
Theo từ điển tiếng Việt thì “tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó… vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn” ( Hoàng Phê, 2006)
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo năm 2011 thì “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” Như vậy, về bản chất, tố cáo thể hiện ý thức bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật của mỗi công dân trước các hành vi vi phạm, qua đó người tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn bảo vệ lợi ích của cộng đồng
Theo các quy định tại khoản 7, điều 166 trong Luật đất đai được ban hành vào năm 2013 thì một trong những quyền lợi chung của người sử dụng đất là có quyền khởi kiện, tố cáo, khiếu nại về những hành vi có liên quan đến việc vi phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác có liêu quan đến pháp luật về đất đai
Từ khái niệm tố cáo có thể cho chúng ta thấy rằng: Việc công dân đó có thể
là người sử dụng đất hoặc không sử dụng đất đi trình báo cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng đất được gọi là Tố cáo về đất đai
Trang 19Đối tượng tố cáo về đất đai là hành vi vi phạm của bất kỳ cơ quan, cá nhân,
tổ chức nào gây thiệt hại đến lợi ích và quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức, cơ quan hoặc của người khác về đất đai, thì có quyền tố cáo về những hành vi như vậy Những hành vi này có thể được phát sinh trong quá trình sử dụng đất, nhưng cũng
có thể phát sinh trong quá trình quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước
1.1.1.3 Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp về đất đai là một khái niệm đã trở lên rất phổ biến trong đời sống
xã hội Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà còn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thường ngày, trong đời sống nhân dân Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách đồng nhất, kể cả trong giới luật học
Việc xác định nội hàm khái niệm tranh chấp về đất đai có ý nghĩa quan trọng
kể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là trong việc xác định cơ chế, xác định thẩm quyền và xác định trình tự và thủ tục giải quyết
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai” ( Luật Đất đai, 2013)
Như vậy, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và là do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Như vậy, đối tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác Còn chủ thể của tranh chấp đất đai có thể là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử dụng đất với bất kỳ bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai
1.1.2 Quyền của công dân về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
Tranh chấp, Khiếu nại, tố cáo về đất đai là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi tại điều Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có
Trang 20quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.” Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại Luật Khiếu nại, Luật tố cáo 2018 Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình, tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân Trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai tại khoản 1, Điều
204 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai Giải quyết tranh chấp, khiếu nại
và tố cáo về đất đai được tiến hành theo Luật đất đai và Luật khiếu nại, Luật tố cáo
(Luật đất đai, 2013)
1.1.3 Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai
Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan trọng Trong tiến trình phát triển của xã hội của loài người, có nhiều hình thức Nhà nước khác nhau với các chế độ chính trị khác nhau Mỗi thời kỳ lịch sử, các chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai có bản chất khác nhau phụ thuộc vào bản chất của giai cấp thống trị trong mỗi xã hội Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai, ruộng đất càng là tài sản quí hiếm, có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Xuất phát từ đặc điểm lịch sử rất đặc biệt, do vị trí địa kinh tế chính trị tạo ra, lịch sử chế độ đất đai Việt Nam vừa phát triển theo quy luật chung của thế giới, nhưng đồng thời nó mang bản sắc riêng theo bản năng đấu tranh sinh tồn của dân tộc trong những thời kỳ bị xâm lược Nước ta do đặc thù riêng của chế độ chính trị
Trang 21xã hội chủ nghĩa nên ngay từ khi Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời cũng đồng thời xuất hiện quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với đất đai
Ở nước ta, trong quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang đặt ra một yêu cầu khách quan phải xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với
cơ chế mới Để đáp ứng yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương duy trì chế
độ sở hữu Nhà nước đối với đất đai đồng thời xây dựng các chính sách kinh tế nói chung
và chính sách đất đai nói riêng sao cho phù hợp với lợi ích của người sử dụng đất
Tinh thần này đã được cụ thể hoá tại điều 53, Hiến pháp 2013 khẳng
định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Đồng thời, nhấn mạnh đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai
Tại điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Nhà nước là chủ thể đặc
biệt của quyền sở hữu đất đai, đất đai trên toàn bộ lãnh thổ cả nước thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước có các quyền đối với đất đai như sau:
Luật đất đai năm 2013 đã liệt kê 08 quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai tại Điều 13 bao gồm:
Trang 22- Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)
- Quy định hạn mức sử dụng đất (gồm: hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp), thời hạn sử dụng đất (cho sử dụng đất ổn định lâu dài và cho sử dụng đất có thời hạn)
- Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất (vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy
cơ đe dọa tính mạng con người Đối với trưng dụng đất, Nhà nước chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai)
- Quyết định giá đất (Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất và Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể)
- Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất (Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất; Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; công nhận quyền sử dụng đất)
- Quyết định chính sách tài chính về đất đai (Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai; Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi)
- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất)
Trang 231.2 Căn cứ pháp lý về tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
1.2.1 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Mọi nguồn của cải, vật chất phục vụ cho đời sống con người đều được sinh ra từ đất Nó gắn bó mật thiết với mọi ngành kinh tế, mọi nhu cầu của đời sống xã hội Vì vậy, quản lý đất đai luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Mỗi thời kỳ lịch sử với chế độ chính sách khác nhau đều có chính sách quản lý đất đai đặc trưng cho mỗi thời kỳ lịch sử đó Để quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý, hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về quản lý, sử dụng đất đai
Hiến pháp năm 1980 của nước CHXHCN Việt Nam quy định tại điều 20:
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.”
Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 về việc thống nhất quản lý đất đai và
tăng cường công tác quản lý đất đai trong cả nước: “ Tất cả quỹ đất thuộc cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung, nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đi lên theo hướng sản xuất sản xuất lớn XHCN.”
Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc:
“ Công tác đo đạc, lập bản đồ, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất nhằm nắm chắc số luợng và chất lượng ruộng đất, xác định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất, phân hạng đất canh tác thuộc từng đơn vị sử dụng, thực hiện thống nhất trong cả nước.”
Ngày 29/12/1987 Luật Đất đai ra quy định về chế độ quản lý và sử dụng đất đai Trong văn bản này Luật đã khẳng định Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
Do yêu cầu của thực tiễn, Luật Đất đai 1993 ra đời thay thế Luật Đất đai
1987, tại điều 8 Luật này quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong cả nước UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định trong Luật này Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai ở TW
Trang 24chịu trách nhiệm trước Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai tại địa phương chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.”
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
Nghị định 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định về việc quản lý
Luật Đất đai 2013 ra đời đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước, điều 6 Luật này quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và điều 7 Luật Đất đai
2013 quy định: “Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với quản lý và
sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tỉnh, thành phố trực thuộc TW và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm
vi cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền của Luật này.”
Sau đó Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013 và hàng loạt các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ ngành liên quan kịp thời ban hành, tạo cơ sở
Trang 25pháp lý tương đối toàn diện cho công tác quản lý đất đai một cách cơ bản Tại Điều
22 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rõ 15 nội dung về quản lý nhà nước đối với đất đai như sau:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; e) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
g) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
h) Thống kê, kiểm kê đất đai;
i) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
k) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
l) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; m) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
n) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;
o) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai;
p) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
1.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
1.2.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng của pháp luật khiếu nại vì nó xác định ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và giải quyết đối với những loại khiếu nại nào Việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại một
Trang 26cách rành mạch và khoa học sẽ giúp tránh việc đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, đồng thời tránh được sự chồng chéo, tạo thuận lợi cho cả người dân
và cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua đó nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính Luật khiếu nại không quy định trực tiếp về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tuy nhiên căn cứ vào các quy định về thẩm quyền giải quyết, có thể khái quát nguyên tắc xác định thẩm quyền như sau:
1) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người đã ra QĐHC
bị khiếu nại hoặc người đứng đầu cơ quan có HVHC bị khiếu nại
Một là, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người đã ra QĐHC bị khiếu nại hoặc người đứng đầu cơ quan có HVHC bị khiếu nại
2) người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các CQHC nhà nước Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ theo quy định trong thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh
Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật
về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người
có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm
Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi
Trang 27được giao Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn giải quyết nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình, của CB, CC do mình trực tiếp quản lý; giải quyết khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn giải quyết nhưng chưa được giải quyết
Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình, của người có trách nhiệm do mình trực tiếp quản lý
1.2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai
Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo có ý nghĩa quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm tra, xác minh và xử lý tố cáo đúng pháp luật Theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 thì thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật của CB, CC trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong CQHC nhà nước được quy định như sau:
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CB, CC do mình quản lý trực tiếp
Trang 28Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản
lý trực tiếp
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền giải quyết là của ai phụ thuộc vào đối tượng bị tố cáo Đó là hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cá nhân hay hành vi vi phạm của cơ quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cơ quan đó
1.2.2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa
án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ
sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để
Trang 29hòa giải Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013,Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình với thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… (Luật Đất đai 2013)
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp
xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng (dân sự): Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự Theo đó,
cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó) Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu
Trang 30cầu của Tòa án Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa
vụ án ra xét xử Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm
Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính: Trình tự này sẽ
được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì
có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh Đối với tranh chấp giữa tổ chức,
cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại và tố cáo
1.2.3.1 Chủ thể và đối tượng của khiếu nại và tố cáo
Khiếu nại:
Trang 31+ Chủ thể: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân
+ Đối tượng: các quyết định hành chính, hành vi hành chính và các quyết định kỷ luật các cán bộ công chức
Tố cáo:
+ Chủ thể: mọi công dân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước, các tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền đều được quyền tố cáo + Đối tượng: các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, công dân hoặc tổ chức
1.2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo
Theo Điều 12, Luật Khiếu nại 2011, Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Người khiếu nại có các quyền sau đây:
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho
Trang 32mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng
- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
Theo Điều 9, Luật tố cáo 2018, Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác; c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình
Trang 33chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
- Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra
1.2.4 Trình tự giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân về đất đai
1.2.4.1 Tổ chức tiếp dân và nhận đơn thư khiếu tố cáo
Trong quá tình tiếp dân, cán bộ phải lắng nghe những sự việc mà đương sự trình bày, thái độ phải mềm dẻo, nhã nhặn, phải ghi chép đầy đủ những thông tin cần thiết vào sổ tiếp dân Cuối buổi phải thu nhân đơn và những đơn thư kèm theo, nếu không có đơn thì phải lập biên bản ghi cụ thể những nội dung mà đương sự trình bày và yêu cầu họ ký tên vào biên bản
Khi nhân đơn, thư khiếu tố phải đảm bảo giữ bí mật cho người tố cáo nếu họ yêu cầu Đối với những trường hợp nhất định, phải lắng nghe và giải thích pháp luật cho đương sự về các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo
1.2.4.2 Quản lý và xử lý đơn thư khiếu tố về đất đai
Quá trình quản lý và xử lý đơn, thư khiếu tố, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ yếu sau:
- Nắm chắc những đơn thư thuộc trách nhiệm theo dõi, đôn đốc giải quyết
Trang 34- Phân loại đơn, thư gửi tới để xác định rõ phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước
- Đơn, thư sau khi phân loại xong phải được xử lý kịp thời, những đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Tài nguyên và Môi trường thì phải chuyển đơn tới những cơ quan có trách nhiệm giải quyết, trả lời
- Đơn thư có nội dung phức tạp phải chuyển cho thủ trưởng trực tiếp cho ý kiến giải quyết
- Cán bộ xử lý đơn phải tuyệt đối giữ bí mật về nội dung và tên, địa chỉ của người gửi đơn
1.2.4.3 Giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai
Giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Nghiên cứu đơn, thư khiếu tố
Đây là công việc đầu tiên của nghiệp vụ xét khiếu tố, là công việc quan trọng nhất để đưa ra các kết luận một cách chính xác Do vậy, đòi hỏi việc nghiên cứu đơn thư phải được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ thông qua đó tìm ra những mâu thuẫn, bản chất của vấn đề, phán đoán những nguyên nhân chủ yếu, chuẩn bị những tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu một cách chính xác, khoa học và đúng pháp luật
Bước 2: Tiến hành gặp đương sự
Đây là một yêu cầu không thể thiếu khi giải quyết đơn thư khiếu tố Quá trình gặp đương sự cần tạo không khí thoải mái, tạo lòng tin cho đương sự vào sự công bằng của pháp luật, qua đó để đương sự trình bày đầy đủ về tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểu, thu thập được những thông tin quan trọng của nội dung vấn đề Sau khi gặp đương sự, người trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu tố phải tiếp xúc với cơ quan nơi phát sinh sự việc, thu thập các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ, phân tích các chi tiết diễn biến một cách có hệ thống, khoa học
Bước 3: Điều tra, xác minh, kiểm tra các chứng lý trong hồ sơ
Sau khi thu thập đủ các chứng lý cần thiết và tiến hành lập hồ sơ, trước khi viết báo cáo kết quả, cán bộ trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu tố phải tiến hành xác minh lại các số liệu, chứng lý đã thu thập trong hồ sơ
Trang 35Bước 4: Viết báo cáo kết quả xác minh
Trong báo cáo kết quả phải nêu rõ những mâu thuẫn chủ yếu và dự kiến cách giải quyết Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
- Giới thiệu và nêu khái quát nội dung chính của sự việc
- Kết quả xác minh sự việc
- Nhận xét, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết với 2 bên
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu tố về đất đai
Người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải ra quyết định giải quyết bằng văn bản
và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, tố cáo, người có lợi ích liên quan Nguồn: Chỉ thị số 35-KL/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.2.5 Những hình thức tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai thường gặp
1.2.5.1 Những hình thức tranh chấp đất đai thường gặp
* Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh
chấp thường xảy ra ở vùng nông thôn, xuất phát từ việc sản xuất, canh tác, các hộ gia đình hoặc cá nhân đã chuyển đổi quyền sử dụng cho nhau
Việc phát sinh loại tranh chấp này thường là do lúc chuyển đổi hai bên không làm hợp đồng viết, hoặc có hợp đồng viết nhưng đơn giản, vì thế sau một thời gian một bên cảm thấy thiệt thòi nên phát sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp
* Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường
xảy ra do một hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng như: hết thời hạn thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê, đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng Ngoài ra khi các bên giao kết phổ biến là hợp đồng miệng nên thường xảy ra tranh chấp
* Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng: Đây là dạng tranh chấp khá phổ biến,
thường xảy ra do:
- Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những thừa kế theo pháp luật không thoả thuận với nhau về phần thừa kế hoặc không hiểu quy định của pháp luật thừa kế nên tranh giành nhau
- Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại quyền sử dụng đất nhưng do không biết pháp luật nên một phần di chúc bị trái pháp luật hoặc hình
Trang 36thức di chúc không đúng pháp luật Việc lập di chúc không rõ ràng, cụ thể cũng dễ gây tranh chấp
* Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Dạng tranh
chấp này diễn ra khá phổ biến trong nhân dân, việc phát sinh tranh chấp thường xảy
ra do một hoặc cả hai bên không thực hiện đúng giao kết như không trả tiền hoặc không giao đất, cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký kết hợp đồng thấy giá quá rẻ nên rút lại hợp đồng Nhiều trường hợp do không làm thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật hoặc trốn thuế ( chỉ hợp đồng miệng hoặc làm hợp đồng viết tay, không nói rõ ai đóng thuế… ) cũng dẫn đến tranh chấp
* Tranh chấp về lấn chiếm đất đai: Đại đa số loại tranh chấp này xảy ra do lấn
chiếm đất đai, một số ít là do chiếm luôn diện tích đất của người khác hay có khi một hoặc cả hai bên không nắm vững pháp luật hoặc trước đó đã sang nhượng đất của người khác và khi bàn giao với nhau không rõ ràng, cụ thể dẫn đến một bên tự chiếm cho rằng mình đã sang nhượng được
* Tranh chấp về cản trở việc thực hiện quyên sử dụng đất: Thực tế thì loại
tranh chấp này là rất ít nhưng nó lại khá phức tạp, thông thường do một bên ở sâu hoặc xa mặt tiền và một bên do có thành kiến cá nhân đã cản trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất ( không cho đi nhờ qua, không bơm nước qua để đến được đất nhà bên kia… ) do đó dẫn đến tranh chấp
* Tranh chấp tài sản gắn liền đất: Các tranh chấp này thường xảy ra dưới
các hình thức như tranh chấp về sở hữu, thừa kế, mua bán tài sản… Nó bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính
là tranh chấp tài sản
* Tranh chấp trong vụ án ly hôn: Dạng tranh chấp này thường xảy ra trong
các vụ án ly hôn, đặc biệt là những vụ án ly hôn ở nông thôn mà người vợ hoặc chồng là thành viên trong hộ gia đình được quyền sử dụng đất
1.2.5.2 Những hình thức khiếu nại thường gặp
* Khiếu nại về quyết định giao đất hoặc thu hồi đất:
Nguyên nhân:
Trang 37- Quyết định thu hồi đất không đúng căn cứ pháp lý, không đúng đối tượng, sai thẩm quyền…
- Sai tên người giao đất, sai diện tích…
* Khiếu nại về việc cấp hoặc không cấp GCNQSDĐ
Nguyên nhân:
- Sai tên chủ sử dụng đất, sai sơ đồ thửa đất, sai diện tích
- Không cấp GCNQSDĐ mà không có lý do chính đáng, rõ ràng
- Giải quyết hồ sơ chậm trễ gây phiền hà
- Đòi hỏi những thủ tục trái pháp luật
* Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp của UBND
Nguyên nhân:
- Không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND
- Có sai sót trong quyết định như: sai tên chủ sử dụng đất, sai diện tích
- Việc giải quyết không đúng thẩm quyền, sai căn cứ pháp lý
- Không giải quyết hoặc đòi hỏi những thủ tục phiền hà
* Khiếu nại về việc thu hoặc truy thu lệ phí đất đai
Nguyên nhân:
- Quyết định thu, truy thu lệ phí đất đai với mức thu không hợp lý, trái quy định, không có căn cứ hoặc sai thẩm quyền, không đúng thời gian
- Thu, truy thu lệ phí đất đai nhưng không thực hiện đúng thủ tục (không lập
sổ, không ra biên lai)
- Việc thực hiện chính sách miễn giảm thuế không đúng hoặc không thực hiện
* Khiếu nại về việc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
Nguyên nhân:
- Không tiến hành làm thủ tục chuyển quyền mà không có lý do chính đáng
- Làm thủ tục nhưng gây phiền hà, đòi hỏi những thủ tục không đúng quy định
- Sai sót về họ tên, sai diện tích
1.2.5.3 Những hình thức tố cáo thường gặp:
- Tố cáo Công chức, viên chức và Lãnh đạo cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện công chức, công vụ
Trang 38- Việc giải quyết khiếu nại
1.3 Tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai; đã kịp thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân; các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng và tích cực phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Báo cáo của Chính phủ năm 2020, cho thấy so với năm 2019, số lượt công dân đến các cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh giảm 4%, số đoàn đông người giảm 17,7%, số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước giảm 11,5% Tuy nhiên, tổng số đơn thư các loại tăng 1,6% Về khiếu nại, so với năm 2019, năm 2020 giảm 5,8% số đơn, 15,5% số vụ việc thuộc thẩm quyền Số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai tiếp tục chiếm đa số trong tổng số đơn khiếu nại (61,5%) Về tố cáo, so với năm 2019, trong năm 2020 tăng 20,8% số đơn, giảm 0,8% số vụ việc thuộc thẩm quyền Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm đa số (64,8%)
Mặc dù, tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tiềm ẩn phức tạp, nhiều vụ việc đông người, khiếu kiện gay gắt, nhiều lần tập trung đông người tại các cơ quan Trung ương tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Các vụ việc đông người, phức tạp chủ yếu là khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án phát triển kinh tế, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, xây dựng chợ, tập trung vào giá bồi thường thấp, mất hết đất sản xuất mà không chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới được; đòi lại đất đã đưa vào nông lâm trường hoặc liên quan đến tôn giáo; tranh chấp đất đai; tố cáo cơ quan, tổ chức có hành vi
vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai Phần lớn các vụ việc khiếu nại đông người,
có tính chất phức tạp, bức xúc là những vụ việc phát sinh từ các năm trước đây, chưa
Trang 39được giải quyết dứt điểm, nhưng cũng có những vụ việc đã xem xét, giải quyết nhiều lần, đảm bảo đúng pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài
1.3.2 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thời kỳ thi hành luật đất đai năm 2013
1.3.2.1 Kết quả thực hiện
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được các ngành, các cấp quan tâm giải quyết, từng bước hạn chế khiếu kiện vượt cấp, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội Một số địa phương
đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; đã đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã giảm so với trước đây
Công tác xét xử, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về quản lý, sử dụng đất đai
đã đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất Nhiều bản án, quyết định của Tòa án được nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành
Sau khi ban hành Luật Đất đai năm 2013, hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự đã có nhiều đổi mới như quy định rõ thẩm quyền và trình tự giải quyết theo hướng mở rộng quyền cho người dân được khiếu kiện đến cơ quan hành chính hoặc Tòa án; trường hợp cơ quan hành chính đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì chỉ được khiếu kiện ra Tòa án, không còn cơ quan nào được tiếp tục giải quyết
1.3.2.2 Vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, tính chất tranh chấp ngày càng gay gắt, kéo dài, tập trung vào bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị (chiếm gần 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo), trong
đó, chủ yếu là khiếu nại về giá đất bồi thường, tiềm ẩn sự mất ổn định ở một số nơi Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai chưa
đủ rõ dẫn đến công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn
Trang 40nhiều hạn chế; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm
- Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương không bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao Nhiều vụ việc giải quyết không triệt để dẫn đến khiếu kiện đông người, có trường hợp dẫn đến vụ án hình sự Một số địa phương chưa làm tốt trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn như vi phạm trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái định cư, cấp giấy chứng nhận
- Công tác thanh tra chưa được tổ chức thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn Việc xử lý sau thanh tra của các cấp các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động thanh tra, cụ thể: tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xuyên và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm; chế tài quy định xử lý, xử phạt
vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm
- Chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, không ổn định, còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lượng giải quyết chưa cao đối với một số trường hợp khiếu kiện của công dân dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người sử dụng đất còn hạn chế Nhiều người dân không khiếu kiện ra tòa mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến các
cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước đề nghị xem xét giải quyết; các cơ quan này khi
nhận được đơn lại tiếp tục xử lý, chuyển đơn không đúng quy định của pháp luật
dẫn đến việc giải quyết khiếu kiện về đất đai kéo dài, không dứt điểm
- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang tính
chủ quan, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính, chưa thường xuyên tham vấn
cộng đồng, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý Việc tổ chức thực hiện