1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu fcl bằng đường biển tại công ty tnhh tiếp vận quốc tế đại việt

73 26 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu FCL Bằng Đường Biển Tại Công Ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Đại Việt
Tác giả Lê Huyền My
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Vinh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 760,4 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 (13)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về rủi ro (13)
      • 1.1.1. Khái niệm (13)
      • 1.1.2. Đặc điểm (13)
    • 1.2. Khái quát về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và những rủi ro tiềm ẩn (15)
      • 1.2.1. Khái niệm về giao nhận (15)
      • 1.2.2. Đặc điểm của giao nhận (15)
      • 1.2.3. Khái niệm về hoạt động nhập khẩu (16)
      • 1.2.3. Rủi ro về nhập hàng nguyên container (FCL) (0)
      • 1.2.4. Rủi ro trong giao nhập hàng lẻ (LCL) (0)
      • 1.2.4. Rủi ro trong các bước hoạt động nhập khẩu hàng FCL bằng đường biển 12 1.3. Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển (21)
      • 1.3.1. Khái niệm chuỗi cung ứng (30)
      • 1.3.2. Định nghĩa quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (32)
      • 1.3.3. Các bước trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển (35)
  • Chương 2 (46)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt (46)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (46)
      • 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh (48)
      • 2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty 2020-2022 (50)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt (52)
    • 2.3. Quản lý rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt (55)
      • 2.3.1. Xác định rủi ro (55)
      • 2.3.2. Phân tích rủi ro (59)
      • 2.2.3. Ứng phó với rủi ro (63)
      • 2.2.4. Giám sát rủi ro (65)
    • 2.4. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt (66)
      • 2.4.1. Thành công (66)
      • 2.4.2. Hạn chế (67)
  • Chương 3 (69)
    • 3.1. Đề xuất giải pháp (69)
    • 3.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước (70)
    • 3.3. Kiến nghị đối với hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (71)
  • KẾT LUẬN (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)

Nội dung

Những điều này thúc đẩy cho hoạt động giao nhận trong xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trở nên mạnh mẽ nhưng nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức, các biện pháp để phòng trán

Cơ sở lý luận về rủi ro

Chúng ta có thể chưa có một định nghĩa chính thức, nhưng chúng ta thường nghĩ đến rủi ro, về những điều khó chịu có thể xảy ra Rủi ro sinh ra từ sự không chắc chắn, nhưng rủi ro khác với sự không chắc chắn là khi nhắc đến rủi ro bao giờ cũng kèm theo xác suất có thể xảy ra Ở đó, rủi ro là một khoản đầu tư sẽ mất tiền, rằng một chuyến tàu sẽ bị trì hoãn, rằng chúng ra sẽ có một tai nạn động cơ hoặc một người nào đó sẽ bị ốm Đối với các nhà quản lý, rủi ro là mối đe dọa rằng điều gì đó có thể xảy ra làm gián đoạn các hoạt động bình thường hoặc dừng lại mọi việc diễn ra theo kế hoạch

Ví dụ, có rủi ro rằng một sản phẩm mới không bán tốt như mong đợi, rằng một dự án sẽ không thành công, rằng chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng lên, việc giao hàng cho khách hàng sẽ bị trì hoãn, rằng một nhà cung cấp sẽ phá sản,

Rủi ro xảy ra bởi vì chúng ta không bao giờ có thể biết chính xác điều gì sẽ xảy ra trong tương lai

Như vậy, rủi ro thực chất chính là sự bất trắc, là sự cố làm đứt quãng, gián đoạn chuỗi cung ứng Rủi ro xảy ra khiến doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, uy tín hoặc lợi ích kinh doanh trong các hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm cơ bản của rủi ro là các sự kiện không lường trước được có thể xảy ra trong tương lai, hay nói đúng hơn là sự không chắc chắn về các sự kiện trong tương lại tạo ra rủi ro Nhưng chúng ta có thể liệt kê các sự kiện có thể xảy ra, biết rằng một trong số chúng sẽ xảy ra và cho mỗi xác suất

Chúng ta có thể sử dụng các dự báo tốt nhất là thực hiện mọi phân tích có thể, nhưng ở đó luôn không chắc chắn về các sự kiện trong tương lai Chính sự không chắc chắn này đã mang lại rủi ro

Sự không chắc chắn có nghĩa là chúng ta có thể liệt kê các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nhưng không biết điều gì sẽ thực sự xảy ra hoặc khả năng xảy ra tương đối

Sự khác biệt chính khi nói đến rủi ro bao giờ cũng kèm theo một xác suất xảy ra sự cố nhất định nào đó, còn sự không chắc chắn thì không (không có xác suất xảy ra)

Bảng 1.1 So sánh rủi ro và sự không chắc chắn Đặc điểm Rủi ro Sự không chắc chắn Định nghĩa

Khả năng xảy ra một sự kiện có thể gây ra tổn thất với một xác suất

Tình trạng không thể chắc chắn về kết quả của một sự kiện

Tính chất Có thể xác định được xác suất xảy ra và mức độ tổn thất

Không thể xác định được xác suất xảy ra và mức độ tổn thất

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiên tai, tai nạn, lỗi của con người,…hay nguyên nhân nội tại và nguyên nhân bên ngoài

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiếu thông tin, thiếu hiểu biết,…

Có thể giảm thiểu bằng các biện pháp như: phòng ngừa, khắc phục, kiểm soát,…

Có thể giảm thiểu được bằng các phương pháp khác nhau nhưng không thể loại bỏ Ông Knight (1921), đề xuất: “Nếu bạn không biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra nhưng bạn biết tỷ lệ cược, đó là rủi ro và nếu bạn thậm chí không biết tỷ lệ cược, đó là sự không chắc chắn” Điều này có nghĩa là sự không chắc chắn vẫn là “lĩnh vực của sự phán xét” – nhưng đối với rủi ro, chúng ta có thể thực hiện một số phân tích

Rủi ro có thể xuất hiện ở bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng Chúng có thể làm gián đoạn việc cung cấp nguyên vật liệu hoặc nhu cầu về sản phẩm, gây ra đỉnh nhu cầu đột ngột hoặc sụp đổ Rủi ro có thể nhỏ như một sự chậm trễ hoặc lớn như một thảm họa tự nhiên Tác động của rủi ro có thể ngắn hạn hoặc lâu dài, cục bộ hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng

Trên thực tế, hầu hết các rủi ro là khá nhỏ và có ít hậu quả Tuy nhiên, một số rủi ro có thể nghiêm trọng, gây ra tổn thất lớn về tài sản, lợi nhuận hoặc thậm chí là tính mạng Nói tóm lại, khi nói đến rủi ro chúng ta chúng ta có thể hiểu:

Thư viện ĐH Thăng Long

- Rủi ro là sự kiện bất ngờ xảy ra mà con người không thể lường trước được một cách chắc chắn Nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và bất cứ nơi đâu

- Rủi ro là những sự có gây ra tổn thất Khi ;rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậu quả Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất.

Khái quát về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và những rủi ro tiềm ẩn

1.2.1 Khái niệm về giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa

Theo Điều 163 Luật thương mại Việt Nam 1977 thì “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác

1.2.2 Đặc điểm của giao nhận

Hoạt động giao nhận hàng hóa có các đặc điểm sau:

- Không tạo ra sản phẩm vật chất mà chỉ tác động làm cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động

- Hoạt động giao nhận có tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của các nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu, nước thứ ba,

- Hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính thời vụ: Sản xuất thương mại gắn liền với vận tải giao nhận, hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu, mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ

- Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận: để tham gia hoạt động giao nhận hàng, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay Người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang bị máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động giao nhận Hoạt động giao nhận hàng có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người tham gia vào quy trình Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất Chất lượng của hàng hóa cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều lại hàng khác nhau Trình độ của người giao nhận cũng là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin cho khách hàng

1.2.3 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu

Luật thương mại (2005), điều 28, khoản 1, có nêu: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao động và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

1.2.3 Rủi ro trong nhập khẩu hàng nguyên container (FCL)

FCL (Full Container Load) là hàng nguyên container hoặc có thể hiểu là một lô hàng chiếm toàn bộ không gian của một container mà không phải chia sẻ nó với các người gửi hàng khác Đơn vị có thể thuê nguyên một container (FCL) có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container

FCL thường được sử dụng khi doanh nghiệp/đơn vị gửi hàng có lượng hàng lớn hoặc muốn đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển Khi sử dụng FCL, container sẽ được đóng plom (một dạng niêm phong) và plom sẽ không được mở cho đến khi container đến đích a) Ưu điểm của FCL:

Vận chuyển FCL phổ biến hơn đối với các lô hàng có khối lượng lớn vì những lý do sau: ít rủi ro hàng hóa bị hư hỏng giá cước theo khối lượng rẻ hơn, thời gian giao hàng

Thư viện ĐH Thăng Long nhanh hơn các hình thức vận chuyển đường biển khác

- Rủi ro: Với tất cả các loại hình vận chuyển, rủi ro là không thể tránh khỏi Mặc dù

FCL có lợi ích là có rủi ro tổng thể thấp hơn đáng kể nhưng vẫn có những mối nguy hiểm tiềm ẩn dưới đây mà người gửi hàng cần lưu ý

Trong lô hàng FCL, nếu hàng hóa không được xếp vào container đúng cách, nguy cơ thùng carton bị đổ trong quá trình vận chuyển hoặc quá trình dỡ hàng có thể dẫn đến hư hỏng hoặc thương tích Người mua cần thảo luận về kế hoạch xếp thùng carton với người bán và đảm bảo nhân viên xếp hàng tuân thủ kế hoạch

Sau khi hàng hóa được xếp lên container sẽ được niêm phong trước khi lên tàu khởi hành Trừ khi cần phải kiểm tra container, cửa container sẽ không mở cho đến khi nó đến cảng đích FCL có lợi ích là xử lý ít hơn đáng kể so với các lô hàng LCL do không cần phải gom hàng và tách rời hàng hóa của người gửi hàng khác Nhờ đó, FCL ít có nguy cơ hư hỏng trong quá trình logistics

Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

- Tên giao dịch quốc tế: DAI VIET INTERNATIONAL LOGISTICS CO.,LTD

- Địa chỉ: Phòng 702, Tầng 7 Tòa nhà LP, Số 508 Lê Thánh Tông, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH tiếp vẫn quốc tế Đại Việt

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định và điều lệ của pháp luật, đề ra các phương hướng

Nhân viên khai báo hải quan

Nhân viên khai báo hàng xuất Nhân viên khai báo hàng nhập

Nhân viên hiện trường (Ops)

Ops hàng xuất Ops hàng nhập

Thư viện ĐH Thăng Long phát triển, làm việc trực tiếp với các bên liên quan đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh

Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý toàn diện tại công ty, tham gia vào việc định hướng và thực hiện chiến lược kinh doanh Trực tiếp quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty, bảo đảm các quy trình hoạt động được tối ưu hóa để đạt hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí

Phòng kế toán: Có trách nhiệm quản lý và kiểm soát tài chính của công ty, bao gồm quản lý sổ sách, hóa đơn, thu chi, tài sản và chi phí sản xuất kinh doanh

- Thanh toán cước phí với hãng tàu, hãng giao nhận, khách hàng

- Thanh toán cước phí nội địa và các nhiệm vụ phát sinh

- Báo cáo doanh thu, tình hình thu – chi hàng tháng, lập bảng lương

- Với các chủ hàng, bộ phận kế toán lập hóa đơn thu tiền cước phí và dịch vụ với các lô hàng xuất từ các chủ hàng

- Đối với đại lý giao nhận, bộ phận kế toán lập Credit Note hay Debit Note cho đại lý hàng, thu cước phí collect và lệ phí nhờ thu của các lô hàng

- Thanh toán các khoản tạm ứng, các chi phí phát sinh

- Lập báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình Giám đốc

Bộ phận giao nhận: Là bộ phận có khối lượng công việc lớn nhất nên bộ phận này sẽ bao gồm nhân sự chịu trách nhiệm về khai báo hải quan và hiện trường

- Nhân viên khai báo hải quan: Đảm bảo và quản lý hiệu quả việc xử lý các thủ tục hải quan như khai báo và truyền tờ khai hải quan hải quan điện tử VNACCS;

Phân loại hàng hóa, tư vấn HS code, luật, thủ tục hải quan cho khách hàng;

Tra cứu, cập nhật các thông tin, văn bản, thông tư nghị định của các cơ quan hữu quan liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của hàng hóa;

Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ cần thiết của lô hàng theo quy định để làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, v.v cho lô hàng;

Phối hợp với các phòng ban công ty để hoàn tất thủ tục thông quan lô hàng xuất nhập;

Theo dõi, cập nhật tiến độ lô hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh cho đến khi hoàn tất thủ tục giao hàng

Tiếp nhận các loại chứng từ xuất nhập khẩu từ bộ phận chứng từ và bộ phận kinh doanh Để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu cho các đơn hàng thông quan thành công; Trực tiếp làm các công việc giao nhận hàng từ bộ phận cung cấp dịch vụ vận chuyển; Đảm bảo công việc giao nhận lệnh xuất và nhập hàng hóa;

Liên hệ khách hàng và các nhà cung cấp vận chuyển trong quá trình vận tải hàng hóa; Giám sát và kiểm tra tình hình hàng hóa trong kho và trên cảng, trước khi xuất hàng;

Trực tiếp điều phối quá trình bốc dỡ, đóng gói hàng hóa, nhập container,v.v vận chuyển về kho và ngược lại; Đảm nhiệm các công việc đổi lệnh hay lấy lệnh trên tàu, cảng bãi theo giấy tờ khai báo hải quan;

Lập báo công việc hàng ngày tới cấp trên hoặc bộ phận liên quan

Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt hoạt động bởi đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế, chuyên cung cấp những giải pháp logistics vận tải biển cho khách hàng

Các dịch vụ mà công ty đang kinh doanh bao gồm:

- Tư vấn & Môi giới hải quan

Công ty cung cấp dịch vụ vận tải biển hiệu quả về chi phí với thời gian vận chuyển hợp lý nhất giúp hàng hóa của khách hàng đến đích đúng giờ Dịch vụ vận tải biển của Đại Việt bao gồm:

- Dịch vụ hàng nguyên container (FCL)

Thư viện ĐH Thăng Long

- Dịch vụ đóng gói, bốc xếp

- Tư vấn và khai thuê hải quan

- Dịch vụ tư vấn tài liệu

- Xếp dỡ hàng nguy hiểm

2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty 2020-2022

Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt thành lập từ năm 2014, đến nay đã hoạt động được 9 năm, đó là khoảng thời gian không dài mà cũng không ngắn Nhân sự trong công ty luôn nỗ lực cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Tổng doanh thu của công ty dựa trên 3 phương thức kinh doanh chính: vận tải đường biển, vận tải nội địa và dịch vụ hải quan Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022:

Bảng 2.1 So sánh kết quả kinh doanh 2020-2022

Chênh lệch So sánh (%) Chênh lệch So sánh (%) Doanh thu 55,247,152,461 64,702,519,251 71,098,714,799 9,455,366,790 117.11% 6,396,195,548 109.89%

(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt)

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh Của Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt 2020-2022 Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 55,247,152,461 64,702,519,251 71,098,714,799

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,825,038,652 5,004,248,079 5,610,388,954

4 Doanh thu hoạt động tài chính 357,422,628 378,623,132 449,596,937

6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 338,137,480 759,712,479 825,923,560

7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,624,219,509 4,346,831,527 4,921,176,236

9 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,637,901,832 4,347,899,935 4,937,250,163

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 526,383,217 668,323,410 810,424,520

10 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,111,518,615 3,679,576,525 4,126,825,643

(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt)

Thực trạng hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

Sơ đồ 2.2 Các bước tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu FCL bằng đường biển

Bước 1: Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải Đại Việt cần phối hợp với người nhập khẩu nắm bắt tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyển phương tiện vận tải Trong đó:

- Trường hợp đã có hợp đồng với người chuyên chở thực tế, công ty cần liên lạc với hãng vận chuyển để biết lịch trình của phương tiện vận chuyển có gì thay đổi không

Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải

Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu

Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định

Thư viện ĐH Thăng Long

- Trường hợp cần lưu cước (Booking note) với hãng tàu do người nhập khẩu là người chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế (Terms E, F), công ty sẽ thực hiện các bước để đặt booking cho khách hàng

Bước 2: Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu

Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt nhận pre-alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài, in chứng từ ra, kiểm tra đối chiếu MBL và HBL các chi tiết có khớp nhau không (POL, POD, Container/Seal, Shipping mask, Description of goods, G.W, Measurement) Nếu có khác biệt thì viết mail báo ngay cho đại lý, yêu cầu họ kiểm tra chi tiết trên MBL đúng hay HBL đúng và chính sửa bill để nộp Manifest

Trước ngày tàu đến hãng tàu hoặc Co-loader sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival notice), dựa trên A/N mà hãng tàu gửi thường có thông báo tiền cước và các Local charges phải nộp Kiểm tra xem tiền cước Collect có khớp với Pre-alert của đại lý không Dựa trên A/N của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng

Nắm tình hình hoặc thay thế chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng vận chuyển để lấy lệnh D/O và đóng lệ phí Người nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo và thông quan hải quan: Hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, chứng nhận kiểm dịch, hun trùng, nguồn gốc xuất xứ,…

Trường hợp thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì bộ chứng từ hàng hóa, gồm vận đơn được gửi trực tiếp từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu Trường hợp thanh toán bằng hình thức nhờ thu hoặc thư tín dụng, bộ chứng từ được gửi về qua ngân hàng

Bước 3: Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định Đại Việt sẽ phối hợp với người người nhập khẩu để thực hiện các công việc:

- Khai báo và thông quan hàng hóa nhập khẩu Công ty có thể khai báo dưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên chính mình (đại lý khai báo hải quan) Nếu hàng hóa bị phân vào luồng đỏ cần phối hợp với cạn bộ hải quan để kiểm tra thực tế hàng hóa

- Tiến hành kiểm nghiệm, giám định (nếu cần) và lấy giấy chứng nhận hay biển bản tích hợp

- Nhận hàng nhập khẩu từ người vận chuyển thực tế

- Mang D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến Văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O đồng thời bảng 1 bản D/O đến Hải quan giám sát để đối chiếu với Manifest

- Đến bãi và tìm vị trí container

- Đến phòng Điều độ của cảng nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên lai thanh toán các chi phí này cùng với D/O để đối chiếu xuất kho cho phép hàng rời khỏi cảng

- Trường hợp mang container về kho riêng để kiểm hóa và rút hàng thì cần làm đơn gửi hãng tàu để mượn container về kho riêng, yêu cầu xếp container lên phương tiện vận tải Sau khi rút hàng xong người giao nhận bố trí mang container về trả lại cảng

- Trường hợp dỡ hàng trong container ngay tại cảng thì phải có lệnh điều động công nhân để dỡ hàng khỏi container và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển

- Hoàn tất việc nhận hàng nếu trong quá trình kiểm hóa không có vấn đề gì về hàng hóa và hồ sơ khai báo hải quan

Vận chuyển hàng hóa bằng container có tính chuyên dụng cao nên khi giao nhận container cũng tiến hành đơn giản hơn nhưng cần lưu ý:

- Số hiệu container phải rõ ràng

- Niêm phong kẹp chì phải còn nguyên vẹn và phù hợp với bảng kê khai hàng hóa (Manifest)

- Tình trạng của vỏ container phải trong điều kiện bình thường, không bẹp, méo, không thủng, cong vênh,… Khi phát hiện những tình trạng hư hỏng sẽ bị lập biên bản

Bước 4: Quyết toán chi phí

Sau khi tổ chức nhận hàng nhập khẩu xong, công ty tiến hành vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được quy định trong hợp đồng

Công ty sẽ quyết toán chi phí với các nhà cung cấp và người nhập khẩu các chi phí như cước vận chuyển (nếu có), local charge tại đầu nhập khẩu, phí hoa hồng cho đại lý nước ngoài và các chi phí khác

Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và việc thống nhất gửi hóa đơn gốc tùy thuộc vào thống nhất giữa Đại Việt và người nhập khẩu

Thư viện ĐH Thăng Long

Quản lý rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

Đối với chuỗi hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL, Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt là bên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho nhà nhập khẩu Do đó, công ty sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhập khẩu bao gồm giao nhận, hải quan, xử lý công việc tại cảng và các hoạt động logistics liên quan khác cho khách hàng của mình (nhà nhập khẩu) tương đương với từ bước 4 đến bước 5 trong Sơ đồ 1.1 về chuỗi cung ứng hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển

Hiện tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt chủ yếu sử dụng hai phương pháp để xác định rủi ro đó là phân tích các sự kiện trong quá khứ bằng cách thống kê những rủi ro mà công ty gặp phải trong quá trình hoạt động và thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ Hai phương pháp này không quá khó để thực hiện mà nó còn mang đến cho công ty cái nhìn thực tế nhưng rủi ro mà chuỗi cung ứng giao nhận hàng nhập khẩu có thể gặp phải Bên cạnh đó, những rủi ro được công ty ghi nhận cũng dựa trên thực tế bản thân công ty đã gặp phải qua những lần thực hiện dịch vụ của mình

Hàng tháng công ty sẽ có những buổi để nhân sự trong công ty chia sẻ với nhau về kinh nghiệm xử lý lô hàng cũng như rủi ro mà họ gặp phải trong quá trình làm hàng từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục và thống kế lại những rủi ro đó Những chia sẻ này góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng xử lý cho các nhân viên khác, giúp mọi người có cái nhìn tổng quan và phản ứng nhanh nhạy hơn khi đối mặt với những loại rủi ro có thể xảy ra sau này

Bảng 2.3 Phương pháp xác định rủi ro của Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Phân tích các sự kiện trong quá khứ

- Có thể xác định được các rủi ro tiềm ẩn dựa trên dữ liệu thực tế

- Xác định được những rủi ro có khả năng xuất hiện lại cao

- Có thể xác định được những rủi ro tiềm ẩn ở nhiều cấp đồ khác nhau, từ rủi ro cá nhân đến rủi ro tổ

- Tốn thời gian và công sức nếu vấn đề khó và nhiều rủi ro

- Chỉ có thể xác định được các rủi ro tiềm ẩn đã xảy ra trong quá khứ

- Khó có thể các định chức

- Tìm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách hiệu quả được rủi ro mới

- Yêu cầu dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất

Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ

- Cung cấp thông tin trực tiếp và chính xác: Thanh tra hiện trường cho phép thu thập thông tin trực tiếp về tình hình thực tế tại các nhà cung cấp, kho hàng, cảng biển, v.v Điều này giúp xác định rủi ro một cách hiệu quả hơn so với các phương pháp dựa trên dữ liệu thứ cấp

- Thanh tra hiện trường có thể giúp phát hiện các rủi ro tiềm ẩn mà các phương pháp khác có thể bỏ sót như rủi ro về chất lượng hàng, an toàn lao đồng, tuân thủ quy định, v.v

- Thanh tra hiện trường giúp tăng cường sự hiểu biết về hoạt động của chuỗi cung ứng, từ đó giúp xác định rủi ro một cách hiệu quả hơn

- Việc trực tiếp tham quan các cơ sở và gặp gỡ các bên liên quan giúp: Nắm bắt rõ hơn về quy trình vận hành, xác định các điểm yếu trong chuỗi cung ứng

- Có thể gây gián đoạn cho hoạt động kinh doanh: Việc thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ có thể gây gián đoạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tốn thời gian và chi phí bao gồm: chi phí thanh tra, chi phí đi lại, mất thời gian của nhân viên

Thư viện ĐH Thăng Long

Dựa vào kết quả xác định rủi ro trong chuỗi hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu, Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt thống kê số rủi ro mà công ty đã gặp phải trong năm 2023 bao gồm 7 nhóm rủi ro chính và tần suất xảy ra dưới bảng 2.4

Bảng 2.4 7 nhóm rủi ro chính trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL của công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt năm 2023

Nhóm rủi ro Tần suất

Rủi ro về thời gian giao nhận hàng 217

Rủi ro trong hoạt động khai báo hải quan 123

Rủi ro về hàng hóa 47

Rủi ro từ nhà cung cấp 43

Rủi ro từ khách hàng 15

(Nguồn: Phòng giao nhận, Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt)

Trong đó, ứng với mỗi nhóm rủi ro chính sẽ bao gồm danh sách rủi ro mà công ty đã thống kế dưới Bảng 2.5

Bảng 2.5 Danh sách rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL của công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt năm 2023

STT Nhóm rủi ro Tên rủi ro

1 Rủi ro về thời gian giao nhận hàng

Rủi ro tắc nghẽn giao thông

Rủi ro chậm hoàn thành thủ tục hải quan

Rủi ro chậm/không thuê được phương tiện vận tải

Rủi ro tàu về muộn Rủi ro kỹ thuật, phương tiện vận tải Rủi ro sai địa chỉ, tên người nhận Các rủi ro khác

2 Rủi ro thanh toán Rủi ro chậm/không được thanh toán

Rủi ro tranh chấp chi phí cuối cùng Rủi ro thanh toán không đầy đủ Rủi ro không khớp tỷ giá thanh toán Các rủi ro khác

3 Rủi ro trong hoạt động khai báo hải quan

Rủi ro lỗi hệ thống Rủi ro khai sai thông tin trên tờ khai Rủi ro từ bộ chứng từ đính kèm Rủi ro sai tên hàng

Rủi ro sai HS Code Rủi ro khai thiếu trị giá

Rủi ro hết hạn chữ ký số Rủi ro hủy, sửa tờ khai hải quan, bổ sung tờ khai

Rủi ro chậm trễ trong việc đóng thuế nhập khẩu

4 Rủi ro về hàng hóa

Rủi ro giảm chất lượng hàng Rủi ro hàng hóa không đúng số lượng, mẫu mã Rủi ro hàng hóa bị lỗi, không đúng chất lượng

Rủi ro hàng bị hư hỏng, mất mát Rủi ro hàng hóa bị thu giữ, tịch thu Các rủi ro khác

5 Rủi ro từ nhà cung cấp

Rủi ro nhà cung cấp không thực hiện theo đúng thời gian giao hàng

Rủi ro về chất lượng dịch vụ Các rủi ro khác

6 Rủi ro pháp lý Rủi ro hàng nhập khẩu có điều kiện

Thư viện ĐH Thăng Long

Rủi ro hàng phải tham vấn giá Rủi ro hàng thuộc danh sách cấm nhập khẩu Các rủi ro khác

7 Rủi ro từ khách hàng

Rủi ro về thông tin khách hàng cung cấp Rủi ro khách hàng thay đổi yêu cầu Rủi ro khách hàng không nhận hàng Khách hàng gian lận, lừa đảo

(Nguồn: Phòng giao nhận, Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt) 2.3.2 Phân tích rủi ro

Từ dữ liệu mà công ty đã thống kê danh sách nhóm rủi ro và tần suất xảy ra trong năm 2023 đối với hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL như Bảng 2.4 ta có Biểu đồ 2.1 sau:

Biểu đồ 2.1 Thống kê rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL của công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt năm 2023

Có thể thấy 3 nhóm rủi ro cao nhất với tần suất xuất hiện trên 100 lần, lần lượt là rủi ro về thời gian giao nhận hàng, rủi ro thanh toán và rủi ro trong hoạt động khai báo hải quan Như vậy 3 nhóm này được xác định có tần xuất hiện cao Đối với mức độ tổn thất, công ty không ghi lại số liệu cụ thể về thiệt hại của từng rủi ro mà sẽ đánh giá trực quan,

Rủi ro về thời gian giao nhận hàng

Rủi ro trong hoạt động khai báo hải quan

Rủi ro về hàng hóa

Rủi ro từ nhà cung cấp

Rủi ro từ khách hàng

Thống kê rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL của công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt năm 2023 đây là phương pháp đơn giản nhất để xác định mức độ tổn thất Phương pháp này dựa trên việc quan sát trực tiếp tổn thất và đánh giá mức độ ảnh hưởng của tổn thất đối với hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại công ty

Dưới đây là ma trận đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt, thông qua việc phỏng vấn giám đốc cũng như nhân sự tại công ty

Bảng 2.6 Ma trận đo lường rủi ro tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

Tần suất xuất hiện Mức độ tổn thất

- Rủi ro trong hoạt động khai báo hải quan

- Rủi ro về hàng hóa

- Rủi ro từ khách hàng

- Rủi ro về thời gian giao nhận hàng

- Rủi ro từ nhà cung cấp

- Rủi ro pháp lý a) Những rủi ro nhóm I – Tần suất xuất hiện cao, mức độ tổn thất nghiêm trọng cần được quan tâm hàng đầu:

- Rủi ro thanh toán: Liên quan đến hoạt động quyết toán chi phí với các bên liên quan của công ty, là việc xác định, tổng hợp các khoản thu chi mà khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty và các khoản mà công ty đứng ra thanh toán trước cho khách hàng để tránh gián đoạn hoạt động chuỗi Quy trình quyết toán chi phí thường phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian Nhân viên kế toán là người trực tiếp thực hiện quyết toán, các hóa đơn và chứng từ thanh toán sẽ được tổng hợp lại để kế toán xử lý và lập ra hóa đơn cuối cùng để gửi cho khách hàng

Thanh toán chậm là rủi ro thường xảy ra nhất do nhà nhập khẩu thường cố gắng kéo dài thời gian công nợ, tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến công ty do phải trả cả khoản thuế, lãi suất phát sinh thêm

Ngoài ra, việc giữa công ty và nhà nhập khẩu tranh chấp chi phí cuối cùng do trong

Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động quản lý rủi ro trong giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH tiếp vận quốc tế Đại Việt, nhận thấy công ty đã ngày một thành công và đạt được một số thành công rõ rệt như: a) Trong quá trình xác định rủi ro

Mặc dù chưa có phòng, ban quản lý rủi ro nhưng ban giám đốc công ty đã cho xây dựng, thiết lập bảng thống kê các rủi ro mà công ty đã gặp phải theo từng quý Nhớ đó Đại Việt đã có thể xác định được phần lớn các rủi ro có thể xảy ra một cách khá hiệu quả Để có thể phòng ngừa và hạn chế được các rủi ro thì trước hết là cần xác định được có những rủi ro nào Việc có những phương án nhận diện rủi ro thích hợp đã giúp Đại Việt xác định được dấu hiệu xuất hiện rủi ro, từ đó gia tăng khả năng ngăn chặn các rủi ro xảy ra

Trước khi tiến hành thực hiện hợp đồng, các cán bộ nhân viên luôn chuẩn bị trước các kế hoạch từ khảo sát thị trường, tiềm năng của đối tác, hoạch định kế hoạch cho từng bộ phận cụ thể để quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra trơn tru Ngoài ra chỉ ra những khó khăn có thể gặp phải để giám sát và có biện pháp đối phó thích hợp b) Trong hoạt động phân tích rủi ro

Công ty đã không ngừng cố gắng để tuyển chọn nhân tài và đào tạo đội ngũ nhân viên ngày càng có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh

Trong quá trình làm việc, đội ngũ nhân viên công ty luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, trách nhiệm với công việc, trau dồi những kiến thức về quản lý rủi ro một cách tốt nhất Ngoài ra, nhân viên làm việc lâu năm có dày dặn kinh nghiệm luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ các nhân viên còn non trẻ để tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mọi người cùng phát triển c) Trong hoạt động ứng phó rủi ro

Công ty cũng đã tăng khả năng nắm bắt thông tin luôn cập nhật tình hình chung và tình hình riêng của các lô hàng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng biển

Công ty trong quá trình hoạt động luôn phong phú các nguồn thông tin để có thể tiếp

Thư viện ĐH Thăng Long cận và cải thiện quy trình của công ty Đồng thời hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, ví dụ với một lô hàng cụ thể, công ty có thể cập nhật sớm thông tin về tình hình, lịch trình vận chuyển cũng như dự báo thời tiết trong thời gian khởi hành Hệ thống thu thập thông tin và sử dụng nguồn thông tin khá hiệu quả, từ đó trong những thời gian gần đây, tỷ lệ rủi ro xảy ra ngày cảng giảm

Khi xảy ra những rủi ro bất ngờ, công ty đã kịp thời đưa ra biện pháp để kiểm soát và khắc phục rủi ro, không để ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng cho khách d) Hoạt động giám sát rủi ro

Hoạt động giám sát rủi ro đã mang đến cho công ty dấu hiệu tích cực khi các rủi ro giảm đáng kể về tần suất xuất hiện và tổn thất mà chúng gây ra Bởi công ty luôn có giám đốc cùng trưởng phòng giao nhận phụ trách giám sát theo dõi tiến trình hoạt động trong chuỗi và nhanh chóng xác định rủi ro tiềm ẩn để hạn chế ảnh hưởng nhất có thể

Thứ nhất, quy trình xử lý rủi ro còn cứng nhắc, chưa linh hoạt: Công ty vẫn còn giữ vững những quy tắc xử lý với phần lớn các lô hàng, nhiều trường hợp rủi ro xảy ra có tính chất khác nhau những vẫn áp dụng các cách xử lý như nhau, không thay đổi phương án xử lý theo từng trường hợp rủi ro cụ thể Điều này dẫn đến việc quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả, trong một vài tình huống còn khiến tổn thất gây lên lớn hơn so với dự kiến ban đầu Bên cạnh đó, việc xin quyết định xử lý rủi ro phải trải qua nhiều bước và chờ xác nhận từ Giám đốc và các bộ phận tham gia Việc này khiến quy trình xử lý rủi ro bị rời rạc, kéo dài thậm chí bị gián đoạn gây nên sự tốn kém tiền bạc và công sức của nhân sự

Thứ hai, tuy rằng Đại Việt đã luôn cố gắng xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng nhưng thực tế công ty vẫn chưa bổ sung đủ nguồn lực tương ứng với lượng công việc Hiện tại, các nhân viên Ops hiện trường bên công ty cũng luôn trong tình trạng quá tải công việc vì vị trí công việc này khó để tuyển thêm nhân sự Việc một bộ phận đảm nhiệm quá nhiều đầu việc sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có và gây nên áp lực công việc khá lớn, khiến năng suất làm việc sẽ không được hiệu quả Kỹ năng nghiệp vụ yếu cũng là một phần gây nên những sai sót khi không được đào tạo kỹ Ngoài ra các nhân sự là những người trực tiếp tham gia vào quy trình lại thiếu kỹ năng phân tích và xác định các nguy cơ rủi ro

Thứ ba, công ty chủ yếu sử dụng phương pháp thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ và phân tích các rủi ro trong quá khứ để nhận diện ra các rủi ro trước mắt mà thiếu sự phân tích và quan sát sâu do đó có những nguy cơ rủi ro luôn xuất hiện và không lường trước được khi rủi ro xảy ra Mặc dù nhờ công nghệ cao, các thông tin nhạy bén, việc tra cứu thông tin cũng dễ dàng nên hiện nay việc xử lý rủi ro đã đơn giản hơn và có kết quả tốt hơn Tuy nhiên, nguyên nhân chính là tình trạng thiếu thốn nguồn nhân lực trình độ để xử lý; và tiềm lực tài chính hạn chế để có thể thuê ngoài vấn đề này

Thư viện ĐH Thăng Long

Đề xuất giải pháp

Thứ nhất, công ty cần bổ sung thêm nguồn lực tương ứng với lượng công việc hoặc có thể sử dụng một phương án khác là đào tạo nhân viên để tăng cường năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, giảm thời gian thực hiện và tăng hiệu quả trong xử lý rủi ro Bên cạnh đó, công ty có thể tăng cường hợp tác với đối tác để chia sẻ nguồn lực và kiến thức, đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng, tăng doanh thu và cả nguồn lực cho công ty

Thứ hai , đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực bằng cách tuyển dụng nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ tốt ngay từ ban đầu, hoặc bằng các đào tạo chuyên sâu cho lực lượng nhân lực hiện tại (cử nhân viên đi học các khóa đào tạo do các hiệp hội tổ chức các khóa học về hàng nguy hiểm của FIATA, khóa học nghiệp vụ của VISABA về phòng ngừa và hạn chế rủi ro,…) Mục đích để họ có khả năng phân tích và linh hoạt với trường hợp rủi ro khác nhau trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, đảm bảo có khả năng xử lý rủi ro một cách hiệu quả, nhanh chóng Đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các nhân sự thiếu trách nhiệm làm việc gây ra rủi ro trong quá trình làm hàng, đồng thời có hình thức khen thưởng phù hợp với các nhân viên có kết quả làm việc tốt

Thứ ba, công ty cần hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu, nhân dạng và dự báo rủi ro Ngay từ trước khi ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu, Đại Việt cần tìm hiểu, dự báo những rủi ro có thể xảy ra để có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro Quá trình dự báo cần mất nhiều thời gian và nguồn nhân lực để có thể đạt được hiệu quả chính xác, tuy nhiên, nếu có thể phát hiện sớm thì tổn thất có thể bớt nặng nề, tránh gây ra thiệt hại quá nhiều

Thứ tư, để quy trình xử lý rủi ro không còn cứng nhắc, công ty thay vì áp dụng một quy trình chung cho toàn công ty thì thiết kế có tùy chỉnh quy trình xử lý rủi ro với mỗi phòng ban riêng Quy trình phải được thiết kế sao cho phù hợp với các hoạt động và mục tiêu của từng bộ phận, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng các bộ phận này phải tuân thủ các quy định chung của công ty Tối ưu hóa quy trình này sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt trong việc xử lý rủi ro và giảm thiểu các hạn chế cứng nhắc Ngoài ra, việc áp dụng các công nghệ thông tin đang được nhiều bên áp dụng trong việc quản lý rủi ro Các công nghệ thông tin này có thể giúp tăng cường khả năng dự báo và phát hiện các rủi ro, đồng thời cung cấp các giải pháp để giảm thiểu tác động của các rủi ro này Cuối cùng, việc tạo sự đồng thuận của tất cả các bộ phận sẽ giúp rủi ro được giải quyết nhanh chóng và gọn gàng

Cuối cùng, công ty cần đẩy mạnh công tác dự báo biến động của môi trường kinh doanh, cũng cần cập nhật tình hình kinh tế, chính trị để bắt kịp với xu thế kinh tế để đảm bảo bố trí nhân sự phù hợp với công việc, bên cạnh đó thường xuyên cập nhật điều luật của Nhà nước để nắm được nghĩa vụ, nhiệm vụ đối với Nhà nước và thực hiện cho đúng để tránh những rủi ro liên quan đến luật pháp và kinh tế của đất nước.

Một số kiến nghị đối với nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần tiến hành sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các khung pháp lý về hoạt động Logistics rõ ràng, hợp lý, ban hành các văn bản dưới luật theo hướng mở cửa hội nhập, cải cách thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vừa thể hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế Cải cách thủ tục hải quan theo phương hướng đơn giản hóa và công khai minh bạch Điều này không chỉ bảo vệ các doanh nghiệp Việt trước các rủi ro do bất đồng luật lệ gây nên mà còn có thể thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác phát triển quan hệ thương mại vào nước ta Tuy nhiên, vẫn cần có công tác quản lý chặt chẽ, tránh các công ty cạnh tranh không lành mạnh, phá giá thị trường, gây tổn hại doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước

Thứ hai , đổi mới chính sách đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác tác nghiệp Logistics do hệ thống giao thông vận tải có mối quan hệ mật thiết với logistics để hạn chế các rủi ro như tai nạn, sự cố bất khả kháng do hiện tại hệ thống cầu cảng, đường bộ, cầu cống còn khá lạc hậu, một số đang trong tình trạng xuống cấp nặng nề Chuyển đổi, nâng cấp, đầu tư mở rộng các hạ tầng logistics như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận nói chung để giúp hoạt động nhập khẩu hàng hóa diễn ra hiệu quả và hạn chế rủi ro

Thứ ba, có các biện pháp tuyên truyền về chính sách và pháp luật để các doanh nghiệp nắm vững, từ đó các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định, tránh được các rủi ro do thiếu hiểu biết về luật hải quan, quy định xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhà nước

Thứ tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động giao nhận vận tải để có được nguồn vốn và công nghệ hiện đại, để nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của ngành cải thiện được các vấn đề như: tải trọng tài hạn chế, cảng nông, thiết bị xếp dỡ hàng hóa lạc hậu, kho bãi nhỏ hẹp,…

Thư viện ĐH Thăng Long

Thứ năm, tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định, việc ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa – tiền tệ cần được cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp để tránh các trường hợp rủi ro trong việc vay vốn hay thanh toán tiền tệ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, ổn định an toàn xã hội cũng đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản và các quyền cơ bản cho các doanh nghiệp.

Kiến nghị đối với hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam

Quản trị rủi ro là hoạt động cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong quá trình nhập hàng Vì chi phí vận chuyển chiếm hơn một nửa tổng chi phí của hoạt động logistics và các rủi ro có thể gây tăng chi phí cho hoạt động này Do đó, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cần phải đóng vai trò quan trọng để tối đa hóa quy trình nhập hàng nhập khẩu Để làm được điều này, Hiệp hội cần tập trung vào việc phát triển các doanh nghiệp, tạo ra các doanh nghiệp lớn đủ mạnh để cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, mở rộng thị trường dịch vụ logistics trong nước và quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí logistics quốc gia, tăng cường kết nối vùng kinh tế, tạo chuỗi giá trị liên kết và phát triển ngành dịch vụ logistics trong điều kiện Chính phủ điện tử và kinh tế số

Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần cung cấp hỗ trợ riêng biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các công ty có thể đạt được niềm tin phát triển và đảm bảo sự công bằng trong thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành

Cuối cùng, Hiệp hội cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, cùng với đó là đưa ra các kiến nghị hỗ trợ để mở rộng phát triển toàn ngành, gia tăng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong quy trình nhập hàng nhập khẩu, đặc biệt là qua đường hàng không.

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình "Nguyên lý cơ bản về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng". (n.d.). Đại học Thăng Long - Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý cơ bản về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
2. Giáo trình "Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng". (n.d.). Đại học Thăng Long - Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng
3. PGS.TS Trần Hùng (2017). Giáo trình “Quản trị rủi ro”. Đại học Thương Mại, Hà Nội.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro
Tác giả: PGS.TS Trần Hùng
Năm: 2017
4. Vitalijs Kalinovs. (2017). Risk and risk management in the shipping industry. Copenhagen Business School. https://research-api.cbs.dk/ws/portalfiles/portal/60758736/309528_Master_s_thesis.pdf Các trang web tham khảo Link
5. FCL Và LCL Là Gì? Những Lưu Ý Khi Book Cước Cần Biết – VinaTrain Việt Nam. (2023, August 16). VinaTrain. https://vinatrain.edu.vn/fcl-va-lcl-la-gi/ Link
6. Hạn chế Vi phạm Pháp luật trong Nhập khẩu Hàng hóa. (2021, August 17). Le & Tran. https://letranlaw.com/vi/insights/han-che-vi-pham-phap-luat-trong-nhap-khau-hang-hoa/ Link
7. Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. (2022, December 6). Tải luận văn. https://tailuanvan.com/rui-ro-trong-hoat-dong-kinh-doanh-xuat-nhap-khau.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w