Lý do chọn đề tài Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế khách quan, không thể tách rời đối với sự phát triển của một quốc gia.. Hội nhập quốc tế gắ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề bài: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Hãy chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Để nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải làm gì?
Giáo viên hướng dẫn: Đào Thị Phương Liên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Phương
Mã sinh viên: 11214858
Lớp chuyên ngành: Quản trị nhân lực 63B
Hà Nội, 2022
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 6
1 HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 6
1.1 Khái niệm hình thái kinh tế xã hội 6
1.2 Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội 6
1.3 Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội 7
1.4 Hình thái kinh tế - xã hội bao hàm sự bỏ qua 7
2 VẬN DỤNG HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO THỰC TIỄN ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 8
2.1 Kiên định mục tiêu xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội 8
2.2 Xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa 12
2.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội 14
2.4 Đổi mới về kiến trúc thượng tầng 15
3 KẾT LUẬN 16
LỜI CẢM ƠN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một
xu thế khách quan, không thể tách rời đối với sự phát triển của một quốc gia Hội nhập quốc tế gắn kết mối quan hệ phát triển giữa các quốc gia trên thế giớinói chung và quan hệ kinh tế nói riêng Nó đã tạo ra cơ hội để các quốc gia giải.quyết những vấn đề toàn cầu ngày càng gia tăng, tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, thúc đẩy phát triển toàn diện Tuy nhiên chẳng có gì làhoàn hảo cả, nếu không có định hướng rõ ràng, chính sách đúng đắn thì hội nhập kinh tế có thể là một con dao hai lưỡi Nó sẽ đem lại cả cơ hội lẫn những khó khăn, thách thức đối với các quốc gia, dân tộc Toàn cầu hoá là nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng giữa các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắngchủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đối với một nền nước kinh tế mới và vẫnđang trên đà phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế chính là conđường tắt để thu hẹp khoảng cách đối với các nước phát triển khác trên toànthế giới Muốn làm được như vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là nhận thứcđúng đắn được những cơ hội và thách thức cần phải đối mặt Từ đó, phát huynhững lợi thế và tìm cách khắc phục các hạn chế, nhằm phát triển đất nướcnhanh chóng, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳhội nhập và phát triển Đây là một vấn đề không bao giờ lỗi thời và mang tínhthời sự, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia
Với cương vị là một sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, em cảmthấy đề tài “ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Hãy chỉ ranhững cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Trang 4quốc tế Để nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cầnphải làm gì?” thực sự là điều mà em quan tâm và muốn tìm hiểu Tuy nhiên, dochưa có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránhđược những sai sót Em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét và góp
ý từ cô để hoàn thiện bài làm được tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn!
2 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Tóm tắt lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
- Trình bày thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam tại thời điểm hiện tại
3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong nghiên cứu, gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu thứ cấp qua các
kênh thông tin chính thức của tổ chức
Trang 5- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân chia cái tổng thể ra thành từng
bộ phận để phân tích bộ phận đó, thống nhất các bộ phận đã đượcphân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ
4 Kết cấu của tiểu luận
Nội dung chính của tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận hình thái kinh tế - xã hội
- Phần 2: Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Đảng vào thựctiễn đổi mới ở Việt Nam
- Phần 3: Kết luận
Trang 6NỘI DUNG
1 LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt độngtăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựatrên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chungtrong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế
Về thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thôngqua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng với các quốc gia khácnhằm theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình trên lĩnh vực kinh tế, dựa trên sựchia sẻ về nhận thức, lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủđộng chấp nhận, tuân thủ, tham gia xây dựng các “luật chơi” chung, chuẩnmực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế
Chủ thể của hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thểchính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết
và thực hiện các cam kết quốc tế Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thểkhác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhậpquốc tế
1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bước xây dựng một nềnkinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và thếgiới, là xu thế khách quan không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.Hội nhập không phải là một hiện tượng mới Tuy nhiên, đến quá trình toàncầu hóa mới từ những thập niên 80 trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế mới
Trang 7trở thành một trào lưu, cuốn hút sự tham gia của tất cả các nước Hội nhậpkinh tế quốc tế được thúc đẩy bởi những nhân tố chính sau:
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế
Phân công lao động quốc tế là tiền đề cho sự hình thành các quan hệkinh tế quốc tế Phân công lao động quốc tế là sự phân công lao động giữacác quốc gia trên phạm vi thế giới, được hình thành khi sự phân công laođộng xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự phát triển của lựclượng sản xuất Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và baotrùm toàn bộ nền kinh tế thế giới Điều kiện để phát triển phân công laođộng quốc tế là: sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên; sựkhác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, củakhoa học - kỹ thuật và công nghệ, về truyền thống sản xuất; và mặt khác,mỗi nước đều chịu ảnh hưởng và sự tác động nhất định của chế độ kinh tế -
xã hội của đất nước
Ngày nay, dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất và toàncầu hóa kinh tế đã dẫn đến phân công quốc tế mới về lao động Nếu phâncông quốc tế “cũ” về lao động, các nước, các khu vực kém phát triển đượcsát nhập vào nền kinh tế thế giới chủ yếu với tư cách là nhà cung cấp khoángsản và nông sản thì trong phân công lao động quốc tế mới có sự chuyển dịchkhông gian của các ngành công nghiệp sản xuất từ các nước tư bản tiên tiếnsang các nước đang phát triển, phân công lao động không còn giới hạn trongphạm vi quốc gia
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, xuhướng hình thành đa trung tâm, đa tầng nấc của cục diện ngày càng rõ nét:Nền tảng kinh tế thế giới có những chuyển dịch căn bản, với những bướctiến mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số; xu thế tái
cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; sự
Trang 8chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế giữa các trung tâm trước sự vươnlên mạnh mẽ về mọi mặt của Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ haithế giới; đề cao hơn vai trò của các nước đang phát triển; và trọng tâm kinh
tế, chính trị thế giới chuyển dịch từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam,trong đó châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng toàncầu
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế củacác nước ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành các mốiquan hệ vừa lệ thuộc, vừa tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể khiến chohội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế chung của thế giới
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xãhội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngàycàng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa,kinh tế trên quy mô toàn cầu Theo Manfred B Steger, toàn cầu hóa là “chỉmột tình trạng xã hội được tiêu biểu bởi những mối hỗ trợ liên kết toàn cầuchặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường và các luồng luân lưu đãkhiến cho nhiều biên giới và ranh giới đang hiện hữu thành không còn thíchhợp nữa” Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội v.v trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nóvừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá cáclĩnh vực khác Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng cáchoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụthuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tớimột nền kinh tế thế giới thống nhất
Toàn cầu hóa đi liền với khu vực hóa Khu vực hoá kinh tế chỉ diễn ra
Trang 9trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức như: khu vựcmậu dịch tự do, đồng minh (liên minh) thuế quan, đồng minh tiền tệ, thịtrường chung, đồng minh kinh tế… nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhaucùng phát triển, từng bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển vốn,lực lượng lao động, hàng hoá dịch vụ… tiến tới tự do hoá hoàn toàn những
di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực Trong điều kiệntoàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thànhtất yếu khách quan: Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệthống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất vàtrao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thànhmột bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Trong toàncầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu
Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảođược các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc
tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đangxuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng côngnghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển
Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển chủ yếu và phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế
là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính,khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình Khi
mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắmtrong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tácđộng lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế,các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lựcnày cho phát triển của mình
Trang 10Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang
và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảngcách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh
tế vĩ mô Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy côngnghiệp hoá mà còn tăng tích luỹ, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tincho các chương trình hỗ trợ quốc tế trong cải cách kinh tế và mở cửa Ngoài
ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nângcao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế
về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trìnhtoàn cầu hoá thành quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹđạo tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho các nước đang và kém phát triểnphải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do
nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch - thươngmại giữa các nước đang phát triển và phát triển Bởi vậy, các nước đang vàkém phát triển phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đốisách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầynghịch lý
1.3 Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội
Học thuyết chỉ rõ sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội,phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội Do vậy khôngthể xuất phát từ ý thức, tư tưởng thuần túy để giải thích các hiện tượng xãhội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất vật chất
Để nhận thức đúng xã hội, phải tìm hiểu quy luật phát triển của xã hội,không được tùy tiện, chủ quan Bởi lẽ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
Trang 11chỉ ra rằng: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử
tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
Việc vận dụng sáng tạo học thuyết này vào công cuộc xây dựng, pháttriển kinh tế - xã hội đối với Việt Nam là chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏqua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
1.4 Hình thái kinh tế - xã hội bao hàm sự bỏ qua
Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi cácquy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chínhtrị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế Chính vì vậy, lịch sử pháttriển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng Mỗi dân tộc đều có nét độcđáo riêng trong lịch sử phát triển của mình Có những dân tộc lần lượt trảiqua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, nhưng cũng có những dântộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó Tuy nhiên, việc
bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phảitheo ý muốn chủ quan Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển
xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn baohàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hìnhthái kinh tế - xã hội nhất định Rõ ràng việc “bỏ qua” một hình thái kinh tế -
xã hội nào đó trong trật tự phát triển của một quốc gia là không thể tùy tiện,
mà phải tuân theo quy luật khách quan
2 VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ
- XÃ HỘI VÀO THỰC TIỄN ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
2.1 Kiên định mục tiêu xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội
2.1.1 Tầm quan trọng của việc áp dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào xây dựng chũ nghĩa xã hội vào nước ta hiện nay