1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2018 - 2023
Tác giả Nguyễn Diệu Hương
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ
Trường học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Đề án Thạc sĩ Quản lý Đất đai
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Để công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang được thuận lợi và đúng với tình hình thực hiện một số giải pháp được đ

Trang 1

-o0o -

NGUYỄN DIỆU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ

ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG

TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2018 - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong đề án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024

Tác giả đề án

Nguyễn Diệu Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành đề án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS Vũ Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành

đề án

Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Phòng ban chức năng của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện đề án này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành đề án./

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024

Tác giả đề án

Nguyễn Diệu Hương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

TRÍCH YẾU ĐỀ ÁN THẠC SĨ ix

THESIS ABSTRACT xii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa lý luận 2

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .3

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 3

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng 4

1.1.3 Các quy định về bồi thường khi thu hồi đất 4

1.1.4 Các quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất (được quy định tại Điều 83, 84 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP) 8

1.1.5 Các quy định về tái định cư khi thu hồi đất (được quy định tại Điều 85, 56, 87 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP) 9

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 9

1.2.1 Các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất 9

1.2.2 Các quy định có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .10

1.2.3 Các văn bản liên quan đến dự án 131

Trang 5

1.3 Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài 13

1.3.1 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thủ đô Hà Nội 13

1.3.2 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hồ Chí Minh 15

1.3.3 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hải Phòng 16

1.3.4 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng 17

1.3.5 Bồi thường giải phóng mặt bằng tại tỉnh Khánh Hòa 18

1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 20

1.5 Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu 21

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

2.1.1 Đối tượng 22

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

2.3 Nội dung nghiên cứu 22

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý sử dụng đất thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa .22

2.3.2 Khái quát dự án nghiên cứu và các chính sách liên quan đến thực hiện bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất 22

2.3.3 Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án 23

2.3.4 Xác định yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng của dự án đến đời sống người dân 23

2.3.5 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 23

2.4 Phương pháp nghiên cứu 23

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 23

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 24

2.4.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra 24

Trang 6

2.4.4 Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác BTGPMB

25

2.4.5 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu và xử lý số liệu điều tra 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang, tỉnh Tỉnh Khánh Hòa 26

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai năm 2022 34

3.1.4 Đánh giá chung tình hình KTXH thành phố Nha Trang .36

3.2 Khái quát dự án nghiên cứu và các chính sách liên quan đến thực hiện bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất 37

3.2.1 Khái quát chung về dự án 37

3.2.2 Trình tự thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 39

Quy trình thực hiện dự án được thực hiện như sau: 40

3.3 Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của hai dự án .43

3.3.1 Xác định quy mô dự án và đối tượng bị ảnh hưởng 43

3.3.2 Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ 43

3.3.3 Xác định diện tích, loại đất bị thu hồi của dự án nghiên cứu 45

3.3.4 Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất và tài sản trên đất 48

3.3.5 Kinh phí bồi thường, hỗ trợ về đất .50

3.3.6 Bồi thường tài sản, công trình kiến trúc và cây trồng vật nuôi trên đất .51

3.3.7 Chính sách hỗ trợ 52

3.3.8 Chính sách tái định cư .54

3.3.9 Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án .55

3.3.10 Đánh giá việc thực hiện bồi thường GPMB của 2 dự án 56

3.4 Xác định các yếu tố ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân 58

Trang 7

3.5 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa thành phố Nha Trang, tỉnh Tỉnh Khánh Hòa

688

3.5.1 Thuận lợi 688

3.5.2 Khó khăn, hạn chế 69

3.5.3 Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang 700

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 755

1 Kết luận 755

2 Kiến nghị 766

TÀI LIỆU THAM KHẢO 777

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GRC Hội đồng giải quyết bức xúc

HT, TĐC Hỗ trợ, tái định cư

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nha Trang

Hình 3.2 : Triển khai thi công đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hình 3.3 Công trường thi công tại Dự án Champarama Resort & Spa

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Nha Trang 35

Bảng 3.2 Quy mô đối tượng bị ảnh hưởng của 2 dự án .43

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường về đất 44

Bảng 3.4 Tổng hợp diện tích, loại đất bị thu hồi của 2 dự án 45

Bảng 3.5 Diện tích đất phi nông nghiệp không là đất ở bị thu hồi 46

của 02 dự án 46

Bảng 3.6 Diện tích đất ở bị thu hồi của 02 dự án nghiên cứu 47

Bảng 3.7 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của 02 dự án nghiên cứu 47

Bảng 3.8 Đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án 48

Bảng 3.9 Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của hai dự án 500

Bảng 3.10 Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi tại 2 dự án nghiên cứu 511

Bảng 3.11 Chính sách hỗ trợ của 2 dự án 522

Bảng 3.12 Chính sách tái định cư của 2 dự án 524

Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án 555

Bảng 3.14 Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dự án 566

Bảng 3.15 Đặc điểm khác nhau của hai dự án 57

Bảng 3.16 Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người dân tại 2 dự án 58

Bảng 3.17 Ý kiến của người dân về vấn đề bồi thường GPMB 60

tại 2 dự án nghiên cứu 60

Bảng 3.18: Ý kiến của người dân về vấn đề chính sách hỗ trợ tại 2 dự án 61

Bảng 3.19 Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 62

Bảng 3.20 Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu 644

Bảng 3.21: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công 677

tác giải phóng mặt bằng 677

Trang 10

TRÍCH YẾU ĐỀ ÁN THẠC SĨ

1 Thông tin chung

1.1 Họ tên tác giả đề án: Nguyễn Diệu Hương

1.2 Tên đề án: Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, giai đoạn 2018-2023

1.3 Ngành khoa học của đề án: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03

1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thanh Thủy

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng Đề xuất được nhóm các giải pháp cụ thể có tính khả thi để khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoạt động của dự án nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương

pháp xử lý thông tin, số liệu (phương pháp thống kê, so sánh, phân tích )

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra để thu thập thông tin từ đại diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để tìm hiểu ảnh hưởng của việc thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB đến đời sống, việc làm và thu nhập

4 Kết quả nghiên cứu và kết luận

Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển Cùng với quá trình CNH-HĐH, tốc độ đô thị hóa mạnh kéo theo sự chuyển biến toàn diện về kinh tế, xã hội của địa phương, đây cũng là áp lực lớn tác động lên đất đai, đặc biệt là công tác thu hồi

Trang 11

đất và bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện

Trong thời gian qua, công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Nha Trang đã đạt những kết quả nhất định, những dự án trọng điểm đã thực hiện bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thi công công trình, cơ sở hạ tầng phát triển, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá địa phương, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số vướng mắc cần giải quyết, tháo gỡ để công tác GPMB của huyện ngày càng được hoàn thiện

Kết quả đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án trên trong phạm vi nghiên cứu cho thấy: tổng diện tích đất thu hồi tại 02 dự án là 29,85 ha, với tổng số

hộ dân bị ảnh hưởng là 503 hộ Tổng nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án

là 660.512.335.904 đồng Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã áp dụng đầy đủ, các chế độ chính sách và thực hiện đúng trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định Người dân đánh giá cao về quy trình, thủ tục, thái độ làm việc của các cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB tại 02 dự án Qua đánh giá của cán bộ cho thấy nguyên nhân gây chậm tiến độ GPMB là chủ yếu do xác định nguồn gốc đất

Người dân tại 2 dự án nghiên cứu đều có ý kiến về mức giá bồi thường GPMB về đất phải bằng với giá thị trường Cán bộ địa chính và cán bộ làm công tác bồi thường GPMB đều cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến GPMB chậm tiến độ do giá cùng khu vực có sự chênh lệch Giá bồi thường của Nhà nước thấp hơn giá thị trường nên người dân không đồng thuận, đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng nhất đến tiến độ GPMB cũng như tiến độ hoàn thành dự án

Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của dự án thì có 02 yếu tố

ảnh hưởng nhiều nhất đến thực hiện dự án đó là: Yếu tố “Sự ủng hộ của nhân dân”

và “Nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất)”; và tiếp theo là đến yếu tố “Nguồn vốn

của dự án” Tiếp đến là các yếu tố “Chính sách BT, hỗ trợ”; “Công tác tuyên truyền”; “Trình độ của đội ngũ làm công tác GPMB”; “Sự tham gia của các cấp chính quyền” Và yếu tố có sự ảnh hưởng ít nhất là yếu tố thị trường BĐS có ảnh

hưởng đến công tác BT, GPMB của dự án

Trang 12

Để công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang được thuận lợi và đúng với tình hình thực hiện một số giải pháp được đưa ra như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, các chính sách, các văn bản của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Trang 13

THESIS ABSTRACT

1 General information

1.1 Thesis author's full name: Nguyen Dieu Huong

1.2 Thesis title: Evaluation of compensation and site clearance when the state recovers land in a number of projects in Nha Trang city, period 2018-2023

1.3 Scientific field of thesis: Land management; Code: 8.85.01.03

1.4 Scientific instructor: Dr Vu Thi Thanh Thuy

1.5 Training facility: University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University

2 Research objectives:

Evaluation of compensation and site clearance for a number of projects in Nha Trang city, Khanh Hoa province Identify some factors affecting site clearance work Proposing a group of specific and feasible solutions to overcome factors affecting compensation, site clearance and research project operations

3 Research methods

Research methods include: Method of selecting research points, method of collecting documents, secondary data, interview investigation method, information and data processing method (statistical, comparison, analysis )

Use direct interviews and questionnaires to collect information from representatives of organizations, households, and individuals whose land is recovered to learn about the impact of implementing land recovery and site clearance work to life, employment and income

4 Research results and conclusions

Nha Trang city is located in the center of Khanh Hoa province, has many geographical advantages, convenient roads, railways, air routes, domestic and international sea routes, is the gateway to the South Central and Central Highlands, Nha Trang has many conditions to expand exchange and development relations Along with the process of industrialization and modernization, the rapid pace of urbanization leads to comprehensive changes in the local economy and society This

Trang 14

is also a great pressure affecting land, especially land recovery land and site clearance compensation when the State recovers land in the district

In recent times, the work of land recovery and site clearance compensation in Nha Trang city has achieved certain results, key projects have been handed over to investors for implementation construction works, infrastructure development, contributing to local economic and cultural development, however, during the implementation process, there are still some problems that need to be resolved and removed for land clearance work of the province The district is increasingly being improved

The results of evaluating compensation and support at the above two projects within the scope of the study show that the total area of land recovered at the two projects is 29.85 hectares, with a total number of affected households of 503 household Total compensation and support funding for 02 projects is 660,512,335,904 VND Compensation and land clearance support has been fully applied by the Compensation, Support and Resettlement Council, all policies and procedures have been followed properly for compensation, support and resettlement according to the law People highly appreciate the process, procedures, and working attitude of officials performing compensation and site clearance support at 02 projects The assessment of officials shows that the cause of slow land clearance progress is mainly due to determining the origin of the land

People in the two research projects all have opinions that the compensation price for land clearance must be equal to the market price Cadastral officials and land clearance compensation officers both believe that the most important reason for slow land clearance is due to price differences in the same area The State's compensation price is lower than the market price so people do not agree, this is the reason that most affects the site clearance progress as well as the project completion progress

Through the process of researching the influencing factors of the project, there are two factors that have the most influence on project implementation: Factors "People's support" and "Land origin (legality of the plot) land)"; and next is

Trang 15

the factor "Project capital source" Next are the factors "BT and support policy";

“Propaganda work”; "Qualifications of the site clearance team"; “Participation at all levels of government” And the factor with the least influence is the real estate market factor that affects the project's land acquisition and clearance work

In order for the work of land recovery and compensation for site clearance when the State recovers land in Nha Trang city to be convenient and in accordance with the implementation situation, a number of solutions are proposed as follows: Strengthen the work propagate and disseminate land laws, policies, and State documents on compensation, support, and resettlement policies; Improve the capacity and working efficiency of officials and civil servants in the field of compensation and site clearance when the state recovers land; Compensation for property damage on recovered land; Strengthen inspection and examination work

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình để dần trở thành một nước công nghiệp; cùng với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng lớn; Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành ngày càng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng trở nên cấp thiết và trở thành một thách thức lớn đối với

sự thành công của các dự án Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu đặc biệt quan trọng, là điều kiện tiên quyết để triển khai thực hiện dự án có hiệu quả Thực tế cho thấy nhiều công trình thi công chậm tiến độ là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng làm chưa tốt, còn thiếu sót, vướng mắc dẫn đến hiệu quả đầu

tư của dự án còn hạn chế Vì vậy, đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành một cách toàn diện đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Công tác giải phóng mặt bằng là một việc nhạy cảm và phức tạp vì liên quan đến tài sản rất có giá trị là đất đai Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức Trên thực tế qua nhiều dự án đã cho thấy, công tác GPMB vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn Khó khăn chủ yếu của công tác GPMB là việc xác định giá trị bồi thường Giá trị bồi thường thường thấp hơn so với thực tế Do vậy, nó đã tác động rất lớn đến tâm lý người dân, họ luôn cảm thấy mức bồi thường như vậy là chưa thoả đáng Khi người dân chưa hài lòng với mức bồi thường, hỗ trợ thì họ không tự nguyện bàn giao mặt bằng, chưa chấp hành chủ trương thu hồi đất cũng là điều dễ hiểu

Thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, công trình trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên đây cũng là vấn đề hết sức nhạy bén, phức tạp liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi nhuận của Nhà đầu tư, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi Vì vậy đã bộc lộ ra những tồn tại xuất

Trang 17

phát từ việc ban hành các Chính sách, thủ tục chưa hợp lý, cũng như một số bất cập trong tổ chức thực hiện Công tác giải phóng mặt bằng được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Từ thực tế

trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà

nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, giai đoạn 2018-2023”

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng

- Đề xuất được nhóm các giải pháp cụ thể có tính khả thi để khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoạt động của

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng

- Các giải pháp đề xuất là một kênh thông tin quan trọng giúp cho những người quan tâm tham khảo thực hiện công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả hơn

Trang 18

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

- Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người

được Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi

phạm pháp luật về đất đai (theo Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013)

- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện

tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (theo Khoản 12 Điều 3 Luật đất đai năm 2013)

- Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí

khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được (theo Khoản 13 Điều 3 Luật đất đai

năm 2013)

- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất

thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (theo Khoản 14 Điều 3 Luật đất

đai năm 2013)

- Tái định cư: Hiện nay tại Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi

hành đều chưa có khái niệm cụ thể nào về tái định cư Tuy nhiên có thể hiểu Tái định cư (TĐC) là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó

- Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất

(theo Khoản 19 Điều 3 Luật đất đai năm 2013)

- Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với

một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định (theo Khoản 20 Điều

3 Luật đất đai năm 2013)

- Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi

được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng

đất, công nhận quyền sử dụng đất (theo Khoản 21 Điều 3 Luật đất đai năm 2013)

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng

Bồi thường và giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện sự khác nhau giữa các dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội Chính vì vậy quá trình bồi thường, giải

phóng mặt bằng có đặc điểm sau:

- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với

điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề

đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó Do đó,

giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt

- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong

đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư sống chủ yếu nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất cũng được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê Trước tình hình đó dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để

đảm bảo đời sống dân cư sau này

1.1.3 Các quy định về bồi thường khi thu hồi đất

- Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường; Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật (theo Điều 74 Luật Đất đai năm 2013)

Giá đất bồi thường: Giá đất do Nhà nước quy định đảm bảo nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình

Trang 20

thường; đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh huyện trực thuộc Trung ương có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau; giá đất bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng được UBND cấp tỉnh quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng

* Đối tượng trường hợp được bồi thường về đất theo Quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 gồm:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp

- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện

để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 chưa được cấp

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền

sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 chưa được cấp

- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận

Trang 21

chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 chưa được cấp

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự

án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 chưa được cấp

* Bồi thường chi phí đầu tư còn lại vào đất theo Điều 77 Luật Đất đai năm 2013:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

- Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật Đất đai năm 2013 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

- Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu

tư vào đất còn lại;

- Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường,

hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ

- Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận

Trang 22

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013

* Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở được quy định tại Điều 79 Luật Đất đai năm 2013:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà

nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;

- Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở

Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất

* Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất quy định tại Điều 82 Luật Đất đai năm 2013

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai năm 2013;

- Đất được Nhà nước giao để quản lý;

- Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và

d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai năm 2013

Trang 23

* Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 80 Luật Đất đai năm 2013

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại đối với đất sử dụng có thời hạn

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

* Quy định về bồi thường tài sản gắn liền với đất được quy định tại các Điều 89,90,92 Luật Đất đai năm 2013:

- Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi

mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản

- Các trường hợp không được bồi thường về tài sản trên đất: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp nhà ở, công trình xây dựng, trồng thêm cây cối hoa màu sau thời điểm thông báo chủ trương thu hồi đất (bị lập biên bản

vi phạm về xây dựng) Nhà ở, công trình xây dựng, cây cối hoa màu phát sinh sau thời điểm thông báo chủ trương thu hồi đất không được bồi thường, hỗ trợ

1.1.4 Các quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất (được quy định tại Điều 83, 84 Luật

Đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP)

- Hỗ trợ ổn định đời sống khi bị thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp được giao

- Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ

ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp; các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y;

Trang 24

kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch

vụ công thương nghiệp

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hỗ trợ bằng tiền không quá

05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn

bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi (Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương)

Hỗ trợ khác như: Hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ thuê nhà

1.1.5 Các quy định về tái định cư khi thu hồi đất (được quy định tại Điều 85, 56,

87 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP)

Tái định cư: UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để bảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở; khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ; việc bố trí tái định cư phải gắn với tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà

ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn

Trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Được quy định rất

cụ thể, chi tiết trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật mà thể hiện vấn đề đổi mới quan trọng đó là: trước khi bị thu hồi đất ít nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp người sử dụng đất phải được thông báo chủ trương thu hồi đất từ đó có đủ thời gian để tìm hiểu chính sách pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì người bị thu hồi đất đều được tham gia trực tiếp hoặc thông qua người đại diện; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được công khai (Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT)

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

1.2.1 Các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất

Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015

Trang 25

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội ngày 29/11/2013

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất

Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm

2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai

1.2.2 Các quy định có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Quyết định số 04/2022/QĐ-UBND ngày 09/3/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh

Trang 26

Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa

Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định bảng giá xây dựng mới các loại công trình, vật kiến trúc và chi phí đền bù, hỗ trợ một số công trình trên đất tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh Khánh Hoà

về việc ban hành bảng giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 05/08/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Bảng giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Nghị quyết thu hồi đất của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa

Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố Nha Trang

1.2.3 Các văn bản liên quan đến dự án

DỰ ÁN 1: Dự án Nâng cấp đường Nguyễn Bỉnh khiêm, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang

Quyết định số 2641/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 09/01/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa

về việc điều chỉnh Quyết định số 2641/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa

về việc điều chỉnh Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 09/01/2018 của UBND tỉnh

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Trang 27

Quyết định số 4053/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc điều chỉnh Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa

về việc điều chỉnh Quyết định số 4053/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Thông báo số 119/TB-UB ngày 10/4/2014 của UBND TP Nha Trang V/v thu hồi đất để thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Ra, thành phố Nha Trang (Giai đoạn 1)

Thông báo số 793/TB-UBND ngày 27/5/2019 của UBND thành phố Nha Trang, về việc điều chỉnh nội dung tại Mục 1 - Thông báo thu hồi đất số 119/TB-UBND ngày 10/4/2014 của UBND thành phố Nha Trang, về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Thông báo số 1312/TB-UBND ngày 10/9/2020 V/v điều chỉnh thời gian thực hiện thu hồi đất tại Thông báo số 793/TB-UBND ngày 27/5/2019 của UBND thành phố Nha Trang để thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm -

Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Thông báo số 1481/TB-UBND ngày 16/12/2021 của UBND thành phố Nha Trang,

về việc điều chỉnh thời gian thực hiện thu hồi đất tại Thông báo số 1312/TB-UBND ngày 10/9/2020 của UBND thành phố Nha Trang để thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Thông báo số 124/TB-UBND ngày 14/2/2023 của UBND thành phố Nha Trang về việc điều chỉnh thời gian thực hiện thu hồi đất tại Thông báo số 1481/TB-UBND ngày 16/12/2021 của UBND thành phố Nha Trang để thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra, thành phố Nha Trang (giai đoạn 1)

Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa

về việc phê duyệt giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Ra (giai đoạn 1), thành phố Nha Trang

Trang 28

DỰ ÁN 2: Dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang

Giấy chứng nhận đầu tư số 37121000389 ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa, chứng nhận cho dự án Champarama Resort & Spa

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 5488314111 do Sở Kế hoạch Đầu tư chứng nhận ngày 12/3/2020 cho dự án Champarama Resort & Spa

Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa

về quyết định chủ trương đầu tư dự án Champarama Resort & Spa

Thông báo số 826/TB-UBND ngày 27/10/2016 của UBND thành phố Nha Trang về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang;

Căn cứ Thông báo số 317/TB-UBND ngày 18/4/2018 của UBND thành phố Nha Trang về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án tại Thông báo số 826/TB-UBND ngày 27/10/2016 của UBND thành phố Nha Trang về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang;

Quyết định số 2062/QĐ-UBND ngày 27/07/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính bồi thường, tính tiền sử dụng đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang;

1.3 Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.1 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thủ đô Hà Nội

Trích dẫn theo tờ Mega-Các sản phẩm báo chí chất lượng cao của VietnamPlus(https://special.vietnamplus.vn/2020/09/22/giai_phong_mat_bang_ha_noi/):

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, giải phóng mặt bằng luôn được các

bộ, ngành, địa phương xác định là việc khó Song với thành phố Hà Nội, việc này lại càng khó khăn hơn bởi đặc thù ở đây “tấc đất là tấc vàng.” Do giá trị của đất cao, cũng như vấn đề phức tạp nên thống kê cho thấy có trên 70% số đơn thư khiếu nại, kiến nghị tại Hà Nội liên quan đến đất đai và giải phóng mặt bằng

Trang 29

Có thể thấy chính sách giải phóng mặt bằng giống nhau nhưng việc thực thi,

“cầm cân nảy mực” ở một số nơi còn tùy tiện, tư lợi, tham nhũng nên không cho ra mẫu số chung, dẫn đến việc người chây ì giải phóng mặt bằng lại được hưởng đền

bù giá cao, gây bức xúc không chỉ ở Hà Nội hiện nay

Với thành phố Hà Nội, việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ rất quan trọng, bởi nguồn vốn này của thành phố giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ trọng 10% vốn đầu tư công của cả nước Tuy nhiên, điểm nghẽn hiện nay ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước xung quanh việc giải ngân vốn đầu tư công được nhận diện chính là khâu giải phóng mặt bằng Điều này khiến nhiều công trình giao thông “đắp chiếu,” kéo dài cả chục năm; vốn đội lên gấp nhiều lần so với ban đầu, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực Nhà nước

Theo bà Hồ Vân Ngân, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, qua nhiều lần giám sát tại các dự án chậm triển khai do vướng mặt bằng nhận thấy, cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay còn nhiều bất cập Đó là chủ đầu tư, đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, quy định về giá đất thay đổi, khiến cho một số người có tâm lý kéo dài việc giải phóng mặt bằng để được tăng giá đền bù

Còn về nguyên nhân chủ quan, việc tuyên truyền đến người dân về chính sách giải phóng mặt bằng còn chưa đầy đủ Cùng với đó, tình trạng chưa minh bạch và công bằng trong lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng cũng gây tâm

lý không tin tưởng trong người dân, từ đó, tạo cơ sở cho việc chây ì hoặc khiếu kiện vượt cấp để mong muốn được hưởng thêm quyền lợi trong đền bù giải phóng mặt bằng

Các thông tin về giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phương án giải quyết việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi ở một số dự án được đưa

ra nhỏ giọt, thiếu công khai, dân chủ, chưa đảm bảo đúng lợi ích mọi mặt của những người bị thu hồi đất Điều này dẫn đến người dân chưa tin tưởng bàn giao đất và tài sản, hoa màu… trên đất cho chủ đầu tư

Trang 30

1.3.2 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Theo tác giả Cẩm Nương - tờ Tuổi trẻ Online đăng ngày 14/3/2023: người dân thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá đất nhà nước: Quy định này được áp dụng từ 18-3, tùy mỗi quận, huyện Theo đó, người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn TP sẽ được bồi thường với giá gấp 3-25 lần so với giá đất nhà nước

Nội dung được nêu theo quyết định vừa được UBND TP.HCM ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn TP năm 2023

Cụ thể, khu vực có hệ số cao nhất là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và TP Thủ Đức (6-25 lần) Khung hệ số này được tăng 10 đơn vị so với năm 2022 (tối đa 15 lần) Kế tiếp là các huyện Bình Chánh (6-22 lần), Nhà Bè (10-21 lần), Củ Chi (13-

20 lần) Các địa phương còn lại có khung hệ số tối đa dưới 20 lần Các loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở được bồi thường theo tỉ lệ khác nhau, bao gồm đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề Các loại đất khác như đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất giáo dục, y tế; đất tôn giáo tính bằng 60% giá đất ở liền kề

Còn đất nông nghiệp tại TP.HCM có hệ số cao 5-38 lần giá nhà nước, trong khi năm ngoái hệ số cao tối đa chỉ 35 Địa phương có hệ số cao nhất là huyện Bình Chánh với khung hệ số 15-38 lần giá nhà nước Các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp có hệ số tối đa 35 lần Các địa phương còn lại có hệ số tối

đa dưới 30

UBND TP yêu cầu trong quá trình áp dụng hệ số này, các địa phương rà soát các dự án đã được phê duyệt trong thời gian không quá 1 năm để cân đối với hệ số điều chỉnh (K) đối với đất ở và đất nông nghiệp, nhằm đưa hệ số cụ thể vào phương

án bồi thường

Trường hợp các địa phương không có dự án được UBND TP phê duyệt trong khoảng thời gian trên thì thu thập thông tin tại khu vực lân cận có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đồng, từ đó cân đối với hệ số

Trang 31

điều chỉnh (K) đối với đất ở và đất nông nghiệp để đưa hệ số cụ thể vào phương án bồi thường

Những năm qua, công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư luôn là vấn đề vướng mắc của TP.HCM khi thực hiện các dự án, dẫn tới kết quả giải ngân đầu tư công năm 2022 còn chậm, không đạt mục tiêu đề ra

Năm nay hệ số điều chỉnh đã được TP ban hành sớm hơn 5 tháng và cao hơn rất nhiều so với năm 2022, nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án trọng điểm, quan trọng của TP trong thời gian tới

1.3.3 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hải Phòng

Theo tác giả Hải Nguyên – báo điện tử của Bộ Xây dựng đăng tải ngày 19/4/2021 viết: Thời gian qua, thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện nhiều dự

án trọng điểm về giao thông, chỉnh trang đô thị Nhờ có sự đồng lòng của nhân dân

và chính quyền, công tác giải phóng mặt bằng tại Hải Phòng đã đạt được kết quả

nhất định

Để triển khai thi công các dự án lớn trên địa bàn quận Hồng Bàng đạt nhiều kết quả, công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm và triển khai quyết liệt Lãnh đạo quận Hồng Bàng luôn bám sát lắng nghe các khó khăn vướng mắc của nhân dân trong việc đền bù giải phóng mặt bằng Quận ủy, UBND quận Hồng Bàng cử các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy và một Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường quận làm Trưởng đoàn trực tiếp xuống từng hộ dân, bám dân để tuyên truyền, vận động không kể ngày nghỉ để giải quyết dứt điểm các kiến nghị và báo cáo tiến độ về Thường trực Quận ủy Quận cũng cử một đoàn là cán bộ đô thị các phường ứng trực tại các khu tái định cư tiến hành xác định ranh giới, mốc giới các thửa đất, giao đất tại thực địa, đo vẽ giác móng khi nhân dân xây dựng để đảm bảo đúng kích thước thửa đất, không để xảy ra tranh chấp đất đai với hộ dân liền kề trong quá trình xây dựng và sử dụng

Việc tổ chức bốc thăm nhận đất tái định cư được quận tổ chức công khai dưới sự chứng kiến của nhân dân, đảm bảo công bằng, minh bạch Đối với các lô đất đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, quận kịp thời tổ chức bàn giao tại thực địa, trao

Trang 32

ngay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế và cấp phép xây dựng cho các hộ dân tại trụ sở UBND phường

Quận Hồng Bàng giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi đất với chính quyền, luôn nhận khó khăn về chính quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hộ dân lên trên Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng; làm tốt công tác nắm tình hình, phân hóa, ngăn chặn không để những trường hợp xấu lôi kéo, kích động các hộ dân chống lại chủ trương thu hồi đất Đây cũng là kinh nghiệm quý trong việc thực hiện thành công giải phóng mặt bằng của quận Hồng Bàng

1.3.4 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Huyện Hòa Vang, Thành phố

Đà Nẵng

Theo tác giả Trọng Huy – Trang thông tin điển tử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đăng tải ngày 7/5/2023: Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang chiếm khoảng 2/3 tổng các dự án trên địa bàn thành phố

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và thành phố nói chung Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt trong quá trình phát triển của huyện, đặc biệt là các dự án động lực, trọng điểm trên địa bàn huyện theo chỉ đạo của UBND thành phố

Ông Tôn cho biết, bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những điều kiện đầu tiên để triển khai thực hiện các dự án Nhiệm vụ này cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trong phạm vi dự án

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hòa Vang Lê Trung Thắng, những cách làm hay, sự vận dụng linh hoạt như phân công các đồng chí trong Ban Thường

vụ Huyện ủy theo dõi công tác giải phóng mặt bằng tại 11 xã, xác định thời gian phải hoàn thành dự án trên cơ sở đó phân công cán bộ kịp thời nắm bắt tiến độ,

Trang 33

vướng mắc để chỉ đạo giải quyết; yêu cầu Bí thư Đảng ủy các xã trực tiếp cùng chính quyền tiếp dân để giải quyết kiến nghị liên quan UBND huyện Hòa Vang tổ chức các chiến dịch về công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án trọng điểm; tổ chức tiếp dân 3 lần/tuần tại xã, thôn và tận nhà; giao nhiệm vụ cho Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội cùng vào cuộc; xây dựng kế hoạch giải ngân cụ thể từng tháng, từng quý cho Ban Giải phóng mặt bằng; linh hoạt trong công tác chi trả kinh phí bồi thường, vừa đi vận động vừa chi trả trực tiếp tại nhà dân, chi trả tập trung tại địa bàn các xã, tiếp dân để giải quyết kiến nghị và chi trả trực tiếp ngay khi người dân đồng ý kết quả tiếp dân…

Với sự quyết tâm, vào cuộc của các hệ thống chính trị, vai trò, trách nhiệm cao của người đứng đầu, sự linh hoạt trong cách làm, sự chủ động trong việc tiếp thu các ý kiến của từng hộ giải tỏa và mạnh dạn giải quyết các vướng mắc một cách kịp thời, hiệu quả, trường hợp vượt quá thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết Nhờ cách làm sáng tạo, sự tận tụy trách nhiệm của cán bộ, công chức, nên việc vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng được thuận lợi, nhanh chóng, việc giải quyết khiếu nại của các hộ dân được giải quyết kịp thời, thỏa đáng

1.3.5 Bồi thường giải phóng mặt bằng tại tỉnh Khánh Hòa

Hiện nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh hiện còn phức tạp, do trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư phải áp dụng nhiều văn bản pháp luật, phải thông qua nhiều cấp, ban ngành để kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, gặp khó khăn phức tạp trong việc xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường vì do nguồn gốc hình thành đất đai khác nhau, giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất còn thiếu, chưa chính xác

Việc vận động người dân hợp tác để triển khai thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù các đơn vị đã phối hợp vận động nhiều lần nhưng người dân vẫn không đồng thuận, nguyên nhân chủ yếu là ý kiến về giá bồi thường, hỗ trợ và vị trí

bố trí tái định cư; đa số khác hộ dân đã quen với môi trường và tập quán, nay khi thực hiện dự án, phải thay đổi nơi ở, môi trường sống nên không tránh khỏi việc không nhận được sự đồng thuận của người dân Nhất là tại các dự án đầu tư tư nhân, khi các doanh nghiệp đầu tư dự án có mức giá chi trả đền bù khác nhau, khiến

Trang 34

người dân có tâm lý so sánh, yêu cầu tăng giá đền bù; còn nhiều người dân chưa đồng tình với việc bồi thường đất đai do giá đất quy định hiện nay thấp so với giá thị trường; bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao

Đối với các dự án lớn thường đi kèm với khối lượng giải tỏa lớn, việc triển khai công tác kiểm đếm, đo đạc, xác minh, xây dựng giá đất, họp xét, niêm yết… mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án

Tình trạng người dân tập trung khiếu kiện, khiếu nại đến các cơ quan chính quyền, Tòa án nhân dân các cấp vẫn tiếp tục xảy ra với nguyên nhân chủ yếu về đơn giá, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực trạng quỹ đất tái định cư trên địa bàn thành phố rất hạn chế về nhiều mặt như số lượng không đảm bảo, nhiều khu tái định cư không đủ đáp ứng điều kiện vị trí tương đương với vị trí giải tỏa của các hộ dân thuộc một số dự án trong nội thành phố Nha Trang Một số dự án ngoài ngân sách, Nhà đầu tư không chuẩn

bị sẵn quỹ đất bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa, trong đó, quỹ đất tái định

cư của thành phố Nha Trang có một số vị trí không tương xứng với vị trí giải tỏa

Tại một số địa phương, hầu hết người dân mua bán, chuyển nhượng đất đai bằng giấy viết tay, không đảm bảo quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh thời điểm xây dựng cũng như thời điểm ăn ở thực tế gây nhiều khó khăn cho UBND các cấp xã trong việc xác minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và thực tế ăn ở tại địa phương theo quy định

Đối với các trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau thời điểm thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án (đảm bảo điều kiện chuyển nhượng theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013) nhưng trước khi có Quyết định thu hồi đất chi tiết xảy ra ngày càng nhiều, việc lập lại toàn bộ hồ sơ giải tỏa cho người nhận chuyển nhượng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trang 35

1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện đang là tâm điểm gây chú ý của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay Cụ thể:

- Tác giả Vũ Thị Quý, 2018 trong bài viết “Đánh giá công tác bồi thường,

giải phóng mặt bằng dự án Đường Phù Đổng, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên đã xác định được được công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là điểm xuất phá, là khâu then chốt và là bước đột phát để thực hiện thành công các dự án Chính vì vậy công tác giải phóng đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện Dự án Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ khâu đơn giá bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đơn giá về hoa màu và công trình kiến trúc trên đất Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đã lập

Nhóm tác giả Lê Văn Tiến, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lưu Thùy Dương

(2018) đã có nghiên cứu “Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối

với các hộ gia đình, cá nhân tại dự án mở rộng Đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” Kết quả thu hồi đất không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống,

việc làm, kinh tế của các hộ bị thu hồi Cơ sở hạ tầng, môi trường tại khu vực thực hiện dự án được kiểm soát tốt không gây tác động xấu tới cuộc sống và sinh hoạt của những hộ xung quanh

Nghiên cứu của Trần Trọng Tấn, Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Phúc Khoa

(2020) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của nông hộ sau khi thu hồi đất

nông nghiệp tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Kết quả cho thấy: (i) khoảng

73,2% nông hộ có việc làm ổn định sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp; (ii) có 6 yếu

tố ảnh hưởng đến việc làm gồm: trình độ học vấn của nông hộ; số cơ sở công nghiệp, dịch vụ; thông tin việc làm; khả năng tiếp cận tín dụng; độ tuổi và số tiền được bồi thường; (iii) mô hình hồi quy chỉ ra việc làm của nông hộ chịu ảnh hưởng lớn của 03 yếu tố gồm thông tin việc làm (X3), số cơ sở công nghiệp, dịch vụ trên

Trang 36

địa bàn (X2) và khả năng tiếp cận tín dụng (X4) Nhìm chung, các hộ trên địa bàn huyện Bình Sơn có việc làm và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau

Nguyễn Khắc Thái Sơn, Nguyễn Thế Hoàn (2021), Nghiên cứu việc sử dụng

tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Kết quả điều tra 426 hộ tại 5 dự án nghiên cứu về việc

phân bổ tiền bồi thường, hỗ trợ từ thu hồi đất trong chi tiêu cho thấy: (i) 70,84% chi cho tiêu dùng; 28,81% chi cho kinh doanh; 0,35% chi cho học nghề; tỷ lệ chi cho kinh doanh và học nghề còn thấp (ii) Dự án đường Bắc Sơn kéo dài có tỷ lệ chi cho kinh doanh và học nghề cao nhất (40,14%); (iii) nhóm Dự án đường giao thông cho cho kinh doanh và học nghề là 30,58%; (iv) nhóm dự án Nhà nước cấp tiền chi cho kinh doanh và học nghề là 37,14% cao hơn nhóm Dự án doanh nghiệp ứng tiền 21,03% Cần tuyên truyền vận động người dân có đất bị thu hồi nên đầu tư nhiều hơn nữa cho kinh doanh và học nghề để có thu nhập ổn định, phát triển bền vững

1.5 Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu

Từ cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có thể thấy đất đai là một loại tài sản có giá trị cao và có xu hướng ngày càng tăng, do đó công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của các dự án ở các địa phương tuy đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại và bất cập Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang và Dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang là dự án trọng điểm của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và được xác định là địa bàn chiến lược tạo đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo Do vậy, việc đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng để thực hiện hiện dự án trên là có ý nghĩa thực tiễn cao đối với thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Đề tài tiến hành nghiên cứu 2 dự án:

+ Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang (gọi tắt là dự án 1)

+ Dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang (gọi tắt là dự án 2)

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Thời gian: từ tháng 06 năm 2023 đến tháng 05 năm 2024

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý sử dụng đất thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Điều kiện tự nhiên

- Đặc điểm kinh tế xã hội

- Hiện trạng sử dụng đất

- Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội

2.3.2 Khái quát dự án nghiên cứu và các chính sách liên quan đến thực hiện bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất

- Khái quát chung về dự án

- Trình tự thực hiện theo quy định bồi thường hỗ trợ và tái định cư

Trang 38

2.3.3 Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án

- Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án

- Đối tượng và điều kiện được bồi thường

- Loại đất, diện tích thu hồi của dự án nghiên cứu

- Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất và tài sản trên đất

- Các chính sách hỗ trợ

- Đặc điểm giống nhau của hai dự án

- Đặc điểm khác nhau của hai dự án

2.3.4 Xác định yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng của dự án đến đời sống người dân

- Về công tác tuyên truyền và công khai dự án

- Những thuận lợi

- Những khó khăn, tồn tại

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC phục vụ công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất tạ7 thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC phục vụ GPMB của TW (Chính phủ, các Bộ ngành) tại các phòng chuyên môn có liên quan tại UBND thành phố

Trang 39

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh - tế xã hội UBND thành phố Nha Trang

- Thu thập tài liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất từ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nha Trang

- Thu thập các tài liệu, văn bản (Quyết định) liên quan đến dự án tại UBND thành phố, Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Cụm Công nghiệp thành phố, UBND tỉnh Khánh Hòa

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp

thông qua bộ phiếu điều tra (tại Phụ lục 1, 2)

- Đối tượng điều tra phỏng vấn là: các hộ có đất bị thu hồi và cán bộ thực hiện công tác BTGPMB của dự án

- Nội dung phỏng vấn: mức giá bồi thường, hỗ trợ và các ý kiến của người dân về tác động của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi thu hồi đất: kinh tế, hạ tầng, an ninh trật tự và môi trường

Ngoài ra, áp dụng phương pháp quan sát và ghi chép các thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu

2.4.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn hộ điều tra: Các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi

Số lượng phiếu điều tra: được xác định theo công thức

n = N/(1+N*e2) (Nguồn Slovin, 1984)

+ Cán bộ địa chính xã có dự án: 2 phiếu

Trang 40

+ Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố: 3 phiếu

+ Cán bộ các đơn vị khác có liên quan: 5 phiếu

+ Nội dung phỏng vấn: Các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng: Mức giá bồi thường, chính sách hỗ trợ và các ý kiến của người dân về giải phóng mặt bằng, yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng

2.4.4 Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác BTGPMB

Phần đánh giá theo thang đo Likert 4 cấp độ: Phân cấp đánh giá được tính toán theo nguyên tắc xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát

a =

n

Min Max

Trong đó:

a: là độ lớn của khoảng chia

n: là bậc của thang đo

Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 4 bậc

+ Thấp/Ít: từ (min) đến < (min+a)

+ Trung bình: (min+a) đến < (min+2a)

+ Cao/ nhiều: (min+2a) đến < (min+3a)

+ Rất cao/ rất nhiều: ≥ (min+3a)

Từ đó, xác định thang đo cụ thể cho nghiên cứu như sau:

Từ 1-1,75 điểm: ảnh hưởng ít

Từ >1,75 - 2,5: ảnh hưởng trung bình

Từ >2,5 - 3,25 : Ảnh hưởng nhiều

Từ > 3,25 - 4: ảnh hưởng rất nhiều

2.4.5 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu và xử lý số liệu điều tra

- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích, số tiền bồi thường, hỗ trợ

- Tổng hợp, phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra

- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét

- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel

Ngày đăng: 15/08/2024, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nha Trang - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nha Trang (Trang 41)
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Nha Trang - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Nha Trang (Trang 49)
Hình 3.2 : Triển khai thi công đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Hình 3.2 Triển khai thi công đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 53)
Hình 3.3  Công trường thi công tại Dự án Champarama Resort &amp; Spa - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Hình 3.3 Công trường thi công tại Dự án Champarama Resort &amp; Spa (Trang 54)
Bảng 3.2. Quy mô và đối tượng bị ảnh hưởng của 2 dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.2. Quy mô và đối tượng bị ảnh hưởng của 2 dự án (Trang 58)
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường về đất - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường về đất (Trang 59)
Bảng 3.5. Diện tích đất phi nông nghiệp không là đất ở bị thu hồi - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.5. Diện tích đất phi nông nghiệp không là đất ở bị thu hồi (Trang 61)
Bảng 3.8. Đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.8. Đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án (Trang 63)
Bảng 3.9. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của hai dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.9. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của hai dự án (Trang 65)
Bảng 3.11. Chính sách hỗ trợ của 2 dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.11. Chính sách hỗ trợ của 2 dự án (Trang 67)
Bảng 3.12. Chính sách tái định cư của 2 dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.12. Chính sách tái định cư của 2 dự án (Trang 69)
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án (Trang 70)
Bảng 3.15: Đặc điểm khác nhau của hai dự án - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.15 Đặc điểm khác nhau của hai dự án (Trang 72)
Bảng 3.16.  Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.16. Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người (Trang 73)
2  Hình thức công khai  120  100  180  100 - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
2 Hình thức công khai 120 100 180 100 (Trang 74)
Bảng 3.16. Ý kiến của người dân về vấn đề bồi thường GPMB - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.16. Ý kiến của người dân về vấn đề bồi thường GPMB (Trang 75)
Bảng 3.20. Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.20. Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại (Trang 79)
Bảng 3.21: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công - đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố nha trang giai đoạn 2018 2023
Bảng 3.21 Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w