1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tác động của hàng rào môi trường khi xk sản phẩm rau hoa quả theo hiệp định cptpp vào thị trường canada thực trạng và giải pháp

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của hàng rào môi trường khi XK sản phẩm rau hoa quả theo hiệp định CPTPP vào thị trường Canada thực trạng và giải pháp
Tác giả Phạm Quang Đạt
Người hướng dẫn TS. Bùi Hữu Đạo
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Thương Mại
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Các quy định về hàng rào môi trường trong hiệp định CPTPP...5Phần 2: Thực trạng của thị trường Canada khi nhập khẩu sản phẩm rau, hoa, quả từ thị trường Việt Nam...61.. Việc xuất khẩu nô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ

NỘI KHOA THƯƠNG MẠI

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ

TÀI

Tác động của hàng rào môi trường khi XK sản phẩm rau hoa quả theo hiệp định CPTPP vào thị trường Canada

thực trạng và giải pháp ?

Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Đạt

Mã sinh viên : 2722245958

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Hữu Đạo

HÀ NỘI– 2024

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

Mở Đầu 3

Phần 1: Lý luận về hàng rào môi trường và hiệp định CPTPP 4

1 Khái niệm về hàng rào môi trường 4

1.1 Hàng rào môi trường là gì? 4

1.2 Các quy định của hàng rào môi trường 4

2 Giới thiệu về Hiệp định CPTPP 5

2.1 Khái quát về CPTPP 5

2.2 Các quy định về hàng rào môi trường trong hiệp định CPTPP 5

Phần 2: Thực trạng của thị trường Canada khi nhập khẩu sản phẩm rau, hoa, quả từ thị trường Việt Nam 6

1 Thị trường xuất khẩu rau, hoa, quả từ Việt Nam vào Canada 6

1.1 Tổng quan về thị trường Canada 6

1.2 Các loại rau hoa quả chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam vào Canada 6

2 Thực trạng của thị trường Canada về các vấn đề đối với sản phẩm rau, hoa, quả nhập khẩu từ Việt Nam 6

2.1 SPS (Phytosanitary and Sanitary Measures) 6

2.2 CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) 7

2.3 Môi trường 7

2.4 Các Chính sách của Riêng Canada 7

3 Tác động của hàng rào môi trường khi xuất khẩu sản phẩm rau, hoa, quả của thị trường Việt Nam vào thị trường Canada theo hiệp định CPTPP 7

3.1 Tác động tích cực 7

3.2 Tác động tiêu cực 8

4 Cơ hội và thách thức 8

4.1 Cơ hội 8

4.2 Thách thức 8

Phần 3: Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm rau, hoa, quả vào thị trường Canada 9

1 Giải pháp đối với xuất khẩu 9

2 Giải pháp chung về năng lực cạnh tranh 9

3 Giải pháp về chính sách 9

4 Tham gia các chương trình chứng nhận và kiểm định 9

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

2

Trang 3

Mở Đầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam Việc xuất khẩu nông sản, cụ thể là các sản phẩm rau hoa quả, đòi hỏi phải tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, đặc biệt là các quy định về hàng rào môi trường

Việc nghiên cứu và hiểu rõ các quy định về hàng rào môi trường trong CPTPP, cũng như tác động của chúng đến việc xuất khẩu sản phẩm rau hoa quả vào thị trường Canada, là một bước đi quan trọng Nghiên cứu này không chỉ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các yêu cầu cụ thể mà còn tìm ra các giải pháp hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu đó, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội mà CPTPP mang lại

Sau đây em xin trình bày nghiên cứu của mình về chủ đề: “Tác động của hàng rào môi trường khi XK sản phẩm rau hoa quả theo hiệp định CPTPP vào thị trường Canada thực trạng và giải pháp ?”

Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về khái niệm hàng rào môi trường, các quy định liên quan trong CPTPP, và thực trạng xuất khẩu rau hoa quả

từ Việt Nam sang Canada Mục tiêu là phân tích những thách thức và cơ hội mà các

Trang 4

doanh nghiệp phải đối mặt, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu

4

Trang 5

Phần 1: Lý luận về hàng rào môi trường và hiệp định CPTPP

1 Khái niệm về hàng rào môi trường

1.1 Hàng rào môi trường là gì?

Hàng rào môi trường là những quy định, tiêu chuẩn, biện pháp kỹ thuật liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và an toàn thực phẩm, được áp dụng bởi các quốc gia nhập khẩu nhằm hạn chế hoặc cấm nhập khẩu những sản phẩm không đạt yêu cầu

Hàng rào kỹ thuật về môi trường hay còn được gọi là “rào cản xanh” là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và quy định môi trường mà các sản phẩm phải tuân thủ để tham gia thương mại Trong đó các nước xuất khẩu phải tuân thủ những quy định này khi xuất khẩu sản phẩm của mình đến các nước nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

1.2 Các quy định của hàng rào môi trường

Quy định kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Measures - PMP): Nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của sâu bệnh và sinh vật gây hại qua biên giới Sản phẩm nông nghiệp phải được kiểm tra và xử lý để đảm bảo không mang theo sâu bệnh khi nhập khẩu

Tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Standards - SPS): Đảm bảo rằng thực phẩm và sản phẩm nông

Trang 6

nghiệp không chứa các chất gây hại như thuốc trừ sâu hay hóa chất vượt mức cho phép, và không mang mầm bệnh nguy hiểm

Quy định về bảo vệ môi trường: Bao gồm các yêu cầu về sử dụng và quản

lý hóa chất, bảo vệ nguồn nước, đất và không khí, và giảm thiểu khí thải nhà kính Yêu cầu sản phẩm và quy trình sản xuất phải thân thiện với môi trường

Quy định về bao bì và nhãn mác: Các yêu cầu về bao bì và nhãn mác có thể bao gồm thông tin về thành phần, nguồn gốc, cách sử dụng và xử lý sản phẩm sau khi sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường

Các biện pháp quản lý rủi ro và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Yêu cầu nhà sản xuất phải quản lý rủi ro môi trường liên quan đến sản phẩm của họ, từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ và tái chế Trách nhiệm mở rộng này có thể bao gồm việc thu hồi sản phẩm, tái chế và xử lý chất thải

6

Trang 7

2 Giới thiệu về Hiệp định CPTPP

2.1 Khái quát về CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới CPTPP bao gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam Hiện nay đã là 12 quốc gia thành viên sau khi Vương quốc Anh chính thức ký thoả thuận gia nhập CPTPP vào ngày 16/07/2023

Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 với 6 quốc gia

và hiệu lực từ ngày 14/01/2019 đối với Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa, trong đó có các sản phẩm rau hoa quả, sang các thị trường thành viên

2.2 Các quy định về hàng rào môi trường trong hiệp định CPTPP

Các quốc gia nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của các hiệp định đa phương về môi trường trong việc bảo vệ và thúc đẩy môi trường cả ở cấp độ toàn cầu và trong nước Chúng cam kết thực hiện các hiệp định này nhằm đạt được các mục tiêu môi trường quan trọng được quy định trong đó, đồng thời tăng cường sự tương hỗ giữa luật pháp và chính sách về thương mại và môi trường qua việc thảo luận về các vấn đề có liên quan Điều này bao gồm cả việc thúc đẩy đối thoại về

Trang 8

đàm phán và thực thi các hiệp định đa phương liên quan đến môi trường và thương mại

Các quốc gia thành viên cam kết tuân thủ các biện pháp nhằm bảo vệ tầng ozon theo các hiệp định quốc tế như Giao ước Montreal Các biện pháp này có thể bao gồm việc kiểm soát và giảm sử dụng các chất gây suy giảm tầng ozon trong các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng

Các quốc gia thành viên cũng cam kết hợp tác để giảm ô nhiễm từ vùng biển Điều này có thể bao gồm việc thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn về xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động tàu biển và nguồn nước thải, cũng như bảo vệ các khu vực sinh thái quan trọng trong vùng biển

Đối với thị trường sản phẩm rau, hoa, quả phải có đầy đủ chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm

8

Trang 9

Phần 2: Thực trạng của thị trường Canada khi nhập khẩu sản phẩm rau, hoa, quả từ thị trường Việt Nam

1 Thị trường xuất khẩu rau, hoa, quả từ Việt Nam vào Canada

1.1 Tổng quan về thị trường Canada

Canada là một thị trường lớn với tổng GDP năm 2019 đạt hơn 1,736 nghìn tỷ USD (đứng thứ 10 thế giới, đứng thứ 2 trong CPTPP sau Nhật Bản (5,081 nghìn tỷ USD)) Canada có quy mô dân số tương đối nhỏ, chỉ khoảng 37,6 triệu người (đứng thứ 39 thế giới), nhưng có thu nhập cao trong nhóm các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với tổng thu nhập bình quân đầu người của Canada năm 2019 đạt khoảng 46.290 USD/năm (đứng thứ 18 thế giới)

1.2 Các loại rau hoa quả chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam vào Canada

Canada là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 5 trên thế giới Nhập khẩu hàng rau quả của nước này năm 2023 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm

2022 Tuy nhiên, rau quả từ Việt Nam chỉ chiếm 0,63% tổng trị giá nhập khẩu Theo Cục Xuất nhập khẩu, so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường thì tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam quá thấp Do đó, vẫn còn nhiều dư địa tại thị trường Canada để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam khai thác

Trong năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng so với năm 2022 Trong đó xuất khẩu sang thị trường

Trang 10

Canada năm 2023 là 48.1 triệu USD tăng 33.3% so với năm 2022 là 36.1 triệu USD Một số mặt hàng từ Việt Nam tại thị trường Canada được bán rộng rãi như: rau húng, ngò gai, rau cần, dọc mùng và các trái cây như quả chôm chôm, dâu, xoài, thanh long…

2 Thực trạng của thị trường Canada về các vấn đề đối với sản phẩm rau, hoa, quả nhập khẩu từ Việt Nam

2.1 SPS (Phytosanitary and Sanitary Measures)

Kiểm tra và Kiểm dịch: Các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam phải được kiểm tra và kiểm dịch tại các cửa khẩu nhập khẩu để đảm bảo không mang theo sâu bệnh và đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm

Chứng nhận Kiểm dịch Thực vật: Việt Nam cần cung cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các sản phẩm xuất khẩu để chứng minh rằng chúng không mang sâu bệnh và tuân thủ các yêu cầu của Canada

10

Trang 11

2.2 CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)

Giảm Thuế Quan: CPTPP giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp, giúp rau, hoa, quả từ Việt Nam cạnh tranh hơn tại thị trường Canada

Các Điều Khoản về Môi Trường và An Toàn Thực Phẩm: CPTPP yêu cầu các thành viên duy trì các tiêu chuẩn cao về môi trường và an toàn thực phẩm, và không tạo ra các rào cản thương mại không cần thiết

2.3 Môi trường

Sử dụng Hợp lý Thuốc Trừ Sâu và Phân Bón: Sản phẩm phải đảm bảo không

có dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón vượt quá mức cho phép

Thực hành Nông nghiệp Bền vững: Canada khuyến khích áp dụng các phương pháp nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường

2.4 Các chính sách của riêng Canada

Quản lý của CFIA: Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada quản lý việc nhập khẩu hoa quả tươi và có thể yêu cầu chứng nhận phytosanitary hoặc giấy phép nhập khẩu

Quy định An toàn Thực phẩm cho người Canada (SFCR): Hoa quả tươi nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm của SFCR, bao gồm đăng ký

Trang 12

với CFIA, có kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm, và tuân thủ các tiêu chuẩn về ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc

Quy định Thực phẩm và Dược phẩm (FDR): Các sản phẩm nhập khẩu cũng phải tuân theo các quy định của FDR về thành phần, phụ gia, và mức dư lượng thuốc trừ sâu tối đa

3 Tác động của hàng rào môi trường khi xuất khẩu sản phẩm rau, hoa, quả của thị trường Việt Nam vào thị trường Canada theo hiệp định CPTPP

3.1 Tác động tích cực

Tăng cường uy tín và hình ảnh: Việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về sản phẩm rau hoa quả của Việt Nam, tăng cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính và tạo niềm tin từ phía người tiêu dùng

Mở rộng thị trường tiêu thụ: Sản phẩm rau hoa quả đáp ứng được các yêu cầu về môi trường có cơ hội tiếp cận các kênh phân phối cao cấp ở Canada, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng và kim ngạch xuất khẩu

Thúc đẩy phát triển bền vững: Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất rau hoa quả vừa đáp ứng yêu cầu từ thị trường nhập khẩu vừa

là cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững của các doanh nghiệp Điều này góp phần vào sự chăm sóc môi trường, tài nguyên tự nhiên và phát triển dài hạn của ngành

3.2 Tác động tiêu cực

12

Trang 13

Giảm khả năng cạnh tranh: Các yêu cầu về môi trường của thị trường Canada thường khắt khe hơn so với thị trường nội địa, tạo ra mức độ cạnh tranh không công bằng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam Các chi phí sản xuất tăng do đầu tư vào các quy trình, công nghệ sản xuất và vận chuyển cao hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm rau hoa quả từ Việt Nam

Giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu: Các yêu cầu môi trường khắt khe

có thể dẫn đến từ chối nhập khẩu hoặc thu hồi một số lô hàng rau quả của Việt Nam, ảnh hưởng đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường: Việc không đáp ứng được các yêu cầu về môi trường có thể làm giảm cơ hội tiếp cận và mở rộng thị phần tại thị trường Canada, đặc biệt là khi các doanh nghiệp không thể hưởng các ưu đãi về thuế quan

từ Hiệp định CPTPP

4 Cơ hội và thách thức

4.1 Cơ hội

Tham gia vào CPTPP mang lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada, bao gồm cơ hội tiếp cận thị trường mới và giảm thuế nhập khẩu

Trang 14

CPTPP sẽ cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, giảm chi phí cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và xuất khẩu rau quả

4.2 Thách thức

Cạnh tranh từ các nước khác: Thị trường Canada là một thị trường cạnh tranh, với sự hiện diện của nhiều quốc gia xuất khẩu rau, hoa, quả khác Đối mặt với các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ từ các quốc gia khác

Yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng: Thị trường Canada đặt ra các yêu cầu cao về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ tăng chi phí sản xuất mà còn đòi hỏi đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất, làm tăng khó khăn và áp lực trong quá trình xuất khẩu

14

Trang 15

Phần 3: Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm rau, hoa, quả vào thị trường Canada

1 Giải pháp đối với xuất khẩu

Để tiếp cận thị trường các nước CPTPP, doanh nghiệp rau quả Việt Nam cần tuân thủ pháp luật, nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, hiểu rõ

cơ chế tiếp cận thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu

2 Giải pháp chung về năng lực cạnh tranh

Để nắm bắt cơ hội từ thị trường CPTPP, các doanh nghiệp rau quả Việt Nam cần tăng cường an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm Đồng thời, đầu tư vào cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để học hỏi và áp dụng những tiến bộ trong ngành nông nghiệp từ các quốc gia thành viên như Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand

3 Giải pháp về chính sách

Ở thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp rau quả cần thúc đẩy hợp tác với

cơ quan chức năng của Việt Nam để đảm bảo nhận được hỗ trợ cần thiết, như thông tin thị trường và kết nối với các nhà nhập khẩu tiềm năng Đồng thời, cần tiếp tục làm việc với các quốc gia trong CPTPP để đảm bảo có được cấp phép nhập khẩu cho các sản phẩm rau quả theo yêu cầu

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:39

w