Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản 1/ Tuần hoàn của tư bản 1.1/ Các giai đoạn tuần hoàn của tư bản Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản 3
1/ Tuần hoàn của tư bản 3
2/ Chu chuyển của tư bản 6
3/ Kết luận 9
II Thực trạng về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 9
1/ Thực trạng 9
2/ Đánh giá thực trạng 10
III Những giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
1
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Không một hoạt động sản xuất, tiếp tị, hay quản lý nào có thể thực hiện được nếu không được trang trải đầy đủ về tài chính, nền kinh tế tư nhân cũng không phải ngoại lệ Mặc dù không có biện pháp nào là tốt nhất để cung cấp tài chính cho một doanh nghiệp cụ thể nhưng luôn có cách để xác định lượng tiền bạc và tính dụng cần thiết để điều hành doanh nghiệp đó một cách hiệu quả Đó là bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đều cần có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa tư bản
Vì vậy, em chọn đề tài “Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản” Qua đó em mong muốn có thể vận dụng nó nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
2
Trang 3NỘI DUNG
I Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản
1/ Tuần hoàn của tư bản
1.1/ Các giai đoạn tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới
ba hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất giá trị thặng
dư, thực hiện giá trị thặng dư) và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư
Mô hình của tuần hoàn tư bản là:
SLĐ
T – H … SX … H’ – T’
TLSX
Qua mô hình này càng thấy rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và do hao phí sức lao động của người lao động chứ không phải do mua rẻ bán đắt
mà có Kết quả của quá trình sản xuất là H’ trong giá trị của H’ có bao hàm giá trị thặng
dư Khi bán được H’ người ta thu được T’ Trong T’ có giá trị thặng dư dưới hình thái tiền
Để thực hiện được mục đích T’, tư bản phải vận động chạy quá 3 gđ và mang 3 hình thái khác nhau
a/ Giai đoạn thứ nhất – Giai đoạn lưu thông
Ở giai đoạn đầu tiên, các nhà tư bản xuất hiện trên thị trường sử dụng tiền tệ (T) để mua các hàng hóa (H) bao gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ) Vì vậy, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn lưu thông Quá trình lưu thông được biểu thị như sau:
3
Trang 4SLĐ
T – H
TLSX
Hình thái tồn tại trong suốt giai đoạn này là tư bản tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ mua các yếu tố của quá trình sản xuất là TLSX và SLĐ, để chuẩn bị cho quá trình sản xuất thặng dư ở giai đoạn thứ hai
b/ Giai đoạn thứ hai – Giai đoạn sản xuất
Giai đoạn sản xuất có mô hình như sau:
SLĐ
H … SX … H’
TLSX
Lúc này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất Ở giai đoạn này, tư bản có chức năng kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, bao gồm TLSX và SLĐ để sản xuất hàng hóa, tạo ra hàng hóa có chứ giá trị thặng dư (H’) Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất vì nó thực hiện mục đích và quyết định kết quả của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Cuối giai đoạn thứ hai, tư bản sản xuất dần chuyển sang hình thái mới đó là tư bản hàng hóa (hình thái tồn tại xuyên suốt giai đoạn thứ ba)
c/ Giai đoạn thứ ba – Giai đoạn lưu thông
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, được biểu thị bởi
mô hình:
H’ – T’
4
Trang 5Lúc này, tư bản có nhiệm vụ thực hiện giá trị của hàng hóa, trong đó bao gồm một lượng giá trị thặng dư (m) Các nhà tư bản sẽ quay trở lại thị trường sản xuất nhưng với tư cách là người bán hàng, khác với giai đoạn thứ nhất là người mua Các hàng hóa bán được chuyển thành tiền và về tay các nhà tư bản Tuy nhiên, tư bản hàng hóa khác với hàng hóa thông thường Do trải qua quá trình sản xuất, giá trị của nó bao gồm giá trị ban đầu cộng thêm giá trị thặng dư Vì vậy, trong quá trình lưu thông ở giai đoạn này, số tiền các nhà tư bản thu được cũng nhiều hơn số tiền bỏ ra ở giai đoạn đầu
Kết thúc giai đoạn ba, tư bản hàng hóa lại trở về tư bản tiền tệ Khi mục đích của các nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại trạng thái ban đầu với số lượng nhiều hơn
1.2/ Các hình thái tuần hoàn của tư bản
Trong suốt quá trình tuần hoàn, tư bản lần lượt trải qua ba hình thái, lần lượt là: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa Mỗi hình thái có một chức năng và vai trò riêng để quá trình tuần hoàn được diễn ra suôn sẻ
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp Mặc khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi gia đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định Hay nói cách khác, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thỏa mãn: một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn
1.3/ Nhận xét
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua 3 giai đoạn, mang 3 hình thái khác nhau để rồi quay lại hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn Mô hình tuần hoàn tư bản được biểu hiện dưới công thức: T – H … sx … H’ – T’ Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản chính là nghiên cứu về mặt chất trong sự vận động của tư bản
5
Trang 6Để sản xuát kinh doanh hiệu quả, chủ thể kinh doanh phải có các yếu tố sản xuất cần thiết đối với số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp, phải có trình độ tổ chức sắp xếp và thực hiện công việc theo quy trình; đồng thời cần có những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho việc thực hiện quá trình đó; do đó, không những cần có nỗ lực to lớn của doanh nhân,
mà còn cần tới sự hỗ trợ tích cực của nhà nước thông qua kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Trong điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể nhất định, các nhà tư bản khác nhau cùng thực hiện đầy đủ các bước của quy trình kinh doanh có thể nhận được những mức hiệu quả khác nhau do chu chuyển tư bản của họ khác nhau
2/ Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại một cách định
kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian, theo công thức:
T – H … sx … H’ – T’ … T’’ … T’’’
Chu chuyển của tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển
2.1/ Thời gian chu chuyển
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư Tgian chu chuyển bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
a/ Thời gian sản xuất
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất Thời gian sản xuất thường bao gồm: thời gian lao động (là thời gian mà người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm), thời gian gián đoạn lao động (là thời gian mà đối tượng lao động chịu sự tác động của tự nhiên) và thời gian dự trữ sản xuất (là thời gian mà
6
Trang 7các yếu tố sản xuất sẵn sàng tham gia vào sản xuất, nhưng chưa phải là yếu tố hình thành sản phẩm)
Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố như: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm; sự tác động của quá trình
tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất
b/ Thời gian lưu thông
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra
hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư
Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua, thời gian bán và thời gian vận chuyển hàng hóa Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tình hình thị trường; quan hệ cung cầu, giá cả; khoảng cách thị trường; trình độ phát triển của giao thông vận tải
Thời gian tư bản trong lưu thông có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó thực hiện sản phẩm do sản xuất tạo ra; cung cấp các điều kiện cho sản xuất; đảm bảo đầu vào, đầu ra của sản xuất Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn
2.2/ Tốc độ chu chuyển
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vi thời gian nhất định Thông thường, tốc độ chu chuyển được tính bằng số vòng chu chuyển của tư bản trong thời gian một năm
Nếu ký hiệu số vòng chu chuyển của tư bản là n, thời gian của một năm là CH, thời gian một vòng chu chuyển là ch, thì tốc độ chu chuyển của từng bộ phận tư bản được tính như sau:
n = CH / ch
7
Trang 8VD: Nếu một tư bản có thời gian một vòng chu chuyển là 4 tháng thì ta tính được tốc
độ chu chuyển trong một năm của tư bản đó là:
n = 12/4 = 3 (vòng)
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản, tốc độ càng cao thì giá trị thặng dư càng lớn, hoạt động kinh doanh sẽ càng hiệu quả
Vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tăng tốc độ chu chuyển, muốn vậy phải rút ngắn thời gian chu chuyển bằng 2 phương pháp là tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động chẳng hạn như: cải tiến bao bì sản phẩm để phù hợp với thị hiểu người tiêu dùng; phát triển hệ thống giao thông, vận tải; cải tiến mạng lưới bán hàng; nâng cao ý thức phục vụ người tiêu dùng;…
2.3/ Tư bản cố định và tư bản lưu động
Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản được chia thành các bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu động
a/ Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chủ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn Tư bản cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
Hao mòn của tư bản cố định bao gồm hao mòn hữu hình (sự mất mát về giá trị sử dụng và giá trị) và hao mòn vô hình (sự mất giá thuần túy):
Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy do sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới việc hỏng hóc và phải được thay thế
8
Trang 9Hao mòn vô hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá do sự tăng lên của năng suất lao động sản xuất tư liệu lao động và sự xuất hiện của những thế hệ
tư liệu lao động mới có năng suất cao hơn Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca làm việc, v.v nhằm tận dụng công suất của máy móc trong thờigian càng ngắn càng tốt
b/ Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất Tư bản lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng và tiền lương
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định Việc tăng tốc độ chuchuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng Một mặt, tốc độ chu chuyểncủa tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượnggiá trị thặng dư hàng năm tăng lên
3/ Kết luận
Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải nỗ lực rút ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản trên cơ sở nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển của tư bản, đồng thời sử dụng hiệu quả tư bản
cố định và tư bản lưu động
Khái quát lại, nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí lao động tạo ra
9
Trang 10II Thực trạng về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
1/ Thực trạng
Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong những năm gần đây Kinh tế tư nhân liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, chiếm tỷ trọng 39-40% GDP, quy tụ khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp thuế doanh nghiệp chỉ khoảng 34,1%, cao hơn mức đóng góp 27,7% của 17 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Nó có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, Khu vực kinh tế tư nhân chiếm khoảng 40% GDP và tạo ra 30 % ngân sách nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước
Nhiều công ty tư nhân đã tạo ra doanh thu xuất khẩu đáng kể và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, tạo việc làm và an sinh xã hội Ngoài ra, kinh tế tư nhân còn hợp tác với Nhà nước để phòng chống dịch bệnh và thiên tai, hỗ trợ những người gặp khó khăn và tài trợ cho các giải đấu thể thao, câu lạc bộ bóng đá và các sự kiện kinh doanh – xã hội rộng lớn ở đất nước này
2/ Đánh giá thực trạng
2.1/ Những kết quả đạt được
Các công ty tư nhân giờ đây có thể làm những việc mà trước đây chỉ Nhà nước mới làm được Đơn cử như việc xây dựng sân bay, cảng biển quốc tế trị giá hàng nghìn tỷ đồng; sản xuất ô tô, tham gia vào lĩnh vực hàng không
Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trong vài chục năm trở lại đây, lực lượng kinh
tế Việt Nam đã không thể đáp ứng được những tuyên bố về ô tô “made in Vietnam” Tuy nhiên, giờ đây, các tập đoàn tư nhân như Thaco, VinFast đã biến lời khẳng định này thành hiện thực Doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tự sản xuất ô tô, thậm chí VinFast còn lập 3
10
Trang 11kỷ lục thế giới đó là: chỉ cần 21 tháng để hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất để đi vào sản xuất hàng loạt; cho ra xe mẫu chỉ sau 11 tháng từ khi khởi công nhà máy và cho ra xe thương mại sau chưa đầy 2 năm
Các công trình trọng điểm trong lĩnh vực giao thông vận tải như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và đang đầu tư cao tốc Vân Đồn - Móng Cái của Tập đoàn Sun Group Đặc biệt, sân bay Vân Đồn được xây dựng trong vòng chưa đầy hai năm, trở thành dự án nhanh nhất tại Việt Nam, góp phần đưa cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được vinh danh là “Sân bay mới hàng đầu châu Á 2019”
Kinh tế tư nhân đã và đang lớn mạnh từng ngày và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Thâm vào đó là sự phấn đấu, sáng tạo không ngừng trong những lĩnh vực tưởng chừng Việt Nam không thể làm được Điều này góp phần nâng cao tên tuổi của Việt Nam vươn trên trường quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt
2.2/ Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân thiếu kết nối, khó tìm được tiếng nói chung để
nâng cao năng lực cạnh tranh, việc tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn hạn chế Hiện mới có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia một số chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài
Thứ hai, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp Doanh nhân tư nhân
phát triển thông qua học hỏi, qua đối tác, ước tính khoảng trên 80% sự trưởng thành đến từ kinh nghiệm thực tiễn và sô lượng được đào tạo qua trường lớp chính quy về quản trị kinh doanh và quản lý trong nền kinh tế nói chung còn rất ít người Việc quản lý doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm tích lũy, thiếu đào tạo và trình độ chuyên môn nên doanh nghiệp tư nhân khó cạnh tranh Ngoài ra, trong tình hình hội nhập hiện nay, các loại hình kinh doanh
11