1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài phân tích kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đưa ra các quyết định tác động lên nó.Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm của nhà quản trị đó.b Đị

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIViện Kinh tế và Quản lý

- 

-MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Đề bài: Phân tích kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.Kế toán trách nhiệm 4

2.Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 5

 Đánh giá thành quả quản lý của trung tâm chi phí 5

 Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu 6

 Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận 7

 Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư 8

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một doanh nghiệp đều được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng và để các bộ phận này hoạt động hiệu quả thì cần phải xây dựng một hệ thống quản lý hữu hiệu Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc củng cố và xây dựng hệ thống quản lý hữu hiệu là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn để ngày mộtphát triển đi lên.

Kế toán quản trị sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, ra đời nhằm mục tiêu đánh giá trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức Kế toán trách nhiệm có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty với quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổchức gắn với trách nhiệm của nhiều cá nhân, bộ phận.

Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề đã đề cập cũng như ý nghĩa thực tiến của việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào việc giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản trị của công ty trong nền kinh tế thị trường là cơ sở để em chọn đề tài: “Phân tích kể toán trách nhiệm trong doanh nghiệp” nhằm kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bài tập lớn gồm 3 phần chính:1 Cơ sở lý thuyết

2 Bài tập vận dụng3 Câu hỏi trắc nghiệm

Trang 4

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT1 Kế toán trách nhiệm

a) Định nghĩa kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư, mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đưa ra các quyết định tác động lên nó.

Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm của nhà quản trị đó.

b) Định nghĩa trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận có trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị của nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách Có 4 loại trung tâm trách nhiệm:

-Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó.

Thành quả của trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

-Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đốivới doanh thu phát sinh trong bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích chênh lệch phát sinh.

-Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận trong bộ phận đó.

Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, nên các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm lợi nhuận thường được đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

-Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó được quyền ra quyết định đối với lợinhuận và vốn đầu tư của đơn vị đó.

Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng việc sử dụng các thước đo:

Trang 5

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) Lợi nhuận còn lại (RI)

c) Cơ cấu tổ chức và đánh giá thành quả

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cho thấy quyền hạn của các nhà quản trị ở công ty đó, nó phản ánh sinh động cấp bậc trách nhiệm đối với mục đích kiểm soát thành quả quản lý của một tổ chức.

Trong hệ thống kế toán trách nhiệm, một mạng lưới thông tin được thiết lập trong một tổ chức nhằm thu thập và báo cáo các thông tin về hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm Hệ thống kế toán trách nhiệm được sử dụng để lập các dự toán theo từng trung tâm trách nhiệm và các báo cáo về kết quả thực hiện theo từng trung tâm trách nhiệm Các báo cáo này được thiết kế để đáp ứng nhucầu thông tin riêng biệt của từng nhà quản trị.

Cùng một thông tin có thể xuất hiện dưới những hình thức khác nhau trong nhiều báo cáo khác nhau Thông tin từ các báo cáo cho nhà quản trị ở cấp thấp hơn thường được tổng hợp và trình bày súc tích khi xuất hiện ở các báo cáo của nhà quản trị cấp cao hơn.

2 Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

Đánh giá thành quả quản lý của trung tâm chi phí

Thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí được đánh giá qua các báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm chi phí riêng biệt.

Thông tin đưa vào các báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí chỉ là chi phí có thể kiểm soát được bởi từng nhà quản trị ở từng trung tâm chi phí Bằng việcso sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán dự toán, các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là tốt (T), chênh lệch nào là xấu (X).

Chênh lệch dự toánlinh hoạt

Dự toán linhhoạt

Chênh lệch khốilượng

Dự toántĩnhChi phí NVL trực

Chi phí nhân công

Trang 6

Biến phí sản xuất chung:

Định phí sản xuất chung:

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu

Thành quả quản lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu có thể kiểm soát được giữa thực tế so với dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

Nếu trung tâm doanh thu được toàn quyền định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra.

Nếu chính sách giá được xác định bên ngoài trung tâm doanh thu (cấp công ty), khi đó các nhà quản trị trung tâm doanh thu sẽ chịu trách nhiệm về số lượng và kết cấu mặt hàng bán ra mình hỏa hợp các nhà quản trị của Cửa hàng 2 - một trung tâm doanh thu, nhưng không được toàn quyền định giá bán Thành quả quản lý doanh thu của cửa hàng Trưởng Cửa hàng 2 được đánh giá thấp hơn do doanh thu có thể kiểm soát thực tế (50.000 ngđ) giảm 15.000 ngđ so với doanh thu dự toán (65.000 ngđ) Trong trường hợp này, thành quả quản lý doanh thu được đánh giá thấp chỉ do ảnh hưởng của biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ, dạ bán không ảnh hưởng đến thành quả quản lý của cửa hàng Trưởng Cửa hàng 2

Báo cáo thành quả quản lý doanh thu – Trường hợp nhà quản trị trung tâm doanh thu không được quyền định giá bán

Cửa hàng I

Trang 7

Báo cáo thành quả quản lý doanh thuTháng 11 năm 20x5Doanh

thu có thể kiểm soát

Thực tế Chênh lệch khối lượng tiêu

Sản lượng tiêu thụ(sp)

Đơn giábán(ngđ/sp)

Doanh thu(ngđ)

Sản lượng tiêu thụ(sp)

Đơn giábán(ngđ/sp)

Doanh thu(ngđ)

Sản lượng tiêu thụ(sp)

Đơn giábán(ngđ/sp)

Doanh thu(ngđ)

Sản phẩm A

Sản phẩm B

2000 20 40000 (500) 20 (10000) 2500 20 50000

Tổng

Lưu ý: Khi đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu, cần quan tâm đến chi phí của từng sản

phẩm nhằm thúc đẩy các nhà quản trị ở trung tâm doanh thu lưu ý tối đa hóa lợi nhuận gộp chứ không phải chỉ doanh thu Nếu chỉ dựa vào doanh thu để đánh giá, các nhà quản trị có thể tìm cách giảm giá để tăng doanh thu, hoặc thúc đẩy tiêu thụ những mặt hàng có doanh thu lớn nhưng lợi nhuận thấp Những hành vi như thế có thể làm gia tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận trên tổng thể công ty.

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận

Thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được đánh giá thông qua các báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt.

Thông tin đưa vào báo có để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận chỉ là lợi nhuận có thể kiểm soát với nhà quản trị ở từng trung tâm lợi nhuận Do lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên chỉ doanh thu có thể kiểm soát và chi phí có thể kiểm soát mới được đưa vào báo cáo thành quả Chi phí có thể kiểm soát được phân loại theo biến phí và định phí khi đưa vào báo cáo thành quả Như vậy, báo cáo thành quả được sử dụng để đánh giá thành quả quản lýcủa các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày dưới hình thức số dư đảm phí, nhưng chỉ bao gồm doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được bởi các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận Bằng việc so sánh thông tin thực tế với thông tin dự toán, các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là có lợi, chênh lệch nào là bất lợi, chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm soát doanh thu và chi phímang lại.

Trang 8

Minh họa 6.1 : Báo cáo thành quả quản lý của trung tâm lợi nhuận

Kết quảthực tế

Chênh lệch dựtoán linh hoạt

Dự toánlinh hoạt

Chênh lệch khốilượng tiêu thụ

Dự toánlinh hoạt

Số lượng SP tiêu

thụ 8.000 - 8.000 2.000 X 10.000Doanh thu có thể

thể kiểm soát 37.400 2.600 X 40.000 10.000 X 50.000Định phí có thể kiểm soát

Bán hàng và quản

lý 13.000 - 13.000 - 13.000Lợi nhuận hoạt

động có thể kiểm soát

12.400 2.600 X 15.000 10.000 X 25.000

Rõ ràng đầu tư vào thiết bị mới bộ phận chế biến thực phẩm sẽ có lợi (lợi nhuận của toàn công ty sẽ tăng thêm từ 1 đồng vốn đầu tư vào thiết bị mới sẽ là 0,16 đồng, trong khi chi phí cho một đồng vốn đầu tư vào thiết bị mới chỉ là 0,12 đồng) Tuy nhiên, nếu thành quả quản lý của nhà quản trị ở bộ phận chế biến thực phẩm được đánh giá bằng ROI, chắc chắn họ sẽ không muốn đầu tư vì ROI sau khi đầu tư thiết bị mới giảm (từ 20% còn 19,9%).

Để khắc phục được nhược điểm trên, chúng ta sử dụng thước đo thành quả khác là lợi nhuận còn lại.

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư bao gồm:

- So sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được giữa chi phí thực tế với dự toán.- Sử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộc quyền kiểm soát của nhà

quản trị ở trung tâm đầu tư:

 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) Lợi nhuận còn lại (RI)

Trang 9

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được tính toán dựa vào lợi nhuận hoạt động và tài sản được đầu tư để thu được lợi nhuận đó.

Tài sản hoạt động bình quân trong điều kiện thường được tính bình quân giữa đầu năm và cuối năm Nếu có biến động lớn về tài sản trong năm thì phải tính bình quân theo từng tháng trong năm mới đủ tính đại diện cho lưu lượng tài sản tham gia hoạt động.

Đối với tài sản cố định, một trong yếu tố cấu thành của tài sản hoạt động bình quân, vấn đề là khi tính ROI thì ta tính giá trị của tài sản cố định theo nguyên giá hay giá trị còn lại Trong thực tế có haiquan điểm: một là chỉ tính giá trị còn lại của tài sản cố định, hai là tính theo nguyên giá tài sản cố định Cả hai cách này đều có thể sử dụng để tính ROI, cho dù chúng đưa ra các kết quả khác nhau Tuy nhiên, phần lớn các nhà quản trị chọn cách sử dụng giá trị còn lại để tính ROI vì tính phù hợp được các nhà quản trị coi trọng hơn cả, mà quan điểm sử dụng nguyên giá không có được Đó là:

- Phù hợp với giá trị của tài sản cố định thể hiện trên bảng cân đối kế toán.

- Phù hợp với việc tính toán lợi nhuận hoạt động và doanh thu do tài sản hoạt động tạo ra trong kỳ hoạt động.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh để xác định ROI nói trên là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Đây là lợi nhuận do sử dụng tài sản được đầu tư mang lại mà không phân biệt nguồn tàitrợ các tài sản đó (không bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính, lợi nhuận khác) Lý do sử dụng EBIT trong công thức tính ROI là để phù hợp với doanh thu và tài sản hoạt động đã tạo ra nó, đồng thời để đảm bảo sự công bằng trong quá trình đánh giá thành quả giữa các trung tâm đầu tư có đi vay và không đi vay.

ROI cho biết cứ một động tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư thì đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ROI càng lớn thành quả quản lý vốn đầu tư càng cao.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROI

ROI=Lợinhuậnthuầntừ hoạt độngkinh doanh

DoanhthuTài sảnhoạt độngbình quân

Hay ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của tài sản

ROI phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng:

Trang 10

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết khi một đồng doanh thu được thực hiện sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào việc kiểm soát doanhthu và chi phí của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư.

- Số vòng quay của tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư đã thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào việc kiểm soát doanh thu và tài sản của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay tài sản giúp chúng ta giải thích sự biến động của ROI của một trung tâm đầu tư, sự khác nhau của ROI giữa các trung tâm đầu tư.

Nhược điểm của ROI

Mặc dù chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm đầu tư, tuy nhiên nó vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

ROI có khuynh hướng chú trọng đến quá trình sinh lời ngắn hạn hơn là quá trình sinh lời dài hạn,do vậy nhà quản trị nếu chỉ quan tâm đến ROI có thể bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mới mà kết quả củachúng chỉ có thể thể hiện trong tương lai dài thay vì một hay kỳ sắp đến, làm cản trở việc hướng đếnmục tiêu chung của tổ chức.

ROI không phù hợp với mô hình vận động của các dòng tiền nên bị hạn chế khi sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của trung tâm đầu tư.

ROI có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà quản trị trung tâm đầu tư, vì tài sản của nócó thể được quyết định bởi các nhà quản trị cấp trên.

Nếu các nhà quản trị được đánh giá bằng ROI, họ sẽ tìm mọi cách để tăng ROI Điều này có thể sẽ không phù hợp với chiến lược của toàn công ty, chẳng hạn việc cắt giảm các chi phí nghiên cứu phát triển.

Ví dụ 6.2:

Bộ phận chế biến thực phẩm của công ty S có thể mua một máy chế biến thực phẩm với giá 500.000 ngđ, sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động 80.000 ngđ và do đó làm tăng lợi nhuận 80.000 ngđ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư vào thiết bị mới này là 16%:

Tỷlệ hoàn vốnđầutư vàothiết bị mới=Lợinhuậnbộ phậntăngthêmVốnđầutư tăngthêm x 100 % ¿80.000 ngđ

Trang 11

Đầu tư vào thiết bị mới

3.600 000 ngđ+80.000 ngđ18.000.000 ngđ+500.000 ngđ=19,9 %

Rõ ràng đầu tư vào thiết bị mới bộ phận chế biến thực phẩm sẽ có lợi (lợi nhuận của toàn công ty sẽ tăng thêm từ 1 đồng vốn đầu tư vào thiết bị mới sẽ là 0,16 đồng, trong khi chi phí cho một đồng vốn đầu tư vào thiết bị mới chỉ là 0,12 đồng) Tuy nhiên, nếu thành quả quản lý của nhà quản trị ở bộ phận chế biến thực phẩm được đánh giá bằng ROI, chắc chắn họ sẽ không muốn đầu tư vì ROI sau khi đầu tư thiết bị mới giảm (từ 20% còn 19,9%).

Để khắc phục được nhược điểm trên, chúng ta sử dụng thước đo thành quả khác là lợi nhuận còn lại.

Lợi nhuận còn lại (RI)

Lợi nhuận còn lại là phần còn lại của lợi nhuận hoạt động sau khi trừ đi lợi nhuận mong muốn tốithiểu từ tài sản được đầu tư của trung tâm đầu tư.

RI = EBIT - Lợi nhuận mong muốn tối thiểu

= EBIT - Tài sản đầu tư x Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu

Lợi nhuận còn lại càng lớn thì lợi nhuận hoạt động tạo ra càng nhiều hơn lợi nhuận mong muốn tối thiểu, khi đó thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư càng được đánh giá càng cao.

Minh hoạ 6.2: Báo cáo thành quả dựa trên RI

Khu vực ABáo cáo thành quả quản lý

Năm 20X5

Thực tế Chênh lệch Dự toán

Chúng ta tính lợi nhuận còn lại cho hai trường hợp trước và sau khi đầu tư vào thiết bị mới như sau.

Ngày đăng: 11/06/2024, 17:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w