3 DANH MỤC BIỂU BẢNG 2.3 Ý kiến đánh giá của GV về sự cần thiết của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học 32 2.4 Vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học mô
Trang 1DỤC PHỔ THÔNG 2018
Mã số: C2023-12.2 Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Việt Quỳnh
Hà Nội, 2024
Trang 21
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Phòng Quản lý khoa học công nghệ - Hợp tác phát triển, Ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm và các đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện hỗ trợ tích cực để đề tài chúng tôi hoàn thành đúng tiến độ
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các tác giả đã
có những công trình nghiên cứu mà nhóm tác giả đã nghiên cứu để thực hiện đề tài Rất mong nhận được các ý kiến phản biện, đánh giá, xây dựng để đề tài có thể hoàn thiện hơn, có giá trị khoa học cao hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả
Hà nội, tháng 5 năm 2024
Trang 31 TS Phạm Việt Quỳnh Khoa Sư phạm Chủ nhiệm đề tài
3 TS Ngô Thị Kim Hoàn Khoa Sư phạm Thành viên chính
4 TS Phan Thị Hồng The Khoa Sư phạm Thành viên chính
5 Ths Nguyễn Diệp Ngọc Khoa Sư phạm Thành viên chính
Trang 43
DANH MỤC BIỂU BẢNG
2.3 Ý kiến đánh giá của GV về sự cần thiết của giáo dục giới
tính trong dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học 32
2.4
Vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học
cho học sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố
Hà Nội
33
2.5
Mức độ tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong
môn Khoa học ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành
Mức độ sử dụng một số phương tiện dạy học để tích hợp giáo
dục giới tính học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học trên
địa bàn thành phố Hà Nội
36
2.8 Khó khăn của trong quá trình tích hợp giáo dục giới tính cho
học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học 37
3.1 Các tiêu chí đánh giá poster tuyên truyền về cách phòng tránh,
Trang 54
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 2
DANH MỤC BIỂU BẢNG 3
MỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 7
1.Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9
4 Giả thuyết khoa học 10
5 Phạm vi nghiên cứu: 10
7 Phương pháp nghiên cứu 10
8 Đóng góp mới của đề tài 10
9 Cấu trúc của đề tài 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 12
1.1.Tổng quan tài liệu về tích hợp giáo dục giới tính 12
1.2 Khái quát về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 17
1.2.1 Một số khái niệm 17
1.2.2 Vai trò của giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học 20
1.2.3 Một số phương pháp, hình thức tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học 21
1.2.4 Phương tiện dạy học trong dạy học tích hợp ở tiểu học 24
1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học 27
Kết luận chương 1 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC 5 32
Trang 65
2.1 Mục đích khảo sát 32
2.2 Nội dung khảo sát 32
2.3 Đối tượng và thời gian khảo sát 32
2.3.1 Đối tượng 32
2.3.2 Thời gian 33
2.4 Phương pháp khảo sát 33
2.5 Kết quả và bình luận 34
Kết luận chương 2 42
CHƯƠNG 3 QUI TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5 (CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018) 43
3.1 Phân tích chương trình môn Khoa học lớp 5 (chương trình giáo dục phổ thông 2018) 43
3.1.1 Mục tiêu chương trình môn khoa học 43
3.1.2 Yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học 43
3.1.3 Nội dung giáo dục giới tính trong chương trình môn khoa học lớp 5 44
3.2 Nguyên tắc tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học lớp 5 (chương trình giáo dục phổ thông 2018) 45
3.3 Qui trình tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học lớp 5 (chương trình giáo dục phổ thông 2018) 45
3.3.1 Qui trình tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học lớp 5 (chương trình giáo dục phổ thông 2018) 45
3.3.2 Ví dụ minh họa 48
3.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong môn khoa học lớp 5 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) 52
3.4.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho giáo viên tiểu học 53
Trang 76
3.4.2 Biện pháp 2: Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục giới trính trong dạy
học môn Khoa học 5 53
3.4.3 Biện pháp 3: Chú trọng sử dụng phương tiện, học liệu phục vụ giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học 5 55
3.4.4 Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về giáo dục giới tính cho HS tiểu học 56
Kết luận chương 3 58
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC 59
4.1 Cấu trúc kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học ở Tiểu học 59
4.2 Minh họa một số kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học ở Tiểu học 60
4.2.1 Minh họa 1 60
4.2.2 Minh họa 2 68
4 3 Thực hành thiết kế một số kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học ở Tiểu học 80
4 4 Hướng dẫn sinh viên thực hành giảng dạy tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học ở Tiểu học 82
Kết luận chương 4 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1 Kết luận 85
2 Khuyến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 89
Trang 87
MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, GDGT là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm GDGT
đã là một phần của chương trình bắt buộc và toàn diện trong trường học với tất
cả HS nhiều quốc gia bắt đầu từ giữa thế kỉ XX như Thụy Điển từ năm 1955 [3], Pháp từ năm 1973 [4],… Ở Hà Lan, GDGT bắt đầu từ khi trẻ em 4 tuổi Các chương trình GDGT khuyến khích tôn trọng và giúp HS phát triển các kĩ năng để bảo vệ chống cưỡng bức, đe dọa và lạm dụng Trẻ em 8 tuổi học về cấu tạo cơ thể nói chung, cơ quan sinh dục nói riêng và khuôn mẫu giới Trẻ em 11 tuổi thảo luận về khuynh hướng tình dục và các biện pháp tránh thai [5] Ở Việt Nam, đây cũng là một vấn đề đang được xã hội và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm, do số trẻ em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao [6] Kiến thức về GDGT tích hợp vào chương trình học tập của học sinh, vừa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh, vừa đáp ứng được nội dung và tiêu chuẩn của giáo dục Trong thực tế, đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm giới, giới tính và tài liệu hướng dẫn về GDGT được phổ biến trong cộng đồng [7-8] Theo chương trình hiện hành, kiến thức về GDGT được tích hợp thông quan các môn học và hoạt động của HS [9] GDGT được tích hợp trong phân môn Khoa học lớp 5 thuộc chủ đề “Con người và sức khỏe” với nội dung mang nặng tính lí thuyết hàn lâm [10] Theo tác giả Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội đánh giá, các trường cũng có chuyên đề về giới tính nhưng nặng về lí thuyết và việc GDGT trong nhà trường chưa hiệu quả [19]
Trong khi đó sự tăng tốc rất nhanh về sinh lí và tâm lí của HS tiểu học tại các thành phố lớn kéo theo giai đoạn tiền dậy thì bắt đầu sớm hơn [11] Do vậy, việc trang bị kiến thức về giới tính là vô cùng cần thiết Nhiều phụ huynh và thầy
cô luôn né tránh, hoặc có thể quát mắng học sinh khi nhận được các câu hỏi về vấn đề giới tính Cách ứng xử như vậy là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến việc các thắc mắc của học sinh không được giải đáp thỏa đáng sẽ khơi gợi sự tò mò trong suy nghĩ Nghiêm trọng hơn, chính sự tò mò sẽ thôi thúc học sinh tự tìm hiểu về
Trang 98
giới tính và tình dục bằng các thông tin đang tràn ngập trên internet không được kiểm soát [20] HS không được dạy học và luyện tập các kĩ năng bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng
đã xảy ra Trong thực tế, hầu hết phụ huynh đều cho rằng, nhà trường là nơi có thể thực hiện GDGT một cách khoa học và hiệu quả nhất
Giáo dục giới tính (GDGT) là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm Nội dung này đã là một phần của chương trình toàn diện bắt buộc trong trường học ở nhiều quốc gia như Thụy Điển từ năm 1955 [1], ở Pháp từ năm 1973 [2]… Ở Việt Nam, GDGT là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm, do
số trẻ em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao Độ tuổi các em bị xâm hại tập trung chủ yếu từ 5 đến 13 tuổi [3] Điều này đòi hỏi học sinh (HS) tiểu học cần được trang bị những kiến thức cơ bản về GDGT cũng như các kĩ năng tự bảo
vệ bản thân để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại và lạm dụng tình dục Theo chương trình giáo dục hiện hành, kiến thức về GDGT chỉ
được cung cấp chính thức trong môn Khoa học 5 và hầu như không có nội dung
GDGT cho HS lớp 1 [4] Trên thế giới, vấn đề GDGT đã được đưa vào học đường
từ những năm 70 của thế kỉ XX, ban đầu tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên và dần dần mở rộng sang độ tuổi mầm non, tiểu học ở một số quốc gia [5], [6] Ví
dụ ở Hà Lan, GDGT bắt đầu từ khi trẻ em 4 tuổi Các chương trình GDGT khuyến khích tôn trọng và giúp HS phát triển các kĩ năng để bảo vệ chống cưỡng bức, đe dọa và lạm dụng Khi trẻ em 8 tuổi sẽ được học về hình ảnh sinh học, các bộ phận của cơ thể và khuôn mẫu giới Trẻ em 11 tuổi thảo luận về khuynh hướng tình dục và các biện pháp tránh thai [7] Triết lí GDGT chính là trẻ càng nhỏ, việc dạy GDGT càng tự nhiên và càng hiệu quả [8] Từ khoảng 6 đến 7 tuổi, trẻ đã hiểu biết khá rõ về những khác biệt cơ bản giữa nam và nữ Do đó, trẻ bắt đầu cảm thấy e ngại, không còn muốn tự nhiên phô bày thân thể như trước Độ tuổi này, ý thức giới tính biểu hiện ở sự phân hóa các hoạt động và định hướng giá trị Giữa
bé trai và bé gái cùng chơi với nhau một cách hồn nhiên, trong sáng và chưa bị chi phối bởi cảm xúc giới tính [9], [10] Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sơ lý luận về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
- Cơ sở thực tiễn về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học 5 (chương trình giáo dục phổ thông 2018)
- Đề xuất nguyên tắc, qui trình tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học lớp 5 cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và chất lượng dạy học
- Ứng dụng trong hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học tại Trường đại học Thủ Đô
Hà Nội
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học khoa học ở tiểu học
Trang 1110
- Đối tượng nghiên cứu: tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học lớp 5
cho học sinh tiểu học
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được qui trình dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong môn khoa học lớp 5 thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho trẻ những hành vi, kĩ năng bảo vệ và tự chăm sóc bản thân tốt hơn từ đó việc tiếp xúc với thế giới xung quanh trở nên an toàn và dễ dàng hơn
5 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là môn Khoa học lớp 5, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các tài liệu liên quan
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa các nguồn tư liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến giảng viên hướng dẫn, các
giáo viên dạy học bộ môn Khoa học ở trường Tiểu học về vấn đề nghiên cứu và sản phẩm khoa học của đề tài
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tiễn về xây dựng bài tập
song ngữ ở một trường Tiểu học trên địa bàn thành phố HN Điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến trình điều tra gồm các bước cơ bản sau: (1) Xây dựng phiếu điều tra ; (2) Phát phiếu khảo sát ý kiến GV và HS về xây dựng và sử dụng bài tập song ngữ; (3) Thu phiếu và phân tích kết quả
Phương pháp thống kê toán học: để phân tích, đánh giá kết quả thu được
có tính chất định lượng được xử lí bằng phần mềm SPSS 16 và đưa ra các kết luận khoa học về thực trạng tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học
số trường Tiểu học trên địa bàn Thủ đô HN
8 Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa được cơ sơ lý luận về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
Trang 12- Ứng dụng được trong hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học tại Trường đại học Thủ Đô Hà Nội
9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận nội dung chính của bài luận được chia làm
4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học Chương 2: Cơ sở thực tiễn về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong dạy học môn khoa học 5
Chương 3: Qui trình dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
trong môn khoa học lớp 5 - chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương 4: Hướng dẫn sinh viên thiết kế kế hoạch và thực hiện dạy học tích hợp giáo dục giới tính trong môn khoa học ở tiểu học
Trang 1312
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1.Tổng quan tài liệu về tích hợp giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện là một trong các chương trình hành động quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 [20] Nghiên cứu rà soát chương trình đào tạo chính khóa tại các trường phổ thông từ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
về giáo dục giới tính theo khung khuyến nghị của Liên hợp quốc nhằm tìm ra khoảng trống kiến thức và bằng chứng cho can thiệp GDGT tại Việt Nam Kết quả cho thấy nội dung chương trình đào tạo chính khóa hiện hành về GDGT cho học sinh tiểu học còn mỏng, chưa đề cập nhiều về các nội dung quan trọng và thiết yếu của GDGT
Theo Luật Bình đẳng giới, giới tính là thuật ngữ dùng để “chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ”[29] Tuy nhiên, thực tế không chỉ có nam và nữ mà còn
có cả giới tính khác (như người liên giới tính), vì vậy giới tính là thuật ngữ dùng
để chỉ sự phân biệt giữa các giới về mặt sinh học Các đặc điểm sinh học qui định giới tính được xác định từ khi sinh ra Các đặc điểm này không hoặc ít thay đổi theo thời gian và mang tính thống nhất ở các bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau
Do vậy một người nam hay nữ dù thuộc các sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế hay nhóm tuổi khác nhau cũng có những đặc điểm về giới tính như nhau
Giáo dục giới tính, tình dục toàn diện (GDGTTDTD) theo Liên hợp quốc định nghĩa là “quá trình dạy và học tích hợp trong chương trình giáo dục về các khía cạnh nhận thức, tâm lý, thể chất và xã hội của giới tính và tình dục GDGTTDTD hướng tới trang bị cho trẻ em và thanh thiếu niên các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị cần thiết để giúp các em: nhận thức được sức khoẻ, lợi ích và giá trị con người của bản nhân mình; hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như
Trang 1413
thế nào; nhận thức cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền của mình trong suốt cuộc đời’’ [37] Trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS-SKTD) nhằm có được một cuộc sống an toàn hơn [41] Tuy nhiên, hầu như rất ít trẻ em và vị thành niên có được sự trang
bị về kiến thức cần thiết để có thể tự chủ động và đưa ra những quyết định đúng đắn có cơ sở về các mối quan hệ của mình [37] Có nhiều nghiên cứu cho thấy GDGT giúp trẻ em và vị thành niên hình thành các kiến thức, thái độ và kỹ năng
về lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục đúng đắn và phù hợp với lứa tuổi GDGT cũng quan trọng vì lý do giúp trẻ em và vị thành niên biết và đáp ứng về các chuẩn mực xã hội, giá trị văn hoá và quan niệm truyền thống và hiện đại Ngày càng có nhiều quốc gia thừa nhận tầm quan trọng của việc trang bị cho giới trẻ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa ra những lựa chọn
có trách nhiệm trong cuộc sống của mình, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Tuy nhiên, các nội dung GDGT chú trọng nhiều về kiến thức mà ít
đề cập đến các kĩ năng Điều này cũng tương tự như một số các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Hồng Kông Mức độ biết các thông tin về giáo dục giới tính, tình dục an toàn từ nhà trường, gia đình, nhân viên y tế/dân số hay các cơ sở
tư vấn sức khỏe sinh sản còn rất khiêm tốn [14] Công ước quốc tế về quyền trẻ
em quy định các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đối với mọi trẻ em không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em Mọi trẻ em đều được bình đẳng (Điều 2, điều 31) Cũng theo công ước về Quyền trẻ em: “ Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tiếp cận và phổ biến các thông tin về tình dục và sinh sản phù hợp với lứa tuổi; các quốc gia thành viên phải bảo đảm trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau (Điều 13 và 17)
Tại các quốc gia như Mĩ, Anh, Úc, Thụy Điển, New Zealand, với trẻ trong
độ tuổi 5-8 tuổi thì chương trình GD trong nhà trường sẽ tích hợp nội dung GD phòng chống XHTD hoặc sẽ có 1 môn học riêng về giới tính (Austrian Aids &
Trang 1514
World Vision, 2014 a, b, Goldman, 2013 [24], [25]; Sinart King & Lynne Benson,
2006 [33]; Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, 2004) [31].… Các nghiên cứu chuyên sâu đã khẳng định rằng: Trường học đóng vai trò rất quan trọng trong GD giới tính, an toàn cho trẻ bởi thông thường cha mẹ thường có tâm lý e ngại hoặc không đủ hiểu biết để truyền đạt cho con UNESCO (2009) biên soạn một chương trình hoàn chỉnh về giáo dục giới tính, an toàn tình dục cho trẻ với sự cố vấn của các chuyên gia và tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của trên 30 quốc gia trên thế giới Đây được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình GDGT cho trẻ em
Tác giả Yoon Yeo Hong trong tác phẩm “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” (2011) đã giúp phụ huynh, giáo viên và trẻ em nhận thấy rằng thế giới bên ngoài luôn ẩn chứa những cạm bẫy vì vậy, trẻ em cần chuẩn bị những kĩ năng cần thiết
để ứng phó với những tình huống nguy hiểm Tác giả đã giúp trẻ cách nhận biết các mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho chính mình đồng thời hướng dẫn trẻ cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm trong các tình huống như: Khi ở những nơi hoang vắng, khi chỉ có một mình, khi có người lạ dụ dỗ [21]
Một số chương trình giáo dục hiệu quả: Stay Safe Program của MacIntyre and Carr (2000) dành cho độ tuổi 7 – 10; chương trình Keeping me safe của Weatheley et al (2012) dành cho độ tuổi 9 – 10; chương trình Red Flag/ Green Flag People của Chen, Fortsen and Tseng (2004) dành cho độ tuổi 6 – 13 đều có nội dung chính: (1) Phổ hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục; (2) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể cá nhân; (3) Tình huống an toàn và không an toàn; (4) Nói không một cách nhất quán và tự tin; (5) Các dạng đụng chạm Kế thừa có sáng tạo từ nội dung chính chương trình Feel Thing Do của Vannan and Watson, dành cho độ tuổi 10-11: (1) Từ chối và nói không; (2) Tiết lộ bí mật với người lớn, luận
án phát triển và xây dựng nội dung giáo dục ứng phó với XHTD thể hiện rõ qua
kĩ năng tự ứng phó; kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp từ người tin tưởng, kĩ năng kết hợp tự ứng phó và tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác Đây là một trong những
Trang 1615
nội dung quan trọng giúp HS bảo vệ mình được an toàn trong tình huống nguy hiểm [38] Như vậy, chương trình giáo dục hiệu quả ESPACE của He’ bert; Lavoie; Pinche’ and Poitras, 2001, dành cho độ tuổi 6-9; chương trình Feel Thing
Do của Vannan and Watson, 2008 dành cho độ tuổi 10 - 11; Chương trình No Child Play của Krahe’ and Knappert, 2009 dành cho độ tuổi 6-8; chương trình Keeping me safe của Weatheley et al (2012) dành cho độ tuổi 9 - 10; chương trình ESPACE của Daigneault; He’ bert; McDuff and Frappier, 2012 dành cho độ tuổi
5 - 11 [31], [29], [38],[39] là những cơ sở quan trọng để luận án xây dựng nội dung đánh giá phù hợp về mặt nhận thức; thái độ và hành vi GDGT theo tiếp cận KNS
Tại Việt Nam, học sinh được học theo Chương trình giáo dục phổ thông
2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn từ lớp 1 tới 12, không có môn riêng
về GDGT [1] Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện trở thành một phần không thể thiếu của một nền giáo dục có chất lượng, toàn diện và đào tạo kĩ năng sống; giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng, giá trị đạo đức và thái độ cần thiết để
có thể đưa ra những lựa chọn lành mạnh, hiểu biết và có trách nhiệm về các mối quan hệ, tình dục và sinh sản Học sinh tiểu học tại Việt Nam chưa được trang bị kiến thức đầy đủ từ chương trình chính khóa, phụ thuộc vào các chương trình ngoại khóa do trường thực hiện hoặc chương trình phối hợp giữa nhà trường với hệ thống y tế dự phòng phối hợp Trẻ em và thanh thiếu niên không phải là một nhóm đồng nhất
Trên thế giới, chương trình GDGT được lồng ghép từ giai đoạn mầm non tới phổ thông trung học một cách liên tục Theo khuyến cáo của UNICEF, các mục tiêu học tập nên được sắp xếp hợp lý với nội dung khái niệm cho trẻ em, bao gồm thông tin cơ bản hơn, cùng với các bài tập nhận thức và hoạt động ít phức tạp hơn Nếu học sinh có các vấn đề về sức khoẻ, chương trình chăm sóc sức khỏe học đường tại cơ sở có thể sàng lọc, tư vấn cơ bản [15] Theo tài liệu tư vấn sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho thấy các mốc chính trong sự phát triển tính dục và xã hội của nam và nữ như sau:
Trang 1716
- Bắt đầu có phản ứng tính dục Diễn ra trước khi chào đời Bào thai bé trai có thể
có hiện tượng cương cứng cơ quan sinh dục ngay từ trong bụng mẹ; một số bé trai thậm chí chào đời với cơ quan sinh dục cương cứng Những phản ứng tính dục của nữ cũng được cho là có từ trước khi chào đời
- Thăm dò cơ quan sinh dục của mình (thủ dâm) lần đầu tiên Diễn ra vào khoảng
từ 6 tháng đến 1 năm tuổi Ngay khi các em bé có thể chạm vào cơ quan sinh dục của mình, chúng bắt đầu tìm hiểu cơ thể của mình
- Thể hiện hiểu về giới tính Diễn ra khi lên 2 tuổi Trẻ nhỏ nhận thức được về giới tính sinh học của chúng Hỏi những câu hỏi về trẻ con sinh ra từ đâu Từ 3 đến 5 tuổi
- Bắt đầu thể hiện sự quan tâm luyến ái Từ 5 đến 12 tuổi, mặc dù điều này có thể khác nhau tuỳ theo nền văn hoá Ở giai đoạn này, trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của định hướng tình dục (thích bạn nam hay bạn nữ hơn)
- Thể hiện những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì (giai đoạn chuyển từ trẻ thơ sang trưởng thành) Từ 8 đến 12 tuổi Các em gái thường dậy thì sớm hơn một chút so với các em trai
- Bắt đầu xuất tinh (đối với các em trai) Từ 11 đến 18 tuổi Mốc phát triển này phụ thuộc một phần vào chế độ dinh dưỡng của trẻ và có thể chậm đến nếu dinh dưỡng quá kém
- Bắt đầu có kinh nguyệt (đối với các em gái) Từ 9 đến 16 tuổi Mốc phát triển này phụ thuộc một phần vào chế độ dinh dưỡng của trẻ và có thể chậm đến nếu dinh dưỡng không đầy đủ
- Bắt đầu có hoạt động luyến ái Từ 10 đến 15 tuổi Mốc phát triển này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố văn hoá, xã hội [12]
Cẩm nang“GD giới tính phòng tránh trẻ bị xâm hại” của Nguyễn Lan Hải dạy trẻ về vấn đề nhạy cảm bằng công thức dễ nhớ nhất: “Luật bàn tay” - bài học
GD giới tính đầu tiên cho trẻ và “Nguyên tắc đồ lót” giúp trẻ tránh bị xâm hại Chỉ cần các em nhớ những nguyên tắc giao tiếp đơn giản theo vòng tròn giao tiếp
và biết quý trọng thân thể của mình phòng tránh nguy cơ xâm hại [19; tr.35 -36]
Trang 1817
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới, còn hiếm những nghiên cứu khoa học chuyên biệt về GDGT cho HSTH theo hướng tích hợp trong các môn học trên cơ sở đảm bảo tính giáo dục trong sự khác biệt đặc trưng của các vùng miền, văn hóa của các quốc gia Do đó, nghiên cứu GDGT
ở HSTH góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GD bảo vệ bản thân an toàn, lành mạnh cho học sinh
1.2 Khái quát về tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.2.1 Một số khái niệm
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập, sự nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng Như vậy, tích hợp không phải là sự cộng lại một cách cơ học giản đơn, máy móc các yếu tố, các thành phần hay những thuộc tính của các thành phần ấy với nhau.Tích hợp phải được dựa trên mối liên hệ ràng buộc, mật thiết với nhau và chúng cũng quy định lẫn nhau trong quá trình thực hiện Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên cứu, học tập của các lĩnh vực môn học khác nhau tạo thành một nội dung thống nhất nhằm hình thành và phát triển
ở người học những năng lực cần thiết
Theo từ điển Giáo dục thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” hoặc “tích hợp là lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ” hoặc “tích hợp có nghĩa
là những kiến thức kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được
sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác nhau của cùng một môn học” hoặc “tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lí luận và thực tiễn được
đề cập trong các môn học đó”
Trang 1918
Giáo dục giới tính (GDGT) là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm GDGT đã là một phần của chương trình bắt buộc khá toàn diện trong trường học với tất cả học sinh nhiều quốc gia như Thụy Điển từ năm 1955 [30, tr.80], ở Pháp từ năm 1973 [27, tr.12] Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm giới tính và tài liệu hướng dẫn về GDGT được phổ biến trong cộng đồng cho mọi lứa tuổi Theo Khưu Ngọc Minh Thư (2013), thì GDGT và sức khỏe sinh sản là một phần quan trọng của nội dung giáo dục toàn diện và có ý nghĩa rất thiết thực [10] Do đó chúng ta cần thực hiện nghiêm túc và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi Tăng cường GDGT ở nhà trường là điều ai cũng thấy cần thiết, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về việc dạy nội dung gì, dạy đến mức độ nào, cách thức và phương pháp dạy ra sao cho phù hợp với từng đối tượng
HS ở các cấp học khác nhau Hiện nay, trong chương trình tiểu học kiến thức về GDGT được đưa vào phân môn Khoa học lớp 5 trong chủ đề con người và sức khỏe nhưng mang nặng tính lí thuyết hàn lâm theo nhóm tác giả Bùi Phương Nga
và Lương Việt Thái (2016) [8, tr.6 – 23] Tác giả Nguyễn Phương Lan (2013) cho rằng, giáo dục giới tính là một dạng hoạt động học tập trong nhà trường phổ thông nhằm trang bị kiến thức giới tính và hình thành nên những phẩm chất, đặc điểm cũng như tâm thế của nhân cách con người, quy định nên thái độ, hành vi cần thiết cho xã hội con người đó đối với những đại diện của giới kia [6] Theo tác giả Nguyễn Minh Giang ( 2014) cho rằng sự tăng tốc rất nhanh về sinh lí và tâm lí của HS tiểu học tại các thành phố lớn kéo theo giai đoạn tiền dậy thì bắt đầu ở giai đoạn lớp 3 [4, tr.9 – 10] Do vậy việc trang bị kiến thức về giới tính là
vô cùng cần thiết GDGT chỉ thành công khi được xem như là một chủ đề thông thường và thực sự cần thiết trong cuộc sống Đối với trường tiểu học, GDGT có thể lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết
tự học hoặc các tiết hoạt động trải nghiệm [2, tr 7] Giáo dục giới tính, là một quá trình trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết và các kĩ năng đảm bảo an toàn cho bản thân, phòng chống xâm hại, có thái độ phù hợp để đưa ra những quyết định có trách nhiệm về các mối quan hệ xung quanh [5,tr 73-74]
Trang 20Mặc dù trình độ học vấn ngày càng tăng nhưng bất bình đẳng giới trong giáo dục vẫn tồn tại Phân biệt giới và sự đối xử bất bình đẳng đối với nam và nữ trong các trường tiểu học vẫn là vấn đề cần được quan tâm [28] Các nhà nghiên cứu Subrahmanian (2007), Nurhasanah (2021) đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học Các nghiên cứu đều chỉ
ra rằng, tích hợp giới tính vào hệ thống giáo dục để đảm bảo sự tiến bộ trong việc giáo dục cho các học sinh nữ đồng thời hạn chế sự bình đẳng và giải quyết các vấn đề liên quan đến giới tính [34], [35] Giáo dục giới tính góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học
Tích hợp giáo dục giới tính là quá trình giáo dục có mục đích kết hợp nội dung giáo dục giới tính nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng cho người học Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học nhằm cung cấp đầy đủ các kiến thức
cơ bản về độ tuổi dậy thì, các bộ phận sinh dục trên cơ thể, các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể, phòng chống bạo lực tình dục, giới tính, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể người khác [1] Tích hợp giáo dục giới tính không gây xáo trộn nhiều về số lượng, cơ cấu giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và không nhất thiết phải đào tạo giáo viên lại đồng thời tạo động lực cho học sinh tích cực học tập, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, linh hoạt, gắn liền giữa lí thuyết với thực tiễn để giải quyết các vấn đề phục vụ cho cuộc sống
Trang 2120
1.2.2 Vai trò của giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
Thực hiện quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025, GD giới tính trong nhà trường TH, giúp các
em hình thành và phát triển KN bảo vệ bản thân một cách an toàn Tuy nhiên, thực tế tại nhiều trường TH hiện nay, nội dung này vẫn mang tính hình thức, chưa thống nhất về chương trình và các tiêu chí đánh giá Ở một số trường, HSTH còn
mơ hồ về các nội dung giáo dục giới tính, các em chưa có nhận thức đúng về KN phòng chống XHTD và chưa có kĩ năng bảo vệ và chăm sóc bản thân tốt Qúa trình GDGT cho HSTH đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông bậc tiểu học nhằm giúp cho học sinh phát triển đầy
đủ và toàn diện vể đức, trí, thể, mỹ Tuy nhiên, thực tế GDGT chưa thực sự tạo ra
cơ hội để các em trải nghiệm, rèn luyện những hành động tích cực cho nên dẫn tới thực trạng các em thiếu KN tự vệ, thiếu KN cần thiết để nhận diện và ứng phó hay tìm kiếm sự giúp đỡ trước hành vi XHTD mà trái lại, các em thường bị động, dễ rơi vào tình huống nguy hiểm Mặt khác, cha mẹ, thầy cô cũng không thể bảo vệ an toàn cho HS 24/24h, rời xa vòng tay yêu thương của những người thân yêu thì mọi nguy cơ xâm hại đều có thể xảy ra Chính vì thế, tích hợp GDGT cho HSTH trong
các môn học và hoạt động giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng
Giáo dục giới tính góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học nhằm cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản về độ tuổi dậy thì, các bộ phận sinh dục trên
cơ thể, các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể, phòng chống bạo lực tình dục, giới tính, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể người khác [1]
GDGT có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ Tích hợp GDGT cho HS trong trường học sẽ giúp học sinh có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính vị thành niên, cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết Ở cấp Tiểu học, giáo dục giới tính góp phần giải quyết mẫu thuẫn giữa sự thay đổi về cơ thể tuổi dậy thì với nhận thức, sự hiểu biết của
Trang 2221
các em về vấn đề giới tính Đồng thời, giáo dục giới tính nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự bình đẳng giới; góp phần trang bị cho các em tri thức và kĩ năng
để bảo vệ bản thân, tránh được những hậu quả đáng tiếc liên quan đến lạm dụng
và xâm hại tình dục Nội dung giáo dục giới tính được cung cấp chính thức trong chủ đề “Con người và sức khỏe” trong môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học, trong môn Hoạt động trải nghiệm, môn Đạo đức ở cấp Tiểu học [1] Hơn nữa, dậy thì ở trẻ thường bắt đầu xuất hiện từ 8 - 14 tuổi, tức là học sinh cuối cấp Tiểu học và đầu cấp Trung học cơ sở [3] Vì thế, tích hợp GDGT cho HSTH thông qua các môn học và hoạt động giáo dục sẽ giúp giảm sự chồng chéo cũng như lặp lại của các nội dung kiến thức
1.2.3 Một số phương pháp, hình thức tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
Nhà trường luôn có vai trò, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển chung của HS nói chung, đối với giáo dục giới tình nói riêng Cung cấp kiến thức, kĩ năng về GDGT để “đón đầu sự phát triển” có nhiều con đường, phương pháp và hình thức khác nhau Thay vì chạy theo sự phát triển hoặc chỉ có thể sửa chữa, khắc phục những vấn đề phát sinh trong quá trình GDGT cho học sinh tiểu học Những trải nghiệm, hướng dẫn của nhà trường có thể thông qua các hoạt động giáo dục hoặc tích hợp trong chương trình các môn học đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển lành mạnh, tích cực, sự trưởng thành cả về tinh thần, thể chất, tâm lí xã hội của học sinh, và sự hiểu biết, kĩ năng của các em liên quan đến vấn đề giới tính
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2006 thì nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học có thể được tích hợp trong các môn học như Tự nhiên và
Xã hội, Khoa học, … Nội dung giáo dục giới tính được tích hợp chủ yếu trong chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học
ở tiểu học cụ thể là: Nhận biết được cơ thể con người; Nêu được một số dấu hiệu đang lớn của cơ thể; Biết cách vệ sinh đúng các bộ phận trên cơ thể; Vai trò và chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, Trao đổi chất ở người và một
Trang 2322
số chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể; Nhận biết được đặc điểm sinh học ở người; Sự sinh sản; Nam hay nữ; Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?; Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì; Phòng tránh bị xâm hại,
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học được mở rộng hơn so với chương trình 2006, thể hiện rõ ở các chủ đề gia đình, trường học, (môn Tự nhiên và xã hội); chủ đề con người và sức khỏe (môn Tự nhiên và Xã Hội; môn Khoa học), chủ đề tự chăm sóc bản thân, khám phá bản thân, lịch sự với mọi người (môn Đạo đức) và các chủ đề
an toàn cho em, tự chăm sóc bản thân, mái trường em yêu, hoạt động vì cộng đồng (môn Hoạt động trải nghiệm) Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dạy học tích hợp GDGT ở tiểu học đó là xác định được nội dung GDGT có thể tích hợp thông qua một số các chủ đề của một số môn học và hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm) trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Trong khuôn khổ đề tài một số phương pháp dạy học tích cực có thể kể đến trong quá trình dạy học tích hợp như: dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, dạy học nêu vấn đề, dạy học tình huống, phương pháp thảo luận nhóm…Ngoài ra, còn
có thể kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật KWL, kĩ thuật
sơ đồ tư duy, kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép…
1.2.3.1 Dạy học dự án
Dạy học dự án là một mô hình dạy học coi trọng tính tích hợp của nội dung học vấn, coi trọng năng lực hoạt động thực tiễn của người học Toàn bộ quá trình dạy học theo mô hình này hướng vào việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực và gắn bó mật thiết với thế giới, đời sống thực của các em
Với tư cách là phương pháp dạy học, dạy học theo dự án thường được sử dụng để thiết kế và tổ chức hoạt động cho học sinh học tập theo tiến trình sau:
Giai đoạn 1: Thiết kế dự án ( bao gồm Xác định mục tiêu; Xây dựng nội
dung; Chuẩn bị đồ dùng; phương tiện để tổ chức cho HS thực hiện)
Trang 2423
Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện dự án ( bao gồm Nêu ý tưởng và triển khai
dự án; Phân chia HS theo nhóm; Tổ chức cho HS giải quyết các nhiệm vụ trong
dự án theo từng giai đoạn; Kiểm tra và giám sát quá trình…)
Giai đoạn 3: Hoàn thiện dự án và trưng bày sản phẩm ( bao gồm Tổ chức
cho HS thực hiện trình bày sản phẩm; Đánh giá quá trình thực hiện và sản phẩm; Lựa chọn sản phẩm tốt để trao giải…)
1.2.3.2 Dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là chiến lược dạy học dựa vào các quan hệ trao đổi, chia
sẻ giữa các học sinh trong nhóm học tập Trong quá trình học tập hợp tác nhóm, học sinh kết hợp những kinh nghiệm, tư tưởng và năng lực cá nhân tạo thành sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ học tập Thông qua học tập hợp tác, người học phát triển bản thân nhờ vào chỗ dựa chính là sức mạnh chung của cả nhóm
Để dạy học hợp tác có hiệu quả các cá nhân phải có sự hợp tác tích cực, tương tác trực diện và có trách nhiệm với nhiệm vụ chung
1.2.3.3 Dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau dạy học dựa vào vấn đề, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hay dạy học khám phá, dạy học tự phát hiện…Xét về bản chất, dạy học nêu vấn đề là cách thức dạy học không trình bày, truyền đạt kiến thức một cách thụ động như kiểu dạy học truyền thống, nội dung học vấn ở đây được ẩn chứa trong các tình huống dạy học do giáo viên thiết kế Các tình huống này được giáo viên tạo dựng, tổ chức trên lớp học để từ
đó giúp người học thấy được tính vấn đề của nội dung học tập Tức là từ tình huống dạy học, người dạy đã chuyển giao nhiệm vụ dạy học thành nhiệm vụ học tập của học sinh dưới dạng các vấn đề học tập Tức là từ tình huống dạy học, người dạy đã chuyển giao nhiệm vụ dạy học thành nhiệm vụ học tập của học sinh dưới dạng các vấn đề học tập Quá trình dạy học khi ấy biến thành quá trình người học giải quyết vấn đề học tập, người học tự phát hiện ra tri thức, tự hình thành và
Trang 2524
phát triển được các năng lực cần thiết khác như làm việc hợp tác, tư duy độc lập, nhận diện và giải quyết vấn đề
Tiến trình dạy học nêu và giải quyết vấn đề như sau:
Bước 1: Nêu vấn đề ( bao gồm Tình huống có vấn đề; phát hiện vấn đề) Bước 2: Giải quyết vấn đề ( bao gồm Hình thành giả thuyết; chứng minh giả thuyết; Đánh giá)
Bước 3: Vận dụng ( bao gồm Bài tập, câu hỏi, thực tiễn ; Tạo tình huống mới)
1.2.3.4 Dạy học tình huống
Tình huống dạy học là sự kết hợp các yếu tố vật chất ( tài liệu, phương tiện, trực quan, ngôn ngữ…) và các yếu tố tinh thần ( chú ý, kí ức, kinh nghiệm…) với hình thức và cấu trúc được tổ chức sư phạm, có nội dung chứa đựng những mối liên hệ nhất định đối với kinh nghiệm quá khức và kinh nghiệm đang được huy động lúc ấy của người học Từ tình huống dạy học, mỗi cá nhân người học sẽ xuất hiện tình huống có vấn đề, đó là trạng thái tâm lí thôi thúc người học dấn thân vào hoạt động học tập giải quyết vấn đề để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, hoặc nhu cầu
cá nhân khác Như vậy, người dạy chỉ tạo ra được tình huống dạy học theo phương thức kết hợp như trên, còn từ tình huống ấy có làm xuất hiện được tình huống có vấn đề hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân người học như trạng thái tâm lí, vốn kinh nghiệm nền tảng, tính tích cực học tập…
Sử dụng cách tiếp cận toàn nhà trường (whole-school approach) trong GDGT qua mọi hoạt động, quá trình diễn ra trong nhà trường, mọi thành viên trong trường đều phải tham gia vào quá trình giáo dục này và trở thành những hình mẫu tích cực để HS học tập
1.2.4 Phương tiện dạy học trong dạy học tích hợp ở tiểu học
Theo từ điển tiếng Việt thì “Phương tiện dạy học là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó” và “ Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó” ( Từ điển tiếng Việt)
Trang 2625
Phương tiện dạy học đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi, hiệu quả, phát huy năng lực sáng tạo, hỗ trợ quá trình hình thành tri thức, phát triển các kĩ năng, hứng thú học tập cho các em Vì thế trong quá trình giảng dạy các loại và số lượng PTDH cần phải được đáp ứng đầy đủ, phù hợp, có chất lượng để đáp ứng việc truyền tải kiến thức trong mỗi nội dung bài học theo đặc trưng từng môn [11, tr 36-41]
Một số nghiên cứu chia phương tiện dạy học được chia làm phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại Đối với phương tiện dạy học truyền thống có thể sử dụng một số tranh, ảnh minh họa, bản đồ, bảng biểu Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển thì việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, các phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy học tích hợp sẽ phát huy tính tích cực ở người học Một số nghiên cứu khác lại chia phương tiện dạy học ở tiểu học gồm nhiều loại hình khác nhau như: vật thật, phiếu học tập, biểu đồ, sơ đồ, mô hình, máy chiếu vật thể, bảng tương tác thiết bị dạy học điện tử, các phần mềm dạy học, các nguồn thông tin trên Internet Các loại PTDH trong nhà trường tiểu học hiện nay quy định tại Thông tư số 37/2021/ TT- BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GD-ĐT ban hành Danh mục thiết
bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học ( Bộ GD-ĐT)
Trong dạy học môn Khoa học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện
để minh hoạ kiến thức, gây hứng thú học tập cho học sinh mà còn là phương tiện
để học sinh tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xung quanh; rèn luyện, phát triển năng lực tư duy; rèn luyện năng lực thực hành Các thiết bị dạy học của môn Khoa học bao gồm:
Các thiết bị dùng chung cả lớp: Tranh, video, mô hình về: các lớp đất; nguyên nhân, tác hại và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nước chảy; sơ đồ hệ thống làm sạch nước; nấm,
vi khuẩn; dinh dưỡng, sinh sản và phát triển ở thực vật, động vật và người; sinh vật và môi trường
Các thiết bị dùng để học sinh thực hành theo nhóm, cá nhân:
Trang 2726
- Các dụng cụ đo: nhiệt kế; kính lúp và (hoặc) kính hiển vi
- Các dụng cụ thí nghiệm về: đối lưu không khí; không khí cần cho sự cháy; vai trò của ánh sáng đối với sự nhìn thấy vật; sự phát ra âm thanh; sự giãn nở vì nhiệt; sự biến đổi hoá học; lắp mạch điện đơn giản
- Sơ đồ câm, mũi tên và ghi chú rời về: “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”; dinh dưỡng, sinh sản và phát triển ở thực vật, động vật và người
- Bộ tranh rời về: những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn về điện; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; chuỗi thức ăn trong tự nhiên; chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì; phòng tránh bị xâm hại; tác động của con người đến môi trường
Ngoài ra, cần chú ý khai thác môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học, đồng thời khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những phương tiện dạy học hiện đại khác
Trong lịch sử phát triển của giáo dục phương tiện dạy học truyền thống là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Còn đối với HSTH, phương tiện dạy học là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục Đặc biệt ở lứa tuổi này tri giác vẫn chưa phát triển hết, phương tiện dạy học truyển thống giống cầu nối giúp học sinh tiếp nhận tri thức một cách cụ thể, sinh động Các phương tiện truyền thống phổ biến giáo viên tiểu học sử dụng bao gồm hệ thống tranh, ảnh, mô hình, poster,
Để thực hiện tốt vai trò của mình, phương tiện dạy học truyền thống phải đáp ứng một số tiêu chí:
- Phù hợp với nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học mới và khả năng lĩnh hội của người học;
- Đảm bảo tính nhân trắc học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi;
- Dễ sử dụng, đảm bảo độ tin cậy cao, chắc chắn, có độ bền cao;
- Kích thước, màu sắc, chất liệu phù hợp, an toàn với HS;
Trang 2827
- Đảm bảo tính kinh tế, có tài liệu hướng dẫn cụ thể
Trong quá trình sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống có nội dung giáo dục giới tính giáo viên cần lựa chọn những hình ảnh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, giúp học sinh phát huy tất cả các giác quan trong quá trình tiếp thu tri thức, nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
Ngoài ra, trong quá trình dạy học sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để tăng tính tương tác và hấp dẫn đối với người học thông qua các phần mềm trò chơi học tập như Quizzi, Mentimenter, Classdojo…
Phương tiện dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học có thể sử dụng linh hoạt giữa phương tiện dạy học truyển thống và phương tiện dạy học hiện đại Sử dụng tranh, ảnh, poster, truyện tranh…tích hợp với các video, clips có nội dung giáo dục giới tính để tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho học sinh tiểu học
1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào bộ não của con người qua các giác quan, tạo nên những hiểu biết về chúng Nhận thức là khởi nguồn của mọi hiểu biết Nhận thức định hướng hành động của con người, nếu nhận thức đúng sẽ có hành động đúng, còn nếu nhận thức sai sẽ có hành động sai Vì thế, cần thiết phải có những hiểu biết nhất định
về đặc điểm nhận thức của HS tiểu học để có thể xây dựng các bài tập tích hợp giáo dục giới tính phù hợp với trình độ, đặc điểm mặt tâm lý, nhận thức của học sinh tiểu học
Đặc điểm nhận thức của trẻ tiểu học có một số đặc điểm nổi bật sau:
Về tri giác: Khả năng tri giác của HS tiểu học mang tính khái quát, ít đi vào
cái cụ thể và không ổn định Việc phân biệt các đối tượng còn kém chính xác, dễ nhầm lẫn, dễ phạm phải sai lầm Khi bắt đầu đi học, khả năng điều khiển tri giác còn kém, gặp khó khan khi xem xét tỉ mỉ và chi tiết các đối tượng, tri giác ở giai đoạn này thường phải gắn với các phương tiện dụng cụ trực quan Ở những năm
Trang 29Về khả năng chú ý : Ở giai đoạn lớp 1, 2, khả năng kiểm soát, điều khiển
của các em còn hạn chế, khả năng chú ý chủ định còn yếu Các em thường tập trung chú ý đến các đồ dùng trực quan bắt mắt, hấp dẫn với các tranh ảnh, trò chơi học tập,… Khả tập trung chú ý của trẻ còn thấp và không bền vững, rất khó tập trung lâu dài, hay bị phân tán trong quá trình tiếp thu kiến thức Ở những lớp cuối tiểu học, các em có thể có kĩ năng tổ chức Chú ý có chủ định ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế, các em đã có ý chí trong học tập như: học thuộc một bài hát, một công thức toán hay một bài thơ… Các em đã biết ước lượng thời gian
để thực hiện một hoat động nào đó và cố gắng hoàn thành trong thời gian cho phép
Về trí nhớ : Ở lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm
ưu thế hơn, do đó, trí nhớ trực quan hình tượng phổ biến hơn trí nhớ từ ngữ - logic
Về trí tưởng tượng: Đối với HS tiểu học, nhờ có bộ não ngày càng phát
triển, vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều hơn, do đó trí tưởng tượng của các em phát triển hơn so với trẻ mầm non Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cấp tiểu học (lớp
1, 2, 3), hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, dễ thay đổi Ở giai đoạn cuối cấp tiểu học (lớp 4, 5), tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu phát triển, ví dụ, các em có thể tái tạo ra hình ảnh mới từ những hình ảnh cũ Khả năng tưởng tượng sáng tạo cũng tương đối phát triển, trẻ đã có khả năng vẽ tranh, làm thơ, làm văn,… Xúc cảm, tình cảm tri phối mạnh mẽ khả năng tưởng tượng sáng tạo của các em
Về tư duy : Đối với HS tiểu học, dưới góc nhìn Tâm lý học, tư duy của các
em mang tính đột biến, tư duy tiền thao tác được chuyển sang tư duy thao tác Ở giai đoạn đầu cấp tiểu học, tư duy chủ yếu diễn ra trong khi hành động: có sự phối hợp hoạt động của các giác quan trong khi hành động trên các đồ vật Các em có thể phân tích, đối chiếu, so sánh các sự vật, hiện tượng với nhau
Trang 3029
Qua đây ta thấy, hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học nói riêng và hoạt động nhận thức nói chung đều bao gồm các quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan ở những mức độ khác nhau (cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy, trí nhớ, ) Những mức độ này còn non nớt ở đầu cấp tiểu học và dần dần hình thành và phát triển cao hơn ở giai đoạn cuối cấp học tiểu học Hiểu được tâm lý và đặc điểm nhận thức của HS tiểu học giúp chúng tôi có thể đưa ra những bài tập song ngữ phù hợp, sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm phát triển và nâng cao năng lực của các em
Trang 3130
Kết luận chương 1
Tổng quan nghiên cứu tài liệu cho thấy nhìn chung, các công trình nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới, còn hiếm những nghiên cứu khoa học chuyên biệt về GDGT cho HSTH theo hướng tích hợp trong các môn học trên cơ sở đảm bảo tính giáo dục trong sự khác biệt đặc trưng của các vùng miền, văn hóa của các quốc gia Giáo dục giới tính, là một quá trình trang bị những kiến thức
cơ bản cần thiết và các kĩ năng đảm bảo an toàn cho bản thân, phòng chống xâm hại, có thái độ phù hợp để đưa ra những quyết định có trách nhiệm về các mối quan hệ xung quanh được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, điều này có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học trong quá trình hình thành nhân cách của công dân sau này
Giáo dục giới tính góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học nhằm cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản về độ tuổi dậy thì, các bộ phận sinh dục trên cơ thể, các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể, phòng chống bạo lực tình dục, giới tính, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể người khác thông qua các môn học và hoạt động giáo dục Nội dung GDGT được tích hợp một cách đầy đủ và tiếp cận phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học HS tiểu học được học tích hợp giáo dục với giới tính ở các môn Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Khoa học Ở môn Tự nhiên
và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, HS được học những kiến thức về bình đẳng giới trong làm việc nhà, trong công việc, trong xã hội; những tình huống nhận diện và ứng phó với những tình huống không an toàn cho bản thân; tôn trọng những bộ phận khác nhau ở nam và nữ, cách vệ sinh cá nhân,… Ở môn Khoa học, đặc biệt là Khoa học 5, HS được học những kiến thức về sự sinh sản,
sự khác biệt giữa nam và nữ, cơ thể con người được hình thành như thế nào, cách vệ sinh ở tuổi dậy thì…
Những nội dung tích hợp GDGT nêu trên là rất thiết thực và cần thiết đối với HS lứa tuổi cấp tiểu học Bởi GDGT giúp các em hiểu về tầm quan trọng của
Trang 3231
việc đối xử với mọi người một cách công bằng và tôn trọng, giúp xây dựng môi trường an toàn trong trường học để HS có thể thảo luận về các vấn đề liên quan đến giới tính Điều này quan trọng trong việc ngăn chặn bạo lực và quấy rối liên quan đến giới tính và đảm bảo rằng HS cảm thấy tự tin để tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết Khi được tiếp nhận kiến thức về GDGT thì HS cũng biết được tự chăm sóc bản thân mình và 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể mà người khác không được đụng chạm, cùng với đó dạy cho các em có phương pháp để bảo vệ và phòng tránh khi bị xâm hại … Tích hợp GDGT cho HSTH trong các môn học và các hoạt động trải nghiệm giúp nội dung GD tránh được sự trùng lặp đồng thời phát triển được tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới về giới tình, phòng chống XHTD, phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng bảo vệ bản thân trước cuộc sống, môi trường tương lai
Tích hợp GDGT cho HSTH trong các môn học và các hoạt động trải nghiệm giúp nội dung GD tránh được sự trùng lặp đồng thời phát triển được tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới về giới tình, phòng chống XHTD, phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng bảo vệ bản thân trước cuộc sống, môi trường tương lai
Trang 332.2 Nội dung khảo sát
Tiến hành khảo sát với các nội dung cơ bản sau: 1) Sự cần thiết của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học; (2) Vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học Khoa học cho học sinh tiểu học; (3) Mức độ tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong môn Khoa học; (4) Sử dụng một số PPDH để tích hợp giáo dục giới tính học sinh tiểu học; (5) Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Khoa học để tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh ở tiểu học; (6) Những khó khăn của GV trong quá trình tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học
2.3 Đối tượng và thời gian khảo sát
2.3.1 Đối tượng
- Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu thực hiện trên tổng số 106 GV Tiểu học, các
bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn ở một số trường Tiểu học, thành phố Hà Nội
- Địa bàn khảo sát: gồm 4 trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trường Tiểu học Đại Mỗ; Trường Tiểu học Phương Canh; trường Tiểu học Mỹ Đình 2; Trường Tiểu học
- Số năm công tác của các GV tham gia khảo sát phần lớn là có thâm niên làm việc trên 5 năm cụ thể 67.92 % trên 10 năm và 11.32 % (từ 5 đến 10 năm), được trình bày ở bảng 2.1
Trang 34- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu sau khi được xây dựng sẽ xin ý kiến chuyên gia, sau đó phiếu được chỉnh sửa và hoàn thiện; Phát phiếu khảo sát ý kiến thực trạng tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học tại một số trường Tiểu học Thành phố Hà Nội; Thu phiếu và phân tích kết quả
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thu được có tính chất định lượng được xử lí bằng phần mềm SPSS 16 và đưa ra các kết luận khoa học về thực trạng tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học tại một số trường Tiểu học, Thành phố Hà Nội
- Tiêu chí và thang đo: Tùy nội dung từng phiếu và câu hỏi để thiết kế các các tiêu chí (xem bảng 2.2)
Trang 3534
Bảng 2.2 Giá trị khoảng cách của thang đo
Thang 5 mức
1.00 - 1.80 Không cần thiết/ không quan
trọng
Rất khó khăn Chưa bao giờ
1.81 - 2.60 Ít cần thiết/ ít quan trọng Khó khăn Hiếm khi
2.61 - 3.40 Bình thường Bình thường Thi thoảng
3.41 - 4.20 Cần thiết/ quan trọng Ít khó khăn Thường xuyên 4.21 - 5.00 Rất cần thiết/ rất quan trọng Không khó
khăn
Rất thường xuyên
- Sử dụng phương pháp thông kế toán học để xử lí số liệu thu được từ điều tra
- Tiến trình điều tra gồm các bước cơ bản sau:
(1) Xây dựng phiếu điều tra gồm: phiếu tìm hiểu thông tin về thiết kế bài tập song ngữ trong dạy học môn Khoa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Phiếu sau khi được xây dựng sẽ xin ý liến chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tiểu học Sau đó phiếu được chỉnh sửa và hoàn thiện;
(2) Phát phiếu khảo sát ý kiến GV tiểu học;
(3) Thu phiếu và phân tích kết quả Sau đó, sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thu được có tính chất định lượng được xử
lí bằng phần mềm SPSS 18 và đưa ra các kết luận khoa học về thực trạng thiết kế bài tập song ngữ trong dạy học môn Khoa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trang 3635
Bảng 2.3 Ý kiến đánh giá của GV về sự cần thiết của giáo dục giới tính trong dạy
học môn Khoa học ở trường Tiểu học
và 0% không cần thiết Như vậy, hầu hết giáo viên đều cho giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học cho học sinh tiểu học là rất cần thiết Từ việc GV nhận thức được sự cần thiết giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học có ý nghĩa trong việc thúc đẩy thực hiện giáo dục giới trình trong nhà trường tiểu học
và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính trong các môn học cụ thể như môn Khoa học ở bậc tiểu học
2.5.2 Đánh giá của giáo viên về vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học môn
Khoa học cho học sinh tiểu học
Song song với đó, điều tra tìm hiểu đánh giá của GV về vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả dược trình bày ở bảng 2.4
Bảng 2.4 Vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học cho học
sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 372 (1.9%)
2
(1.9%)
4 (3.8%)
4 (3.8%)
3
(2.8%)
4 (3.8%)
7 (6.6%)
8
(5.7%)
7 (6.6%)
67 (63.2%)
61 (57.5%
68 (64.2%)
62 (58.5%)
66 (62.3%)
58 (54.7%)
26 (24.5%)
32 (30.2%)
23 (21.7%)
33 (31.1%)
27 (25.5%)
38 (35.8%) (33.0%)
bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho HS tiểu học về giới tính và các vấn đề liên quan đến giới tính; VT7 - Phòng tránh xâm hại và bảo vệ bản thân; VT8 - Góp phần đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và trong cuộc sống)
Bảng 2.4 cho thấy, kết quả khảo sát trên GV tiểu học đánh giá về vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học cho học sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội với giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3.96 đến 4.20, tương ứng với mức 4 – quan trọng Như vậy, GV tham gia khảo sát đều đồng thuận rằng giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học cho học
Trang 3837
sinh tiểu học có vai trò quan trọng trong việc: Nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học; Thúc đẩy SV học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; Đáp ứng được sự phát triển về tâm sinh lý của học sinh; Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh; Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giới tính cho HS tiểu học; Trang
bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho HS tiểu học về giới tính và các vấn đề liên quan đến giới tính; Phòng tránh xâm hại và bảo vệ bản thân;- Góp phần đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và trong cuộc sống Kết quả khảo sát ý kiến của
GV về sự cần thiết, vai trò của vai trò của giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học cho thấy rằng phần lớn GV nhận thức được sự cần thiết, vai trò của hoạt động này Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, thúc đẩy và nâng cao hơn nữa giáo dục giới tính trong các môn học theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bên cạnh đó, phỏng vấn giáo viên N.T H trường tiểu học Đại Mỗ cho hay, mấy năm trở lại đây nhà trường rất quan tâm đến việc nâng
kĩ năng cho GV về giáo dục giới tính theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo, bên cạnh đó nhà trường cũng tăng cường và khích lệ cho GV vận dụng giáo dục giới tính vào các môn học
2.5.3 Mức độ giáo viên tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong môn Khoa học cho học sinh tiểu học
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong môn Khoa học cho học sinh ở một số trường tiểu học thành phố Hà Nội, khảo sát tiến hành điều tra bằng câu hỏi: Thầy (Cô) tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong môn Khoa học, với 5 mức độ lựa chọn trả lời (5-Rất thường xuyên, 4- thường xuyên, 3- thi thoảng, 2- hiếm khi, 1- chưa bao giờ), kết quả được trình bày ở bảng 2.5
Trang 3938
Bảng 2.5 Mức độ tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong môn
Khoa học ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
về tỉ lệ xếp lần lượt từ cao xuống thấp là: 23.5% ở mức 5- rất thường xuyên; 20.9% ở mức 4- thường xuyên; 20.9% - ở mức 3 – thi thoảng; 2.6 % ở mức 2- hiếm khi và 1.3% ở mức 1- chưa bao giờ Như vậy, mức độ tổ chức dạy học giáo dục giới tính cho học sinh trong môn Khoa học ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố
Hà Nội đang triển khai và thực hiện thường xuyên Cô giáo B.T.H cho hay, để tổ chức hoạt động giáo dục giáo dục giới tính trong dạy học môn Khoa học đã được quan tâm
và triển khai, tuy nhiên GV vẫn đang lúng túng trong việc lập kế hoạch giáo dục giới tính cho hiệu quả để vượt qua những trở ngại về tâm lí, và lựa chọn phương pháp tiếp cận để nâng cao cả kiến thức và kĩ năng phòng tránh xâm hại cho HS tiểu học
Trang 4039
2.2.4 Mức độ giáo viên sử dụng một số phương pháp dạy học, phương tiện dạy học
để tích hợp giáo dục giới tính học sinh tiểu học
Để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng tích hợp giáo dục giới tính học sinh tiểu học,
chúng tôi tiến hành điều tra GV với nội dung câu hỏi: Thầy (Cô) sử dụng một số PPDH để tích hợp giáo dục giới tính học sinh tiểu học như thế nào, kết quả trình
bảy ở bảng 2.6
Bảng 2.6 Mức độ sử dụng một số PPDH để tích hợp giáo dục giới tính học sinh
tiểu học ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phương pháp dạy học Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
để thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học thì Dạy học dự án được sử dụng
ở mức 3- thi thoảng, với giá trị trung bình là 3.15 Trong khi đó các phương pháp khác như: phương pháp đóng vai, phương pháp kể chuyện, phương pháp thảo luận, trò chơi học tập, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp quan sát được GV thường xuyên sử dụng để giáo dục giới tính cho học sinh trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học Cô giáo L.T C cho rằng, khi thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học, tôi thường
sử dụng phương pháp đóng vai hoặc giải quyết vấn đề giúp HS hứng thú hơn với bài