Một số khía cạnh khác cũng được đề cập trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhóm chỉ tiêu an toàn nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có vấn đề, nợ phải trả theo ngành, t
Trang 1TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN VIEN NGAN HANG TAI CHINH
CHUYEN DE TOT NGHIEP
DE TAI: “GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA KINH
DOANH CUA NGAN HANG OCB - CHI NHANH HA NOI”
Ho va tén: Luong Tién Nam
Mã sinh viên: 11218886
Lớp chuyên ngành Ngân hàng 63C Giảng viên hướng dẫn: Th§ Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2024
Trang 2CHUONG 1; CO SO LY LUAN VE HIEU QUA KINH DOANH TRONG
NGAN HANG THUONG MAI 4
1.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại: - eects 4 1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 22 2 2n tr rrryg 4 1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM Q0 2222112121212 errse 7 1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Q.2 S22 2e 9 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 9 1.2.2 Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại .l Í
1.2.3 Nội dung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 14
1.2.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM 2sc¿ 16 1.2.5 Nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẺ HIỆU QUA KINH DOANH CUA OCB -
2.1 Tổng quan về NHTM cô phần OCB và chỉ nhánh Hà Nội -.- 55 28
2.1.1 Tông quan về NHTM cô phần phương đông - sen 28
2.1.2 Tông quan về chỉ nhánh Hà Nội à S2 222tr re 34 2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại NHTM cô phần Phương Đông - chỉ
nhánh Hà Nội 2222222222 221222122112221222221222222222222221222 re 39 2.2.1 Chỉ tiêu về thu nhập của chỉ nhánh 2 2222221 22122121221 21212 e2 39
2.2.2 Chí tiêu về chi phí của chỉ nhánh 2s nh He rrờe 42
2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của chỉ nhánh 22-2 2s 2222 cv 44
2.2.4 Hiệu quả quản lý của chị nhánh 0221211221211 121 1221215511551 sxy 46
2.2.5 An toàn tài chính - 2s 2222211221222 esse teen eesersteeetteteriesrestareteeseeess 46
2.3 Đánh giá về hiệu quả kinh đoanh của ngân hàng OCB - Chỉ nhánh Hà
Trang 3CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ KINH DOANH CÚA
NGAN HÀNG OCB - CHI NHÁNH HÀ NỘI 53
3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của OCB — Chị nhánh Hà Nội
Gem nA 02T -343ã1⁄1MLBAB8Ắ 53 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng OCB — chi nhanh
3.2.1 Tăng cường thu hút khách hàng mới thông qua kênh điện tử với các
trải nghiỆm THỚI 2 2 020 202122123112121 1551121211101 011112111 01111 2111011112 511111 HT ray 35
Cơ sở đề xuất giải pháp - n2 H2 HH treo 55 3.2.2 Đây mạnh số hóa, giảm chỉ phí vốn -s n2 n2 grờn 56
3.2.3 Nâng cao chat wong ngu6n nn Le cece cess eeseeeseereseseeresenseseneens 58
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xếp hạng tín dụng đối với các nhóm nợ của khách hàng theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước 02022122212 1221221211 10111 25111112 re 38 Bang 2.2: Thu nhập và tý trọng thu nhập của chi nhánh giai đoạn 2019 — 2022 39 Bang 2.3: Tỷ trọng các khoản thu nhập của chị nhánh giai đoạn 2019 - 2022 40 Bang 2.4: Chi phi cua chi nhánh giai đoạn 2019 — 2022 2ì cà nhe re 42 Bảng 2.5: Ty trọng về chi phí của chỉ nhánh giai đoạn 2019 - 2022 44
Bang 2.6: Các khoản thu nhập thuần và lợi nhuận trước thuế của chỉ nhánh giai
010206 0020220000007 44
Bảng 2.7: Lợi nhuận trước thuế kế hoạch và tiễn độ hoàn thành của chỉ nhánh
lì it v00 0027/22 0001010070 45 Bang 2.8: Hiệu quả quản lý của chị nhánh giai đoạn 2019 - 2022 - 46 Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ phân loại theo các nhóm nợ tại Chi nhánh giai đoạn
"022 occcccceecceseneeseesserecsecescseessscessetcssvassrevsteseeneeststesestesttecisentteeterensenees 46
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của mọi ngân
hàng thương mại Vấn đề này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: hiệu quả kinh doanh dựa trên góc độ tài chính hoặc góc độ phi tài chính Về vấn đề hiệu qua
doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chúng thường được thể hiện thông qua lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên tang vén (ROE) va hiéu qua dau tr
(ROI) Một số khía cạnh khác cũng được đề cập trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhóm chỉ tiêu an toàn (nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có
vấn đề, nợ phải trả theo ngành, thời gian) hiệu quả kinh doanh này Trong một
nhóm, các ngân hàng thường tăng ROE hoặc thu nhập trên mỗi cô phiêu đề giúp các
nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng, đồng thời thúc đây ngân hàng có những mục tiêu
cụ thể trong việc xây dựng chiến lược riêng của mình Đây là cách tiếp cận truyền thông thường được đề cập trong nhiều nghiên cứu Nếu tiếp cận theo góc độ phi tai chính, thường sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên những mối quan hệ với khách hàng, bởi đó là nền tảng để hiện thực hóa và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Từ những phân tích trên, việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Phương Đông chỉ nhánh Hà
Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp là thực sự cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và
thực tiễn Đề tài này sẽ tập trung đánh giá dựa trên góc độ tài chính và giới hạn các chỉ tiêu đánh giá để phù hợp với một chỉ nhánh ngân hàng
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Ngân hàng thương mại cỗ phần Phương Đông chỉ nhánh Hà Nội Đề thực hiện mục
dich này, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề là:
- Hệ thông hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
- Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một
số Ngân hàng thương mại trên Thế giới cũng như của các NHTM hàng đầu Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cô phần Phuong Dong chi nhánh Hà Nội
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương
Trang 6mại cô phân Phương Đông chỉ nhánh Hà Nội trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh tại chỉ nhánh Ngân hàng thương mại Phạm vị nghiên cứu:
- Về nội dung: chuyên đề (1) tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh tại
chỉ nhánh ngân hàng thương mại dưới góc độ hiệu quả tài chính; (2) xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM
- Về không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại
cô phần Phương Đông chỉ nhánh Hà Nội
- Về thời gian: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cỗ phần Phương Đông chỉ nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022, Giải pháp thực hiện theo lộ trình đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập đữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến hiệu quả
kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cô phần Phương Đông -— chỉ nhánh Hà Nội
theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và xuống quan sát trực tiếp để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của chuyên dé
- Phương pháp so sánh, phân tích, tông hợp: Thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tông hợp số liệu các báo cáo thống kê của Ngân hàng thương mại cô phần Phương Đông - chi nhành Hà Nội nghiên cứu sinh đánh giá phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2019 — 2022
- Phương pháp suy luận logic: Từ những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đặc biệt những tổn tại, yếu kém và nguyên nhân, nghiên cứu sinh suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cô phân Phương Đông — chỉ nhánh Hà Nội
5 Kết cầu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
chuyên đề tốt nghiệp được chia thành ba chương:
Chương l: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng thương mại
Trang 7Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Phương Đông — chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quá kinh đoanh tại Ngân hàng thương mại cỗ
phần Phương Đông - chỉ nhánh Hà Nội
Trang 8CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE HIEU QUA KINH DOANH TRONG NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại:
1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khải nệm
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của
nên kinh tế hàng hóa Trong quá trình phát triển lên nền kinh tế thị trường,
NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn và đã trở thành một phần không thê thiếu trong hoạt động đời sống xã hội, là cầu nối giữa các chủ thé trong va ngoài nước, giữa những người “cung vốn” và “câu vốn” Tâm quan trọng của
NHTM đã khiến định chế này trở thành huyết mạch, thành trái tim của nền kinh
tế Với mạng lưới rộng khắp toàn cầu, một hệ thống NHĨM hoạt động hiệu quả
sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Đạo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, va sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính”
(Trần Huy Hoàng, 2018)
Trong tac pham Bank Management & Financial Services xuat ban năm
2008, nhom hoc gia Rose va Hudgins da dinh nghia NHTM theo 3 noi dung: (1) chức năng kinh tế, liên quan đến chức năng trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền; (2) dịch vụ cung cấp cho khách hàng như quản lý tài khoản, tiết kiệm, cho vay doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ; (3) quy định pháp luật cơ bản
đề tồn tại, Chính phủ Liên bang ban hành quy định và giám sát hoạt động ngân hàng Trong tác phẩm Commercial Bank Management (1998), nhà kinh tế học
Rose, P.S định nghĩa NHTM là nơi cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ tài chính,
trong đó ghi rõ: “Ngân hàng là loại hình tô chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
toán và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tô chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế” Trình bày trong tác phẩm Commercial Bank Management, cac học gia Johnson, F.P va Johnson, R.D (1984) da phân biệt rõ:
“NHTM khac té chitc tai chinh phi ngân hàng ở hai hoạt động: nhận tiên gui va cho vay thương mại NHTM là tô chức tài chính được ủy quyên quản lý tài khoản
Trang 9cho khách hàng và cho phép khách hàng sử dụng vốn tiền gửi bằng cách viết séc
và hối phiếu” Tại Việt Nam, Theo Luật Các TCTD số 47 2010 QH12 được Quốc
Hội thông qua ngày 16/6/2010, Điều 4 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Nhìn
chung, có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên, các quan điểm trên
cũng có điểm chung trong việc nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiên tệ, được thực hiện đây du cac hoạt động ngân hàng như nhận tiền gin, cap tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”
1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thương mại
Dựa trên hình thức sở hữu, NHTM được phân làm Š loại:
a Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng do Nhà nước thành lập và cấp vốn, thuộc sở hữu của Nhà nước và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam NHYMNN hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
b Ngân hàng thương mại cỗ phần
Ngân hàng thương mại cô phần là những ngân hàng được thành lập thông qua phát hành (bán) các cô phiếu Việc năm giữ các cô phiếu cho phép người sở hữu (cỗ đông) có quyên tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cô tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời cùng gánh chịu tôn thất có thê xảy ra
c Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng liên doanh được hình thành trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều
bên, có thê là giữa một hoặc nhiều ngân hàng trong nước với một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh đề tận dụng lợi thế của nhau Ngân hàng liên doanh là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên
d Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
Cac NHTM nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và các chỉ nhánh này hoạt động theo luật pháp Việt Nam Chi nhánh NHTM nước ngoài không
có tư cách pháp nhân, được NH nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa
Trang 10vụ, cam kết của chỉ nhánh tại Việt Nam
e Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập và
có trụ sở chính tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoai (trong
đó phải có một NHNN sở hữu trên 50% vốn điều lệ - ngân hàng mẹ) Ngân hàng
thương mại 100% vốn nước ngoài hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam
1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nên kinh tế
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho
phát triển và tăng trưởng kinh tế, thê hiện ở các khía cạnh sau:
- Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nên kinh tế NHTM là trung gian tài chính giữa người thừa vốn và thiếu vốn Bằng nguồn vốn huy động được,
NHTM giúp đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho đời sống xã hội và quá trình phát
triển kinh tế Thông qua hoạt động tín dụng của NHTM, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiễn máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, gia
tăng hiệu quả kinh tế
- Thúc đây sự phát triển của thị trường tài chính Hoạt động của NHTM có
liên quan mật thiết đến các lĩnh vực tài chính khác như: thị trường chứng khoán,
bảo hiểm Vì vậy, hiệu quả trong HĐKD của hệ thống NHTM sẽ tác động tích cực đến sự hoàn thiện và phát triển của các thị trường trên Hiện nay, sự xuất hiện ngày
càng nhiều các sản phẩm bán chéo và kết hợp giữa NHTM với các định chế tài
chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, góp phần gia
tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính - NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô
nên kinh tế Thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay và thanh toán với các
chủ thể trong nên kinh tế, các NHTM đã gián tiếp điều chỉnh khối lượng tiền cung
ứng trong lưu thông, là công cụ đề Nhà nước thực hiện dẫn dắt các luỗng tiền, tập
hợp và phân chia vốn của thị trường, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô nên kinh tế
- Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia Trong
xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế của một quốc gia luôn gắn với sự phát
triển của nên kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển
do NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này Thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hếi, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia
Trang 111.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM
Kinh doanh là một trong những hoạt động của con người nhằm tìm kiếm lợi nhuận Theo Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời” Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM được nhắc đến trong nhiều văn bản như: Luật NHNN Việt Nam (2010) định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán” Theo Luật các
Tổ chức tín dụng (2010): “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ qua tài khoản” Nhìn chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động kinh doanh của NHTM Hiểu theo nghĩa chung nhất: Hoạt động kinh doanh của NHTM là toàn bộ các hoạt động của NHTM bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận
1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM
Hoạt động kinh doanh của NHTM mang đây đủ bản chất như hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp Tuy nhiên, đo đặc thù kinh doanh có những điểm khác biệt so với các đơn vị kinh tế khác nên hoạt động kinh doanh của NHTM mang
những đặc điểm cơ bản:
- Các ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt: kinh doanh
tiền tệ và hoạt động ngân hàng Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng
là lĩnh vực nhạy cảm, có rủi ro cao Những biến động không mong muốn hoặc diễn
biến bất thường về tài chính, tiền tệ sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại và gây thiệt hại cho nền kinh tế Vì vậy, hoạt động
ngân hàng luôn được Chính phủ quản lý, kiểm soát chặt chế nhằm ôn định tiền tệ,
hạn chế rủi ro khủng hoảng tài chính Mặt khác, sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại là các dịch vụ liên quan đến sự lưu thông tiên tệ trong nên kinh t6, hay nói cách khác sản phâm kinh doanh của ngân hàng thương mại chính là “tiền”
Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá Những rủi ro này có
thể xảy ra bất cứ lúc nào trước những biến động kinh tế, chính trị trong quá trình
hoạt động của ngân hàng Điều này đòi hỏi các NHTM phải xây dựng hệ thống chỉ
Trang 12tiêu đánh giá hiệu quả cho từng hoạt động của mình và thiết lập khung quản lý rủi
ro hiệu quả
- Hoạt động của các ngân hàng thương mại được quản lý bởi ngân hàng trung ương và hoạt động kinh doanh của họ liên quan trực tiếp đến hoạt động của các đơn
vị kinh tế và ngành nghề khác nhau Khách hàng của ngân hàng có thê là cá nhân
hoặc tô chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Mối quan hệ đa chiều giữa ngân hàng và các tô chức kinh tế dẫn đến những biến động trong hoạt động ngân
hàng, ảnh hưởng ngay đến các thành phần kinh tế khác và ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính đất nước Vì vậy, dé bảo vệ lợi ích của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư, các nước cân thiết lập khuôn khô pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại Trong đó, NHNN sẽ trực tiếp quản lý, giám sát và
thiết lập hệ thống chính sách điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại
- Hoạt động của ngân hàng thương mại có tính hệ thống: hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có mối quan hệ dây chuyền Khi một ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ gây ảnh hưởng dây chuyển đến các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các ngân hàng thương mại ngày càng phụ thuộc và liên kết với nhau để nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường Tác động tiêu cực của vấn dé này là sự phá sản của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng thương mại quốc gia, khu vực
và thậm chí toàn cầu Điều này cũng tạo thành nét độc đáo trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại, đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại nhằm xác lập vị thế của mình trên cơ sở cùng tồn tại và phát triển chứ không tiêu diệt lẫn nhau
1.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM
a Hoạt động tạo lập nguồn vốn
Tạo lập nguồn vốn là hoạt động tạo nên các nguồn vốn của NHTM như: vốn
tự có, vốn huy động, vốn vay, Đây là một trong 2 mặt hoạt động cơ bản và là tiền
đề cho quá trình HĐKD của ngân hàng Ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn thông qua nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để huy động nguồn tiền nhàn rỗi, từ đó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nên kinh tế Hoạt động tạo lập nguồn vốn của NHTM bao gồm: hoạt động tạo lập vốn tự có và hoạt động huy động vốn
b Hoạt động sử dụng vốn
Các nguồn vốn tạo lập được sẽ được NHTM sử dụng trong quá trình tạo nên
Trang 13các loại tài sản khác nhau của ngân hàng thông qua các hoạt động như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư
Hoạt động kinh doanh của NHTM
Hoạt động dịch vụ
| Hoạt động tạo Hoạt động Thanh toán
lập vôn tự có ngân quỹ
Đại lý Hoạt động Hoạt động
(Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Nguyễn Thị Mùi
(2011), Lê Văn Tê (2007), Lê Anh Tuấn (2003))
c Hoạt động dịch vụ
Hoạt dong dich vu cla NHTM rat da dang, bao gồm: tê chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ đại lý và ủy thác, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính, Hiện nay, các NHTM ngày cảng chú trọng đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng tỷ trọng thu nhập về dịch vụ trong tông thu nhập của ngân hàng
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Khái niệm “hiệu quả” trong kinh tế được định nghĩa là: “mối tương quan
giữa đầu vào các yếu tố khan hiểm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “được dùng
để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” — Từ điển
Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt (Nguyễn Khắc Minh, 2004) Theo
10
Trang 14khái niệm này, hiệu quả thê hiện sự thành công của một doanh nghiệp trong việc phân bê các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đâu ra nhằm đáp ứng một mục tiêu cụ thể Mục tiêu đó có thể là đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc cực tiểu hóa đầu vào để đạt được đầu ra xác định
Nhà kinh tế học Farrell cho rằng: “Khi nói về hiệu quả của một doanh nghiệp nghĩa là sự thành công trong việc sản xuất đầu ra cực đại từ một tập hợp các yếu tố đầu vào” (Farrell, 1957) Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã làm rõ khái niệm
từng loại hiệu quả bao gồm: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả kinh tế
và mô hình hóa các loại hiệu quả này
Trong tác phâm Human Resources Management (2004), Benligiray đã chỉ ra
rằng: “Khái niệm về hiệu quả mô tả cách một cá nhân hoặc một nhóm tiền hành các
công việc đến thời điểm cuối cùng nhằm đạt được một mục tiêu” Hiệu quả kinh
doanh lúc này được đo lường bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với mục tiêu đã đặt ra khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ nhằm mục tiêu lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh của NHTM thể hiện ở nhiều
hoạt động như: huy động vốn, sử dụng vốn, cung cấp dịch vụ Vì vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả HĐKD của NHTM, cụ thê: Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lê Dân trình bày: “Hiệu quả kinh doanh của NHTM được xem xét theo năng xuất biến đôi của đầu vào thành đầu ra, phản ánh qua chất lượng nguồn lực với kết quả, đo lường bằng tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực” (Lê Dân, 2004) Quan điểm này cho rằng hiệu quả phản ánh trình độ sử đụng các nguồn lực của NHTM để tạo ra kết quả của quá trình HĐKD
Tác giả Nguyễn Việt Hùng đưa ra khái niệm: “Hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bỗ các nguồn lực, trình độ lành nghề
của lao động, trình độ quản lý Nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Đồng thời, tác giả cũng nêu lên quan điểm về
hiệu quả kinh doanh của NHTM, theo đó, hiệu quả HĐKD cua NHTM la: (1) khả năng biến đôi đầu vào thành đâu ra hay khá năng sinh lời của đồng vốn hoặc giảm
thiểu chỉ phí trên đồng vốn để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh
khác; (2) xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng (Nguyễn Việt Hùng, 2008)
Nhìn chung, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả HĐKD của NHTM Mỗi quan điểm xuất phát từ góc nhìn khác nhau, trong đó, không có sự mâu thuẫn
mà bô sung cho nhau Từ những cách hiểu về hiệu quả HĐKD nêu trên và mục tiêu
Trang 15quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phạm trù kinh tế phân ánh khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra, xem xét trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ HĐKD của ngân hàng và chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra” Trong phạm vị của nghiên cứu này, hiệu quả HĐKD được xem xét dưới góc độ: hiệu quả tài chính 1.2.2 Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân bàng thương mại
Với vai trò là trung gian tài chính quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế,
việc nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM cân thiết trên cả khía cạnh bản thân
ngân hàng và của nền kinh tế
Déi voi NHTM, hiéu qua cần thiết ở:
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận: Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hướng tới lợi nhuận nên lợi nhuận là một trong những van dé quan trong
nhất đối với các nhà quản lý và cô đông Khả năng sinh lời và lợi nhuận của ngân
hàng càng cao thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội để bỗ sung vốn đăng ký và tăng vốn trước tiên, sau đó đầu tư vào các hoạt động nhằm mở rộng hơn nữa kết quả kinh
doanh hiệu quả hơn đồng thời đóng vai trò là nền tang Việc trả cô tức cho cô đông
sẽ giúp tăng giá cô phiếu, tăng tài sản cho cô đông và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường Các ngân hàng thương mại hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng
sinh lời và luôn chú trọng đến việc giảm thiểu chỉ phí và tối đa hóa doanh thu trong
hoạt động kinh doanh của mình Hoạt động vốn của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhìn chung phải có lãi và tránh được rủi ro thông qua các chính sách, biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lời, việc quản lý hiệu quả kinh doanh của ngân hàng còn cần đảm bảo an toàn và phát triển bền vững Một ngân
hàng có các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời cao nhưng các chỉ số an toàn không
đạt thì ngân hàng đó vẫn bị đánh giả hoạt động không hiệu quả, và có thể bị đưa vào diện cân kiểm soát Khi xem xét về an toàn và phát triển bền vững, theo NCS có thê xem xét trên các khía cạnh: năng lực quản trị rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, ) của ngân hàng: hệ số an toàn vốn tối thiêu; khả năng thanh khoản
- Năng lực quản trị rủi ro: là việc NHTM xác định khẩu vị rủi TO, chiến lược
và lựa chọn mô hình quản trị rủi ro phù hợp với mục tiêu của ngân hàng phát triển của ngân hàng cũng như đáp ứng được các chuẩn mực quản trị rủi ro theo quy định của quốc gia đó
Trang 16- An toàn vốn: Đây là thước đo cơ bản để đánh giá sự lành mạnh về tài chính
của ngân hàng Nếu mức độ an toàn vốn không đảm bảo thì ngân hàng này được xem như không còn khả năng hoạt động binh thường
- An toàn trong hoạt động cho vay, đầu tư: Với đặc thù vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 10% tông nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nên tài sản có của ngân hàng chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn huy động Nếu chất lượng tài sản có
tốt thì ngân hàng sẽ thu hồi được đây đủ cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian cho vay, đầu tư Từ đó, giúp ngân hàng có thu nhập để bù đắp chỉ phí và đảm bảo an
toàn hoạt động Để đánh giá được mức độ an toàn trong hoạt động cho vay và đầu
tư có của ngân hàng, có thể xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm tốc độ tăng trưởng cho vay, cơ cấu dư nợ cho vay,
tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn Chất lượng hoạt động đầu tư thê hiện ở thu nhập từ hoạt động đầu tu, giá trị các khoản đầu tư khi phân loại theo chất lượng tín đụng
- Khả năng thanh khoản: Thanh khoản là vấn đề sống còn đối với mỗi NHTM Một NHTM có những dấu hiệu thanh khoản không tốt sẽ tác động nghiêm
trọng đến hoạt động kinh doanh không chỉ của ngân hàng đó mà còn tác động đến
sự an toàn của cá hệ thống ngân hàng, trong khi khả năng thanh khoản cao có thê giúp ngân hàng vượt qua thời kỳ khó khan và hoạt động hiệu quả Do vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh xét trên giác độ thanh khoản là các chỉ số đảm bảo thanh khoản của ngân hàng
Đối với khách hàng
Trong bối cảnh thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh, nơi công nghệ phát triển mạnh mẽ và ứng dụng số ngày càng được sử dụng nhiều trong hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh hiệu quả chính là chìa khóa để khách hàng thường
xuyên thực hành tìm hiểu nhu cầu khách hàng chứ không chỉ tập trung phát triển
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ đựa trên nhu cầu của khách hàng, đồng thời chú trọng vào cách bán hàng và tư vấn cho khách hàng, những yếu tố mang lại sự tiện lợi và trải nghiệm tốt cho khách hàng Những yếu tố này sẽ tạo nên sự hài lòng của khách hàng và giúp khách hàng sử đụng nhiều sản phâm, dịch vụ của ngân hàng Mức độ hài lòng của khách hàng được thể hiện trên các phương diện:
- Giá trị đích thực mà sản phẩm dịch vụ đem lại cho khách hàng Đây là vấn
đề quan tâm hàng đầu của khách hàng bởi khi thực hiện mua sản phâm từ bất cứ
nhà cung cấp nào, khách hàng cũng phải xem xét có được lợi ích gì từ sản phẩm,
dịch vụ đó Chăng hạn đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khách hàng quan tâm tới
Trang 17lãi suất, tính linh hoạt của sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu gửi hoặc rút bớt ra;
đối với các sản phẩm cho vay, khách hàng quan tâm tới thời hạn, chỉ phí của khoản vay, thời gian phê duyệt và giải ngân một khoản vay; đối với dịch vụ thanh toán, khách hàng quan tâm tới phí dịch vụ, tính nhanh chóng, an toàn, chính xác và hiệu quả trong quá trình thanh toán Do đó, để nâng cao lợi ích cho khách hàng mà vẫn
đâm bảo hiệu quả hoạt động, đòi hỏi các ngân hàng phải thiết kế các sản phẩm đa
dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và mang tính cạnh tranh với các ngân
hàng khác Đồng thời, quy trình, thủ tục khi giao dịch với ngân hàng cũng cần đơn
giản, gọn nhẹ, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, hiệu quả
- Kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng:
Do sản phẩm, dịch vụ rất dễ bị sao chép nên hiện nay, trên thị trường ngân hàng, các sản phẩm do các NHTM cung ứng gần như tương đồng với nhau về lợi ích và tính năng Hơn nữa, mạng lưới các ngân hàng rộng khắp, thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch Do vậy, kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn và thái độ phục vụ
của nhân viên chính là yếu tố quan trọng mang đến trải nghiệm khác biệt và sự hài
long cho khách hàng Khách hàng bị thu hút bởi kinh nghiệm, khả năng tr vẫn và thái độ phục vụ niềm nở, tôn trọng, chu đáo và coi “khách hàng là thượng đế” của cán bộ ngân hàng Từ đó sẽ tạo ra tâm lý thoái mái khi giao dịch với ngân hàng và khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ tự tìm đến ngân hàng đề được phục vụ
- Uy tin và hình ảnh của ngân hàng: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền
tệ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính vô hình, đo vậy uy tín của ngân hàng là
yếu tô rất quan trọng ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng khi sử đụng dịch vụ Với
những ngân hàng có uy tín, hình ảnh gần gũi và quen thuộc với khách hàng sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng
Đối với nền kinh tế
NHTM là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế Do đó, hệ thống
NHTM hoạt động hiệu quả là tiền đề để nền kinh tế phát triển Xét trên góc độ nên
kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM được thể hiện trên những khía
cạnh sau:
- Tăng trưởng kinh tế: Khả năng tăng trưởng của toàn bộ nên kinh tế phụ
thuộc vào khả năng tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các chủ thê trong nền kinh
tế Do vậy, với vai trò là cầu nói giữa nơi dư thừa vốn và nơi thiếu vốn, NHTM dap
ứng nhu cau von dé dam bao quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và dé mở
rộng quy mô sản xuất Từ đó, kích thích quả trình luân chuyển vốn, thúc đây sản
Trang 18xuất kinh doanh phát triển Như vậy, nền kinh tế tăng trưởng ôn định chứng tỏ hệ
thống các NHTM thực hiện chức năng trung gian tin đụng có hiệu qua
- Giảm chỉ phí lưu thông tiền mặt: Khi dịch vụ thanh toán phát triển, chất
lượng dịch vụ tốt thì thay vì thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng sẽ sử đụng dịch
vụ thanh toán qua ngân hàng Khi đó, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp nền
kinh tế tiết kiệm được chỉ phí lưu thông tiền mặt, đồng thời quản lý kinh tế hiệu
quả
1.2.3 Nội dung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mựi
Mối quan hệ giữa kết quả kinh tế và phi phí của ngân hàng được thể hiện trên
các khía cạnh trong quả trình hoạt động của NHTM, như: khả năng sinh lời; và an toàn tài chính
1.2.3.1 Khả năng sinh lời
Nếu đứng trên quan điểm tài chính, ngân hàng thương mại trước tiên là một
doanh nghiệp, giống các doanh nghiệp khác mục đích mà họ theo đuôi trong quá trình huy động vốn và cung cấp vốn, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng cho khách hàng đó là tối đa hóa lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của NHTM, có quyết định lớn đến sự phát triển trong tương lai Thông thường, để
tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp thực hiện tối đa hóa doanh thu và tối thiêu
hóa chi phí Nói cách khác, NHTM sẽ hướng tới mục đích đạt được các khoản thu nhập thuân dương (thu nhập bù đấp được các khoản chỉ phí đã bỏ ra) như: thu nhập hoạt động tín dụng và đầu tư thuần dương, thu nhập hoạt động phi tín dụng thuần
dương NHTM là chủ thê hoạt động trên thị trường tiền tệ va tín dung, tir day dé dat
được các khoản thu nhập thuần dương, NHTM cần phải hoạt động và sử dụng cơ
cấu vốn linh hoạt theo hướng của thị trường tiền tệ Thêm vào đó, hoạt động chủ
yếu là qua tín dụng gắn liền với nguyên tắc hoàn trả đòi hỏi NHTM phải lựa chọn các khoản cấp tín dụng cũng như đầu tư đảm bảo an toàn, có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn Bên cạnh đó, việc gia tăng các khoản huy động từ nguồn vốn giá rẻ để mở rộng quy mô vốn huy động giúp NHTM giảm thiểu chỉ phí thấp nhất NHTM cần đây mạnh đa dạng về loại hình địch vụ cung cấp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gia tăng các khoản thu phi, đây mạnh thu nhập từ các hoạt
động phi tín dụng Nói theo một cách khác, NHTM để tối đa hóa được lợi nhuận
không chí tăng các khoản thu nhập mà còn phải tiết kiệm được các khoản chỉ phí
liên quan Nếu đứng trên quan điểm hiệu quả phi tài chính, khả năng sinh lời thé
hiện ở vấn để quản trị giá trị khách hàng: mỗi khách hàng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận
Trang 19cho ngân hàng Và điều này làm cho ngân hàng sẽ đánh giá mỗi loại chỉ phí dành cho từng nhóm khách hàng, lợi nhuận mà khách hàng mang lại ra sao
1.2.3.2 An toàn
Nếu nhìn trên góc độ chỉ tiêu tài chính, các hoạt động của NHTM thường gắn liền với rủi ro cao và đa dang (rủi ro tín dung, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,
rủi ro hối đoái và rủi ro môi trường, ) từ đây đòi hỏi yếu tổ an toàn cần được ưu
tiên trong quá trình hoạt động của NHTM An toàn và khả năng sinh lời là hai mặt của hiệu quả kinh doanh Khả năng sinh lời cao thường sẽ đi kèm với an toàn thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Do vậy, các NHTM không thê chỉ chú trọng đến khả năng sinh lời của mình, mà còn phải đề cao vấn đề về an toàn trong hoạt động An toàn của NHTM được phản ảnh qua một số các khía cạnh, như:
Thứ nhất là an toàn tín dụng: Như đã đề cập trước đó, tín dụng là hoạt động
kinh doanh truyền thống, cơ bản của NHTM, cũng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập cao (ở một số ngân hàng có thể là cao nhất) cho NHTM Hoạt động tín dụng của NHTM phụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh khoản của NHTM cho khách hàng trong quá trình huy động vốn qua nhận tiền gửi của khách hàng, cũng như phụ thuộc vào mức thu hỗồi vốn cho vay của ngân hàng với khách hàng vay Đề đảm bảo được cả hai hoạt động huy động và sử dụng vốn qua tín đụng đạt hiệu quả, NHTM
sử dụng vốn tự có giúp mình phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình Dự phòng rủi ro cũng cần được các NHTM trích lập định
kỳ để đảm bảo cho yếu tô an toàn tín dụng của mình Nhiều ngân hàng xây dựng các tuyến phòng thủ rủi ro (nhận diện và kiểm soát rủi ro từ đội ngũ bán hàng: xây dựng chính sách và kiểm soát rủi ro từ hội SỞ; kiểm soát rủi ro tại các cấp độ cao hơn) để ngăn ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dung
Thứ hai là an toàn về khả năng thanh khoản: Hệ thông các NHTM nói chung
và từng NHTM nói riêng khi hoạt động trên lĩnh vực tín dụng và tiền tệ, tiền đề
giúp họ hoạt động được đó là niềm tin của khách hàng vào khả năng thanh khoản
của ngân hàng Niềm tin này xuất phát từ việc ngân hàng đảm bảo khả năng hoàn tra được gốc và lãi đối với những khoản vốn tiền gửi Có thể nói khả năng thanh khoản là yếu tổ sống còn đối với NHTM Từ đây, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM sẽ không thê thiếu được việc nghiên cứu về khả năng thanh khoản của NHTM do trén thi trường Nếu nhìn ở góc độ phi tài chính, vẫn đề an toàn của ngân
hàng sẽ đánh giá ở việc ngân hàng mất bao nhiêu chỉ phí để đâm bảo khách hàng van sit dung dich vụ, và trả đủ lãi, gốc, phí cho ngân hàng
Trang 20Nhìn trên góc độ trách nhiệm xã hội, hiệu quả kinh doanh của NHTM được thể hiện qua việc tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống cho người lao động Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nhiều mức
độ: Nước ta là nước đang phát triển, tình trạng kém về kỹ thuật và thất nghiệp vẫn còn phô biến Để tạo công ăn việc làm cho người lao động và để thoát khỏi đói
nghéo lạc hậu đòi hỏi NHTM phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, tạo công ăn việc làm cho người lao động Nâng cao mức sống cho người dân: Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân đòi hỏi các NHTM làm ăn hiệu qua góp phần nâng cao mức sống cho người lao động Nội đung này bao gồm các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ cuộc sống của người dân ở các vùng xa xôi, hoàn cảnh khó khan Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của NHTM còn thể hiện ở việc tham gia vào các chương trình, hoạt động xã hội vì cộng đồng liên quan đến giáo dục, y tế, môi trường
1.2.4 Tiêu chí dánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM
1.2.4.1 Thu nhập
a Tốc độ tăng tưởng thu nhập:
Thụ nhập năm N — Thu nhập năm NÑ — 1 Thu nhập năm N —1
Tốc độ tăng trưởng thu nhập — x100
Một ngân hàng được đánh giá hoạt động hiệu quả khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của nó được mở rộng, gia tăng theo thời gian Ngược lại, nếu chỉ tiêu này có
xu hướng giảm xuống thì hiệu quả của NHTM có chiều hướng giảm xuống
b Cơ cầu và tốc độ tăng trưởng của từng loại thu nhập:
Thụ nhập từ hoạt động ì Tổng thu nhập me = x 100
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động i—=
Thu nhập từ hoạt động ¡ năm N— Thunhập từ hoạt động nú
Thu nhập từ hoạt động inăm N—1
Tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập
Ngân hàng thương mại có nhiều hoạt động đem lại thu nhập cho họ, tuy nhiên tỷ trọng thu nhập các hoạt động này đem lại sẽ khác nhau: thu nhập từ hoạt động tín dụng; thu nhập từ hoạt động đầu tư; thu nhập từ hoạt động phi tín dụng Đôi khi, thu nhập các hoạt động của NHTM còn được chia thành: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự; thu nhập ngoài lãi Dù chia theo cách thức nào, thông thường các NHTM có tỷ trọng thu nhập chính từ hoạt động tín dụng hoặc thu nhập từ lãi và
17
Trang 21các khoản tương tự- những hoạt động có rủi ro tiềm ấn cao Từ đây, đề NHTM có
thé đồng thời gia tăng thu nhập nhưng có thê giảm thiêu rủi ro, họ phải có giải pháp
dé cai thiện tỷ trọng khoản thu nhập đến từ các hoạt động phi tín dụng, hoạt động ngoài lãi- những hoạt động có tiềm ấn rủi ro ít hơn Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của từng loại thu nhập trong các năm có sự tăng/giảm như thế nào cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của NHTM
1.2.4.2 Chi phí
a Tốc độ gia tăng chỉ phí
Chỉ phí năm N~ Chỉ phí năm N —1 x1 Chỉ phí năm N —1 00 Tốc độ gia tăngchi phí =
Các NHTM thực hiện so sánh tốc độ gia tăng chỉ phí với tốc độ gia tăng thu
nhập ở trên Nếu NHTM có được tốc độ gia tăng thu nhập cao hơn so với tốc độ tăng của chỉ phí sẽ cho thấy rằng NHTM đó đang hoạt động có hiệu quả, và ngược lại
b Co cau chi phí
Cơ cấuchi phi = ht Pht loait 199 Tổng chỉ phí
Chỉ phí loạii năm N — Chỉ phí loại ¡ năm N —1 Chi phí loại năm N — 1
Tốc độ gìa tăngchi phí loại i= x100 Tương tự với thu nhập, chi phí của NHTM chi trả cho các hoạt động: hoạt động tín dụng; hoạt động đầu tư; hoạt động phi tin dung va chi phi hoạt động Hoặc
có thé chia chi phí của NHTM Ta thành chỉ phí từ lãi và các khoản tương tự, chỉ phi ngoài lãi và chỉ phí hoạt động Chị phí hoạt động của NHTM được phân bễ cho các
hoạt động liên quan đến: chỉ trả lương, chỉ vẻ tài sản cố định, Sự phân chia chi
phí của NHTM cho từng hoạt động có thé chi mang tinh chat trong đối, tuy nhiên
cơ cầu của các loại chỉ phí sẽ giúp NHTM đánh giá xem hoạt động nào đang chiếm
tỷ trọng chỉ phí là nhiều nhất, có phù hợp với thu nhập của hoạt động đó không, từ
đó đưa ra sự điều chỉnh hợp lý Bên cạnh đó, sự tăng giảm tốc độ gia tăng của các loại chi phi cũng sẽ gợi ý nguyên nhân để đánh giá hiệu quả kinh doanh đó của NHTM
1.2.4.3 Lợi nhuận trước thuế
a Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập— Chỉ phí
Trang 22Lợi nhuận trước thuế (LNTT) là khoản tiền NHTM thu được sau khi đi chỉ
phí hoạt động cũng như chỉ phí về dự phòng rủi ro tín dung
b Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế năm N — Lợi nhuận trước thuế năn Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế = - = - —=
orang g" : Lợi nhuận trước thuế năm N —1
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của LNTT phản ánh sự tăng/giảm bao nhiêu phần
trăm LNTT giữa các năm với nhau Tốc độ này càng cao cho thấy hoạt động của năm sau có hiệu quả hơn so với năm trước đó, và ngược lại
1.2.4.4 CIR
R= Tổng chỉ phí =—- — XI Tổng thunhập 00
Chỉ tiêu này thê hiện khả năng bù đắp chỉ phí tạo ra một đồng thu nhập, từ đó
phản ảnh hiệu quả kinh doanh của NHTM Chỉ tiêu thường có ty lệ nhỏ hơn 1, nên
nếu tỷ lệ lớn hơn 1 có nghĩa để bù đắp cho 1 đồng thu nhập tạo ra NHTM sẽ phải sử dụng nhiều chỉ phí, hay NHTM đang hoạt động kém hiệu quả
1.2.4.5 An toàn tài chính
Tỷ lệ nợ xấu
Tlệ nợ xấu = Tinga arava “100
Te ‘ong nợ xấu của NHTM bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo cách phân loại danh mục cho vay của ngân hàng thương mại Trong đó, nhóm 3 bao gồm
các khoản nợ đưới tiêu chuân (các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm do
khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng); nhóm 4- nợ
nghỉ ngờ- cầu tạo bởi các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần đầu, hay là các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; và
nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn (bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn
trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản
nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trả lên, kế cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá
hạn; và các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý)
Trang 23Tý lệ nợ xấu của một NHTM đánh giá chất lượng về tín đụng của NHTM đó
Với 100 đồng dư nợ của ngân hàng có bao nhiêu đồng là nợ xấu sẽ được phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu Chí tiêu càng cao cho thấy rằng chất lượng tín dụng của NHTM kém, và ngược lại
1.2.5 Nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM
1.2.5.1 Nhân tố chủ quan
Trách nhiệm xã hội của ngân hàng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh nghiên cứu Trách nhiệm
xã hội bao trùm các phạm vi lớn hơn là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức
và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi trong mỗi thời điểm nhất định theo Chen, Y.K và cộng sự (2018) CSR bao gồm bốn lĩnh vực chính: trách nhiệm tăng trưởng kinh tế, tuân thủ pháp luật, các vấn đề đạo đức và cuối cùng là trách nhiệm
tình nguyện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các khái niệm đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, tính bên vững và trách nhiệm môi trường và trách nhiệm với người lao động theo Matten, D và cộng sự (2020) Tức là, với quan điểm này, trách nhiệm xã hội của ngân hàng ngoài những trách nhiệm đối với khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) thì còn phải có trách nhiệm với môi trường và đối với
chính nhân viên của mình Một số quan điểm khác cho rằng trách nhiệm xã hội là
vấn để của các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ được các đối tượng dễ bị tổn thương trong nên kinh tế
Theo các nhà kinh tế học cô điển, mục đích của một doanh nghiệp là tối đa
hóa giá trị cô phiếu của cô đông doanh nghiệp đó Tuy nhiên doanh nghiệp cần đạt
được mục tiêu trên mà không gây ảnh hưởng tiêu cực cho các bên liên quan khác và toàn xã hội Các doanh nghiệp tạo ra một phần của xã hội và phụ thuộc vào nó để
đạt được mục tiêu kinh tế của mình Một lý thuyết về các bên liên quan lập luận
rằng một công ty quản lý mối quan hệ của mình với các bên liên quan càng tốt thì công ty đó càng thành công theo thời gian và ngược lại theo Barnett, M.L và cộng
sự (2012) Mặc đù tất cả các bên liên quan đều có thê ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của công ty, nhưng các cơ chế khác nhau Các yếu tố cầu thành thị trường (ví dụ: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ) có thê trực tiếp gây ra sự thiếu hụt
giá thuê kinh tế bằng cách đưa ra các lựa chọn kinh tế không thuận lợi Các thành
phần phi thị trường (ví dụ, công chúng, giới truyền thông, các tô chức phi chính
phủ) gián tiếp gây ảnh hưởng của họ bằng cách truyền đạt thông tin theo Hair, J.J.F
và cộng sự (2016) Bất chấp các cơ chế truyền tải khác nhau, sự không hài lòng của
bất kỳ nhóm bên liên quan nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động tài chính và thậm
20
Trang 24chí ảnh hưởng đến tương lai của công ty Trong hơn hai mươi năm trở lại đây, số lượng các ngân hàng trên toàn thế giới nhận ra lợi ích kinh tế của các chính sách và biện pháp CSR đang ngày một gia tăng - từ đó gia tăng lợi nhuận cho mình CSR trở thành một yếu tố cơ bản trong phản ứng của các ngân hàng đối với các yêu cầu
xã hội khác nhau, được hiểu là cách mà các ngân hàng thực hiện các cam kết và
trách nhiệm xã hội, có tính đến tác động của hoạt động của họ đối với các bên liên quan, do đó, tạo ra sự tin tưởng cho phép họ để hoạt động ở các thị trường khác nhau Ban đâu, đây là những yêu câu tự nguyện, nhưng đã được các ngân hàng chấp nhận rộng rãi Ngoài ra, ở cấp độ thể chế, việc để xuất các quy tắc thực hành tốt về quản trị ngân hàng ở các quốc gia khác nhau đã được khuyến khích Có thê nói, quá
trình này đã lên đến đỉnh điểm vào những năm 2000 trong sự thay đôi CSR theo
hướng tích hợp trong các chiến lược kinh doanh theo Rodriguez-Gomez, S (2020)
CSR trở thành một phân của hoạt động kinh đoanh cốt lõi và bắt đầu được nghiên
cứu không chỉ liên quan đến việc đạt được lợi thế cạnh tranh hoặc hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực, mà còn trở thành điểm tham chiếu cho việc thúc đây các chính sách trong ngân hàng, với sự đối mới là một khía cạnh trọng tâm trong mọi lĩnh vực, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực môi trường Trong bối canh nay, CSR đại điện cho cách thức mà các ngân hàng góp phân đáp ứng nhu cầu và yêu câu của các bên liên quan và đặc biệt, vai trò của họ trong việc đảm bảo tính bên vững lâu dài Những cam kết CSR vượt ra khỏi mong muốn gia tăng lợi nhuận, và cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm của mình tới nhân
viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường Nhiều ngân hàng đã sử dụng CSR như
một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng nó có thê giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên,
đây mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng ngân hàng đối với xã
hội Công bố rộng rãi về việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội được doanh nghiệp
doanh nghiệp cho là một phương thức hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tài
chính của ngân hàng Việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống địa phương cũng có thê giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kê, từ đó uy tín giúp doanh nghiệp hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và thu hút một nguồn lao
động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn Cho đến nay, sự đánh giá có
hệ thống vé CSR 6 các nước có nền kinh tế chuyên đổi còn hạn chế Báo cáo CSR nhận được sự quan tâm khác nhau của các bên liên quan ở các nước phát triển và đang phát triển Các bên liên quan quan tâm ở các nước phát triển thường là cô
đông, cơ quan quản lý, chủ nợ, nhà đầu tư, nhà môi trường và giới truyền thông,
trong khi ở các nước đang phát triển, họ là người mua quốc tế, nhà đầu tư nước
21
Trang 25ngoài, truyền thông quốc tế và các cơ quan quản lý quốc tế như Ngân hàng Thế giới Hơn nữa, trái với các nước phát triển, các ngân hàng ở các nước đang phát triển chịu áp lực thấp hơn tương đối trong việc công bố các báo cáo CSR Vì vậy, có
thể thấy được rằng: trách nhiệm xã hội mà ngân hàng thể hiện ra bên ngoài có những ảnh hưởng nhất định đến quan khả năng sinh lời của ngân hàng
Hình ảnh của ngân hàng (hoặc thương hiệu của ngân hàng) là một trong
những nhân tổ then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Hình ảnh ngân hàng được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó có trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp Hình ảnh của ngân hàng được xây dựng thông qua nhận diện thương hiệu và quảng bá thương hiệu
Nhận biết thương hiệu đề cập đến sức mạnh hiện diện của một thương hiệu
trong tâm trí khách hàng theo Keller, K L (1993) Nó được xác định là khả năng
của một cá nhân đề nhớ lại và nhận ra một thương hiệu Nhận biết thương hiệu gồm
Ala
có: nhận ra thương hiệu và gợi nhớ thương hiệu (Recall) “Nhận ra thương hiệu” là
“khả năng nhận dạng được tên thương hiệu giữa những tên thương hiệu khác”; “gợi nhớ thương hiệu” là “trong trí nhớ của người tiêu dùng nhớ ngay đến thương hiệu
khi được hỏi đến dòng sản phẩm tương ứng”, tức là khả năng nhớ ra thương hiệu
mà không cần “nhìn” thấy hoặc được trợ giúp/gợi ý gì về thương hiệu đó Hai cấp
độ khác của nhận biết thương hiệu là thương hiệu đứng đầu tâm trí (Top-ofÊmind)
và thương hiệu “thống trị” theo Keller, K.L (1993) Ông cũng lập luận rằng, mức
độ nhận biết có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng, từ đó dẫn đến sự lựa
chọn thương hiệu khác nhau và thậm chí là lòng trung thành thương hiệu Thương
hiệu được nhận biết không gợi nhắc và thương hiệu đứng đầu tâm trí có thê ảnh
hưởng mạnh đến nhận thức của khách hàng, dẫn đến sự lựa chọn chủng loại sản
phẩm khác Nhận biết thương hiệu đề cập đến sức mạnh của sự hiện điện của một
thương hiệu trong tâm trí của người tiêu đùng, liên quan đến sức mạnh của nút
thương hiệu hoặc dấu vết trong bộ nhớ, được phản ánh bởi khả năng xác định
thương hiệu đó của người tiêu dùng trong những điều kiện khác nhau Nhận biết được đo theo những cách khác nhau, trong đó người tiêu dùng nhớ một thương
hiệu, từ nhận diện đến gợi nhớ đến “nhớ nhất” đến chiếm ưu thé theo Brahmbhatt,
D và cộng sự (2017) Liên tưởng thương hiệu là “bất kỳ điều gì được kết nối trong
bộ nhớ của khách hàng về một thương hiệu”, nó chứa đựng những ý nghĩa về
thương hiệu đối với người tiêu dùng Liên tưởng thương hiệu thường được chia thành hai nhóm: (1) liên tưởng thương hiệu sản phẩm và (2), liên tưởng thương hiệu
tô chức Trong đó, các liên tưởng về sản phẩm liên quan đến giá, chất lượng, cách
22
Trang 26sử đụng: còn các liên tưởng về tô chức thì liên quan đến năng lực và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Khách hàng đánh giá sản phẩm không chỉ đơn thuần dựa trên
sự vận hành của các chức năng đã được thiết kế, mà vì thương hiệu đó vượt trội hơn
các đối thủ cạnh tranh, ít lỗi hay sự hoàn háo về mặt cấu trúc vật lý Nhân cách, hay
các đặc tính được nhân cách hoá của thương hiệu, bao gồm các thuộc tính tượng trưng/phi chức năng là các tính năng vô hình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
ung về sự chấp thuận xã hội, biểu hiện cá nhân hoặc lòng tự trọng Các thuộc tinh tượng trưng thường gắn liền với thương hiệu là: (1) Hình ảnh xã hội của thương
hiệu; (2) Giá trị cảm nhận về thương hiệu; (3) Tính đáng tin cậy Các liên tưởng về
tô chức bao gồm năng lực và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Khách hàng có
thể quan tâm đến tổ chức, từ đó liên tưởng đến con người, giá trị và các hoạt động
nằm sau thương hiệu Khi mà các 46 thương hiệu là tương tự nhau về thuộc tính sản
phẩm, hoặc trong các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, thì các liên tưởng này đặc biệt có ý nghĩa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng ảnh hưởng đến sự phát triển của thương hiệu vì công chúng quan tâm đến việc thương hiệu đang trả lại
cho xã hội cái gì, ở đâu, và bao nhiêu Như vậy, có thé thay rang hình ảnh của ngân
hàng có tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận và hiệu quả cho ngân hàng trên góc
độ tài chính hay đem đến cho khách hàng những trải nghiệm nhất định
Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố hàng đầu
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Mối tương quan thuận
và có ý nghĩa thống kê giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời Xem xét cả tác động của quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn sinh lời, và xác nhận mối quan hệ tích cực của chúng với nhau Sự gia tăng quy mô thường làm tăng mức lợi nhuận Tuy
nhiên, một số nhà nghiên cứu tin rằng các ngân hàng có thê tiết kiệm chi phi bang
cách tăng quy mô nhưng mặt khác họ có thể đối mặt với sự kém hiệu quả về quy
mô Mối tương quan nghịch giữa lợi nhuận và quy mô ngân hàng, nguyên nhân cốt lõi của mối quan hệ tiêu cực là do các ngân hàng lớn phải đối mặt với thiệt hại đáng
kế do một số khoán vay không thé thu hồi được
Cấu trúc sở hữu: Tác động giữa cầu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM đã được đề cập đến ở nhiều nghiên cứu trước đây Trong nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam Về cầu trúc sở hữu của hệ thống
các ngân hàng tại Việt Nam, các NHTM cổ phần thường đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn ngân hàng nhà nước do quản lý của họ năng động và linh hoạt hơn, công nghệ ngân hàng được hiện đại hóa nhanh hơn và họ không có nghĩa vụ tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước Hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước là
23
Trang 27gánh nặng cho các NHTM nhà nước và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ Tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước sẽ thấp hơn các ngân hàng sở hữu tư nhân Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng sở hữu nhà nước có hiệu quả kinh doanh cao hơn các ngân hàng sở hữu
tư nhân Bên cạnh đó, các NHTM cô phần có lợi nhuận thấp hơn các ngân hàng sở
hữu nhà nước
Trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ phản ánh khả năng ứng dụng tiễn bộ công nghệ thông tin của ngân hàng Trong thời đại hội nhập, các NHTM cần nâng cao vị thế của mình thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, địch
vụ; đầu tư vào các hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin điện tử, các thiết bị giao
dich tự động Đồng thời, các NHTM cũng nên tăng cường đầu tư vào hệ thống báo
cáo rủi ro, hệ thông thông tin quan ly, dé tăng khả năng dự báo rủi ro, hạn chế tốn thất nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD Các NHTM đạt hiệu quả hiệu quả kinh doanh cao hơn nhờ sử dụng công nghệ thông tin dé giảm thiểu chỉ phí hoạt động Vì
vậy, các ngân hàng cần ưu tiên vốn đầu tư vào kỹ thuật công nghệ, tăng cường sử dụng công nghệ mới, gia tăng tính liên kết về công nghệ giữa các ngân hàng, đồng
thời, đề cao tính độc đáo, đặc thù về công nghệ của mỗi ngân hàng
Năng lực đội ngũ nhân viên: Đội ngũ công nhân viên luôn là yếu tô quan trọng, quyết định sự tồn tại của bất kỳ một doanh nghiệp nào và hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ Những ngân hàng có đội ngũ lao động với trình độ cao, làm việc sẽ năng suất hơn dẫn đến lợi nhuận cao Các ngân hàng này thường có tỷ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn và sẵn sàng chấp nhận trả cho đội ngũ nhân viên năng suất cao với mức đãi ngộ cao hơn Một nguồn nhân lực tốt sẽ góp phần tạo nên các sản phẩm, dịch vụ tốt, giúp duy trì nguồn khách hàng trung thành, thu hút khách hàng mới và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Ngoài ra, còn rất nhiều nhân tổ trong và ngoài ngân hàng khác tác động đến đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM như những quy định, các chính sách
của ngân hàng Nhà nước, khả năng thanh khoản, đòn bây tài chính, cơ cầu và chất
lượng nguồn nhân sự, các loại rủi ro, v.v
Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh là nhân tố tác động tới
nguyên tắc kinh doanh của một ngân hàng trong trung và dài hạn, được áp dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng đó từ hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch Chiến lược kinh doanh sẽ giúp NHTM có cái nhìn tông thể về mục tiêu kinh doanh;
sự phù hợp với phát triển của ngân hàng, phát triển của nền kinh tế; xác định được
phương hướng hoạt động trong trung và dài hạn của ngân hàng Đây là nhân tổ có
24
Trang 28ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong trung và dài hạn Phương thức phân phối sản phẩm dịch vụ: Cách thức ngân hàng sử dụng đề đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận với khách hàng có hiệu quả hay không sẽ
được thê hiện qua phương thức phân phối của ngân hàng đó Khi các ngân hàng
không có sự khác biệt nhiều về dịch vụ và sản phẩm cung ứng, phương thức phân phối sẽ là nhân tố tiên quyết giúp khách hàng lựa chọn ngân hàng giao dịch Lượng
khách hàng thu hút càng nhiều, thị phần của ngân hàng được mở rộng, kéo theo thu
nhập của ngân hàng cảng cao, gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Các NHTM đã tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để cung ứng đến khách hàng của mình những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao Những kênh phân phối mới được phát triển song song với những kênh phân phối truyền thống Hoạt động cùng
những phòng giao dịch, chỉ nhánh truyền thống ngày trước là những kênh phân phối
hién dai céng nghé (ATM, may POS, intemet banking, mobile banking, chi nhánh tự động hóa ) Khoa học công nghệ đã mở ra cho các NHTM một kênh phân phối hiệu quả, tiếp cận được với những khách hàng nhỏ lẻ ở khoảng cách địa lý xa, giúp khách hàng thuận tiện trong sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng Không quá khi
nói phương thức phân phối quyết định lớn đến hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng khi nó ảnh hưởng tới số lượng khách hàng mà ngân hàng đó thu hút được
1.2.5.2 Nhân tô khách quan
Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng - ngoài những nhân tố
mới trên, còn có nhiều các nhân tố khác cùng tác động Trong phạm vi của chuyên
đề tốt nghiệp tuy không tập trung vào nhưng vẫn cần nêu đến các nhân tổ này, cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng tông sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chí số để đánh giá sự phát triển của một vùng, một khu vực lãnh thô Nguyên cứu tại 84 NHTM của các quốc gia Liên minh Châu Âu hoạt động trong giai đoạn 1995-2001 đã chứng minh tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng tích cực đến ROE có nghĩa là lợi nhuận của ngân hàng thường có xu hướng tăng khi nền
kinh tế phát triển Cụ thé, tỷ lệ GDP cao, thể hiện mức tăng trưởng kinh tế tốt, từ đó
sẽ có tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh các NHTM Ngược lại, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD Tại Việt Nam, nhiều
bài nghiên cứu cho thấy tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đo lường tác động của GDP đến
ROA và ROE cho ra kết quả thuận chiều Tuy nhiên, khi nghiên cứu về hiệu quả
HĐKD của các ngân hàng lại không tìm thấy mối quan hệ giữa GDP trên đầu người
25
Trang 29với các chỉ số đo hiệu quả ngân hàng Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng
cao, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sáng sủa hơn, do đó, khả năng thanh toán các khoản vay tăng lên làm giảm rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, kinh
tế tăng trưởng tốt khiến nhu cầu nhu câu tín dụng tăng cao, nguồn tín dụng được
quay vòng liên tục Những lý do trên khiến lợi nhuận ngân hàng gia tăng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, hay nói cách khác, do lĩnh vực ngân hàng khá nhạy cảm với
sự phát triển chung của nền kinh tế nên HQHĐ của ngân hàng chịu sự tác động cùng chiều từ sự tăng trưởng kinh tế
Lam phat: Điều tra các yếu tế kinh tế vĩ mô quyết định lợi nhuận các NHTM
ở Châu Âu trong giai đoạn 2002-20 10 Nghiên cứu sử dụng cả lợi nhuận trên tài sản (ROA) va loi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng Bằng cách sử dụng tập hợp dữ liệu bảng cân bằng và mô hình hiệu ứng có định, kết quả cho thấy rằng việc tăng lãi suất thực chịu tác động của tỷ lệ
lạm phát tăng sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận của các NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại đưa ra mối quan hệ âm giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận của
ngân hàng khi nghiên cứu tại NHTM tại Anh trong giai đoạn 2006 - 2012, kết quả này tương đồng với những nghiên cứu trước đây Sở dĩ, có tác động ngược chiều
nay là do chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát tại Anh đến giá trị của tài sản ngân
hàng
Lãi suất thị trường: Mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay ảnh hưởng đến
thu nhập lãi thuần của ngân hàng, do đó tác động đến lợi nhuận ngân hàng Hai
nhân tố đó lại biến động theo mức lãi suất trên thị trường, do đó lợi nhuận ngân
hàng cũng phụ thuộc vào lãi suất thị trường Trong trường hợp lãi suất tăng, các ngân hàng ưu tiên tập trung vốn để cho vay nhiều hơn là đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản Nếu chất lượng các khoản cho vay mới cao thì lợi nhuận ngân hàng gia tăng, hiệu quả hoạt động được cải thiện, và ngược lại
Tỷ giá: Sự thay đôi của tỷ giá khiến cho giá trị các công cụ tài chính của
ngân hàng thay đổi, tuy nhiên lợi nhuận của ngân hàng tăng hay giảm còn tùy thuộc vào trạng thái ngoại hối của ngân hàng Do đó, để hạn chế rủi ro do tỷ giá gây ra, các ngân hàng cần chủ động và thường xuyên thực hiện nghiệp vụ dự báo xu hướng
thay đôi của tỷ giá để điều chỉnh kịp thời trạng thái ngoại hối Một số các nghiên
cứu đã không tìm thấy tác động của tỷ giá lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nghiên cứu của họ tại châu Âu Trong khi đó, nghiên cứu tại Malaysia lại tìm
thấy tác động cùng chiều của tỷ giá lên hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, và mối quan hệ trên được giải thích bởi khả năng đự đoán tốt chiều hướng biến động tỷ giá
26
Trang 30của những nhà quản trị ngân hàng, nhờ vậy mà thu nhập từ giao địch ngoại hối gia tăng
Sự phát triển của khoa học công nghệ: Sự phát triên khoa học công nghệ hiện đại góp phân phục vụ đời sống con người, nâng cao đời sống người dân Hàng
loạt thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ hiện đại lần lượt ra đời giúp cuộc sống hiện đại hơn Các thiết bị điện tử hiện nay thay thế lao động con người, tiết kiệm
nhân lực Phát triển khoa học công nghệ cùng với việc ứng dụng và chuyến giao công nghệ, thúc đây hoạt động đối mới sáng tạo là yếu tố quan trọng, giải pháp mang tính quyết định nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, tạo và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của từng ngành, cụ thê là với lĩnh vực ngân hàng Trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ 4 (4.0), sự phát triển của khoa học công nghệ tác động tới hiệu quả hoạt động của NHTM trên nhiều khía cạnh
- Thay đổi cơ cầu tô chức và các vị trí nhân sự trong hoạt động NHTM: với các ứng dụng trên nên tảng kỹ thuật số, ngày nay NHTMI mở rộng hoạt động từ
kênh truyền thống (các chỉ nhánh, điểm giao địch của ngân hàng) sang các kênh
điện tử giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi Với sự mở rộng các
kênh phân phối này, cơ cấu tô chức của Ngân hàng tại các kênh phân phối và bộ
phận hỗ trợ cũng cân có sự điều chỉnh tương ứng, qua đó giúp Ngân hàng tối ưu hóa chi phí hoạt động và đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều khách hàng hơn
- Thay đổi sản phẩm, dich vu NHTM cung cap cho KH: bén canh cac san pham, dich vu truyén théng, NHTM ứng dụng công nghệ đề xây dựng các sản phẩm sáng tạo hơn, linh hoạt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp và phong phú của
khách hàng Bên cạnh đó, NHTM không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm
mà còn tận dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng những trải nghiệm tốt nhất, dịch vụ
cao nhất cho khách hàng trong quá trình giao dịch tại ngân hàng Đây là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng thu hút khách hàng mới, giữ chân và bán thêm bán chéo trên khách hàng hiện tại
- Tác động tới cơ cấu thu nhập của NHTM: trước đây cấu phần chính trong thu nhập của NHTM đến từ thu nhập từ hoạt động tín dụng Với việc mở rộng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cơ cấu thu nhập của NHTM cũng có sự thay đối tích cực, bên cạnh thu nhập từ hoạt động tín dụng, các cấu phân quan trọng trong thu nhập của NHTM như thu nhập từ địch vụ phí, thu nhập từ tiền gửi Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tổ không thê thiếu trong tất cả các nên
27
Trang 31kinh tế, các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và trong ngành ngân hàng không
phải là ngoại lệ Cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh có
thể góp phần nâng cao lợi ích xã hội thông qua việc giảm giá và tăng cường chất lượng dịch vụ Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù, nơi một cơ chế thị
trường tự do hoàn toàn không phải là một lựa chọn tối ưu nhất do ngân hàng là
ngành nhạy cảm, sự đô vỡ của một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng khác, gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng có khả năng lan truyền nhanh chóng
trên diện rộng và có thê trở thành khủng hoảng kinh tế Mức độ cạnh tranh ngày
càng cao đã buộc các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động Nhiều NHTM đã đầu tư mạnh vào công nghệ hiện đại và phát triển nguồn
nhân lực để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển sản phẩm, dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của quả trình hội nhập
28
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẺ HIỆU QUÁ KINH DOANH CUA OCB - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Tông quan về NHTM cỗ phần OCB và chỉ nhánh Hà Nội
2.1.1 Tông quan về NHTM cô phần phương đông
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM cô phần Phương Đông OCB Bank tén day di la Ngân hàng TMCP Phương Đông (tên quốc tế:
Orient Commercial Joint Stock Bank), chính thức hoạt động tại Việt Nam từ 10/06/1996 Đây là ngân hàng thương mại cô phần thuộc tư nhân chịu sự quản lý
của Ngân hàng Nhà nước Trải qua gần 30 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng
Phương Đông hiện nay là một trong số những ngân hàng uy tín nhất Việt Nam hiện nay với hơn 200 chỉ nhánh/ phòng giao dịch trên cả nước, tiềm lực tài chính vững mạnh và sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 2000 nhân sự
[1 Tén day đủ Ngân hàng TMCP Phương Đông
= Tén quoc tế Orient Commercial Joint Stock Bank
Mã số thuế 0300852005
Iul Mã cô phu OCB
Ï] Swift code ORCOVNVX
Ÿ Trụ sở chính Số 41 và số 45 Lê Duẫn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP
Trang 33Mộc lịch sử
- Ngày 13/04/1996: Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập với vốn
điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng
- Năm 2003: Nhận sáp nhập Ngân hàng Tây Đô và tăng vốn điều lệ lên
101.35 ty dong
- Tháng 03/2004: Tăng vốn điều lệ lên 137.13 tỷ đồng
- Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng
- Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng
- Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 630 tỷ đồng
- Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1,111.11 tỷ đồng
- Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 1,474.47 tỷ đồng
- Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng
- Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 2,635 tỷ đồng
- Năm 2012: Tăng vốn điều lệ lên 3,234 tỷ đồng
- Năm 2013: Triển khai đề án tái cơ cầu giai đoạn 2012 — 2015, công bố hệ thông nhận diện thương hiệu mới, tổng tài sản đạt gần 33.000 tỷ đồng
- Năm 2014: Tăng vốn điều lệ lên 3,547.14 tỷ đồng, nâng hệ thống quản lý
rủi ro theo chuẩn mực quốc tế,
- Năm 2015: Khởi động dự án Basel II dưới sự tư vấn DBS Singapore
- Năm 2016: Tăng vốn điều lệ lên 4,000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng thuộc
nhóm 3 ngân hàng dẫn đâu thị trường, Moody's công bố mức xếp hạng B2 trong lần đâu xếp hang, tong tai san dat gan 65.000 ty dong
- Năm 2017: Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu riêng "Com-B'" tài chính tiêu
dùng OCB, ngân hàng đầu tiên công bố hoàn thành dự án triển khai Basel II, đáp
ứng các tiêu chuân quốc tế về quản lý rủi ro, tông tài san dat gan 85.000 tỷ đồng
- Năm 2018: CB chính thức được công nhận hoàn thanh Basel II, OCB dat giải thưởng " Thương hiệu tin & dùng" hạng mục dịch vụ bán lẻ, OCB đạt giải thuong cua IFM: Best New OMNI Channel Platform 2018 va Most Innovative Digital Bank 2018, OCB đạt giải thưởng Ngân hàng có SPDV sang tao tiéu biéu (VOBA 2018), OCB dat Top 100 Doanh nghiệp Sao vàng đất Việt Moody's tăng
30
Trang 34mức tín nhiệm và xếp hạng lên BI đối với xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) & xếp hạng tiền gửi Tháng 3/2018, ra mắt OCB OMNI
- Năm 2019: Tăng vốn điều lệ lên 7,898.57 tỷ đồng, OCB đạt giải thưởng
Out Standing - Chairman OCB Trinh Van Tuan va Coporate Execllent - Orient Commercial Joint Stock Bank OCB, OCB dat giai thuong "Thuong hiéu tin & dùng" hạng mục dịch vụ bán lẻ, Moody's tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác
(CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3
- Năm 2020: Tăng vốn điều lệ lên 10,959.06 tỷ đồng, đạt chứng nhận
Thương hiệu quốc gia, Top 4 trong 10 Ngân hàng TMCP kinh doanh hiệu quả nhất
trên thị trường, Chào đón nhà đầu tư chiến lược Ngân hàng Aozora
- Năm 2021: OCB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HoSE) ngày 28/1/2021, Top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt
Nam do Forbes binh chon, Ung đụng ngân hàng số tốt nhất Việt Nam do IEM bình
chọn dành cho ngân hàng số OCB OMNI, Giải thưởng Doanh nhân xuất sac chau A
2021 đành cho Ông Trịnh Văn Tuần, Chủ tịch HĐQT OCB, Top 10 các ngân hàng
TMCP tư nhân uy tín & Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 do Vietnam Report công bó
2.1.1.2 Co cau tô chức của OCB
Cơ cầu bộ máy quản lý của OCB bao gồm Đại hội đồng Cô đông, Hội đồng Quan tri, Ban Kiểm soát, Tông Giám đốc và bộ máy giúp việc theo như quy định của Luật Các tô chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đôi, bô sung một số điều Luật Các td chức tín dụng năm 2020 tại Điều 32.1 về cơ cầu bộ máy quản lý của tô chức tín dụng
Đại hội đồng Cổ đông gồm tất cả Cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.I Điều lệ OCB 2020) Đại hội đồng cô đông quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm, bầu bô sung, thay thế thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Điều 27.3.d Điều lệ OCB 2020)
Hội đồng Quản trị gồm các cơ quan trực thuộc như sau: Văn phòng HĐQT,
Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Xử lý rủi ro, Ủy ban cơ cấu TỢ, Ủy ban Hợp tác chiến lược, Hội đồng mua ban ng
Hệ thống OCB gồm: Hội sở chính, các Chị nhánh, cac Phong Giao dich, Van phòng đại diện, Đơn vị sự nghiệp, Công ty trực thuộc Các đơn vị Hội sở gồm 8 Khối và 6 phòng, ban, trung tâm và cơ quan trực thuộc Tổng Giám đốc
31