1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn chiến lược phát triển đề tài nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển tỉnh lào cai

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng chiến lược phát triển tỉnh Lào Cai
Tác giả Phạm Anh Quân, Lê Thảo Phương, Trịnh Minh Hằng, Lê Thị Ngân Hà, Nông Trường Minh, Nguyễn Thế An, Nguyễn Văn Hùng, Trần Quốc Thái, Trần Công Minh
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Tuyết Mai
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chiến lược phát triển
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,91 MB

Nội dung

Ngân sách dành cho các chương trình hỗ trợvẫn còn phân tán, dàn trải, một số chương trình hiệu quả còn thấp, việc đầu tư chưatương xứng giữa các vùng trong khu vực gây nên lãng phí tiềm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-o0o -MÔN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỈNH LÀO CAI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Tuyết Mai

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: Phân tích môi trường tỉnh Lào Cai

1.1 Phân tích môi trường bên ngoài

1.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

1.1.2 Phân tích môi trường cạnh tranh (mô hình kim cương)

1.2 Phân tích nội hàm phát triển

1.2.1 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của tỉnh Lào Cai

1.2.2 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nội bộ tỉnh

1.2.3 Đánh giá sự phát triển của tỉnh ( Thực trạng phát triển hiện nay)

1.2.4 Đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển

1.2.5 Đánh giá các chính sách của cấp chính quyền

Chương 2: Xác định phương án chiến lược

2.1 Thiết lập chiến lược

2.1.1 Yêu cầu về chiến lược

2.1.2 Ma trận SWOT

2.1.3 Định hướng phát triển

Chương 3: Đánh giá và lựa chọn chiến lược

3.1 Đánh giá

3.1.1 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

3.1.2 Khai thác, chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị

3.1.3 Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

3.2 Lựa chọn chiến lược

Chương 4: Tổ chức thực hiện chiến lược

4.1 Thiết lập mục tiêu hành động

2

Trang 3

4.1.1 Đưa du lịch Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn trong và ngoài

nước

4.1.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao vị thế tỉnh nhà

4.1.3 Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh

4.1.4 Bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái địa phương

4.2 Đảm bảo nguồn lực thực hiện

4.2.1 Xác định nguồn lực thực hiện

4.2.2 Triển khai thực hiện chiến lược

Chương 5: Kết luận

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầuhóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới Hiện nay, trong bối cảnh mới của thếgiới có nhiều biến động Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh

để tồn tại và phát triển Thực tế cho thấy năng lực cạnh tranh của một quốc gialuôn có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với năng lực cạnh tranh của các địaphương ở quốc gia đó Sự phát triển của các địa phương là tiền đề để hoạch địnhchiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Những năm vừa qua, Việt Nam ghi nhận những thay đổi tích cực của các tỉnhthành trên cả nước với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch và nhiều đột phátrong công tác xây dựng, thực thi chính sách phát triển tại địa phương

Xuất phát từ mục tiêu chung của cả nước, tỉnh Lào Cai cũng đang nỗ lực thựchiện nhiệm vụ phát triển theo kế hoạch tổng thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thếmạnh của địa phương Lào Cai không ngừng đẩy mạnh thu hút đầu tư Tuy nhiên,việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnhvẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ Ngân sách dành cho các chương trình hỗ trợvẫn còn phân tán, dàn trải, một số chương trình hiệu quả còn thấp, việc đầu tư chưatương xứng giữa các vùng trong khu vực gây nên lãng phí tiềm năng sẵn có, hay hệthống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn ở mức hạn chế, làm ảnh hưởng tới khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh

Xuất phát từ thực tế như vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn tỉnh LàoCai để nghiên cứu và đề xuất chiến lược mũi nhọn giúp phát triển kinh tế của tỉnh.Các phương án chiến lược được đề ra thông qua quá trình nhóm tìm hiểu về nhữnglợi thế, tiềm năng, hạn chế của Lào Cai từ đó lựa chọn định hướng ưu tiên sao chotương xứng với tiềm năng, tạo ra một hướng đi cụ thể để tồn tại và phát triển bềnvững trong tương lai

Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rấtmong nhận được những góp ý của cô để bài làm được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4

Trang 5

Chương 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI1.1 Phân tích môi trường bên ngoài

1.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

1.1.1.1 Môi trường kinh tế

Lào Cai có vị thế là một trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và vùngTây Nam-Trung Quốc, đồng thời là đầu mối xuất nhập khẩu, ngoại thương, vận tải

và logistics của cả nước với các tỉnh vùng Tây Nam Trung Quốc Cặp cửa khẩuquốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trên tuyến hành lang kinh

tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng, là điểm trungchuyển hàng hoá dịch với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam và các nước trong khuvực qua cảng biển tới các tỉnh vùng Tây Nam - Trung Quốc và ASEAN thông quatuyến đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh (Việt Nam) Lào Cai cũng là tuyến vận tải ngắn nhất nối Vân Nam(Trung Quốc) với đường hàng hải quốc tế

Ngoài ra việc nằm tại vị trí chiến lược với biên giới Trung Quốc biến LàoCai trở thành một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ Một sốngành kinh tế chính của tỉnh Lào Cai bao gồm:

Nông nghiệp: Lào Cai có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát

triển nông nghiệp Các sản phẩm chủ lực bao gồm lúa gạo, cây lương thực,trái cây, hồ tiêu và chăn nuôi gia súc Trong đó có 6 ngành hàng chủ lực đượcđẩy mạnh, gồm cây chè, dược liệu, cây chuối, cây dứa, cây quế và chăn nuôilợn 5 nội dung đột phá là chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; chuyển đổiđất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị; đẩy mạnh các loại hình

tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất; thực hiện giaođất, giao rừng, để phát triển kinh tế lâm nghiệp; đổi mới phương thức quản

lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới

Du lịch: Với cảnh quan thiên nhiên đẹp và di sản văn hóa đa dạng,

Lào Cai là điểm đến hấp dẫn cho du khách Các điểm du lịch nổi tiếng baogồm Sapa, Fansipan, thác Bạc, thung lũng Mường Hoa và các bản làng dântộc Với những lợi thế sẵn có, hiện nay, Lào Cai đang đẩy mạnh việc phát

5

Trang 6

triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Lào Cai xác định 5 định hướngphát triển du lịch, đó là: định hướng phát triển sản phẩm - thị trường, trong đó

ưu tiên các sản phẩm đặc thù, như: lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp; thể thao mạohiểm; văn hóa cộng đồng; sinh thái; nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP,MICE Tập trung khai thác thị trường nội địa và thu hút thị trường Đông Bắc

Á, ASEAN

Công nghiệp: Tỉnh Lào Cai cũng đang phát triển các khu công nghiệp

và khu chế xuất để thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp chế biến, sảnxuất và công nghệ cao Toàn tỉnh hiện có hơn 7.000 cơ sở sản xuất côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp với tỷ trọng ngành công nghiệp luôn ở mứccao, đến nay chiếm hơn 45% Bên cạnh đó, toàn tỉnh có khoảng 189 doanhnghiệp công nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất trong ngành khai thác vàchế biến khoáng sản (60 doanh nghiệp, chiếm gần 31,7%) Đây còn là nơi tậptrung số lượng lớn các khu công nghiệp: KCN Đông Phố Mới, KCN BắcDuyên Hải, tập trung chủ yếu ở địa bàn của thành phố, và một số khu côngnghiệp khác như: KCN Tằng Loỏng, khu Thương mại - công nghiệp KimThành, KCN gia công và đóng gói hàng xuất, nhập khẩu, KCN Cốc Mỳ,KCN Bản Qua phân bổ ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, và Bảo Yên

Thương mại và dịch vụ: Lào Cai là một trung tâm thương mại quan

trọng trong khu vực, với các hoạt động buôn bán và dịch vụ phát triển Với vịtrí địa lý đặc thù của mình, việc phát triển thương mại tại đây đang ngày càngđược quan tâm và đẩy mạnh

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của tỉnh liên tục được duy trì và

có những cải thiện đáng kể Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP): Trong quýII/2023, GRDP tăng 3,15% so với cùng kỳ năm 2022 và tính chung 6 tháng đầunăm, tốc độ tăng trưởng đạt 4,65% Ngoài ra, về ngân sách thì tổng thu ngân sáchNhà nước đến thời điểm 20/6/2023 ước đạt 2.979,65 tỷ đồng, bằng 34,88% dự toánnăm

1.1.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Lào Cai tiếp tục triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổchức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định,trong 6 tháng đầu năm thực hiện kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đốivới 13 cơ quan, tổ chức hành chính, kết quả giảm 05 phòng thuộc sở, ban, ngành,chi cục; thành lập 01 đơn vị trường học; tổ chức lại 03 đơn vị sự nghiệp công lập;

6

Trang 7

kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy đối với 08 đơn vị sự nghiệpcông lập; ban hành mới/sửa đổi Điều lệ đối với 03 Quỹ tài chính Việc sắp xếp, kiệntoàn đã giảm được 01 đơn vị sự nghiệp công lập (tăng 01 đơn vị do thành lập mới,giảm 02 đơn vị do sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập).

Việc quản lý, giao và sử dụng chỉ tiêu biên chế công chức trong cơ quan, tổchức hành chính, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nướctrong đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ tiêu hợp đồng lao động được thực hiện nghiêmtúc theo các quy định của pháp luật và phù hợp với lộ trình cắt giảm biên chế đã banhành Tổng số chỉ tiêu biên chế, hợp đồng năm 2023 (tính đến thời điểm hiện nay)của tỉnh Lào Cai là 24.373 chỉ tiêu, cắt giảm 419 chỉ tiêu so với năm 2022 Quy trìnhtuyển dụng công chức, viên chức thực hiện đúng quy định, trong 6 tháng đầu năm,tỉnh Lào Cai đã thực hiện quy trình tuyển dụng 344 công chức, viên chức

Các chỉ số xếp hạng của tỉnh Lào Cai so với các tỉnh, thành phố trong cảnước được cải thiện: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, tỉnh LàoCai đạt 68,20 điểm, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố đạt chất lượng điều hành kinh tếtốt nhất, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 14 bậc so với năm 2021 (25/63) Chỉ sốcải cách hành chính (PAR Index) của tỉnh Lào Cai đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phốvới tổng số điểm đạt được là 86,93 điểm; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đốivới sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2022, tỉnh Lào Caiđứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm đạt được là 83,97%, tăng 43 bậc sovới năm 2021 (năm 2021 xếp hạng thứ 52) Chỉ số PAPI của tỉnh Lào Cai năm 2022đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm đạt được là 40,397 điểm, giảm 3bậc so với năm 2021

1.1.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Trên bản đồ du lịch các tỉnh phía Tây Bắc Tổ quốc, Lào Cai là một điểm đếnkhông thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước Lào Cai đẹp trong lòng dukhách không chỉ bởi cảnh sắc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi truyền thống văn hoádân tộc giàu bản sắc Mảnh đất này là nơi hội tụ và sinh sống của 27 dân tộc anh emvới những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, tra

Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổibật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc Ở vùngthấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối,sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng Ở

7

Trang 8

vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậcthang bắc lên trời hùng vĩ Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở vănhoá vật thể và phi vật thể, trang phục rất riêng của mỗi dân tộc.

Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 39 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 disản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 22 di tích danh thắng cấp Quốc gia,

32 di tích danh thắng cấp tỉnh Nhiều di tích, danh thắng, lễ hội dân gian đã phát huyhiệu quả trở thành sản phẩm du lịch tâm linh nổi tiếng, trở thành sản phẩm du lịchđộc đáo, hấp dẫn du khách Công tác bảo tồn phục dựng lại nguyên bản các lễ hộiđặc sắc, mang tính đại diện, tiêu biểu của cộng đồng được chú trọng, phục vụ nhucầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và du khánh Đến nay, đã có gần 20 lễhội đặc sắc của 13 dân tộc, tiêu biểu như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, HàNhì… được khôi phục, bảo tồn … Nhiều lễ hội tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Một số lễ hội

có quy mô vùng, quốc gia như lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương,

lễ hội đền Thượng, lễ hội đền Bảo Hà, đền Cô Tân An thu hút hàng vạn lượt kháchtham dự

1.1.1.4 Môi trường tự nhiên

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (TrungQuốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giápYên Bái và Sơn La

Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng,

có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnhPhanxipang – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m Lào Cai có 107 sông suối chảy quatỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận LàoCai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (cóchiều dài chạy qua tỉnh là 122km)

Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đônglạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khácnhau Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học Toàn tỉnh cóhơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái Trong đó có 60 loạiđộng vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa Lào Cai có khotàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quýhiếm ở nước ta)

8

Trang 9

Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoángsản phân bố ở 130 điểm mỏ Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có vềkhoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.

1.1.1.5 Môi trường công nghệ

Tích hợp công nghệ thông

tin và tự động hóa vào

công nghiệp chế biến

nông sản

Tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thôngminh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêuthụ sản phẩm

Phần mềm truy xuất nông

-> Giúp nông dân dễ dàng ghi chép các hoạt độngtrong canh tác hàng ngày, tiết kiệm thời gian, dễ ápdụng trong thực tiễn sản xuất; góp phần giải quyếtvấn đề khó khăn trong quản lý theo dõi, truy xuấtnguồn gốc sản phẩm đến từng hộ sản xuất

Ứng dụng công nghệ viễn => Phần mềm cảnh báo cháy rừng được tích hợp sử

9

Trang 10

thám trong điều tra và

quản lý tài nguyên rừng

dụng bằng máy tính hoặc điện thoại có kết nốiinternet sẽ hiển thị bản tin cảnh báo cháy rừng từngngày theo từng khu vực và hiển thị bản đồ cảnh báocháy rừng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.Công nghệ tự động hóa,

robot hóa, trí tuệ nhân tạo

(AI), Internet of Things

(IoT)

=> Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thời gian vàtăng năng suất, làm cải thiện hiệu quả sản xuất vàtăng cường cạnh tranh của ngành công nghiệp-> Kết nối IoT giúp người dùng truy cập dễ dàng vàkhai thác hiệu quả cổng du lịch; tăng trải nghiệmkhách hàng khi sử dụng dịch vụ Công nghệ trí tuệnhân tạo sẽ thay thế một số hoạt động của con ngườibằng cách tự động hóa, giảm thiểu sai sót giúp quátrình vận hành các doanh nghiệp diễn ra hiệu quả,nhanh chóng

+ App Du lịch thông minh

của tỉnh Lào Cai

+Phần mềm thông báo lưu

-> Giúp các cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụkinh doanh… giảm thời gian nhập liệu các thông tinkhách lưu trú và cập nhật thông tin đăng ký lưu trú tựđộng gửi đến cơ quan công an một cách nhanh chóng

và kịp thời

-> Ngoài ra phần mềm được kết nối với hệ thống cơ

sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo dữ liệu thôngtin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục.Giúp quản lý người đến lưu trú, tạo thuận lợi cho cán

bộ công an trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hànhchính; thuận tiện trong quá trình theo dõi, quản lý,phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự củalực lượng công an đúng theo quy định, tránh phiền hàcho người dân

10

Trang 11

1.1.1.6 Môi trường nhân khẩu học

Về đặc điểm chung về dân cư, dân số trung bình năm 2022 của tỉnh Lào Caiđạt 770,59 nghìn người, dân cư tỉnh Lào Cai phân bố không đều, tập trung chủ yếu ởcác huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng trung du và đồng bằng phía Bắc tỉnh Cáchuyện, thị xã, thành phố thuộc vùng cao Tây Bắc tỉnh chủ yếu là dân tộc thiểu số

Về cơ cấu, dân số của tỉnh Lào Cai có cơ cấu dân số trẻ, với tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi

là 26,4%, tỷ lệ dân số từ 1564 tuổi là 67,9% và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 5,7% đây là “tỷ lệ vàng” đối với yêu cầu phát triển kinh tế, tỷ lệ người trong độ tuổi laođộng cao tạo ra nhiều lao động

-Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh Lào Cai là 396,17nghìn người, tăng 13,27 nghìn người so với năm 2021 tăng 2,87% so với năm 2021;lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2022 ước tính390,79 nghìn người, tăng 14,82 nghìn người so với năm 2021 Trung bình mỗi năm,toàn tỉnh có 8.000 - 10.000 người bước vào độ tuổi lao động Đây là nguồn lao độngdồi dào, giá rẻ, thuận lợi phát triển các ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản và cácngành công nghiệp thô sơ cần nhiều nhân công Trong tổng số, lực lượng lao độngnam chiếm 54,05%; lực lượng lao động nữ chiếm 45,95% là điều kiện thuận lợi đểphát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động nam như là khai khoáng, chếbiến chế tạo

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động của tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế,nhất là lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trởlên biết chữ đạt 85,3% Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp đặc biệt là lao động cótrình độ cao, chỉ đạt 67,7%

11

Trang 12

1.1.2 Phân tích môi trường cạnh tranh (mô hình kim cương)

1.1.2.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất

a) Về nguồn nhân lực

Với quy mô dân số nhỏ, chỉ chưa tới 750.000 người, Lào Cai gặp nhiều khókhăn cả về lượng và chất trong việc tạo ra một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầucủa giai đoạn phát triển mới

Tỉnh chủ trương giải bài toán thiếu nhân lực lao động, nhất là lao động có taynghề cao bằng việc xây dựng địa phương thành một trung tâm đào tạo nghề của khuvực và cả nước Trong đó, trọng tâm là xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai thànhtrường trọng điểm trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia, thu hút lượng lớn sinh viên

từ các tỉnh lân cận về đây học nghề, sau đó ở lại làm việc, gắn bó với Lào Cai Năm 2023, tỉnh Lào Cai phấn đấu lao động qua đào tạo đạt 67,7%; giải quyếtviệc làm cho 13.200 lao động Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề mới và bồi dưỡng lạicho 11.500 người để nâng trình độ, tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xãhội của tỉnh

12

Trang 13

b) Nguồn vốn

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư côngnăm 2023 theo các nghị quyết HĐND tỉnh đã giao là 6.560 tỷ đồng Tính đến thờiđiểm này, đã giải ngân 3.382 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch Đối với kế hoạch vốnnăm 2023 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 5.341 tỷ đồng, bằng 62% kếhoạch Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 8/2023, tỉnh Lào Cai nằmtrong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước (trung bình của cảnước đạt 41%)

Trong các địa phương, tỷ lệ giải ngân của thành phố Lào Cai thấp nhất, mớiđạt 86/351 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch Huyện Bảo Yên có tỷ lệ giải ngân cao nhất,đạt 416/689 tỷ đồng, bằng 61% kế hoạch Các ban quản lý dự án chuyên ngành củatỉnh có tỷ lệ giải ngân đều trên 40% kế hoạch; trong đó Ban Quản lý dự án Đầu tưxây dựng công trình giao thông tỉnh giải ngân cao nhất đạt 52% kế hoạch

Báo cáo về tình hình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, Sở Tài chínhcho biết tính đến ngày 19/9 trên địa bàn toàn tỉnh đã quyết toán được 263 dự án vớitổng giá trị đề nghị quyết toán là 1.658,6 tỷ đồng, tổng giá trị quyết toán được duyệt

là 1.642,8 tỷ đồng

Tổng số dự án phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước do thanh toán vượt so vớigiá trị quyết toán được phê duyệt đến thời điểm báo cáo là 31 công trình với số tiềnphải thu hồi 4,9 tỷ đồng; đã thu hồi xong 15 công trình với số tiền 3,335 tỷ đồng

c) Nguyên vật liệu

Về tài nguyên Đất, Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,88 km2, độ phìnhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợpvới nhiều loại cây trồng khác nhau Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp có135.527,45 ha, đất lâm nghiệp 358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở4.888,66 ha

Về tài nguyên Nước, hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trênđịa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồnTrung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ Đây là điều kiện thuận lợi cho LàoCai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồnnước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện

Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng

13

Trang 14

Về Rừng: Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 51.905 m3 gỗ (trong

đó, rừng tự nhiên 225 m3; gỗ rừng trồng 51.680 m3, gỗ nguyên liệu giấy15.580m3); 1.196.000 cây tre, vầu các loại Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp358.747,69 ha, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Vườn quốc gia HoàngLiên (Sapa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có có 2.024 loài thực vật thuộc

200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài cónguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻtùng vv… động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Namchim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹgen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam)

Về Khoáng sản, Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sảnnhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ Trong đó cónhiều loại khoáng sản như apatit, đồng, sắt, graphite, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷtinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễvận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệpchế biến các loại khoáng sản ở địa phương

d) Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đi và đến Lào Cai rất thuận lợi, hội đủ các loại hình giaothông Về Đường bộ, có 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4, 4D, 4E, 279, 70)với tổng chiều dài 451 km; 10 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 500km và hơn4.500 km đường liên xã, liên thôn Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Caidài 265km được đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội – Lào Caixuống còn hơn 3 giờ Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh – HàKhẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hành langkinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng Về Đường sắt, Có tuyến đườngsắt liên vận quốc tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu – CônMinh (Trung Quốc): vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế VềĐường sông, Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc giữa tỉnh, tạo thành một

hệ thống giao thông đường thủy liên hoàn Về Đường hàng không, trong tương laigần Lào Cai sẽ có Cảng hàng không tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên; cách trungtâm thành phố 34km, là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khảnăng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương

Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh, ngày càng hiện đại, 100% trung tâm các

xã được phủ sóng di động Mạng truyền dẫn cáp quang được đầu tư đến tất cả 9/9trung tâm huyện, thành phố; 100% các doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ

14

Trang 15

viễn thông chất lượng cao bằng công nghệ hiện đại; số thuê bao internet đạt 71,2nghìn thuê bao Hạ tầng CNTT đang được xây dựng hiện đại, đồng bộ với nhiều ứngdụng thiết thực.

Hiện có trên 10 chi nhánh ngân hàng thương mại (Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank,Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank, Ngân hàng thương mạiSài Gòn- Saigonbank ) hoạt động trên địa bàn thực hiện đa dạng loại hình dịch vụđáp ứng các nhu cầu về vốn, chuyển khoản, thanh toán…của nhà đầu tư

Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu (đường sắt và đườngbộ) có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong thành phố Lào Cai- nơi hội tụ đủ các loạihình vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy) và tương lai có cả đường hàngkhông Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai có 3 điểm thông quan:

Ngoài ra, Lào Cai còn có các cửa khẩu phụ như: Hóa Chư Phùng, Lồ CồChín, Y Tý, Bản Vược Trong đó cửa khẩu phụ Bản Vược có đủ các lực lượng chứcnăng như Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các cơ sở kỹ thuật đảm bảo quản lýNhà nước

1.1.2.2 Điều kiện nhu cầu

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới ở phía Bắc của Việt Nam, có vị trí địa

lý đặc biệt với mạng lưới giao thông đa dạng, là tỉnh nằm giữa vùng Tây Bắc vàvùng Đông Bắc, Lào Cai có vị trí chiến lược trong sáng kiến “Vành đai và ConĐường” và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội-Hải Phòng-QuảngNinh, là con đường ra biển ngắn nhất, hiệu quả nhất của hàng hóa từ thị trường VânNam - Trung Quốc đến với thị trường Đông Nam Á, Đông Á và ngược lại Lào Cai

có điều kiện tự nhiên đa dạng, khí hậu ưu đãi để trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡngquốc tế, lượng du khách đạt trung bình trên 5 triệu lượt khách, lượng khách du lịchđến Lào Cai giai đoạn 2010-2020 dẫn đầu khu vực Tây Bắc; kinh tế du lịch đã đónggóp 15% tổng GDP của cả tỉnh Dự kiến đến năm 2030, Khu du lịch Quốc gia Sapavới tuyến cáp treo đạt 02 kỷ lục Thế giới cùng với Khu nghỉ dưỡng Quốc tế Y Týđang được đầu tư sẽ đưa Lào Cai đón 15 triệu du khách và nguồn thu từ du lịchchiếm 25% - 30% GRDP

Đặc biệt, Lào Cai cùng với Lai Châu có trữ lượng đất hiếm lớn nhất cả nước,

là loại khoáng sản giữ vai trò chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuậtcông nghệ cao của Thế giới

15

Trang 16

Yếu tố nội tại: Lào Cai là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở cửangõ biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc Tỉnh có đường biên giới dài 323 km giápvới Trung Quốc, là cửa ngõ giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và các nước trongkhu vực Lào Cai cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, bao gồm: Tàinguyên thiên nhiên phong phú: Lào Cai có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phongphú, bao gồm: khoáng sản, rừng, thủy điện, đất đai, Ngoài ra, Lào Cai có vị trí địa

lý thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông quan trọng, bao gồm đường bộ, đườngsắt, đường hàng không, Về nguồn nhân lực, Lào Cai có nguồn nhân lực dồi dào,với lực lượng lao động trẻ, dẻo dai, chịu khó và ham học hỏi

Yếu tố ngoại tại: Lào Cai đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức từ bốicảnh quốc tế và khu vực, bao gồm: Sự phát triển của kinh tế thế giới và khu vực, đặcbiệt là khu vực Đông Á, tạo ra nhiều cơ hội cho Lào Cai trong hợp tác, đầu tư vàthương mại; Sự phát triển của các tuyến giao thông quan trọng, bao gồm đường caotốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Côn Minh - Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợicho Lào Cai kết nối với các khu vực trong và ngoài nước Ngoài ra, Lào Cai cũngđứng trước nhiều thách thức như: Sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh, thành phố trongnước và quốc tế và những biến động về kinh tế - chính trị thế giới và khu vực có thểảnh hưởng đến Lào Cai

=> Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế

để phát triển kinh tế - xã hội

Trong định hướng phát triển công nghiệp, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực đầu tư

để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thêm 2 khu công nghiệp mới đi vào hoạtđộng Hàng loạt các cơ chế ưu đãi trong kêu gọi, thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư đếnphát triển công nghiệp phụ trợ đang được triển khai, nhằm tạo thêm nhiều việc làmmới cho lao động địa phương Ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Lào Cai cho biết: “Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ, chế tạo hậuluyện kim, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; công nghiệp chế biếnthực phẩm (chế biến nông, lâm sản); công nghiệp dệt, may mặc, da giày các khâutạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; một

số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Lào Cai có lợi thế”

Tỉnh sẽ ưu tiên thu hút các dịch vụ công nghiệp phụ trợ vào Khu Thương mạicông nghiệp Kim Thành – Bản Vược để hỗ trợ cho hoạt động thương mại qua biêngiới Tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án logistics, công nghiệpđóng gói, xuất khẩu và công nghiệp chế biến để xuất khẩu

16

Trang 17

1.1.2.3 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh

Yếu tố nội tại: Lào Cai là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở cửangõ biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc Tỉnh có đường biên giới dài 323 km giápvới Trung Quốc, là cửa ngõ giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và các nước trongkhu vực Lào Cai cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, bao gồm: Tàinguyên thiên nhiên phong phú: Lào Cai có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phongphú, bao gồm: khoáng sản, rừng, thủy điện, đất đai, Ngoài ra, Lào Cai có vị trí địa

lý thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông quan trọng, bao gồm đường bộ, đườngsắt, đường hàng không, Về nguồn nhân lực, Lào Cai có nguồn nhân lực dồi dào,với lực lượng lao động trẻ, dẻo dai, chịu khó và ham học hỏi

Yếu tố ngoại tại: Lào Cai đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức từ bốicảnh quốc tế và khu vực, bao gồm: Sự phát triển của kinh tế thế giới và khu vực, đặcbiệt là khu vực Đông Á, tạo ra nhiều cơ hội cho Lào Cai trong hợp tác, đầu tư vàthương mại; Sự phát triển của các tuyến giao thông quan trọng, bao gồm đường caotốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Côn Minh - Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợicho Lào Cai kết nối với các khu vực trong và ngoài nước Ngoài ra, Lào Cai cũngđứng trước nhiều thách thức như: Sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh, thành phố trongnước và quốc tế và những biến động về kinh tế - chính trị thế giới và khu vực có thểảnh hưởng đến Lào Cai

=> Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế

để phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Trong định hướng phát triển công nghiệp, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực đầu tư

để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thêm 2 khu công nghiệp mới đi vào hoạtđộng Hàng loạt các cơ chế ưu đãi trong kêu gọi, thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư đếnphát triển công nghiệp phụ trợ đang được triển khai, nhằm tạo thêm nhiều việc làmmới cho lao động địa phương Ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Lào Cai cho biết: “Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ, chế tạo hậuluyện kim, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; công nghiệp chế biếnthực phẩm (chế biến nông, lâm sản); công nghiệp dệt, may mặc, da giày các khâutạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; một

số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Lào Cai có lợi thế”

17

Trang 18

Tỉnh sẽ ưu tiên thu hút các dịch vụ công nghiệp phụ trợ vào Khu Thương mạicông nghiệp Kim Thành – Bản Vược để hỗ trợ cho hoạt động thương mại qua biêngiới Tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án logistics, công nghiệpđóng gói, xuất khẩu và công nghiệp chế biến để xuất khẩu.

1.1.2.5 Cơ hội

Lào Cai là nơi có "sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh"; có cửa khẩu quốc tế lớn;

có diện tích rộng và mật độ dân cư thấp (diện tích tự nhiên đứng thứ 19/63 và dân sốđứng thứ 54/63 cả nước); có đầy đủ các loại hình giao thông kết nối nội tỉnh, liêntỉnh và quốc tế (đường cao tốc, đường sắt, đường thủy, cảng hàng không Sapa sẽđược khởi công xây dựng trong thời gian tới) Tỉnh Lào Cai có các địa danh du lịchnổi tiếng, đã có thương hiệu (như Sapa, đỉnh Phan Xi Păng, Bắc Hà, …); có nền vănhóa đa dạng, có bản sắc riêng với 27 dân tộc; có kho tàng văn hóa vật thể, phi vậtthể phong phú và độc đáo; giàu tài nguyên khoáng sản với nhiều loại khoáng sảnquý, có chất lượng cao và trữ lượng lớn (apatit, sắt, đồng,…) Tỉnh Lào Cai có nhiềuthuận lợi và hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển trở thành một cực tăngtrưởng của vùng và cả nước

1.1.2.6 Chính phủ

Lào Cai tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đạihội XIII của Đảng; các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; Nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII; theo dõi sát, nắm chắc tình hình và yêucầu thực tiễn để thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục phát huy mạnh mẽtruyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường để đi lên.Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cho các doanhnghiệp ở Lào Cai như: Ưu đãi về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất; Ưu đãi vềthuế thu nhập doanh nghiệp; Ưu đãi về vốn đầu tư; Ưu đãi lãi suất vốn vay, lãi suấtcho thuê tài chính và phí cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng và các tổ chức tíndụng;…

1.2 Phân tích nội hàm phát triển

1.2.1 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của tỉnh Lào Cai

Theo số liệu thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Lào Caigiai đoạn 2008-2022 tăng từ 1.473 tỷ đồng lên 45.270 tỷ đồng, tăng bình quân15,7%/năm

18

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w