1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài phân tích tình hình cung cầu của cà phê việt nam trên thị trường

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Khi giá hàng hoá dịch vụ tăng, người sản xuất sẽsản xuất nhiều hàng hoá hơn để tung ra thị trường nhằm thu lại nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại.+ Giá các yếu tố sản xuất ảnh hưởng tới cu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG – CẦU CỦA CÀ PHÊ VIỆT

NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Văn Đức

Lớp : DCQT12.10.4 Khóa : K12 ( 2021 – 2025 )

Người thực hiện : Nhóm 3

Bắc Ninh, Ngày 01 Tháng 04 Năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: MÔN KINH TẾ VI MÔ

Nhóm 3 ST

T

Sinh viên thực hiện Kh

óa

Lớp Mã sinh

viên

Điểm bằng số

Điể m bằng chữ

1 Phạm Thị Thanh Hoa 12 QTKD

4 20211856

4 20211560

4 20211752

4 20211472

4 20211646

4 20211473

4 20211789

4 20211670

4 20211583

4 20211515

4 20211378

4 20211407

Trang 3

MỤC LỤC Nội Dung Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT 2

1.1 Cung, Cầu 2

1.1.1 Khái niệm về cầu 2

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 2

1.1.3 Khái niệm về cung 2

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 3

PHẦN 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ CỦA CÀ PHÊ TRONG NĂM 2018 – 2020 7

PHẦN 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH CÀ PHÊ TRONG NĂM 2021 10

3.1.Nguyên nhân 10

3.2 Dự báo giá cà phê 12

3.3.Doanh nghiệp khốn đốn vì COVID-19 và cước vận tải tăng cao 14

KẾT LUẬN 15

*Tài liệu tham khảo 18

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm quanh năm, có một vùng đất đỏ pha-ra thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày

có khả năng xuất khẩu cao, cà phê là một trong những loại cây trồng hiện nay ở Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai cũng sau gạo thực tế đã cho thấy rằng trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa trên thế giới thì xuất xuất khẩu cà phê đóng một vai trò vô cùng quan trọng không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước và còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các mối quan hệ thương mại trên thế giới Tuy nhiên

để khẩu cà phê thực sự trở thành thế mạnh của Việt Nam thì còn cần rất nhiều yếu tố kể cả bên trong lẫn bên ngoài từ những tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội tới những tác động của thị trường trên thế giới

Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về Thị trường cà phê, nhóm em em xin nghiên cứu đề tài: Phân tích cung-cầu và giá cả thị trường cà phê Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2016 đến 2021 Mục tiêu cụ thể mà nhóm em hướng tới đó là làm sáng tỏ khái niệm cung cầu và thị trường, từ đó liên hệ trực tiếp với thực trạng sản xuất cà phê tại Việt Nam

Trang 5

PHẦN 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT

1.1 Cung, Cầu

1.1.1 Khái niệm về Cầu

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với các điều kiện khác không thay đổi

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

+ Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu hàng hoá Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng Khi thu nhập tăng thì cầu đối với đa số hàng hoá tăng lên và ngược lại Thường là người tiêu dùng sẽ mua nhiều thứ hơn khi tăng thêm thu nhập Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng được gọi là các hàng hoá thông thường Còn các hàng hoá mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng được gọi là hàng thứ cấp

+ Giá cả của các loại hàng hóa có liên quan: Hàng hoá liên quan là những hàng hoá có các đặc tính về giá trị sử dụng hoặc là thay thế hoặc là bổ sung cho một hàng hoá nào đó trên thị trường Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác Hàng hoá bổ sung là những hàng hoá phải sử dụng đồng thời với các hàng hoá khác

+ Quy mô thị trường: Một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn thì cầu sẽ lớn hơn hoặc ngược lại

+ Thị hiếu và sự lựa chọn của người tiêu dùng: Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ Xét trên một phương diện nào đó thì vấn đề này được quyết định bởi sự thuận tiện, phong tục và quan điểm xã hội

+ Kỳ vọng và những ảnh hưởng đặc biệt và chính sách của chính phủ: Nếu người tiêu dùng dự đoán giá cả của hàng hoá, dịch vụ nào đó trong tương lai sẽ giảm thì cầu hiện tại đối với hàng hoá của họ sẽ giảm xuống và ngược lại Họ quan niệm rằng hy sinh tiêu dùng hiện tại một lượng nhỏ sẽ được bù đắp bởi một lượng tiêu dùng lớn hơn trong tương lai

2

Trang 6

1.1.3 Khái niệm về cung

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà hãng kinh doanh muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định với các điều kiện khác không thay đổi

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

+ Giá hàng hoá, dịch vụ ảnh hưởng tới cung: Giá hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng đến lượng cung theo luật cung Khi giá hàng hoá dịch vụ tăng, người sản xuất sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn để tung ra thị trường nhằm thu lại nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại

+ Giá các yếu tố sản xuất ảnh hưởng tới cung: Giá của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán

+ Chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới cung: Các chính sách của chính phủ như chính sách pháp luật, chính sách thuế và chính sách trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ đến lượng cung Khi chính sách của chính phủ mang lại sự thuận lợi cho người sản xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất khiến lượng cung tăng và đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại

+ Công nghệ ảnh hưởng tới cung: Công nghệ là yếu tố quan trọng trong sự thành bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá sản xuất ra

+ Các kỳ vọng của người bán ảnh hưởng tới cung: Kỳ vọng là những dự đoán,

dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người bán thì lượng cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại

+ Số lượng người bán trên thị trường ảnh hưởng tới cung: Số lượng người bán

có ảnh hưởng trực tiếp đến số hàng hoá bán ra trên thị trường Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng hoá tăng lên khiến đường cung hàng hoá dịch chuyển sang phải và ngược lại

1.1.5 Các trạng thái cân bằng, dư thừa, thiếu hụt và cơ chế điều hành, điều chỉnh giá thị trường

* Trạng thái cân bằng

- Cân bằng được hiểu là trạng thái ổn định Nhưng điểm cân bằng cầu cung không phải là bất biến Khi có một nhân tố trong hàm cầu hoặc hàm cung thay đổi khiến đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển hoặc khi cả đường cung và

Trang 7

đường cầu đều dịch chuyển thì ta có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới và lượng cân bằng mới

Từ đó ta có 3 cách xác định trạng thái cân bằng mới:

– Xác định xem đường cầu hoặc đường cung hoặc cả đường cầu và đường cung

sẽ dịch chuyển;

– Xác định xem đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển sang phải hay sang trái;

– Xác định xem sự dịch chuyển này tác động đến giá và lượng cân bằng như thế nào

Trường hợp 1: Cầu cố định, cung dịch chuyển điểm cân bằng di chuyển trên ⇒ đường cầu

– Khi cung dịch chuyển sang phải PE ↓ QE ↑

– Khi cung dịch chuyển sang trái PE ↑ QE ↓

Trường hợp 2: Cung cố định, cầu dịch chuyển điểm cân bằng di chuyển trên ⇒ đường cung

– Khi cầu dịch chuyển sang phải PE ↑ QE ↑

– Khi cầu dịch chuyển sang trái PE ↓ QE ↓

Trường hợp 3: Cả cung và cầu đều dịch chuyển (có 12 tình huống)

– Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang phải

4

Trang 8

Tình huống 1: Tốc độ thay đổi của cung lớn hơn tốc độ thay đổi của cầu: PE ↓ >

QE ↑

Tình huống 2: Tốc độ thay đổi của cầu lớn hơn tốc độ thay đổi của cung: PE ↑ <

QE ↑

Tình huống 3: Tốc độ thay đổi của cung bằng tốc độ thay đổi của cầu: PE không đổi QE ↑

– Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)

– Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang phải (3 tình huống tương tự)

– Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)

Kết luận: Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển, sự thay đổi giá và lượng cân bằng phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của cung và cầu

*trạng thái dư thừa

+ Trạng thái dư thừa (dư cung)

Bất kỳ một yếu tố nào tác động đến cung và cầu cũng có thể gây ra sự thay đổi trong giá cân bằng Khi thị trường chưa kịp điều tiết hoặc không điều tiết được (do có sự can thiệp của chính phủ) thì trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ xảy ra

Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P1 lớn hơn giá cân bằng PE Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn hơn lượng cầu (QS > QD) gây nên trạng thái dư thừa

Dư thừa còn gọi là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu tại một mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng

+ Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)

Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P2 nhỏ hơn giá cân bằng PE Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng cung (QD> QS) gây nên trạng thái thiếu hụt

Thiếu hụt còn gọi là thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại

*điều chỉnh giá thị trường

Trong nhiều trường hợp, khi giá cân bằng được hình thành từ quan hệ cung cầu trên thị trường tự do, mức giá có thể quá thấp đối với nhà sản xuất hàng hóa hoặc quá cao cho người tiêu dùng Khi đó, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường

Trang 9

bằng việc quy định giá trần hoặc giá sàn để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất hoặc người tiêu dùng

Có hai loại giá chính phủ đưa ra là giá trần và giá sàn

+ Giá sàn

Giá sàn là mức giá thấp nhất được phép lưu hành trên thị trường Chính phủ sẽ quy định mọi mức giá thấp hơn giá sàn là bất hợp pháp (thường được gọi là bán phá giá)

– Để giá sàn có hiệu lực thì giá sàn phải lớn hơn mức giá cân bằng trên thị trường

– Mục đích của việc đặt giá sàn của chính phủ là bảo vệ người sản xuất – Giá sàn gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường Biện pháp khắc phục tình trạng này là chính phủ mua vào toàn bộ lượng dư thừa

cung ứng hàng hoá Khi nhà nước cho rằng mức giá cân bằng trên thị trường là thấp, nhà nước có thể quy định một mức giá sàn – với tính cách là một mức giá tối thiểu mà các bên giao dịch phải tuân thủ – cao hơn Khi không được mua, bán hàng hoá với mức giá thấp hơn giá sàn, trong trường hợp này, những người bán hàng hoá dường như sẽ có lợi Nhờ việc kiếm soát giá của nhà nước, họ có khả năng bán hàng hoá với mức giá cao hơn giá cân bằng thị trường Một biểu hiện của việc định giá sàn là chính sách tiền lương tối thiểu Khi quy định mức lương tối

thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường (và chỉ trong trường hợp này, chính sách giá sàn mới có ý nghĩa), nhà nước kỳ vọng rằng những người lao động sẽ khấm khá hơn, nhờ có được mức lương cao hơn

+ Giá trần

Giá trần là mức giá cao nhất được phép lưu hành trên thị trường Chính phủ quy định mọi mức giá cao hơn giá trần là bất hợp pháp

– Để giá trần có hiệu lực thì giá trần nhỏ hơn mức giá cân bằng trên thị trường – Mục đích của việc đặt giá trần của chính phủ: để bảo vệ người tiêu dùng Khi đặt mức giá trần, người sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần đó – Giá trần gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường Biện pháp để khắc phục tình trạng này là chính phủ cung cấp toàn bộ lượng thiếu hụt của thị trường Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là bảo vệ những người tiêu dùng Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa

ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hy vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội

6

Trang 10

to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng Chính sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…

PHẦN 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ CỦA CÀ PHÊ TRONG NĂM 2018 – 2020

-Tính trong 2018 giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 1883 USD, giảm 15,7 % so với năm 2017 Giá cà phê tỉnh Tây Nguyên đã xuống còn khoảng 31.700/kg Như dự báo cho thấy giá cà phê khó có thể cải thiện trong niên vụ mới -Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 01/2019 đạt 183,7 nghìn tấn, trị giá 324,24 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 15,1% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với tháng 01/2018 Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 01/2019 đạt mức 1.765 USD/tấn, giảm 1,5% so với tháng 12/2018 và giảm 9,6% so với tháng 01/2018

-Do tình hình của dịch Covid-19, khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm

2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2%

về giá trị so với năm 2019

-Năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong nửa đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ vào nửa cuối năm Tháng 12, giá cà phê vối nhân xô tăng nhẹ

500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên so với năm cùng kỳ năm 2019 Giá cà phê cao nhất ở Đắk Lắk và thấp nhất ở Lâm Đồng

-Giá xuất khẩu cà phê trung bình đạt 2.000 USD/tấn vào tháng 12/2020, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 Năm 2020, giá xuất khẩu cà phê trung bình ước tính đạt 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019

Trang 11

Diễn biến giá cà phê năm 2019 và 2020

-Chủng loại cà phê xuất khẩu nước ta có nhiều loại như: Robusta, Arabica, Cà phê chế biến tuy nhiên xuất khẩu cà phê Robusta vẫn chủ yếu với khoảng 94% sản lượng

-Trong năm 2019, sản lượng cà phê Robusta đạt 1.37 triệu tấn, giảm 6.4% so với năm 2018

-Năm 2020 xuất khẩu cà phê Robusta trong 11 tháng đạt 1,22 triệu tấn, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019

-Và trong đó Đức, Mỹ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020

-Đồng thời từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực, mặt hàng cà phê được hưởng thuế 0%

sẽ tạo cơ hội cho cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực này

-Sản lượng cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2019-2020, sản lượng cà phê toàn cầu đạt 168,8 triệu bao giảm 0,9% so với niên vụ trước

-Việt Nam tập trung vào sản xuất loại cà phê Robusta với giá thành rẻ hơn trên thị trường quốc tế Vì vậy Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta số 1 thế giới chiếm khoảng 40% sản lượng toàn cầu Năm 2019 - 2020 về sản lượng

8

Trang 12

canh tác cà phê ở nước ta là khoảng 680000 hecta với ước tính sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019

Biểu đồ lượng cafe xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2018-2020

PHẦN 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH CÀ PHÊ TRONG NĂM 2021

Năm 2021 được gọi là một năm trỗi dậy của thị trường cà phê

3.1.Nguyên nhân

-Giá cà phê thế giới trong năm qua liên tục tăng mạnh do nguồn cung từ các nước lớn bị hạn chế

-Năm qua chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường cà phê trong nước và

cả thế giới sau thời gian dài chịu áp lực dư cung Theo đó, giá cà phê trong nước phục hồi 26% từ mức trên 30.000 đồng/kg lên khoảng 41.000 đồng/kg cuối năm

*Giá cà phê thế giới : Do Vương quốc Anh và các nước lớn ở Châu Âu tuyên bố siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội làm thị trường dấy lên tâm lý e ngại rủi

ro ảnh hưởng đến sàn giao dịch nông sản trong đó có cà phê

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w