Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đối tích cực thì gia đìn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨ KHOA HỌC XÃ HỘI
DE BAI: PHAN TICH NHUNG BIEN DOI VE CHUC NANG CUA GIA DINH O VIET NAM HIEN NAY VA DE XUAT NHUNG GIAI PHAP DE PHAT TRIEN GIA DINH VIET NAM HIEN DAI
Họ và tên sinh viên: Ngô Phương Linh
MSV: 11218667
Lop tin chi: LLNL1107(222) 05-Chu nghia xa hdéi khoa học Giảng viên: Võ Thị Hồng Hanh
HÀ NỘI - 2023
Trang 2Mục lục
Chương 1 Cơ sở lý luận về sự biến đỗi về chức năng của gia đình ở Việt Nam hiện
1.1 Khái niệm về gia đình ch HH Hee 2
1.2 Sự biến đổi trong thực hiện các chức năng gia đình Liệt Nam hiện nay 2
1.2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người s1 H HH1 HH re 2 1.2.2 Chức năng nuôi dưỡng, Ø1áO dỤC - L2 c0 2211222112212 2111811112 111 ke 3
1.2.3 Chức năng kinh tế và tô chức tiêu dùng 5c St kề E211 11x re 4 1.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình 5
Chương 2 Đề xuất những giải pháp để phát triển gia đình Việt Nam biện đại 6 2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Dáng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt NGỊM St HE ngu ak 6 2.2 Dây mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia
GD ST nh HH HH HH KH KHE HE KT TK 7 2.3 Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thông đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 7 2.4 Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.8
CO 1® 10 Danh mục tham khảO co «c2 HH TH TH TH 0 1 98 8000903000 101 10
Trang 3Mo dau
Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cá nhân nào cũng đều trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng gia đình Mỗi một gia đình được coi
là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động Do đó, gia đình là vấn đề trọng yếu mà các dân tộc trong mọi
thời đại đều dành sự quan tâm sâu sắc đến
Đối với cá nhân, gia đình là chiếc nôi đề hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách Gia
đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương,
có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người
từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực
cho sự phát triển chung của xã hội
Với bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là chuyên đổi căn bản toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ và quản lý kinh tế xã hội Và cùng với
sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảy sinh, trong đó vấn
đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đối tích cực thì gia đình
Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực do chịu sự chỉ
phối lớn từ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước Xuất phát từ bối cảnh trên
đặt ra câu hỏi: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội như thế nào? Và trong bài tập lớn này, em xin đưa những tìm hiểu của em về một khía
cạnh nhỏ trong sự biến đôi của gia đình Việt Nam, đề tài “Phân tích những biến đôi về
chức năng của gia đình ở Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp để phát triển gia
đình Việt Nam hiện đại”
Trang 4Chương 1 Cơ sở lý luận về sự biến đỗi về chức năng của gia đình ở Việt Nam hiện nay
1.1 Khái niệm về gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội Cơ sở hình thành gia đình là hai mỗi quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cai )
Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, còn có các môi quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì chủ bác với cháu, Ngày nay, ở Việt Nam, cũng như trên thế giới còn thừa nhận mỗi quan hệ giữa cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia đình tất yếu nảy sinh mối quan hệ nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình cả về vật chất va tinh than No vừa là trách nhiệm, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình Trong xã hội hiện đại, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sốc của gia đình được xã hội quan tâm, chia sẻ, xong không thê thay thể hoàn toàn sự chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình
Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đôi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thê chế chính trị - xã hội
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, đuy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyên và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
1.2 Sự biến đôi trong thực hiện các chức năng gia đình Liệt Nam hiện nay
1.2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiễn hành
một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con Hơn nữa, việc sinh con còn bị điều chính bởi chính sách xã hội của Nhà nước Ở nước ta, từ những năm 70 và 80 của thê kỷ trước, Nhà nước đã tuyên truyền, phô biến và áp dụng rộng rãi các phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và tiễn hành kiêm soát thông qua Cuộc
vận động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi Cặp vợ chống chi nên có từ I đến 2 con
Sang thập niên đầu thế ki XXI, dân số Việt Nam đang chuyên sang giai đoạn già hóa
Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050,
con số này sẽ tăng lên hơn 25% Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân sô giả,
chuyền từ xã hội “già hóa” sang xã hội “giả” Sự thay đôi nhân khẩu học này xảy ra ở Việt
Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ
lệ sinh Tỷ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cầu dân số của
2
Trang 5Việt Nam, làm đây nhanh tốc độ già hóa dân số Để đảm bao lợi ích của gia đình và sự
phát triển bền vững của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cai thé hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đôi căn bản: thê hiện ở việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ
chồng Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là các yếu tổ có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như gia đình truyền thống Đối với gia đình truyền thống, chức năng sinh sản là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất, tuy nhiên, hiện nay, chức năng này không phải quan trọng nhất, thực tế cho thấy, mức sinh giảm nghiêm trọng
ở các cặp vợ chồng Tổng tý suất sinh - 7# (TER là số con đã sinh ra sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ từ 15-49 tuổi), kết quả số liệu về TER giai đoạn 2001 - 2019 của Việt Nam có xu hướng giảm đều qua các năm tuy vậy, tuy vậy, mất cân bằng giới khi sinh vẫn còn chưa được giả quyết Bên cạnh đó, nhiều người trẻ quyết định không đi đến hôn nhân cũng như sinh con vì cho rằng việc lập gia đình không đồng nghĩa với việc sẽ sinh con Nguyên nhân của vấn đề này do áp lực của cuộc sống công nghiệp, công việc, kinh tế gia đình làm xuất hiện xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít và không muốn sinh con ngày càng gia tăng Chính vì vậy có thể nói, chức năng kinh tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các gia đình hiện dai 1.2.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội thì ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục tiêu, những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình Điểm tương đồng giữa giáo dục
gia đỉnh truyền thống và giáo dục của xã hội mới là tiếp tục nhân mạnh sự hy sinh của cá
nhân cho cộng đồng
Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên Ngoài việc cho con theo học ở trường, gia đình còn cho con em học ở nhiều chỗ khác nhau như trung tâm, gia sư, hoạt động ngoại khóa đề trau dỗi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm Chia sẻ trong một bài báo gần đây, tiến sĩ Anh Khôi, giảng viên Đại học Western Sydney, đồng thời là chuyên gia về đầu tư tài chính, khuyên các gia
đình nên tập thói quen dành 5-10% tổng tài chính của gia đình hàng tháng đề tích luỹ và đầu tư cho con ổi học, nhằm giúp phụ huynh cân đối, đầu tư tài chính phù hợp, giúp giảm
áp lực lên tài chính gia đình và giảm thiêu áp lực tâm lý với con trẻ “Tỷ lệ này có thê giữ nguyên hoặc tăng dần theo thời gian tới 30-40%, tuỳ mục đích của gia đình và nguồn thu nhập thì tùy thuộc tài chính, miễn sao không để ảnh hưởng tới mức sông của cả nhà”
3
Trang 6Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong
gia đình, dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị
công cụ để con cái hòa nhập với thê giới Ví dụ, trong gia đình truyền thống, cha mẹ hầu như không đề cập nhiều đến các kiến thức liên quan đến phân biệt giới tính mà chỉ có sự quan tâm giữa mẹ và con gái khi đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên thì ngày nay, các em nam hay nữ đã được đề cập ngay khi trẻ đến tuổi dậy thì, trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết Ngoài ra, việc định hướng việc làm từ thuở nhỏ ở các gia đình cũng được chú trong, định hướng về phát triển kỹ năng, thế mạnh, tìm nghề nghiệp phù hợp
Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển của kinh tế
hiện nay, vai trò của các chủ thê trong gia đình có xu hướng giảm Nhưng sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà trường, làm cho sự kỳ vọng và niềm tin
của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách
cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây Mâu thuẫn này là một thực tế chưa có lời giải hữu hiệu ở Việt Nam hiện nay Những tác động trên đây làm giảm sút đáng kê vai trò của gia đình trong thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục trẻ em ở nước
ta thời gian qua Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại
đâm cũng cho thay phan nào sự bất lực của xã hội và sự bề tắc của một số gia đình trong việc chăm sóc, g1áo dục trẻ em
1.2.3 Chức năng kinh tế và tô chức tiêu dùng
Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyên mang tính
bước ngoặt:
Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ một đơn vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp
ứng nhu cầu của người khác hay của xã hội Ví dụ, khi xưa, gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm để tự tiêu thụ trong phạm vi gia đình, nhưng này nay, kinh tế khá hơn và có những khoản vay, trợ cấp từ phía xã hội, việc phát triển quy mô chăn nuôi không còn khó Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm được phát triển dẫn đến sản phẩm gia đình cung cấp có thê đáp ứng được nhu cầu ngoài xã hội
Thứ hai, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thi trường quốc gia thành tô chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn câu Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản phâm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyên sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại Nguyên nhân là do kinh tế
hộ gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm cho gia đình trở
Trang 7thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội Các gia đình Việt Nam đang tiến tới
“tiêu dùng sản phâm do người khác làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội
Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác nhau Trong xã
hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia đình không còn là
một đơn vị kinh tế nữa Gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước mà có
sự chuyên giao bớt các chức năng của gia đình cho các thê chế khác Một đặc điểm nôi bật trong biến đối gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời khỏi nhà ở, các thành viên gia đình rời nhà đi làm đề kiêm thu nhập mua các hàng hóa mà trước kia gia đình có thê sản xuất được mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình là tổ chức đời sông của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhụ cầu về vật chất và tinh than của các thành viên trong gia đình Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng kế và có vai trò quan trọng đổi với đời sông gia đình, do vậy đây cũng là một chức năng chủ yếu của gia đình
1.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng buộc của các môi quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng: cha mẹ và con cái; sự hy
sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chỉ phối bởi các mối quan hệ hòa
hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh
hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng lên, do
gia đình có xu hướng chuyên đổi từ chủ yêu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình
cảm Việc thực hiện chức năng này là một yếu tô rất quan trọng tác động đến sự tồn tại,
bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc trẻ em và
người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sông tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kê cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu di tình cảm về anh, chị em trong cuộc sông gia đình Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa giàu nghèo sâu sắc, làm cho một
số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản xuắt, tích lũy tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giảu có, trong khi đại bộ phận các gia đình trở thành lao động làm thuê do không có
cơ hội phát triển sản xuất, mất đất đai và các tư liệu sản xuất khác, không có khả năng tích lũy tài sản, mở rộng sản xuất Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hô nghèo, khắc phục khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày cang gia tang
Cùng với đó, vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi tâm lí truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm bình đăng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ giả và thờ phụng tô tiên Nhà nước cần có những giải pháp, biện pháp
nhằm bảo đảm an toàn tình dục, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các thành
viên sẽ là chủ gia đình tương lai; củng có chức năng xã hội hóa của gia đình, xây dựng những chuẩn mực và mô hình mới về giáo dục gia đình, giúp cho các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em; giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn
5
Trang 8giữa nhu cầu tự do, tiến bộ của người phụ nữ hiện đại với trách nhiệm làm dâu theo quan niệm truyền thống, mâu thuẫn về lợi ích giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái Nó đòi hỏi phải hình thành những chuẩn mực mới, bảo đám sự hài hòa lợi ích giữa các thành viên
trong gia đình cũng như lợi ích giữa gia đình và xã hội
Chương 2 Đề xuất những giải pháp để phát triển gia đình Việt Nam hién dai
2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Dảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình; nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới Xác định gia đình là một trong những nhân tô quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước Gia đình là
đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế-xã hội Xây dựng
gia đình no ấm, tiễn bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của sự nghiệp đối mới, phát triển đất nước Các cấp ủy, tô chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về công tác xây dựng gia đình Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc Tiếp tục xây dựng và nhân rong các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nép, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ Kiên
quyết đầu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình Khắc phục bệnh thành tích, hình thức
trong công tác xây dựng gia đình
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội và vai trò của gia đình Các chính sách về gia đình phải hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiễn bộ, hạnh phúc,
văn minh, chú trọng đến đối tượng trẻ em và người bệnh tật, cao tuổi Xây dựng danh
mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình Phát triên hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ
bản đối với gia đình, hỗ trợ gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình
đăng giới Huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn; bảo đảm gia đình được
tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản công bằng, bình đăng, thuận lợi Gắn việc thực hiện công
tác xây dựng gia đình với Đề án tông thể phát triên kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình Xây dựng, phát triển
hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045: chương trình giáo dục quốc
gia về gia đình; chương trình giáo dục đạo đức, lỗi sống trong gia đình và các chương
6
Trang 9trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình
làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đỉnh tiếp cận các nguồn lực xã hội Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; hoạch định, tô chức thực hiện và đánh giá
chính sách về gia đình; sáng tác các tác phâm văn học-nghệ thuật về chủ đề gia đình Tiếp tục đây mạnh công tác tuyên truyền đề các cấp ủy, chính quyền, các tô chức đoàn thê
từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình
và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung mục tiêu của công tác
xây dựng và phát triển gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình
kế hoạch công tác hàng năm của các bộ, ngành, địa phương
2.2 Day mạnh phái triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp phần củng có, ôn
định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình
cho các gia đình liệt sĩ, gia đình thương bình bệnh bình, gia đình các dân tộc ít người, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sông ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
Có chính sách kịp thời hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh các sản
phâm mới, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hỗ trợ các gia đình tham gia sản xuất
phục vụ xuất khâu
Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay von ngan han va dai
han nhằm xóa đói, giảm nghèo, chuyền dịch cơ cầu sản xuất, mở rộng phát triển kinh té,
đây mạnh loại hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu chính đáng
2.3 Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiễn bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia định Việt Nam hiện nay
Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc Bước vào thời kỳ
mới gia đỉnh ay bộc lộ ca những mặt tích cực và tiêu cực Do vậy, Nhà nước cũng như các
cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiễn tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là xây dựng mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiễn của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội
Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi TBƯỜI
Một số giải pháp chủ yếu sau:
Trang 10Một là, tăng cường nghiên cứu và tuyên truyền các giá trị truyền thông tốt đẹp của gia đình Việt Nam: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới” Tuyên truyền, phố biến những giá trị đạo đức truyền thống, gia phong và văn hóa ứng xử trong gia đình và trong cộng đồng, giúp mỗi gia đình
thấy được sự tiếp nỗi giữa truyền thống và hiện đại Thực hiện đa dạng hóa hình thức,
phương pháp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đổi với công tác gia đình; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng và
xã hội trong tuyên truyền phố biến các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, các mô hình gia đình văn hóa Đặc biệt, cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương tiện truyền thông, thông tin hiện đại để tuyên truyền, giáo dục giá trị truyền thống của gia đình phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, từng đối tượng
Hai là, chú trọng thực hành giáo dục gia đình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới Cần “đề cao vai trò của gia đình trong
nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”, đây mạnh giáo dục đạo đức, lỗi sống trong gia đình theo
Chi thi số 11/CT-TTg, ngày 29-3-2017, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đây mạnh giá
trị đạo đức, truyền thống trong gia đình” Trong đó, “tăng cường giáo dục lòng yêu nước,
lòng tự hào dân tộc ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh
niên Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về
đạo đức, lỗi sống, đây lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội” Đồng thời, “đây mạnh
giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường,
git gin ban sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ
Ba là, tăng cường xây dựng đời sống văn hóa theo hướng tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình, cộng đồng và dân tộc gắn xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư với Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Tăng cường vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng Thường xuyên nêu gương, khen thưởng cho những gia đình mẫu mực; đồng thời, lên án, đầu tranh với những hành vi lệch chuẩn, tạo dư luận trong cộng đồng, góp phần điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi gia đình
2.4 Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến Đó là, gia đình am no, hoà thuận, tiến bộ,
khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực hiện kế hoạch hoá gia
đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư Được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX, tại một số địa phương của tỉnh Hưng Yên, đến nay, xây dựng gia đình văn hóa
đã trở thành phong trào thi đua có độ bao phủ hầu hết các địa phương ở Việt Nam Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam Chất
8