Tại bài tập lớn này, với đề tài: “Trình bày những nội dung cơ bản của chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các quốc gia trên thê giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằn
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
ABAA
BAI TAP LON KINH TE HOC BIEN DOI KHi HAU
Chi dé: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược phát thái ròng bằng
0 (Net Zero Emissons) của các quốc gia trên thể giới và tiỀm năng
thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam
Phạm Minh Đức — 11200870
Lớp tín chỉ : MTKH1103(222) 02
Hà Nội 1
Trang 22 Nội dung cơ bản của Chiến lược phát thải ròng bằng Ô -.5-5- 4
H Nội dung cơ bản của chiến lược phát thải ròng bằng “0” của các quốc gia trên
a, Thu trang phat thai CO2 6 Viet Nam ccsssscsssessssesssesescesssessensnsessnnesssnnaees 12
b, Nhirng né lure trur6e d6 cla Viet Nam cccsccsscsssescsssssssesssssessceessecssessesssessesees 12
2 Mục tiêu nef-zero của Việt ÏNam Ăn 1 n1 ng ngan ng ngg 13
3 Những tiềm năng để thực hiện Chiến lược phát thải ròng bằng 0 16
4 Dé xuất giải pháp thúc đấy Chiến lược phát thải ròng bằng Ô 25
Trang 3A, LOI MO DAU
Biến đổi khí hậu là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu vì nó đã và dang tác động trực
tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường của nhân loại Trong những năm qua,
khắp nơi trên thế giới đã phải hứng chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ,
năng nóng dữ dội, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt, gây thiệt hại lớn đến tính mạng con
người, vật chất và vùng lãnh thổ Đặc biệt thiên tai xuất hiện với tần suất, quy mô và
cường độ nhiều hơn và ngày càng khó lường Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đôi khí hậu
Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện
tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí
hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) Từ những thực tế
trên, con người cần phải có những hành động thiết thực đề ngăn chặn những biến đổi đó Theo đó, cùng với nỗ lực của chính phủ các quốc gia trên thế giới, Chính phủ Việt Nam
cũng đang nỗ lực hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu Tại COP 26, Việt Nam
đã đưa ra cam kết mạnh mẽ là đạt được mức phát thai rong bang không vào năm 2050
Theo sau đó là những mục tiêu chung và những kịch bản đưa ra dé tiễn tới cam kết
này Tại bài tập lớn này, với đề tài: “Trình bày những nội dung cơ bản của chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các quốc gia trên thê giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, nhóm chúng em tiến hành đi sâu vào phân tích những chiến lược được ban hành bởi các quốc gia trên thế giới Từ đó phân tích những tiềm năng của Việt Nam trên hành trình tiến tới mục tiêu phát thái ròng bằng 0
3
Trang 4B NOI DUNG
I Téng quan vé Chién luge phat thai rong bang 0
1 Khái niệm
Theo Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), phát thải ròng bằng không là “Khí
lượng phát thải CO2 do con người gây ra được cân bằng trên toàn cầu bằng cách loại bỏ CO2 trong một khoảng thời gian nhất định”
Chiến lược phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emission) là mục tiêu giảm lượng khí thai nhà kính đến mức cân bằng với khả năng hấp thu của hệ thống tự nhiên và công nghệ
hấp thụ khí CO2
Mục tiêu này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của con người lên môi trường và
ôn định hệ thống khí hậu trái đất Các giải pháp đề đạt được mục tiêu này có thê bao gồm
sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường hiệu quả năng lượng và ứng dụng các công nghệ khử khí thải
2 Nội dung cơ bản của Chiến lược phát thải ròng bằng 0
Nội dung cơ bản của chiên lược này gôm:
- Giảm thiêu phát thải khí nhà kính: bằng cách sử dụng năng lượng được sản xuất từ nguồn sạch, sử dụng tài nguyên và chất liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và nâng cao năng suất làm việc
- Hỗ trợ tái sinh năng lượng: phát triển các công nghệ tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và năng lượng sinh học
- Thúc đây sự phát triển công nghiệp hiệu quả hơn: bằng cách sản xuất và phân phối các sản phâm và dịch vụ ít gây hại cho môi trường
- Khuyến khích nguyên tắc "3R": "Reduce, Reuse, and Recycle" (Giảm thiêu, tải sử
dụng và tái chế), để giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.
Trang 5- Cung cap cac giai phap sang tao khac nhau dé giam thiéu phat thai khi nha kinh, bao gồm cả hợp tác với các tổ chức và cá nhân khác để xây dựng một nền kinh tế và xã hội “tranh chấp xanh”
Với các biện pháp kề trên, chiến lược phát thải ròng bằng 0 sẽ giúp cho toàn thể xã hội có thể gia tăng năng suất công nghiệp và mức sống đời sống tốt hơn trong khi giảm thiêu tác động của sự phát triển kinh tế lên môi trường
3 Lộ trình hướng tới Net Zero
2015
196 quốc gia thông qua
chế sự nóng lên toàn cầu và
chịu với biến đối khí hậu
Mục tiêu tống thế là hạn chế
sự nóng lên toàn cầu ở mức
1,5 độ C
2015-2017 Các bên tham gia Thỏa
thuận Paris bắt đầu đệ động về khí hậu, hay còn
2020-2021
Trên hành trình tiến tới
bàn đàm phản tại COP26, các quốc gia đã
bắt đầu điều chỉnh NDC
cường hành động vì khí
hậu Trong bối cảnh
cánh cửa cơ hội ngày
2050 Đạt được mục tiêu
Trang 6trên toàn cầu đã tăng lên hơn 50% so với mức năm 1990 Cac nguén phat thai chinh bao gồm các hoạt động công nghiệp, năng lượng, giao thông và nông nghiệp
Báo cáo của IEA cho biết, phát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu tăng 0,9% trong năm 2022 lên 36,8 tỷ tấn, mức cao nhất từ trước tới nay
Lượng khí thải từ than đá tăng 1,6% trong bối cảnh nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu gây ô nhiễm hơn do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu u giảm mạnh, đây giá khí đốt lên cao kỷ lục Trong khi đó, phát thải từ dầu mỏ cũng tăng 2,5% nhưng vẫn thấp hơn so với mức trước
đại dịch Covid- L9
Lượng khí thải tăng cao là do kết quả của du lịch hàng không phục hồi sau đại dịch
và nhiều thành phố chuyển sang sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chỉ phí thấp Các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ân Độ đang trở thành các nhà sản xuất khí thải CO2 lớn nhất trên thê giới trong khi các nước phát triển như Mỹ và châu u
vẫn giữ vị trí hàng đầu về lượng khí thải CO2 trên đầu người
Tình trạng này đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức
khỏe con người bao gồm biến đổi khí hậu tăng nhiệt độ toàn cầu tăng mực nước biển sự
suy thoái của đại dương và sự suy giảm đa dạng sinh học Việc giảm thiêu phát thải khí
CO2 trở thành một vấn đề cấp bách với toàn thế giới
2 Chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các nước
a Tong quan
Hiện nay nỗ lực thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 của thé gidi dang duoc đây mạnh bởi nhiều quốc gia và tô chức quốc tế Các nỗ lực thực hiện net zero của thế giới bao gôm:
Trang 7Cam kết của các quốc gia: Nhiều quốc gia đã cam kết thực hiện net zero trong tương lai gần như: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Úc, New Zealand và Liên minh Châu
Au
Đầu tư vào năng lượng tái tạo: Nhiều quốc gia đang đầu tư vào năng lượng tái tao
như điện mặt trời điện gió điện thủy điện để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng từ
các nguôn hóa thạch
Sử dụng công nghệ xanh: Các công nghệ xanh như xe điện máy bay chạy bằng năng lượng điện các công nghệ tiết kiệm năng lượng đang được phát triển và sử dụng rộng rãi
để giảm thiểu lượng khí thải
Tăng cường hợp tác quốc tế: Các quốc gia đang tăng cường hợp tác quốc tế đề chia
sẻ kinh nghiệm và công nghệ trong việc thực hiện net zero
Tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều thách thức như chỉ phí đầu tư ban đầu cao sự
phụ thuộc vào các công nghệ mới và sự thay đối thói quen của người dân Việc thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 cần sự hợp tác của toàn xã hội và sự tuân thủ nghiêm ngặt cam kết của các quốc gia để đạt được mục tiêu này
b Chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các nước
- Tại Mỹ
Mỹ lựa chọn năm 2050 là mốc đề đạt mức phát thải carbon ròng bằng không, đánh dau su trở lại của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cuộc chiến chống biến đối khí hậu
Mỹ cũng là quốc gia xả khí thai carbon nhiều thứ hai trên thế giới, với khoảng hơn 5 tỷ
tấn trong giai đoạn 2000 - 2021
Đề đạt được cam kết tại COP26, Mỹ đang tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng
sạch Tính riêng quý 1/2022, điện tái tạo chiếm khoảng 23,5% sản lượng điện của Mỹ
Mức tỷ lệ kỷ lục này nhờ vào hơn 80 nhà máy điện gió và điện mặt trời tại Mỹ bắt đầu đi
vào hoạt động Đi kèm với đó, 4 nhà máy điện than cũng đã bị đóng cửa Chính phủ cũng
7
Trang 8thiết lập chính sách cho quốc gia và mục tiêu cho chính phủ liên bang, sắc lệnh tuyên bố rằng chính sách của Hoa Kỳ là đạt được ngành điện không ô nhiễm carbon vào năm 2035
và không phát thải ròng trên toàn bộ nền kinh tế trước năm 2050 Đề dẫn dắt quốc gia đạt được những mục tiêu này, lệnh đặt ra các mục tiêu liên bang cụ thể, bao gồm:
Điện không ô nhiễm carbon vào năm 2030: 100% trên cơ sở ròng hàng năm và 50% trên cơ sở hàng giờ, thừa nhận rằng các lưới điện có cường độ carbon khác nhau theo thời gian trong ngày và theo mua
Đến năm 2035, tất cả các thương vụ mua xe mới sẽ là Xe không phát thải ( xe điện,
xe Hydrogen, Xe Hybrid)
Giảm 509% lượng khí thải vào năm 2032, 100% lượng khi thải ròng không có vào năm 2045
Dw an khai thac dau m6 6 Alaska “Willow”
Đi ngược lại mục tiêu đó, ngày 13/3, Chính quyền Tổng thống Mỹ J.Biden đã chính
thức phê duyệt dự án khai thác dầu không lỗ đang gây tranh cãi mang tên Willow ở bang Alaska Theo ước tính của Bộ Nội vụ Mỹ, dự án trị giá 8 tỷ USD do Tập đoàn năng lượng
dầu thô lớn nhất tại Alaska là ConocoPhillips thực hiện và được triển khai trên một vùng
hoang sơ rộng khoảng 23 triệu mẫu Anh ở North Slope thuộc bang Alaska
Dự án này nếu được thông qua sẽ cung cấp khoảng 600 triệu thùng dầu thô trong vòng 3 thập kỷ tới Tuy nhiên, việc này cũng sẽ làm phát thải ra môi trường khoảng 278 triệu tan khí thải carbon Dự án được cho là sẽ gây ảnh hưởng cho 500 cư dân hiện đang sinh sống trong khu vực còn hoang sơ này Theo tổ chức Sierra Club, dự án Willow sẽ
thải ra thêm hơn 250 triệu tấn CO2 vào khí quyến trong 30 năm tới, tương đương với
mức phát thải của 66 nhà máy than
Quá trình khai thác dầu mỏ cũng có thê gây ra tác động đến khí hậu bao gồm cả sự thai ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyền
Trang 920 năm so với mục tiêu chung được hội nghị đề ra Bên cạnh đó, lãnh đạo Ân Độ cũng
trình bày kế hoạch giảm cường độ phát thải của nền kinh tế, tập trung vào 3 mũi nhọn là năng lượng tái tạo, giảm phát thải đối với một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao và
tạo ra nhiều “bể chứa carbon”
Đối với ngành năng lượng, Ân Độ được đánh giá là một trong những thị trường năng lượng tái tạo hấp dẫn hàng đầu thế giới Chính phủ quốc gia Nam Á này đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% tổng công suất phát điện đến từ năng lượng tái tạo,
tương đương với khoảng 500GW, từ đó giảm 45% cường độ phát thải của nền kinh tế
9
Trang 10Mặc dù Ân Độ đã đạt được những bước tiến trong lĩnh vực này vải năm trở lại đây,
nhưng đạt được mục tiêu nêu trên sẽ là bước nhảy vọt so với năng lực năng lượng tái tạo
hiện tại của Ân Độ
Thủ tướng Modi thông báo rằng Ân Độ sẽ giảm tổng lượng khí thải carbon dy kién xuống I tỷ tấn từ nay đến năm 2030 Hơn nữa, vào thời điểm đó, Ân Độ sẽ giảm cường
độ carbon trong nền kinh tế (thước đo liên quan đến lượng hàng hóa được sản xuất trên
mỗi đơn vị năng lượng) giảm 45% thay vì mục tiêu hiện tại là 35%
- Tại Trung Quốc
Theo số liệu của Dự án Carbon toàn cầu, Trung Quốc chiếm 54% tông lượng tiêu thụ than trên thế giới, tính đến cuối năm 2021 Nước này cũng là nguồn phát thai carbon
lớn nhất thê giới, với 12 tý tấn năm 2021 Tại COP 26, Trung Quốc đang đặt mục tiêu đạt
mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060
Trung Quốc là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về sản lượng năng lượng tái tạo, đạt mức l triệu MW, tính đến cuối năm 2021 Bên cạnh năng lượng tái tạo, Trung Quốc van
tiếp tục phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than Đầu năm 2022, chính phủ Trung
Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ các nhà máy điện than chạy hết công suất để đảm bảo an ninh năng lượng
Một yếu tố góp phần giúp Trung Quốc đạt cam kết phát thải ròng bằng không là
diện tích rừng rộng lớn Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, hơn 23% diện tích Trung
Quốc là rừng, chiếm khoảng 5,4% diện tích rừng trên thế giới Quốc gia này cũng đang đặt kế hoạch trồng mới 36 nghìn km2 rừng mỗi năm, tức là lớn hơn diện tích nude Bi Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang trở thành ngôi sao sáng đối với việc thúc đây
áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, một giải pháp đặc biệt quan trọng đóng góp vào tiến trình trung hòa carbon Trung Quốc là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có luật riêng về kinh tê tuân hoàn
10
Trang 11Theo Zhang Xiliang, mét chuyên gia phân tích mức độ trung tính carbon tir Dai hoc Thanh Hoa, Trung Quéc sé can:
+ Lay hon 80% năng lượng từ nhiên liệu không hóa thạch vào năm 2060 Điều này
sẽ đòi hỏi mức tiêu thụ than, dầu và khí đốt lần lượt đạt mức cao nhất vào năm 2025,
2030 và 2035, hiệu suất năng lượng tiếp tục được cải thiện cho đến năm 2035 và thu giữ
carbon, str dụng và lưu trữ để mở rộng quy mô
+ Mở rộng thị trường carbon của mình đề bao phủ 70% lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng
+ Định giá các-bon ít nhất là 10 - 13 đô la Mỹ / tấn trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14
(giai đoạn 2021-2025) và ở mức 100 đô la Mỹ / tấn vào năm 2050, để khuyến khích các
nhà phát thải giảm lượng khí thải carbon của họ
- Tại các quốc gia khác:
Đức: Đức đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đã đạt được nhiều
thành tựu trong việc giám phát thải khí nhà kê từ đó Điền hình là việc tăng cường sử
dụng năng lượng tái tạo và đây mạnh chuyền đổi sang năng lượng xanh
Thụy Điển: Thụy Điền đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2045 va dau
tư mạnh vào năng lượng tái tạo và đây mạnh sử dụng xe điện
New Zealand: Đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giảm phát thải khí nhà kính nhờ đây mạnh sử dụng năng lượng tái tạo và đây mạnh chuyền đối sang năng lượng xanh
Indonesia: Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn theo
mục tiêu của chính phủ, việc phát triển siêu lưới điện được lên kế hoạch để thúc đây sự
phát triển của năng lượng tái tạo và đồng thời duy trì sự ôn định của điện
11
Trang 12III Tiém năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại VN
1 Bồi cảnh phát thái CO2 ở Việt Nam
a, Thực trạng phát thải CO2 ở Việt Nam
Theo Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển của Nhóm Ngân hàng Thế giới: Đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8% Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của
Việt Nam đã tăng lượng phát thải KNK bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ
này, từ 0,79 tấn carbon dioxide (CO2) tương đương vào năm 2000 lên 3,81 tấn CO2 vào năm 2018, và lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới Ô nhiễm liên
quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất; tình trạng cạn kiệt tài
nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tốn hại đến thương mại và đầu tư
b, Những nỗ lực trước đó của Việt Nam
Giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với mọi tổ
chức, cá nhân sống và làm việc trên lãnh thô Việt Nam va đã được quy định trong Luật
Bảo vệ môi trường sửa đối năm 2020 Có thể khăng định rằng Việt Nam là một trong
những nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới đưa nghĩa vụ thực hiện giảm phát thải
khí nhà kính đã cam kết vào hệ thống pháp luật để toàn dân thực hiện Việt Nam coi giảm nhẹ phát thải nhà kính và ứng phó với biến đôi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thông
chính tri
Việt Nam tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tir nam 1994 Là một nước đang phát triển, chịu nhiều tác động của biến đôi
khí hậu Việt Nam đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một Bên tham gia UNECCC, Nghị
định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris về Biến đôi khí hậu
12
Trang 13Việt Nam cũng là một trong 20 quốc gia đầu tiên hoàn thành rà soát, cập nhật NDC (Cam kết xác định quốc gia) - đây là cam kết của các quốc gia về việc giảm lượng khí
thải nhà kính trong bối cảnh thay đối khí hậu toàn cầu Đồng thời đã điều chỉnh tang dang
kể mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội tới năm 2030 của đất nước
Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đối khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu chung nhằm giảm thiêu tính dễ bị tốn
thương và rủi ro trước những tác động của biến đôi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ
sinh thái; thúc đây việc lồng ghép thích ứng với biến đối khí hậu vào hệ thống chiến lược,
quy hoạch Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng dự thảo Đề cương chỉ tiết
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050
2 Mục tiêu net-zero của Việt Nam
Việt Nam nỗ lực đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cụ thể là:
- Đến năm 2030, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 43,5%
so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) Trong đó: Lĩnh vực năng lượng giảm
32,6%, lượng phát thái không vượt quá 457 triệu tân CO2 tương đương (CO2tở); lĩnh vực
nông nghiệp giám 43,0%, lượng phát thải không vượt quá 64 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ các-bon,
tổng lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -95 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực chất thải giảm
60,7%, lượng phát thải không vượt quá 18 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực các quá trình công nghiệp giám 38,3%, lượng phát thải không vượt quá 86 triệu tấn CO2tđ Các cơ sở có
mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 2.000 tắn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát
thải khí nhà kính
13