GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương 1 giới thiệu cơ sở nền tảng của vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận văn Bố cục trình bày của chương 1 bao gồm: (1) Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Phương pháp nghiên cứu, (5) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (6) Ý nghĩa, đóng góp mới của kết quả nghiên cứu và (7) Kết cấu của luận văn.
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Theo luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực ngày 01/07/2007 đã trao quyền tự chủ cho người nộp thuế Có thể nói sự ra đời của luật quản lý thuế là một bước ngoặt trong cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với nhà nước Nhưng cũng chính từ đây tình trạng gian lận, trốn thuế ngày càng phức tạp rất khó phát hiện với nhiều hình thức ngày càng tinh vi Đặt ra yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế phải chặt chẽ, chuyên nghiệp và hiệu quả Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt thì một lượng lớn các doanh nghiệp có ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật chưa cao thì nguy cơ thất thoát thuế là rất lớn Do đó để công tác quản lý thuế có hiệu quả cao cần đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát tình hình kê khai của người nộp thuế Những nội dung không trung thực được phát hiện từ kiểm tra hồ sơ khai thuế là cơ sở đầu tiên cho quá trình giám sát việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế Theo đó, cơ quan thuế có căn cứ để tiếp tục yêu cầu người nộp thuế giải trình, kiểm tra xác định rủi ro, đảm bảo công tác chống thất thu Ngân sách có hiệu quả cao.
1.2.2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khóa nào và thất thu thuế ngày càng có biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp trong nền kinh tế thị trường mở rộng phát triển hiện nay, tình trạng này rất dễ thấy trong thuế TNDN Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh không xuất hóa đơn cho khách hàng, còn khách hàng thì rất nhiều người cũng không có nhu cầu lấy hóa đơn (trừ những doanh nghiệp cần có hóa đơn để khấu trừ thuế giá trị gia tăng), doanh nghiệp cố tình đưa vào tính thuế TNDN nhiều chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh Theo Tapchithue.com.vn (2013).
Trong những năm qua, việc quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh tế trên địa bàn Chi cục Thuế TP Nha Trang đã đạt được những kết quả tích cực Thành phố Nha Trang là địa phương có địa bàn rộng, đa dạng, là thành phố du lịch thu hút rất đông khách du lịch và tính chất hoạt động của các tổ chức nộp thuế ngày càng diễn biến phức tạp Công tác quản lý thuế trong suốt thời gian vừa qua tại Chi cục Thuế TP Nha Trang dù đã được nâng cao rõ rệt, số tiền thuế thu được qua các năm ngày càng tăng, nhờ chính sách thuế đã phần nào hợp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển; nuôi dưỡng được nguồn thu; ngành thuế đã dần hiện đại hóa, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế, tăng hiệu quả trong quản lý thuế; tuy nhiên, trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Nhận thức được nhu cầu cấp thiết, qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình công tác tại Chi cục Thuế TP Nha Trang, tác giả lựa chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang" làm luận văn thạc sĩ Kết quả nghiên cứu của luận văn này nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác chống thất thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế TP Nha Trang.
Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang.
+ Hiểu được yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang.
+ Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang.
+ Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang ? Các yếu tố đó có mối quan hệ với nhau không?
Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang ?
Làm thế nào để tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP NhaTrang trong giai đoạn tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu diễn biến hiện trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang. Đối tượng khảo sát: Các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế TNDN tại TP Nha Trang.
Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu tại địa bàn TP Nha Trang, chi cục thuế TP Nha Trang.
Thời gian nghiên cứu khảo sát trong giai đoạn từ 2017 - đến 2019.
1.4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Do còn hạn chế về năng lực và thời gian thực hiện nên đề tài vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các quy định về chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP NhaTrang do CCT TP Nha Trang quản lý.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu diễn biến hiện trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang.
1.4.3 Đối tượng khảo sát (unit of observation):
Các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế TNDN tại TP Nha Trang.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu tại địa bàn TP Nha Trang, chi cục thuế TP Nha Trang.
1.4.5 Giới hạn vấn đề nghiên cứu:
Do còn hạn chế về năng lực và thời gian thực hiện nên đề tài vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các quy định về chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP NhaTrang do CCT TP Nha Trang quản lý.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo trình tự: Nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu định lượng, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình và phân tích phương saiANOVA Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 23.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Nha Trang” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, thể hiện qua các nội dung: Đề tài này giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả để chống thất thu thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Ngoài ra, đề tài còn cung cấp thông tin về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Nha Trang, giúp các cơ quan quản lý thuế có cơ sở để xây dựng các chính sách thuế phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế.
- Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài đã có đề xuất nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác chống thất thu thuế TNDN hiện tại và trong thời gian tới Tạo cơ sở khoa học cho các cơ quan Thuế có những định hướng trong chống thất thu thuế TNDN mang lại hiệu quả cao.
- Đóng góp về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, đề ra được mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN
Thứ hai, chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế, góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới công tác chống thất thu thuế TNDN.
Thứ ba, đưa ra những giải pháp, hàm ý quản trị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Nha Trang.
Kết cấu của luận văn
Với vấn đề nêu trên đề tài được cấu trúc thành 5 chương
• Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
• Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về chống thất thu thuế TNDN
• Chương 3: Thiết kế nghiên cứu (Phương pháp nghiên cứu)
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu
• Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương 1 này tác giả nêu bật lên sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, ý nghĩa cũng như giới hạn của đề tài Kết cấu của đề tài dự kiến Chương này làm cơ sở lý luận và nền tảng của các chương sau đó.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các khái niệm nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm về thuế TNDN
Theo Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của các doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó.
2.1.2 Vai trò của thuế TNDN
Về lý thuyết, thuế TNDN là một trong những sắc thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế nó thực hiện vai trò của hệ thống thuế nói chung, đó là: Huy động nguồn lực cho NSNN và Thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô.
Huy động nguồn lực cho NSNN là chức năng vốn có đầu tiên ngay từ khi thuế xuất hiện và phát triển cho tới ngày nay Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới mà nguồn thu cho ngân sách nhà nước có khác nhau, song tựu chung lại thì sẽ bao gồm những bộ phận như: tài nguyên, tài sản, thuế, phí và lệ phí, trong đó số thu từ thuế thường chiếm khoảng
80 – 90% tổng số thu NSNN hàng năm ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Điều tiết kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là kinh tế hàng hóa thì nhà nước đã đóng vai trò ngày càng lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế nhằm hạn chế những bất cập của kinh tế thị trường Để thực hiện vai trò này, nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, song trong đó tài chính, thuế là một trong những công cụ rất mạnh và có hiệu quả cao Với hệ thống nhiều sắc thuế, mỗi một sắc thuế lại có những tác động lớn tới những mặt khác nhau của đời sống kinh tế, nên thuế có vai trò lớn trong điều tiết kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, bằng biện pháp giảm thuế suất, mở rộng ưu đãi thuế có thể thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh sản xuất để có tăng trưởng cao vượt qua khó khăn về tăng trưởng.Khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao, thuế có thể tác động làm giảm giá hàng tiêu dùng,giảm chi phí sản xuất và tác động làm cho lạm phát giảm Thuế có vai trò lớn trong việc tác động tới quan hệ tích lũy – tiêu dùng, đầu tư – tiết kiệm, cân đối tiền – hàng, thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, kiểm soát và định hướng tiêu dùng, thực hiện công bằng xã hội, khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một sản phẩm cụ thể cũng như có tác động làm cho nền kinh tế phát triển hài hòa, bền vững Đó chính là vai trò quan trong của thuế mà các chính phủ đã khai thác, sử dụng để phục vụ cho thực hiện các chức năng của nhà nước là quản lý, kiểm soát nền kinh tế, khắc phục những thiếu sót của kinh tế thị trường. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, với vị trí là một trong những sắc thuế quan trọng nhất của hệ thống thuế nên nó có đầy đủ những chức năng, vai trò của hệ thống thuế nói chung Bên cạnh đó, điểm mạnh của sắc thuế này còn thể hiện qua việc nội dung sắc thuế này có quy định rất rõ về: thuế suất phổ thông (hiện nay ở Việt nam là 20%), thuế suất ưu đãi (dưới 20%) và những quy định về miễn giảm thuế (miễn cao nhất là 4 năm và giảm 50% trong thời hạn 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế); quy định cho phép chuyển lỗ trong thời hạn 5 năm;quy định về trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ từ lợi nhuận trước thuế và rất nhiều các quy định khác nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn kinh doanh vào những ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển Những quy định đó đã tạo những điều kiện tốt cho hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, cơ cấu đầu tư phù hợp hay nói cách khác là góp phần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững Tuy nhiên, việc có những quy định về miễn giảm thuế, ưu đãi thuế đã có tác động tích cực khuyến khích những ngành nghề, những lĩnh vực phát triển theo định hướng và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nhưng nếu không cẩn trọng thì điều đó lại tạo ra môi trường đầu tư bất bình đẳng và bị các doanh nghiệp lợi dụng tạo ra cơ cấu kinh tế mất cân đối hay nói cách khác là tạo ra sự méo mó trong nền kinh tế, làm suy giảm hiệu quả, hiệu lực của chính sách.
Thuế TNDN ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và lợi ích của nhà đầu tư, do đó việc điều chỉnh mức thuế này sẽ tác động đến hoạt động đầu tư Khi tăng thuế, nhà đầu tư sẽ giảm đầu tư hoặc chuyển sang gửi tiết kiệm, dẫn đến khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng, thất nghiệp gia tăng và doanh thu ngân sách nhà nước sụt giảm Ngược lại, giảm thuế sẽ kích thích đầu tư, tích lũy vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Sự thay đổi thuế TNDN sẽ kéo theo sự điều chỉnh trong các hoạt động đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng và các cân đối quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.
2.1.3 Khái niệm thất thu thuế
Thất thu thuế là tình trạng các cá nhân hoặc tổ chức không nộp đủ số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) so với khả năng thực tế Hiện tượng này có thể xuất phát từ lỗi của cơ quan thuế hoặc người nộp thuế.
2.1.4 Các dạng biểu hiện của thất thu thuế TNDN
Có thể khái quát các dạng thất thu thuế TNDN cơ bản như sau:
(1) Thất thu thuế TNDN do không quản lý hết số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Nhiều cơ sở kinh doanh ra kinh doanh nhưng cố tình không đăng ký kinh doanh
(2) Nhiều doanh nghiệp cố tình kê khai thấp, khai không đúng thực tế đối với doanh thu, số thuế TNDN phải nộp nhằm trốn thuế, gian lận thuế.
(3) Các doanh nghiệp có thể hình thành nhiều hệ thống sổ sách, kê khai không trung thực để trốn tránh nghĩa vụ thuế với Nhà Nước
(4) Hiện tượng buôn lậu, buôn hàng giả ngày càng gia tăng gây ra thất thu thuế.
(5) Trong lĩnh vực xây dựng, du lịch lữ hành, vận tải tư nhân, cho thuê nhà nghỉ còn rất nhiều kẽ hở gây ra tình trạng trốn thuế gian lận thuế.
(6) Tình trạng gây thất thu thuế từ các khoản phí, lệ phí do chưa có nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả.
2.1.5 Những nguyên nhân cơ bản của thất thu thuế:
Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
(1) Xuất phát từ người nộp thuế: Trong quá trình kinh doanh mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà họ phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được Do đó vì lợi ích của mình họ luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng lẽ phải nộp mà trốn được thuế không phải nộp thì càng tốt
Bên cạnh đó rất nhiều nhà kinh doanh chỉ lo tập trung kinh doanh, không coi trọng việc tìm hiểu chính sách thuế dẫn tới việc không hiểu, hiểu sai khi thực hiện kê khai thuế dẫn tới thất thu thuế.
(2) Xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nước Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thuế.
Những sai phạm khi phát hiện chưa bị xử phạt nặng để noi gương cho nhiều đối tượng khác.
(3) Xuất phát từ hệ thống thuế TNDN còn nhiều bất cập gây khó khăn trong thực tiễn tính toán, thực hiện
Do chính sách thuế thường xuyên thay đổi, trong đó có nhiều từ ngữ chuyên môn gây khó hiểu, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó sẽ dẫn đến thực hiện sai.
Chính sách và chế độ thuế vẫn còn nhiều chỗ còn chưa hợp lý như thuế suất, biểu thuế cũng tương đối phức tạp và chi li chưa phù hợp với thực tiễn và chưa phù hợp với khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Luật thuế sửa đổi bổ sung thiếu tính kịp thời và hợp lý sẽ không bao quát được hết nguồn thu từ đó dẫn đến bỏ sót những nguồn thu không nhỏ cho NSNN.
2.1.6 Ảnh hưởng của thất thu thuế:
Thất thu thuế nói chung và thất thu TNDN xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đất nước như:
Về mặt chi tiêu của nhà nước: Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, ở nước ta thu thuế đóng góp khoảng 80% vào ngân sách (trừ thu từ đầu) Thông qua việc thu thuế nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để tiến hành hoạt động, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì nguồn thu của nhà nước sẽ giảm đi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của nhà nước Đứng trước tình hình đó nhà nước buộc phải:
Giảm bớt các khoản chi đã dự định: Khi đó kế hoạch của nhà nước sẽ phải thay đổi, do vậy các chi tiêu về kinh tế - xã hội có thể sẽ không đạt được như kế hoạch đã đề ra.
Lược khảo các nghiên cứu ngoài nước và trong nước
Bảng 2 1 Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước Tác giả Năm
Kết quả nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu Ông cho rằng tính hiệu lực của quản lý thu thuế đạt được khi
Nghiên cứu Khung chẩn có sự phù hợp của chiến lượng đổi đoán cho Nghiên cứu mới quản lý thu thuế với các yếu của Gill, 2003 quản trị định lượng tố môi trường Những cách tiếp
J.B.S doanh thu cận đã nêu ra trên đây, theo ông là xuất phát từ sự thiếu hụt nào đó của hệ thông quản lý thu thuế. Đã khẳng định để thực hiện được một hệ thống quản lý thu thuế dựa trên sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý thuế phải nhận biết những yếu tố tác động đến sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
Sự tuân thủ cần phải được xem xét đầu tiên theo cách tiếp cận kinh tế với các công cụ (Phần
Tuân thủ thưởng khuyến khích, lợi ích có được nếu không tuân thủ, sự miễn
Nghiên cứu thuế, tự quản
Nghiên cứu giảm thuế, gia hạn thuế) và chi của James, 1999 lý và quản lý định lượng phí tuân thủ (chi phí tiếp cận
S., Alley,C thuế ở New thông tin; chi phí do bị phạt vi Zealand phạm luật thuế; chi phí ngầm do hối lộ tham nhũng) Bên cạnh yếu tố kinh tế, tác giả nhận định cần phải hiểu sự tuân thủ của đối tượng bằng cách tiếp cận hành vi thuộc vào sự hiểu biết của đối tượng nộp thuế về luật, nghĩa vụ và quy trình tuân thủ thuế.
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
Tác giả đã có bài nghiên cứu về “ Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp" Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Trong đề tài của mình tác giả đã đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế của nhà nước và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Hình 2 1.Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Lê Xuân Trường và TS Nguyễn Đình Chiến(2013) với đề tài “Nhận diện các hành vi gian lận thuế” Đề tài đã nghiên cứu được các hành vi gian lận thuế Như: Bỏ ngoài sổ sách kế toán, Tạo giao dịch mua hàng giả mạo, Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế, Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định.
Hình 2 2.Mô hình nghiên cứu Lê Xuân Trường và TS Nguyễn Đình Chiến
Nhận xét: Đề tài đã nghiên cứu được các hành vi gian lận thuế Như: Bỏ ngoài sổ sách kế toán, Tạo giao dịch mua hàng giả mạo, Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế, Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định.
2.2.3 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan: Phan Văn Quỳnh (2017) thực hiện một nghiên cứu về Kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vào năm 2017 Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác kiểm tra đối với DN, trong đó đã chỉ rõ được nguyên nhân của những hạn chế trong kết quả kiểm tra như Công tác bố trí nhân sự, chất lượng đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra, công tác phối hợp với các ngành như: Ngân hàng, Tài nguyên môi trường, giao thông vận tải v.v còn mang tính tình thế, vụ việc, chưa được xây dựng thành quy chế phối hợp để thống nhất thực hiện theo hệ thống dọc từ trên xuống dưới Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra được một số phương pháp kiểm tra đối với từng ngành nghề khác nhau như dịch vụ du lịch, ăn uống, khách sạn, vận tải…Từ đó, xây dựng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra tại địa phương.
Nguyễn Quang Uy (2014) thực hiện một nghiên cứu về tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Những mặt hạn chế… Từ đó, xây dựng và đưa ra những giải pháp nhằm chống thất thu thuế GTGT tại địa phương.
Tổng quát, các công trình trên đã nêu rõ được các cơ sở lý luận về pháp luật thuế, căn cứ pháp lý, quản lý thuế và cũng đưa ra một số biện pháp và kiến nghị có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế GTGT Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, cấp ngành khác nhau thì việc áp dụng chính sách hay sử dụng các giải pháp không hoàn toàn giống nhau và chưa có đề tài nghiên cứu về chống thất thu thuế TNDN Từ những nội dung rút ra từ các nghiên cứu, tôi đã linh hoạt khi tham khảo những nội dung mà tôi cho là phù hợp đối với đơn vị mà tôi nghiên cứu, để tránh áp dụng một cách máy móc, không hiệu quả cho thực tiễn việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang.
Nghiên cứu của Gill, J.B.S (2003), Nghiên cứu của James, S., Alley,C( 1999) nghiên cứu tập trung vào hướng mới là nghiên cứu sự phù hợp và sự thích nghi của quản lý thuế đối với sự thay đổi của người nộp thuế trong đó làm rõ tại sao và làm thế nào để người nộp thuế tuân thủ luật thuế; tại sao người nộp thuế lại trốn thuế và xác định những yếu tố tạo ra sự trốn thuế Một số nghiên cứu đi sâu xem xét những yếu tố tác động đến sự tuân thủ của người nộp thuế bằng cách tiếp cận kinh tế; cách tiếp cận hành vi qua yếu tố văn hóa và yếu tố tâm lý Như vậy có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực thuế, quản lý công tác thu thuế và chống gian lận, thất thu thuế Phần lớn các mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức chỉ ra các nhân tố tác động tới việc thất thu thuế mà chưa định lượng được các nhân tố tác động như thế nào và mức độ tác động là bao nhiêu tới việc chống thất thu thuế.
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp nhằm mô tả về diễn biến thu thuế và thất thu thuế TNDN; đề tài còn triển khai nghiên cứu khảo sát các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế TNDN tại Chi cục Thuế TP Nha Trang nhằm nắm rõ hơn các vấn đề và các nhân tố tác động tới việc tăng cường chống thất thu thuế TNDN để có được các giải pháp hiệu quả.
Và liên quan đến mô hình nghiên cứu chống thất thu thuế TNDN đã có một số đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra Tuy nhiên môi trường vùng, miền, địa phương khác nhau lại có phong tục tập quán, thói quen và các yếu tố văn hóa khác nhau do đó tính tuân thủ thuế TNDN cũng khác nhau Trên cơ sở đó, dựa vào hệ thống lý luận về thuế và thất thu thuế TNDN và phân tích các nhân tố tác động đến công tác chống thất thu thuế TNDN tác giả đã hình thành mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới việc tăng cường chống thất thu thuế TNDN như sau :
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Hệ thống chính sách Thuế
Tổ chức bộ máy thu thuế
TNDN Ưng dụng công nghệ QL
Công tác kiểm tra giám sát
Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (Thu thuế)
Công tác ch ố ng th ấ t thu thu ế TNDN trên đị a bàn TP
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ hệ thống lý luận đã được trình bày trên
Hình 2 3.Mô hình nghiên cứu đề xuất
TCCTTT = f( 6 nhân tố đề cập ở trên), với giả thuyết 6 nhân tố đều có tác động tích cực, “+”tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) i Hệ thống chính sách thuế có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) ii Tổ chức bộ máy thu thuế (BMTT) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) iii Ứng dụng công nghệ (UDCN) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) iv Công tác thanh kiểm tra giám sát (TKTG) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) v Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích (TTDV) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) vi Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (PHBN) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)
2.3.2 Các giả thiết nghiên cứu:
H1: Hệ thống chính sách thuế chặt chẽ, rõ ràng sẽ tác động tích cực (dấu tác động “+”), góp phần hoàn thiện công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang.
Việc tổ chức bộ máy thu thuế phù hợp, tránh chồng chéo sẽ tác động tích cực đến công tác tăng cường chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn TP Nha Trang.
H3: Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang.
H4: Công tác thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TPNha Trang.
H5: Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích được quan tâm, phù hợp sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang.
H6: Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng chặt chẽ và đồng bộ sẽ làm tác động tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang.
Chương 2 đã trình bày các vấn đề căn bản trong hệ thống lý luận về chống thất thu thuế TNDN bao gồm các nội dung về : (1) Hệ thống các khái niệm về thuế TNDN; (2) Bản chất, vai trò, nội dung của thuế TNDN; (3) Các vấn đề về thất thu thuế TNDN;Các nguyên nhân và các hình thức thất thu thuế TNDN; (5) Một số nghiên cứu trước đây Nền tảng lý luận này sẽ góp phần hình thành hệ thống lý luận cho mô hình, phương pháp nghiên cứu tại chương
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp và kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước.
- Tiếp theo tác giả xây dựng các thang đo trong mô hình nghiên cứu đề xuất và hoàn thành bảng câu hỏi nháp.
Sau khi hoàn thành bản nháp bảng câu hỏi và tài liệu liên quan, tác giả đã phỏng vấn chuyên gia là cán bộ quản lý về mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo trong nghiên cứu Nhóm nghiên cứu bao gồm tác giả và 09 cán bộ quản lý đã tiến hành thảo luận để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn Các ý kiến đóng góp thu được trong buổi thảo luận nhóm được ghi nhận để xây dựng thang đo sơ bộ.
- Tiếp theo nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhanh qua hình thức phỏng vấn nhân 60 công chức đang làm việc tại Chi cục Thuế để kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo Sau đó xây dựng thang đo chính thức để thực hiện khảo sát chính thức.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và hàm ý quản trị
Cơ sở lý Mô hình thuyết và các nghiên cứu khái niệm đề xuất Định
Xây dựng lượng sơ thang đo bộ
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sử dụng phỏng vấn thử với bảng câu hỏi mẫu để hiệu chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo, đảm bảo tính thống nhất trong phát ngôn Phỏng vấn thử cũng giúp kiểm tra độ phù hợp về ngôn ngữ, cú pháp để tránh gây nhầm lẫn cho người trả lời Sau khi hoàn thiện thang đo, nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành với 60 công chức Chi cục Thuế Nha Trang bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng Tác giả thực hiện khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được tiến hành làm sạch dữ liệu và phân tích.
Phương pháp nghiên cứu định lượng là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin bằng phương pháp gửi bảng câu hỏi khảo sát cho từng công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Thang đo sử dụng trong nghiên cứu để đo mức độ chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn là thang đo Likert 5 mức độ: (1)Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5)Hoàn toàn đồng ý.
Xây dựng các thang đo trong mô hình nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang, bao gồm các khái niệm và nhân tố khác nhau, được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Quang Úy (2014) và PGS.TS Lê Xuân Trường, TS.Nguyễn Đình Chiến (2013).
Qua thảo luận nhóm với các chuyên gia của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, qua phỏng vấn nhóm chuyên sâu tác giả đã hiệu chỉnh hoàn thành các thang đo, cụ thể như sau:
3.3.1 Thang đo về Hệ thống chính sách Thuế TNDN:
Thang đo về “Hệ thống chính sách Thuế TNDN” dựa trên thang đo của Nguyễn Quang Úy (2014) và tác giả có bổ sung, điều chỉnh gồm có 05 biến quan sát:
Bảng 3 1 Thang đo về Hệ thống chính sách Thuế TNDN
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ
Các chính sách về thuế đã
Các chính sách về thuế đã thực Nguyễn Quang Úy thực sự chặt chẽ (2014), tác giả có sự chặt chẽ, rõ ràng bổ sung Chính sách pháp luật về
2 thuế đã đánh và đúng đối tượng và đúng thành phần kinh tế
Chế tài xử phạt đối với các
Giữ nguyên Nguyễn Quang Úy trường hợp gian lận thuế (2014) đã có sức mạnh.
4 Hệ thống chính sách pháp luật linh hoạt trong từng điều kiện kinh tế cụ thể
Các chính sách ưu đãi, gia Các chính sách ưu đãi, gia hạn
5 hạn về thời gian nộp thuế về thời gian nộp thuế TNDN
(2014), tác giả có TNDN đã được đưa ra kịp đã được triển khai kịp thời điều chỉnh thời
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
3.3.2 Thang đo về Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN:
Thang đo về “Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN” dựa trên thang đo của
Nguyễn Quang Úy (2014) gồm có 05 biến quan sát:
Bảng 3 2 Thang đo về Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN
STT Biến quan sát gốc
1 Đ ơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế
2 Bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục thuế không còn cồng kềnh, chồng chéo
Giữ nguyên Nguyễn Quang Úy (2014)
STT Biến quan sát gốc được chú trọng.
Bộ máy tổ chức quản lý đã đảm bảo
4 tính một cửa trong vấn đề thu thuế TN
5 Các cán bộ trong bộ máy quản lý có trình độ chuyên môn cao
Biến quan sát điều chỉnh/bổ sung Nguồn
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
3.3.3 Thang đo về Ứng dụng công nghệ QL:
Thang đo về “Ứng dụng công nghệ QL” dựa trên thang đo của Nguyễn Quang Úy (2014) và tác giả có bổ sung gồm có 04 biến quan sát:
Bảng 3 3 Thang đo về Ứng dụng công nghệ QL
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát chỉnh/bổ sung
Chi Cục Thuế TP Nha Trang đã có
1 những ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý thuế
Giữ nguyên Trang thiết bị công nghệ phục vụ công
2 tác quản lý thuế thường xuyên được nâng cấp và hiện đại hóa
3 Hệ thống đường truyền Internet đã được
Giữ nguyên nâng cấp, không còn sự nghẽn mạng Ứng dụng nộp tờ khai
4 và nộp thuế đã đượ hoàn thiện
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
3.3.4 Thang đo về Công tác kiểm tra giám sát:
Thang đo về “Công tác kiểm tra giám sát” dựa trên thang đo của NguyễnQuang Úy (2014) gồm có 04 biến quan sát:
Bảng 3 4 Thang đo về Công tác kiểm tra giám sát
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ
Công tác kiểm tra, giám
1 sát các đối tượng nộp thuế đã được chú trọng
Việc kiểm tra công tác nộp
2 thuế của các đối tượng nộp thuế được diễn ra thường xuyên
Thường xuyên tổ chức các (2014)
3 đoàn kiểm tra, đôn đốc thu hồi các khoản nợ thuế
Việc giám sát nộp các tờ
4 khai của các đối tượng nộp thuế đã thực sự chặt chẽ
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
3.3.5 Thang đo về Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT:
Thang đo về “Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT” dựa trên thang đo của Nguyễn Quang Úy (2014) và tác giả có điều chỉnh gồm có
Bảng 3 5.Thang đo về Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
Chính sách tuyên truyền khuyến
Các đối tượng nộp thuế thực hiện Nghị định 20/2014 sẽ được gửi email hướng dẫn đến doanh nghiệp Các thông tin hướng dẫn cụ thể sẽ được gửi đến từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm rõ các quy định và thực hiện nghĩa vụ thuế chính xác theo quy định của pháp luật.
3 Công tác động viên, khuyến
Giữ nguyên Nguyễn Quang khích các đối tượng nộp thuế đã Úy (2014)
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
Nguồn chỉnh/bổ sung được quan tâm và chú trọng
Các cán bộ làm công tác tuyên
4 truyền, động viên đã hoàn thành tốt công việc được giao
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
3.3.6 Thang đo về Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng:
Thang đo về “Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng” dựa trên thang đo của Nguyễn Quang Úy (2014) và tác giả có điều chỉnh gồm có 04 biến quan sát:
Bảng 3 6 Thang đo về Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ
Sự phối hợp giữa các ban Công tác phối hợp với cơ Quang Úy
1 quan ban ngành được chặt (2014) và tác ngành chức năng trong việc chẽ và đồng bộ giả có điều giám sát và thu thuế đã chặt chẽ chỉnh
Các ban ngành chức năng đã Công tác thu hồi, cưỡng Nguyễn có ý thức trong việc hợp tác thu chế nợ thuế đã được các cơ Quang Úy
2 hồi, cưỡng chế đối với các quan ban ngành quan tâm (2014) và tác khoản nợ thuế giả có điều chỉnh Ban ngành chức năng các cấp đã
3 phối hợp trong công tác tuyên truyền, khuyến khích các đối
Các ban ngành, chức năng đã (2014)
4 được đồng bộ hóa trong công tác thu và giám sát việc thu thuế
Thang đo về “Công tác chống thất thu thuế” dựa trên thang đo của NguyễnQuang Úy (2014) và tác giả có điều chỉnh gồm có 04 biến quan sát:
Bảng 3 7 Thang đo về Công tác chống thất thu thuế
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều chỉnh/bổ
Việc chống thất thu thuế
Nguyễn Quang Úy đã được tăng cường Giữ nguyên
Các biện pháp chống thất Các biện pháp chống thất thu
2 thu thuế đã phát huy tác thuế đã được phát huy mạnh
(2014) và tác giả có dụng điều chỉnh
Số đơn vị trốn thuế và số
3 thuế bị thất thu đã giảm thiểu đáng kể
Giữ nguyên Nguyễn Quang Úy
Công tác chống thất thu
(2014) thuế đã được quan tâm và
4 chú trọng trong suốt thời gian qua
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn có chủ đích theo phương pháp phân tầng, đảm bảo tính đại diện và chính xác Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua phương pháp phát phiếu trực tiếp cho công chức đang công tác tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang.
Bảng 3 8 Bảng xác định kích thước mẫu khảo sát
STT Các đội chức năng công Tỷ lệ mẫu khảo sát chức tối thiểu
6 Đội Kê khai kế toán thuê tin học 20 11,76% 15
7 Đội HC-NS-TV-QT-Ấn chỉ 13 7,65% 9
9 Đội TH-NV-DT-Pháp chế 05 2,94% 3
11 Đội Trước bạ và thu khác 13 7,65% 9
Trong nghiên cứu này, tác giả phỏng vấn toàn bộ công chức (không bao gồm
Lãnh đạo) tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang với số mẫu được phân bổ như sau:
Bảng 3 9 Bảng phân bổ số lượng khảo sát công chức
STT Các đội chức năng Số lượng công chức
STT Các đội chức năng Số lượng công chức
8 Đội TH-NV-DT-Pháp chế 05
10 Đội Trước bạ và thu khác 13
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 3.4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Sử dụng kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, hạn chế các biến rác, để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố của mô hình.
Hệ số Cronbach’s alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến Việc kiểm định và đánh giá thang đo được thực hiện thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng (Item-Totalcorrelation).
Tiêu chuẩn đánh giá để xác định các biến có độ tin cậy như sau:
+ Hệ số tương quan biến tổng (Item – Total Correlation): Hệ số tương quan biến tổng phải > 0,3
+ Hệ số Cronbach’s Alpha: Giá trị Cronbach’s Alpha > 0,6
(Interdependence Techniques), có nghĩa là nó không có biến phụ thuộc và biến độc lập, mà nó sẽ dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau(Interrelationships) Các biến này, sau khi đã được kiểm định Cronbach’s Alpha, đã được loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào để phân tích EFA, từ đó để xác định lại thang đo Số lượng của các nhân tố cơ sở còn tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng sẽ ràng buộc lẫn nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan Bao gồm các bước:
B ướ c 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích EFA đối với các dữ liệu ban đầu bằng hệ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) và giá trị thống kê của kiểm định Bartlett Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Hệ số KMO: Khi 0,5 < KMO < 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và ngược lại (Hair và cộng sự, 1998; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);
+ Kiểm định Bartlett: Kiểm định xem xét giả thuyết Ho, độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không (= 0) trong tổng thể Nếu kiểm định này có Sig.
≤ 0,05 là có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan nhau trong tổng thể (Hair và cộng sự, 1998; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
B ướ c 2: Phương pháp trích nhân tố (sử dụng phương pháp trích Principal
Asix Factoring và phương pháp xoay nhân tố (sử dụng phép xoay Promax) sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố (Gerbing, Anderson, 1988) Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Tổng phương sai trích (TVE): Thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu % của các biến đo lường Theo đó, Tổng phương sai trích ≥ 50% đạt yêu cầu, ≥ 60% là tốt (Gerbing, Anderson, 1988) và mặc định Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue < 1;
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố Điều kiện: Hệ số factor loading ≥ 0,5 có ý nghĩa thực tiễn (Hair & Ctg,1998, 111).Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor loading lớn nhất Những biến nào không thỏa các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại
B ướ c 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số
Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được xem xét như nhau Xem xét ma trận tương quan giữa các biến, nhân tố Công tác chống thất thu thuế và các nhân tố khác đều có sự tương quan tuyến tính > 0, vì vậy tiếp tục phân tích hồi quy.
-1 < rX,Y < 1: r=0: giữa X và Y không có mối quan hệ r < 0: mối quan hệ ngược chiều r> 0: Mối quan hệ cùng chiều r: (0; 0.2): không có mối quan hệ r: (0.2; 0.4): mối quan hệ yếu r: (0.4; 0.6) mối quan hệ trung bình r: (0.6; 0.8) mối quan hệ mạnh r: (0.8;1) mối quan hệ rất mạnh giá trị Sig của X và Y < 0.05: Giữa X và Y thực sự có mối quan hệ
3.4.2.4 Phân tích hồi qui Để sử dụng mô hình trên đánh giá các nhân tố tạo Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang, tác giả tiến hành thực hiện phân tích hồi quy theo 02 mô hình dựa trên 02 nhóm nhân tố ảnh hưởng:
- Mô hình 1: phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố thúc đẩy đến biến phụ thuộc là Công tác chống thất thu thuế.
- Mô hình 2: phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố duy trì tới biến phụ thuộc Công tác chống thất thu thuế
* Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Giá trị Sig của F < 0.05: Mô hình ước lượng là phù hợp
* Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư: Giá trị trung bình bằng 0, phương sai của phần dư gần 1: phần dư tuân theo luật phân phối chuẩn
* Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Giá trị phóng đại phương sai < 5; mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến
* Kiểm định hiện tự tương quan: d: giá trị Dubin Watson
1 < d < 3: Mô hình không bị hiện tượng tự tương quan
* Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Dựa vào đồ thị phân tán của phần dư, nếu phần dư phân tán đồng đều, không theo xu hướng nào (tăng hoặc giảm), ta nói phương sai phần dư không thay đổi
* Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: Nếu giá trị Sig của các hệ số ước lượng < 0.05: Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chống thất thu thuế được trình bày trong Bảng 3.10.
Bảng 3 10 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các thang đo Công tác chống thất thu thuế
Trung bình Phương sai Tươ
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan bi loại biến loại biến t
Hệ thống chính sách thuế TNDN: α = 0.910
Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: α = 0.928
TCBM5 13.7000 12.722 Ứng dụng công nghệ QL: α = 0.914
Công tác kiểm tra giám sát: α = 0.869
Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT: α = 0.874
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng: α = 0.880
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo Công tác chống thất thu được trình bày trong Bảng 3.9, cụ thể như sau:
Thang đo “Hệ thống chính sách thuế TNDN” gồm có 05 biến quan sát Hệ số
Đồ tin cậy của thang đo được xác định qua chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.910 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng giữa các biến quan sát trong thang đo > 0.3 Do đó, thang đo “Hệ thống chính sách thuế TNDN” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện để tiến hành phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN” gồm có 05 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.928 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Ứng dụng công nghệ QL” gồm có 04 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.914 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Ứng dụng công nghệ QL” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo "Công tác kiểm tra giám sát" với 04 biến quan sát đạt độ tin cậy khi hệ số Cronbach's Alpha là 0.869 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo lớn hơn 0.3 Nhờ đó, thang đo đảm bảo được độ tin cậy và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo "Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT" bao gồm 4 biến quan sát với hệ số Cronbach's Alpha là 0,874, lớn hơn ngưỡng chấp nhận được 0,6 Thêm vào đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo cũng lớn hơn 0,3 Những kết quả này đảm bảo độ tin cậy của thang đo, đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng” gồm có 04 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.880 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
3.5.1.2 Thang đo Công tác chống thất thu thuế
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo Công tác chống thất thu thuế được trình bày trong Bảng 3.11, cụ thể như sau:
Bảng 3 11 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo
Công tác chống thất thu thuế
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan bi loại biến loại biến
Công tác chống thất thu thuế: α = 0.864
Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
Thang đo “Công tác chống thất thu thuế” gồm có 04 biến quan sát Hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.864 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Công tác chống thất thu thuế” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
3.5.2 Phân tích yếu tố khám phá EFA
Sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.
3.5.2.1 Phân tích EFA cho các biến độc lập
Kết quả EFA cho các biến độc lập được trình bày trong Bảng 3.12.
Bảng 3 12 Kết quả EFA cho các biến độc lập
Barlett Bậc tự do (df) 325
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 3.13 cho thấy giá trị KMO = 0.777 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05.
Kết quả EFA cho thấy có 6 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.424 >1 và phương sai trích lũy kế 78.978% > 50% Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu.
Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0.5). khuyến khích động viên NNT và Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.
3.5.2.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc được trình bày trong Bảng 3.13.
Bảng 3 13 Kết quả EFA cho biến phụ thuộc
Biến quan sát Yếu tố
Phương sai trích lũy kế
Kiểm định Chi–bình phương ( 2)
Bậc tự do (df) Barlett
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 3.14 cho thấy giá trị KMO = 0.749 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả EFA cho thấy yếu tố này được trích tại eigenvalue là 2.864 >1 và phương sai trích lũy kế 71.604% > 50% Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0.5) Như vậy, thang đo Công tác chống thất thu thuế đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.
Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng) Nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các khái niệm nghiên cứu và xây dựng thang đo phục vụ cho nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng để phân tích dữ liệu nhằm đánh giá các thang đo và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung sau đó phỏng vấn thử với kích thước mẫu n`.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu n = 163 Chương này cũng đưa ra được quy trình nghiên cứu; Xây dựng được thang đo với các biến quan sát của từng thang đo, các thang đo nghiên cứu cũng được nhận diện bao gồm thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến “Công tác chống thất thu thuế” trên địa bàn thành phố Nha Trang Trình bày phương pháp chọn mẫu, thu thập nguồn dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài; Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu như: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khái quát về thành phố Nha Trang và Chi cục Thuế thành phố Nha trang 38 1.Tình hình kinh tế xã hội thành phố Nha Trang
4.1.1.Tình hình kinh tế xã hội thành phố Nha Trang
Nha Trang là thành phố ven biển của tỉnh Khánh Hoà, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế Theo đó, cơ cấu kinh tế các khu vực dịch chuyển đúng hướng (dịch vụ - du lịch, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - thủy sản) Việc huy động và phát huy nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và những dự án trọng điểm, có động lực lan tỏa, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
Trong những năm gần đây, kinh tế của thành phố Nha Trang tiếp tục tăng trưởng qua từng năm Đến hết năm 2018, so với toàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố chiếm 48%, tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chiếm 45%, doanh thu hoạt động du lịch chiếm 84,9% Về du lịch, hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang thu hút được 130 dự án với tổng vốn đầu tư gần 71.614 tỷ đồng, trong đó có 38 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 47.644 tỷ đồng.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm ngày một nâng cao nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực; an ninh, quốc phòng được giữ vững Công tác lập quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) tại các khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch chung được duyệt đã được quan tâm triển khai thực hiện, để quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển đô thị (UBND thành phố Nha Trang, 2019).
4.1.2 Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
Chi cục Thuế thành phố Nha Trang được thành lập từ năm 1990 Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, ngành Thuế thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống Thuế đến năm 2010, Chi cục Thuế sắp xếp lại bộ máy theo mô hình quản lý theo chức năng để thực hiện luật quản lý thuế.
Hiện tại, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang có tổng số 170 cán bộ Trong đó có 10 người trình độ thạc sĩ, chiếm 6%; 137 người trình độ đại học, chiếm81%; trình độ trung cấp là 23 người, chiếm 14% Số lượng và chất lượng lao động về mặt tổng thể cũng như trong từng phòng ban chức năng là đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy nhiên nguồn nhân lực nhiều năm nay luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, một số đội thuộc Chi cục Thuế thành phố NhaTrang phải điều động công chức tăng cường cho đội kiểm tra từ đó phần nào cũng hạn chế đến hiệu quả công tác Một số chức năng còn chồng chéo như đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và đội kiểm tra thuế đều thực hiện việc đôn đốc NNT nộp tiền thuế vào NSNN, đội tổng hợp – nghiệp vụ - dự toán – pháp chế và đội tuyên truyền hỗ trợ NNT đều có chức năng trả lời, hướng dẫn chính sách thuế; đội tổng hợp – nghiệp vụ - dự toán – pháp chế vẫn kiêm nhiệm công tác pháp chế về thuế Điều này dẫn đến việc vừa hướng dẫn văn bản vừa kiểm tra tính pháp lý của văn bản.
(Nguồn: Chi cục Thuế TP Nha Trang 2019)
Hình 4 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
Nghiệp vụ quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã thực hiện chủ yếu do các phần mềm hỗ trợ là chính, trước đây Cục thuế sử dụng các phần mềm ứng dụng như: QLT, QLAC, TTR, QLN, TINC, quản lý thuế TNCN…nhưng do nhiều phần mềm mà số liệu từ các phần mềm chưa có phần mềm tổng hợp, được tích hợp số liệu từ các phần mềm riêng lẻ vào, dẫn đến khi có yêu cầu báo cáo số liệu thì đòi hỏi phải thực hiện thủ công, lấy số liệu các phần mềm để báo cáo như số liệu báo cáo các ngành thanh tra, kiểm toán Từ tháng 8/2015 Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã triển khai Hệ thống QLT tập trung (TMS – Tax Managment System) là hệ thống quản lý thuế tích hợp cho phép quản lý và lưu trữ tập trung thông tin quản lý tất cả các sắc thuế trên phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, phần mềm thường xuyên bị lỗi, các tiêu thức trong phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, phần mềm phức tạp vì thế khi cần tra cứu số liệu phải tra cứu ở nhiều nơi đòi hỏi cán bộ thuế phải có trình độ và chịu khó để tra cứu và giải thích cho NNT.
Công việc quản lý thuế chủ yếu sử dụng phần mềm hỗ trợ, song vẫn tồn tại một số công việc thực hiện thủ công Trong trường hợp phần mềm không đáp ứng được yêu cầu quản lý, cán bộ thuế phải lập báo cáo bằng phương pháp thủ công Xét trên tiêu chuẩn bằng cấp, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu công việc Tuy nhiên, thực tế chỉ khoảng 70% nhân lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang được đánh giá là tương đối hợp lý và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Diễn biến nội dung chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang41
4.2.1 Kết quả thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
4.2.1.1 Tình hình thực hiện dự toán năm 2017 thực hiện theo từng sắc thuế.
Bảng 4 1.Tình hình thực hiện dự toán 2017 theo từng sắc thuế của chi cục Thuế TP Nha Trang ĐVT: triệu đồng
Thực hiện Kế hoạch Thực Tỷ lệ (%) thực hiện
STT Chỉ tiêu hiện năm năm 2016 năm 2017 So KHPL
Thu nội địa không kể dầu
I thô XS tiền sử dụng đất
1 Thu từ DNNN Trung ương 19.393 10.700 22.091 206 114
2 Thu từ DNNN địa phương 7.789 7.400 17.293 234 222
3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 30 1.448 4,827
5 Thuế CTN và dịch vụ NQD 685.952 729.500 829.787 114 121
Thu tiền sử dụng đất 344.096
Phí lệ phí tính cân đối 313.093
Thực Tỷ lệ (%) thực hiện hiện năm năm 2017 So KHPL
(Nguồn: Chi cục Thuế TP Nha Trang)
Tổng số thu nội địa: 2.533.145 triệu đồng, đạt 134% kế hoạch năm và tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016 Cụ thể:
Có 9/12 khoản thu hoàn thành vượt dự toán năm 2017: Khu vực DNNN trung ương (đạt 206%); Khu vực DNNN địa phương (đạt 234%); Khu vực CTN và dịch vụ NQD (đạt 114%); Thuế thu nhập cá nhân (đạt 111%); Thu tiền sử dụng đất (đạt 274%); Thuế SDĐPNN (đạt 109%); Thuế BVMT (đạt 250%); Phí - lệ phí tính cân đối ngân sách (đạt 155%); Thu cố định tại xã (142%).
Các khoản thu chưa đạt mục tiêu năm 2017 bao gồm: Tiền thuê đất đạt 18%, lệ phí trước bạ đạt 88%, thu khác ngân sách tính cân đối đạt 94%.
Có 29/29 địa bàn xã, phường, BQL các chợ đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu Trong đó, một số địa bàn có tỷ lệ hoàn thành dự toán vượt trên 10%, gồm : Lộc Thọ 124%; Vĩnh Hòa 168%; Vĩnh Ngọc 114%; Vĩnh Phương122%; Vĩnh Trung 111%; Vĩnh Thái 203%; Vĩnh Trường 115%; Phước Đồng118%.
4.2.1.2 Tình hình thực hiện dự toán năm 2018 thực hiện theo từng sắc thuế.
Bảng 4 2.Tình hình thực hiện dự toán 2018 theo từng sắc thuế của chi cục Thuế thành phố Nha Trang ĐVT: triệu đồng
Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện
STT Chỉ tiêu năm 2017 năm 2018 năm 2018 So KHPL
Thu nội địa không kể dầu
1.985.054 2.203.570 2.692.562 122,2 135,6 thô, XS, tiền sử dụng đất
1 Thu từ DNNN Trung ương 22.091 21.280 24.093 113,2 109,1
2 Thu từ DNNN địa phương 17.293 16.720 16.875 100,9 97,6
3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 1.448 0 14.467 0,0 999,0
4 Thuế CTN và dịch vụ NQD 829.786 950.000 978.191 103,0 117,9
7 Thu tiền sử dụng đất 548.090 250.000 615.898 246,4 112,4
(Nguồn: Chi cục Thuế TP Nha Trang)
Tổng số thu nội địa: 3.308.461 triệu đồng, đạt 134,8% kế hoạch năm và tăng 30,6% so với cùng kỳ.
Có 10/12 khoản thu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, cụ thể: Khu vực
DNNN trung ương (đạt 113,2%); Khu vực DNNN địa phương (đạt 100,9%); Khu vực thuế CTN và dịch vụ NQD (đạt 103%); Thuế thu nhập cá nhân (đạt 121%);
Thu tiền sử dụng đất (đạt 246,4%); Thuế SDĐPNN (đạt 103,9%); phí BVMT (đạt
Có 02/12 khoản thu chưa hoàn thành kế hoạch năm là: Thu tiền cho thuê mặt đất, thuê mặt nước (đạt 1,2%); Thu cố định tại xã tính cân đối (đạt 12,1%).
Theo kết quả báo cáo, 29/29 đơn vị hành chính cấp xã, phường, chợ đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 Trong số đó, nổi bật là 11 địa phương đạt tỷ lệ hoàn thành cao, từ 15% trở lên Nổi bật nhất là xã Vĩnh Thái với tỷ lệ đạt 170,9%, tiếp theo là phường Phước Đồng (157,5%) và xã Vĩnh Hiệp (115,1%).
137%), Vĩnh Hòa (đạt 134,9%), Vĩnh Phương (đạt 125,2%), Vĩnh Thạnh (đạt
124,9%), Vĩnh Ngọc (đạt 122,5%), Phước Tân (đạt 121%), Vĩnh Lương (đạt
120,1%), Vĩnh Trung (đạt 118,8%), Vĩnh Nguyên (đạt 117,1%).
4.2.1.3 Tình hình thực hiện dự toán năm 2019 thực hiện theo từng sắc thuế
Bảng 4 3.Kết quả thu thuế của Chi cục Thuế TP Nha Trang giai đoạn 2017-2019
STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Số dự toán (triệu đồng) Trong đó: 1.888.900 2.453.570 3.733.000
2 Số thực hiện (triệu đồng) Trong đó: 2.533.145 3.308.461 3.460.780
3 Số thực hiện/dự toán (%) 134 135 93
4 Thực hiện với cùng kỳ năm trước (%) 140 131 105
(Nguồn: Chi cục Thuế TP.Nha Trang)
Tổng thu nội địa trên địa bàn năm 2019 đạt 3.460.780 triệu đồng, bằng 92,7% so với dự toán và tăng 4,6% so với cùng kỳ Nếu loại trừ ảnh hưởng của các nguồn thu bị thiếu hụt vì nguyên nhân khách quan như: lệ phí trước bạ, thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, phí xuất nhập cảnh, phí BVMT (các khoản thu này Chi cục Thuế đã thu hết 100% số thu phát sinh trong năm và không có yếu tố thất thu thuế) thì tổng thu nội địa trên địa bàn thành phố năm 2019 đạt 102,9% và tăng 16,1% so với năm 2018.
Bên cạnh kết quả đạt được, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang vẫn gặp một số khó khăn Cụ thể, nhân sự tại Chi cục thiếu hụt trong khi số lượng người nộp thuế tăng nhanh và chính sách thuế thay đổi nên cơ quan chức năng mất nhiều thời gian để hướng dẫn thực hiện, thiết lập, thẩm định hồ sơ Các DN mới thành lập chưa thấy được lợi ích của việc khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử nên còn chần chừ, chậm đăng ký Mặt khác, bộ máy kế toán của các DN thường xuyên thay đổi, dẫn đến việc kiểm tra, đối chiếu số liệu không thuận lợi…
Không chỉ vậy, tình hình nợ đọng thuế diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng, công tác thu hồi nợ thuế còn gặp nhiều khó khăn Việc quản lý thuế tại các dự án, khu đô thị, tái định cư gặp trở ngại do địa chỉ không rõ ràng, đất chuyển nhượng qua nhiều chủ Ngoài ra, đa số cán bộ ủy nhiệm thu thuế làm việc tại các xã, phường kiêm nhiệm thêm, kinh phí thấp trong khi công việc nhiều nên thời gian đầu tư cho việc ủy nhiệm thu thuế còn hạn chế
Vì thế, Chi cục cần chủ động tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, điều hành công tác thu ngân sách được kịp thời và đạt hiệu quả cao, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 Trong đó, chú trọng thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra và chỉ tiêu thu nợ được giao, hoàn thành 100% dự toán pháp lệnh do Cục Thuế giao Để đạt mục tiêu này, Chi cục Thuế tăng cường kiểm tra chống thất thu thuế, nợ thuế theo chỉ đạo của cấp trên và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành quản lý các nguồn thu phát sinh, quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng tư nhân, các khu dự án, đô thị mới, tái định cư.
Cùng với đó, Chi cục Thuế rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai sai số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước; kiểm tra các tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh, có chuyển nhượng vốn, kinh doanh vãng lai, qua mạng Đơn vị còn xây dựng kế hoạch kiểm tra theo các chuyên đề như: kiểm tra cơ sở kinh doanh phục vụ khách nước ngoài, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh thanh toán qua thẻ POS, bất động sản Song song đó, kiến nghị UBND thành phố Nha Trang và Cục Thuế tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí thù lao cho cán bộ ủy nhiệm thu thuế nhằm giúp họ an tâm công tác.
4.2.1.4 Tình hình kiểm tra đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
Bảng 4 4.Kết quả kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang 2017-2019
1 Số DN theo kế hoạch
2 Số DN thực hiện kiểm tra
4 Tổng số thuế truy thu Trong đó: Thuế TNDN
5 Số thuế truy thu bình quân/DN ĐVT DN DN
Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
(Chi cục Thuế TP Nha Trang, Báo cáo tổng kết 2017-2019)
Thời kỳ từ năm 2017 đến năm 2019, Chi cục thuế thành phố Nha Trang đã tiến hành kiểm tra 1.682 doanh nghiệp trên địa bàn, thu hồi hơn 223.176 triệu đồng, Đây là một khoản thất thu lớn đối với NSNN, khi mà còn nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiêm chỉnh và trung thực việc kê khai thuế Khi mà nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng khó khăn thì hành vì trốn thuế sẽ xảy ra nhiều.
Cụ thể, số thuế TNDN Chi Cục Thuế thành phố Nha Trang đã tiến hành truy thu qua các năm 89.398 triệu đồng Đây là một trong những cố gắng tích cực của cán bộ Chi cục thuế thành phố Nha Trang.
Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động tới tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn thành phố Nha Trang
4.3.1 Kết quả thống kê về mô tả dữ liệu mẫu nghiên cứu4.3.1.1 Thống kê theo giới tính
Bảng 4 5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trinhdo Dưới đại học 23 14.1% Đại học 130 79.8%
TGCongtac Từ 1 đến dưới 5 năm 20 12.3%
Chucvu Lãnh đạo chi cục/đội 41 25.2%
Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng 75 46.0%
Từ 10 triệu đến dưới 15 triệu đồng 65 39.9%
Bophan Đội Kiểm tra 01 15 9.2% Đội Kiểm tra 02 14 8.6% Đội Kiểm tra 03 15 9.2% Đội KT NB 4 2.5% Đội Kê khai kế toán thuê tin học 20 12.3% Đội HC-NS-TV-QT-Ấn chỉ 13 8.0% Đội QLTNVCC nợ thuế 6 3.7% Đội TH-NV-DT-Pháp chế 5 3.1% Đội TT HT NNT 10 6.1% Đội Trước bạ và thu khác 13 8.0% Đội QLT 01 7 4.3% Đội QLT 02 7 4.3% Đội QLT 03 7 4.3% Đội QLT 04 7 4.3% Đội QLT 05 7 4.3% Đội QLT 06 7 4.3% Đội QLT 07 6 3.7%
Về giới tính: Theo kết quả thống kê mẫu dữ liệu, cho thấy số nữ là 86 người, chiếm tỷ lệ 52,8% Số lượng nam giới là 77 người chiếm tỷ lệ 47,2%.
Về trình độ: Kết quả khảo sát cho thấy trình độ của công chức có trình độ đại học chiếm 79.8% chiểm tỷ lệ cao nhất, trình độ trung cấp - cao đẳng chiếm tỷ lệ 14.1% và trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 6.1%.
Về thời gian công tác: Kết quả khảo sát cho thấy thời gian công tác của công chức trên 15 năm chiếm 44.8% chiểm tỷ lệ cao nhất, thời gian công tác từ 5 đến dưới 10 năm và từ 10 năm đến dưới 15 năm chiếm cùng tỷ lệ 21.5% và thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 12.3%.
Về chức vụ: Kết quả khảo sát cho thấy công chức giữ chức vụ lãnh đạo chiếm 25.2% và chức vụ công chức chiểm tỷ lệ cao nhất là 74.8%.
Theo kết quả khảo sát, mức thu nhập phổ biến nhất của công chức là từ 5 - dưới 10 triệu đồng (46%), tiếp theo là 10 - dưới 15 triệu đồng (39,9%) Chỉ có 8% công chức có thu nhập trên 15 triệu đồng, trong khi mức thu nhập dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,1%.
Về bộ phận làm việc: Kết quả khảo sát cho thấy Đội Kiểm tra thuế số 1 chiếm tỷ lệ 9.2%, Đội Kiểm tra thuế số 2 chiếm tỷ lệ 8.6%, Đội Kiểm tra thuế số
3 chiếm tỷ lệ 9.2%, Đội kiểm tra nội bộ chiếm tỷ lệ 2.5%, Đội Kê khai kế toán thuế tin học chiếm tỷ lệ 12.3%, Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ chiếm tỷ lệ 8.0%, Đội Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế chiếm tỷ lệ 3.7%, Đội Tổng hợp - nghiệp vụ dự toán – pháp chế chiếm tỷ lệ 3.1%, Đội Tuyên truyền Hỗ trọ người nộp thuế chiếm tỷ lệ 6.1%, Đội Trước bạ - thu khác chiếm tỷ lệ 8.0%, Đội quản lý thuế số 1 chiếm tỷ lệ 4.3%, Đội quản lý thuế số 2 chiếm tỷ lệ 4.3%, Đội quản lý thuế số 3 chiếm tỷ lệ 4.3%, Đội quản lý thuế số 4 chiếm tỷ lệ 4.3%, Đội quản lý thuế số 5 chiếm tỷ lệ 4.3%, Đội quản lý thuế số 6 chiếm tỷ lệ 4.3%, Đội quản lý thuế số 7 chiếm tỷ lệ 3.7%.
4.3.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
4.3.2.1.1 Các thang đo Công tác chống thất thu thuế
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Công tác chống thất thu thuế được trình bày trong Bảng 4.6.
Bảng 4 6 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các thang đo Công tác chống thất thu thuế
Trung bình Phương sai Tươ
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan bi loại biến loại biến tổ
Hệ thống chính sách thuế TNDN: α = 0.855
Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: α = 0.926
TCBM5 13.9939 12.339 780 914 Ứng dụng công nghệ QL: α = 0.885
Công tác kiểm tra giám sát: α = 0.873
Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT: α = 0.873
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng: α = 0.863
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo của Công tác chống thất thu được trình bày trong Bảng 4.6, cụ thể như sau:
Thang đo “Hệ thống chính sách thuế TNDN” gồm có 05 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.855 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Hệ thống chính sách thuế TNDN” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN” gồm có 05 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.926 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Ứng dụng công nghệ QL” gồm có 04 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.885 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Ứng dụng công nghệ QL” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Công tác kiểm tra giám sát” bao gồm 04 biến quan sát có độ tin cậy cao được thể hiện qua hệ số Cronbach’s Alpha là 0,873 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0,3 Do đó, thang đo đáp ứng yêu cầu tin cậy và đủ điều kiện để thực hiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT” gồm có 04 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.873 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo “Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng” gồm có 04 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.863 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
4.3.2.1.2 Thang đo Công tác chống thất thu thuế
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo Công tác chống thất thu thuế được trình bày trong Bảng 4.7, cụ thể như sau:
Bảng 4 7 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo Công tác chống thất thu thu
Biến quan sát thang đo nếu thang đ loại biến loại bi
Công tác chống thất thu thuế: α = 0.862
Tương Cronbach’s quan biến Alpha nếu loại tổng biến này
Thang đo “Công tác chống thất thu thuế” gồm có 04 biến quan sát Hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.862 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy Thang đo “Công tác chống thất thu thuế” đáp ứng độ tin cậy và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.
4.3.2.2 Phân tích yếu tố khám phá EFA
4.3.2.2.1 Phân tích EFA cho các biến độc lập
Kết quả EFA cho các biến độc lập được trình bày trong Bảng 4.8.
Bảng 4 8 Kết quả EFA cho các biến độc lập
Barlett Bậc tự do (df) 325
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 4.8 cho thấy giá trị KMO = 0.857 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05.
Kết quả EFA cho thấy có 6 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.461 >1 và phương sai trích lũy kế 73.310% > 50% Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu.
Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0.5).
Như vậy, thang đo Hệ thống chính sách, Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN, Ứng dụng công nghệ QL, Công tác kiểm tra giám sát, Chính sách tuyên truyền và khuyến khích động viên NNT và Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.
4.3.2.2.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc được trình bày trong Bảng 4.9.
Bảng 4 9 Kết quả EFA cho biến phụ thuộc
Biến quan sát Yếu tố
Phương sai trích lũy kế
Kiểm định Chi–bình phương ( 2)
Bậc tự do (df) Barlett
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 4.9 cho thấy giá trị KMO = 0.762 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả EFA cho thấy yếu tố này được trích tại eigenvalue là 2.835 >1 và phương sai trích lũy kế 70.873% > 50% Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0.5) Như vậy, thang đo Công tác chống thất thu thuế đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.
Thảo luận kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Kết quả kiểm định 05 giả thuyết, kết quả chấp nhận 05 giả thuyết đề ra, tất cả các tác động đều thuận chiều dương, cụ thể như sau:
Giả thuyết H 1 : Nhân tố Hệ thống chính sách thuế TNDN chặt chẽ, rõ ràng có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H 2 : Nhân tố Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN phù hợp, không chồng chéo có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H 4 : Nhân tố Công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H 5 : Nhân tố Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT được quan tâm, phù hợp có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H6 đưa ra mối quan hệ thuận chiều (dương) giữa yếu tố "Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng chặt chẽ và đồng bộ" và "Công tác chống thất thu thuế" Theo đó, sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các ban ngành có tác động tích cực đến hiệu quả công tác chống thất thu thuế.
4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
Mô hình kiểm định có thay đổi so với mô hình lý thuyết ban đầu, từ 06 biến độc lập còn lại 05 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Hệ thống chính sách Thuế
Tổ chức bộ máy thu thuế
Công tác kiểm tra giám sát
Công tác ch ố ng th ấ t thu thu ế
Chính sách tuyên truyền và TNDN trên đị a bàn TP động viên khuyến khích
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (Thu thuế)
Hình 4 5.Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố và so sánh với các nghiên cứu trước có liên quan
4.6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu các nhân tố
Các kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cho thấy có
5 nhân tố tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha
Hệ thống chính sách thuế về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm mang tính công bằng, hiệu quả, tránh trùng lặp, có khả năng áp dụng rộng rãi, chống thất thu, chống chuyển giá, phù hợp với xu thế hiện đại, quốc tế Tổ chức, bộ máy thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo hoạt động có hiệu quả, hoạt động nguyên tắc, công khai, minh bạch Công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm Chính sách tuyên truyền, động viên khuyến khích người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn, đầy đủ số tiền thuế Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng tăng cường năng lực cho công tác quản lý thuế, tránh trùng lắp, chồng chéo trong quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
53 0% Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang, các mối quan hệ này đều thỏa mãn cụ thể như sau:
- Hệ thống chính sách thuế TNDN: Giả thuyết H 1 , được chấp nhận, khẳng định Hệ thống chính sách thuế TNDN có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy công chức càng quan tâm đến Hệ thống chính sách thuế TNDN thì Công tác chống thất thu thuế càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: Giả thuyết H2, được chấp nhận, khẳng định Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN thì Công tác chống thất thu thuế càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy công tác kiểm tra giám sát có tác động tích cực đến công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Các công chức càng quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát thì hiệu quả công tác chống thất thu thuế càng cao Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT: Giả thuyết H5, được chấp nhận, khẳng định Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT thì Công tác chống thất thu thuế càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng: Giả thuyết H5, được chấp nhận, khẳng định Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kết quả phân tích dữ liệu cho thấyCông chức càng quan tâm đến Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng thì Công tác chống thất thu thuế càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy(2014).
4.6.2 So sánh với các nghiên cứu trước có liên quan
So với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của các yếu tố Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phù hợp với các nghiên cứu trên như: Nguyễn Quang Úy (2014).
So với nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014), đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện, đối tượng khảo sát là 300 cán bộ thuế làm việc tại các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Hai nghiên cứu đều đã tìm ra được 05 yếu tố tác động đến Công tác chống thất thu thuế là: (1) Hệ thống chính sách thuế TNDN, (2) Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN, (3) Công tác kiểm tra giám sát, (4) Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT, (5) Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau khi nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014) thì tác giả đề cập đến yếu tố Công tác giám sát kết hợp với tuyên truyền động viên có tác động mạnh nhất tới Công tác chống thất thu thuế, còn trong nghiên cứu này thì Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng có tác động mạnh nhất.
Trong chương 4, tác giả đã trình bày các nội dung: Nêu tổng quát về đơn vị thành phố Nha Trang và Chi cục Thuế thành phố Nha Trang; đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã cho thấy có 05 yếu tố có ảnh hưởng đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính đến Công tác chống thất thu thuế bằng phương pháp kiểm định Independent Sample T- test và phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) và kết quả có một số yếu tố có sự khác biệt và một số yếu tố không có sự khác biệt.