1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những vấn đề pháp lý phải cân nhắc trước khi khởi nghiệp (start up)

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề pháp lý phải cân nhắc trước khi khởi nghiệp (start up)
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,8 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Những vấn đề pháp lý phải cân nhắc trước khi khởi nghiệp (start up) Những vấn đề pháp lý phải cân nhắc trước khi khởi nghiệp (start up)

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHẢI CÂN NHẮC TRƯỚC KHI KHỞI NGHIỆP (START UP)

Hiện nay, đa số các dự án khởi nghiệp thường chỉ tập trung vào việc xây dựng và phát triển các dự án kinh doanh cho doanh nghiệp, mà không chú trọng đến các vấn đề liên quan đến pháp lý cần có khi bắt đầu khởi nghiệp, dẫn đến vi phạm pháp luật Vì vậy, qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc trước khi khởi nghiệp

1 Về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh

Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, các Startup cần phải lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể căn cứ theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/ QĐ-TTg ngày 06/7/2018

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngành nghề kinh doanh bao gồm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

2 Về vốn.

Vốn bao gồm vốn điều lệ và vốn pháp định, cụ thể ngắn gọn như sau: + Vốn điều lệ là tổng số vốn mà công ty đăng ký khi thành lập doanh nghiệp để dùng cho hoạt động doanh nghiệp

+ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ mới được hoạt động

Như vậy, các doanh nghiệp cần xác định rõ loại tài sản nào sẽ dùng để góp vốn thành lập Đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại

tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp

3 Về lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thì có nhiều loại hình doanh nghiệp để người khởi nghiệp có thể lựa chọn như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

Như vậy, thì mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là một trong những yếu tố

cơ bản để quyết định sự phát triển đúng hướng và tính ổn định của doanh nghiệp

4 Về cơ cấu tổ chức công ty

Về cơ cấu tổ chức công ty thì việc đầu tiên là cần xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Theo đó, dựa theo loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn thì tiến hành bầu hoặc bổ nhiệm từng người vào các chức danh phù hợp hoặc tiến hành thuê nhân sự để điều hành và quản lý doanh nghiệp

Trang 2

5 Xác định tên cho doanh nghiệp, trụ sở chính.

Tên cho doanh nghiệp

Về tên doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Luật Doanh nghiệp 2020

Đối với tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt phải đảm bảo hai thành tố sau đây:

+ Tên loại hình doanh nghiệp: được viết đầy đủ hoặc viết tắt (ví dụ: công

ty cổ phần hoặc công ty CP; công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty TNHH)

+ Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Lưu ý: Tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với

tên của doanh nghiệp đã được đăng ký hoặc thuộc những trường hợp khác mà pháp luật cấm như sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; sử dụng tên cơ quan nhà nước nếu chưa được sự chấp thuận của cơ quan đó

Trụ sở chính

Về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

6 Về thuế

Việc kê khai thuế, đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với bất kỳ một doanh nghiệp thành lập nào

Khi đăng ký thành lập xong, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải khai báo thuế

và nộp thuế môn bài cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp đăng ký mở một tài khoản ngân hàng;

+ Doanh nghiệp cần mua chữ ký số để khai báo thuế điện tử

+ Doanh nghiệp kê khai thuế ban đầu với Chi cục thuế nơi đăng ký trụ sở hoạt động và Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế môn bài, tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện nay, doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 24/1/2020 sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên

Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp, cần kê khai thuế ban đầu và đóng các loại thuế liên liên quan Nếu nộp trễ, kê khai sai hoặc thiếu dẫn đến thiệt hại cho các doanh nghiệp startup

7 Các thỏa thuận liên quan

Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ về việc vi phạm về sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ

Trang 3

Thỏa thuận trước khi thành lập công ty startup là văn bản cần quy định rõ ràng về các điều khoản hợp tác, phương thức kinh doanh, phân chia lợi nhuận, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Có thể tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc chuyên gia về việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Vì một khi dự án khởi nghiệp đó phát triển và có lợi nhuận thì dễ sẽ xảy ra các xung đột, mâu thuẫn liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi nhuận giữa những người cùng startup với nhau

6 Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý cần thiết.

Người khởi nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ được yêu cầu rồi gửi lên Phòng Đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý: Người khởi nghiệp cần lưu ý với từng loại hình doanh nghiệp

khác nhau mà hồ sơ cần chuẩn bị cũng khác nhau Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đúng với loại hình công ty để tránh mất

thời gian

Bên cạnh đó, có thể thấy người khởi nghiệp luôn quan tâm đến lợi nhuận

từ dự án và hợp tác kinh doanh Vì vậy, những vấn đề về pháp lý và thủ tục hành chính liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thường bị bỏ quên Điều đó dẫn đến việc người khởi nghiệp thường không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý về doanh nghiệp của mình khi có đối tác cũng như khách hàng yêu cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp đang bắt đầu thành lập

Chính vì vậy, khi bắt đầu khởi nghiệp, việc chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh là vô cùng quan trọng Đối với một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện còn bao gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy phép con) Hiện nay các văn phòng luật sư, công ty tư vấn, các doanh nghiệp

có thể tham khảo để thiết lập và lưu trữ hồ sơ và quản trị

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w