1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng cốm vòng

49 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với sự đa dạng, các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa, đồng thời là cơ sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA VĂN HÓA – DU LỊCH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA VĂN HÓA – DU LỊCH

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa họcMã học phần: 30VNS098_QTLH D2022 N3

2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1.Lí do chọn đề tài 6

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.Phương pháp nghiên cứu 8

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5.Bố cục đề tài 8

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 10

1.1 Các khái niệm liên quan 10

1.1.1.Khái niệm làng nghề truyền thống 10

1.1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống: 12

1.2 Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển du lịch Hà Nội 12

1.3 Điều kiện để phát triển du lịch làng nghề tại Hà Nội 14

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỐM VÒNG 17

2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực tại làng nghề 29

2.4 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch tại làng Vòng 30

2.4.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng 30

2.4.2 Thực trạng các dịch vụ phục vụ du lịch 31

2.5 Thực trạng quản lý phát triển hoạt động du lịch làng nghề tại làng Vòng 33

2.5.1 Mô hình quản lý hoạt động làng nghề tại làng Vòng 33

2.5.2 Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm 33

2.5.3 Quản lý về trật tự an ninh 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG II 34

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG VÒNG 35

Trang 4

3.1 Phương hướng và đề xuất phát triển du lịch làng nghề tại làng Vòng của các cấp

chính quyền 35

3.1.1 Phương hướng và đề xuất của UBND phường Dịch Vọng Hậu 35

3.1.2 Phương hướng và đề xuất của Sở Văn hóa Hà Nội 36

3.2 Các căn cứ để đưa ra giải pháp 37

3.2.1 Căn cứ vào lý luận 37

3.2.2 Căn cứ vào cơ sở thực tiễn 38

3.3 Giải pháp cụ thể 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG III 40

PHẦN KẾT LUẬN 42

DANH MỤC VIẾT TẮT 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DU KHÁCH VỀ TRẢI NGHIỆM TẠI LÀNG CỐM VÒNG 46

PHỤ LỤC 2: PHỎNG VẤN HỘ LÀM CỐM TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG VÒNG 49

4

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Mai Hiên, giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.

Môn học này đối với chúng em còn khá mới mẻ do vậy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng em còn hạn chế Chúng em đã cố gắng hết khả năng để hoàn thành đề tài, tuy nhiên vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của các thầy cô để chúng em có thể hoàn thiện đề tài này.

Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của cô Mai Hiên trong quá trình chúng em thực hiện đề tài này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, du lịch đã trở thành một ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu phổ biến của người dân, một thói quen và một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có một mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lạilẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững hơn Đồng thời, làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế với các trải nghiệm “truyền thống” mà mới mẻ, có tác động mạnh mẽ đến du khách trong mục tiêu phát triển chung Với sự đa dạng, các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa, đồng thời là cơ sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh về văn hóa.

Bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các làng nghề còn có khả năng phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch, cácsản phẩm thủ công cùng những câu chuyện đi kèm xung quanh nó để khách du lịch có thể hiểu được quá trình hình thành nên sản phẩm cùng và sự khác biệt của sản phẩm đó Hoạt động du lịch làng nghề cũng là một hình thức quảng bá văn hóa tại địa phương đến du khách trong nước và quốc tế

Hà Nội hiện đang là điểm đến thu hút khách du lịch không chỉ với các địa danh lịch sử văn hiến lâu đời mà còn vì nét đẹp trong văn hóa ẩm thực đậm chất truyền thống của chúng ta Và cốm là một nét đẹp văn hóa lâu đời vủa người Hà Nội Cốm không chỉ mang lại hương vị tinh hoa của đất trời mà còn khiến các du khách tò mò với các công đoạn làm ra nó Từ đó tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch tại làng nghề làm cốm, một trong số

6

Trang 7

những ngôi làng nổi tiếng với truyền thống làm cốm từ lâu đời - làng cốm Vòng Khách khi ghé qua và thử cốm làng Vòng sẽ nhớ mãi hương vị dẻo dẻo lại thơm phức Đây cũng là thức quà đặc sản Hà Nội mà khách du lịch khi đến đây sẽ mang về để biếu, tặng người thân, bạn bè.

Dù vậy, thực tế cốm làng Vòng đang đứng trước nguy cơ bị “thất truyền” do nhiều yếu tố cùng với nhu cầu du lịch làng nghề ngày càng tăng, chúng em quyết định chọn đề tài “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng cốm Vòng” nhằm tìm hiểu và đưa ra được giải pháp, kiến nghị góp phần lưu truyền giá trị văn hóa và phát triển du lịch làng nghề tại làng cốm Vòng, đồng thời có thể áp dụng với các làng nghề truyền thống khác trên địabàn thành phố Hà Nội.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch tại làng Vòng.- Dựa trên cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng việc phát triển du

lịch làng nghề tại làng Vòng trong thời gian qua nhằm đề xuất mộtsố giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại đây.

Nhiệm vụ:

- Đánh giá tiềm năng và giá trị của làng Vòng để phát triển du lịch làng nghề tại đây: Nghiên cứu sẽ tìm hiểu về lịch sử hình hành, giátrị văn hóa, của làng Vòng trong việc phát triển du lịch làng nghề; xác định điểm mạnh và điểm yếu trong việc phát triển du lịch làng nghề tại đó.

- Phân tích thực trạng trong phát triển du lịch làng nghề tại làng Vòng: Nghiên cứu sẽ tìm hiểu các yếu tố như cơ sở hạ tầng, nhân lực, đề án hỗ trợ của các cấp chính quyền hỗ trợ làng nghề nhằm

Trang 8

phát triển du lịch và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch làng nghề tại làng Vòng.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể phát triển du lịch làng nghề tại làng Vòng trong thời gian tới, gồm các yếu tố hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tổ chức các tour du lịch, giải pháp quản lý hoạt động tại làng nghề nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tạiđây.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp nghiên cứutài liệu, trên cơ sở đó, phân tích và khai thác thông tin từ tài liệu sẵn có.

- Phương pháp khảo sát xã hội: Khảo sát tại làng Vòng và thực hiện phỏng vấn định tính với thợ làm nghề trong làng và khách du lịch, từ đó tìm hiểu được thực trạng, các khó khăn từ phía người làm nghề và từ du khách để có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ.- Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu thu

thập được tiến hành xử lý và phân tích diễn đạt kết quả, tổng hợp các kết quả xử lý thông tin.

- Phương pháp khảo sát: Xây dựng bảng gồm các câu hỏi xoay quanh vấn đề nghiên cứu, phân tích dữ liệu từ kết quả thu được để rút ra được thực trạng của vấn đề.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động du lịch tại làng cốm Vòng.- Khách thể nghiên cứu: làng Vòng.

Trang 9

Chương I: Cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề truyền thống.

Chương II: Thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại làng Vòng.Chương III: Phương hướng, giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại làng Vòng.

Trang 10

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm làng nghề truyền thống

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơiquần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ănviệc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều khi cũng là người làm nông Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác Quan niệm này về làng nghề như vậy vẫn chưa đủ Không phải bất kì làng nào có vài balò rèn hay vài hộ làm nghề mộc… đều là làng nghề Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỉ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỉ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của thôn (làng).

Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất làng nghề; nó như một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp cótác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội một cách tích cực.

10

Trang 11

Để được công nhận là làng nghề truyền thống cần xét theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:

“Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống1 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

3 Tiêu chí công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong cáchoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

4 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điềunày.”

Trang 12

Tóm lại, để được công nhận là một làng nghề truyền thống thì phải đáp ứng các tiêu chí của làng nghề như sau:

- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Và phải có ít nhất 01 nghề truyền thống đáp ứng các tiêu chí sau:- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục pháttriển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

1.1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống:

Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêutìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống Là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội Tuy nhiên, trên thực tế, các tour gắn với làng nghề còn mang tính tự phát, chưa được chú trọng…để trở thànhmột sản phẩm du lịch đặc trưng.

1.2 Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển du lịch Hà Nội

12

Trang 13

Trong thời buổi hội nhập, làng nghề truyền thống có một ví trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đối với Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còngóp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùngmiền, địa phương.

Làng nghề truyền thống là nơi sản xuất ra những hàng thủ công mỹ nghệcó giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗi vùng miền, địa phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm vật kỷ niệm trong chuyến đi của mình Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn,làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh tế và đa dạng của du khách.

Với sự phong phú những làng nghề đã góp thêm phần quan trọng trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống lịch sử văn hóa truyền thống, đồng thời là cơ sở để tăng trưởng ngành du lịch vốn thừa kế những thế mạnh về văn hóa truyền thống.

• Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời:

Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phẩm, cơ cấu của làng, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng Mỗi làng nghề thực sự là một địa phương văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, văn hóa xã hội.

• Góp phần giải quyết vấn đề việc làm:

Trang 14

Làng nghề truyền thống góp phần giải quyết số lượng lớn lao động nông thôn thất nghiệp Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số lao động của cả nước Các làng nghề thủ công hoạt động chủ yếu dựa vào lao động cá nhân cho nên việc phát triển làng nghề truyền thống được xem là cơ sở để giải quyết việc làm cho lao động.

• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa:Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tạo ra một cơ cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại ở nông thôn Trong quá trình vận động và phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng tỷ trọngcủa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua thực sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ.Đặc biệt sự phát triển của những làng nghề đã góp phá thế thuần nông, tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH phát triển kinhtế ở nông thôn.

• Tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội:

Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng và phong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp chonền kinh tế đất nước nói chung và cho từng địa phương nói riêng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hàng hóa ở nông thôn Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng cho nhu cầu quốc tế Kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng tăng cao.

1.3 Điều kiện để phát triển du lịch làng nghề tại Hà Nội

- Tiềm năng du lịch: Trước hết làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Các ngành nghề thủ công truyền thống độcđáo, có sản phẩm đặc trưng Đồng thơi các làng nghề có cảnh quan

14

Trang 15

đẹp, môi trường sinh thái trong lành và có hệ thống di tích lịch sử, vănhóa gắn với làng nghề.

- Hạ tầng du lịch: Giao thông thuận tiện, dễ dàng di chuyển đến làng nghề.Hệ thống lưu trú, ăn uống, giải trí đáp ứng nhu cầu du khách.Cácđiểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn cho du khách Có các dịch vụ dulịch đi kèm như hướng dẫn viên, thuyết minh, bán hàng lưu niệm.- Chất lượng dịch vụ:Nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo bài bản,

chuyên nghiệp.Chất lượng sản phẩm du lịch tốt, đáp ứng nhu cầu du khách.Giá cả dịch vụ hợp lý, cạnh tranh.An ninh trật tự được đảm bảo.

- Quảng bá du lịch:Làng nghề truyền thống được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước.Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế.Tổ chức cácsự kiện du lịch tại làng nghề truyền thống.

- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa:Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa tại làng nghề truyền thống.Phát huy các lễ hội truyền thống của làng nghề.Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống.- Phối hợp và liên kết:Phối hợp giữa các cấp chính quyền, các doanh

nghiệp du lịch và người dân địa phương trong phát triển du lịch làng nghề truyền thống.Liên kết giữa các làng nghề truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Chương 1 đã trình bày những lý luận cơ sở về làng nghề truyền thống, bao gồm khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát triển, ý nghĩa và tổng quan về du lịch làng nghề ở Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch kết hợp giữa tham quan, trải nghiệm và muasắm sản phẩm thủ công tại các làng nghề truyền thống Loại hình du lịch nàymang đến cho du khách cơ hội khám phá văn hóa địa phương, tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống và trải nghiệm cuộc sống của người dân làng

Trang 16

nghề Có thể khẳng định rằng du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho du khách, làng nghề và địa phương Phát triển du lịch làng nghề truyền thống một cách hiệu quả sẽ góp phần bảo tổn văn hóa, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho ngườidân địa phương Chương 1 đã nêu ra những cơ sở lý luận thực tiễn quan trọng về đề tài du lịch làng nghề để rồi làm bước đệm cho chương 2 đi vào phân tích tiềm năng và điều kiện phát triển của làng nghề “Cốm làng Vòng”.

16

Trang 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỐM VÒNG

2.1 Khái quát về làng Vòng

2.1.1 Lịch sử hình thành làng cốm Vòng

Nói tới cốm là nói tới sự thanh tao, lịch sự và trong trẻo của mùa thu Nói tới cốm, cũng là nói tới sự sáng tạo của người dân Bắc Bộ Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là “Cốm làng Vòng”.Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng ngày trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm; nay thuộc phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội Theo như nhiều người cao tuổi ở Làng Vòng cho biết thì cái tên này xuất phát từ địa thế của làng nằm trong một con đường vòng hình tròn, tức là đi vòng quanh làng theo một con đường Bên ngoài vòng tròn là địa giới làng khác Làng gồm nhiều thôn như Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung.

Trang 18

(Ảnh chụp tại làng Vòng ngày 26/02/2024 Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

“Theo truyền thuyết, thời vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, cómột năm trời đất lụt lội làm dân mất mùa Cánh đồng lúa làng Vòng đang ngậm hạt cũng chìm trong lũ lụt Có một chàng trai làng Vòng xả mình vào dòng nước lũ, đi cắt những ngọn lúa ngậm sữa thoi thóp kia về suốt ra, rang và giã cho người mẹ già ăn cầm bữa Hạt lúa nếp non, được qua tay giã, giầnsàng, thành hạt cốm có vị thơm dẻo bùi đặc biệt Chàng trai loan truyền cho dân làng cùng làm theo Nghề làm cốm ở làng Vòng ra đời trong sự khốn cùng ấy Với trí thông minh, sáng tạo và bàn tay cần cù của người làng Vòng, nghề làm cốm đã lan truyền tới kinh thành Nhà vua mời người thợ làng Vòng vào Kinh đô làm thử Mẻ cốm đầu mùa thu được dâng lên nhà vua với lòng thành kính, nhà vua ban phong sắc cho dân làng Từ đó đến nay, người ta không chỉ thưởng thức cốm như một món ăn chơi tinh tế, mà còn sáng tạo ra những chả cốm, chè cốm, cốm xào,…Và tới năm 1865, bánhcốm lần đầu ra đời dưới bàn tay cụ tổ của Nguyên Ninh, như một sự trân trọng với hạt lúa non tinh túy đất trời này.”

Ở thôn Hậu, đến đầu những năm 1950 còn truyền tụng một tương truyềnnhư sau: Từ xửa từ xưa, một năm lụt lớn, nước Sông Tô, Sông Nhuệ tràn trắng đồng, cả làng bị đói dài, người lớn trẻ con đều rã rời chân tay Nhìn cánh đồng nước mênh mông, loi thoi bồng bềnh mấy ngọn lúa mới uốn câu mà lòng xót xa khôn xiết Anh chồng nhà nọ không nỡ nhìn vợ con đói dài, liều chèo chiếc thuyền thúng ra gặt vớt ít lúa non đem về trải bên bếp lửa, vừa sưởi ấm vừa chờ lúa ráo nước đem tuốt rồi giã lấy gạo thổi cơm ăn qua ngày Những bông gần bên lửa đỏ bị cháy xém, hạt cháy thui, hạt chín già, hạt chín non Lũ trẻ tranh nhau nhằn hạt cho đỡ đói Người lớn bắt chước, nhần vài hạt cho qua ngày Nhà nọ bảo nhà kia, ra vơ lúa ngập về nướng quatrên bếp để chống đói Họ ngộ ra rằng, nhằn lúa nếp non ngon hơn nhằn lúa tẻ – vừa ngọt hơn vừa mềm hơn Ngày tháng trôi qua, cứ sắp đến mùa gặt,

18

Trang 19

vài nhà lại lấy lúa nếp non về rang giã làm ra món quà cúng cùng cơm mới, và rồi cái tên cốm hình thành, có người cho là từ chữ cơm mà ra Dần dà, vào dịp Trung thu, dân làng làm ra cốm để ‘trước cúng sau ăn’ rồi cũng có người gánh thử ra bán ở Kẻ Chợ, thấy bán chạy, thế là thành nghề.2.1.2 Quy trình làm Cốm

Nguyên liệu chính để chế biến món ăn này chính là lúa nếp non Để móncốm có hương vị thơm ngon đúng chuẩn, người ta thường lựa chọn lúa nếp cái hoa vàng Bên cạnh đó, các loại lúa nếp khác như: lúa lương phượng, lúanếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cũng được yêu thích sử dụng Cốm được làm từ nhiều loại lúa khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là lúa nếp cái hoa vàng trong cả hai mùa lúa chiêm và lúa mùa Thông thường, người ta thường hay chọn lúa mùa (từ khoảng rằm tháng 7 âm lịch đến hết tháng 9 âm lịch) để làm cốm

 Bước 1: Đãi thóc

Lúa nếp non mới gặt về được tuốt sạch để đẩy lấy hạt Sau đó, người dânsàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép nổi lên trên mặt nước.

Trang 20

 Bước 2: Rang thóc

Thóc sau khi đãi sạch cho vào chảo rang Chảo rang Cốm phải là chảo gang đúc, xung quanh đắp bằng xi than và không đốt than và đun bằng củi Trong quá trình rang phải đảo chảo liên tục để thóc đảm bảo độ chín đều củaCốm Thông thường một mẻ Cốm rang thủ công mất khoảng 1,5 giờ đồng hồ tùy theo độ non của Cốm và độ lớn của lửa rang.

Đây là bước quan trọng để làm nên một mẻ cốm làng Vòng chuẩn đúng vị Dù chỉ quá lửa hay rang quá 1-2 phút cũng có thể làm hỏng 1 mẻ cốm Đây cũng là bí quyết gia truyền của thợ làm cốm, công thức bí mật mà không nơi nào có thể có được Cũng là điều tạo nên sự khác biệt trong hương vị của cốm làng Vòng và cốm ở những nơi khác.

 Bước 3: Giã cốm

20

Trang 21

Sau khi rang cốm xong người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã, mỗi mẻ khoảng vài kilogram Thóc được giã đều và vừa tay 10 phút,mỗi mẻ có trấu thì xúc ra để sảy Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng 7 lần giã là hoàn tất, cốm mới đủ độ mềm, thanh mảnh, dẻo dai Tại làng Vòng, người giã cốm đến lần thứ 5 thì phân thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong 2 lần cuối.

 Bước 4: Đóng gói

Cốm thành phẩm sẽ được gói trong 2 lớp lá, lớp bên trong là lá ráy xanh và mát để giữ cốm không bị khô và không phai nhạt màu xanh ngọc, lớp ngoài là lớp lá sen có hương thơm thoang thoảng Cuối cùng là gói cốm được buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đến tay người mua.

Trang 22

* Cách thức bảo quản: Cốm muốn để lâu ăn dần có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 10 độ C, có thể bảo quản trong ngăn đá tủ đông, thời gian bảo quản không giới hạn Cốm lấy từ ngăn đá, mang ra ngoài phơi trước quạt gió để rãđông là sẽ trở lại trạng thái mềm và dẻo.

2.1.3 Thưởng thức cốm trong món ăn

Vụ Cốm mùa thường kéo dài khoảng 3 tháng, bắt đầu từ mùng 1 tháng 7Âm lịch trở đi Cốm thường có 3 loại:

- Cốm đầu mùa: đây là loại sử dụng lúa nếp non đầu mùa có hạt mỏng, mềm, dẻo thường hợp dùng để ăn chay

- Cốm giữa mùa: thường phù hợp để làm chả cốm

- Cốm cuối mùa: thường có hạt to, dày, ăn cứng, phù hợp cho việc nấu chè hoặc làm xôi cốm.

(Xôi cốm)

22

Trang 23

(Chả cốm)

(Bánh mochi cốm)

Trang 24

2.1.4 Giá trị của cốm làng Vòng

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy Phải yêu quê hương đất nước, yêunhững sản vật của quê hương đất nước nhiều mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của Cốm Cốm không chỉ là món ăn thông thường mà trở thành 1 thức quà độc đáo trong phong tục của người dân Bắc Bộ, còn là nét độc đáo trong ẩm thực của người Việt ta.

2.2 Thực trạng phát triển du lịch tại làng Vòng

2.2.1 Các hoạt động du lịch tại làng Vòng

Du lịch cốm làng Vòng chủ yếu tập trung vào trải nghiệm và khám phá quá trình sản xuất cốm truyền thống Khách du lịch có thể tham gia vào các hoạt động nghệ thuật truyền thống như làm cốm, trải nghiệm quy trình gia công cốm từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thiện.

- Tham quan các lò làm cốm: Du khách có thể thăm các lò làm cốm truyền thống trong làng, khám phá quy trình sản xuất cốm.- Trải nghiệm làm cốm: Du khách có thể tham gia vào hoạt động làm

cốm và trải nghiệm trực tiếp công việc của người thợ làm cốm.- Thưởng thức cốm: Du khách có cơ hội thưởng thức cốm tươi ngon và

cảm nhận hương vị độc đáo của cốm làng Vòng.

Khách khi đến tham quan sẽ được trải nghiệm làm cốm hoàn toàn miễn phí tại các lò làm cốm trong làng, tạo điều kiện cho du khách thoải mái thamquan và trải nghiệm

24

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN