Tài liệu tham khảo: Những rủi ro pháp lý trong đàm phán hợp đồng thương mại và giải pháp phòng tránh Những rủi ro pháp lý trong đàm phán hợp đồng thương mại và giải pháp phòng tránh
Trang 1NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ TRONG ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH
1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại
Rủi ro pháp lý được hiểu là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Sau đây, là một số nguyên nhân xảy ra rủi
ro như sau:
+ Không tìm hiểu hoặc tìm hiểu chưa rõ về hồ sơ pháp lý các đối tác của mình, loại hình hoạt động, phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động, + Không kiểm tra thông tin về người đại diện hợp pháp của đối tác
+ Lựa chọn sai loại hợp đồng cần đàm phán, ký kết
+ Không hiểu biết hoặc bỏ qua quy định của pháp luật hiện hành, dẫn đến thỏa thuận các điều khoản trái pháp luật, đạo đức xã hội,
+ Thiếu kinh nghiệm kiểm soát các quy trình hoạt động cũng như xử lý nhanh và kịp thời các tình huống rủi ro pháp lý trước khi hậu quả xảy ra + Không có sự công tác, chuẩn bị trước khi thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng
+ Nội dung hợp đồng không phù hợp với tên gọi của hợp đồng
2 Những rủi ro pháp lý trong đàm phán hợp đồng thương mại
Có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà một số nguyên nhân đã được nêu ở mục trên Trong quá trình đàm phán hợp đồng có một số rủi ro pháp lý thường gặp, là:
Rủi ro liên quan đến chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
+ Khi tiến hành ký kết hợp đồng, để phòng tránh rủi ro liên quan đến chủ
thể thì cần kiểm tra thông tin của chủ thể
+ Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự và
đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
+ Xác định chủ thể ký hợp đồng có tư cách pháp nhân, có thẩm quyền đại diện tham gia ký kết
+ Nếu người ký hợp đồng được ủy quyền thì phải xem phạm vi được ủy quyền của người này, tránh vượt quá phạm vi ủy quyền
+ Ngành nghề kinh doanh của đối tác đàm phán, ký kết hợp đồng không phù hợp với hoạt động kinh doanh mà bên kia muốn hợp tác
Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng
Một số loại hợp đồng khi giao kết hợp đồng có thể gặp rủi ro là hợp đồng
bị vô hiệu do không đúng hình thức Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng thường gặp như hai bên xác lập loại hợp đồng bắt buộc lập thành văn bản nhưng khi giao kết lại không lập thành văn bản hoặc loại hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực nhưng lại không thực hiện công chứng, chứng thực
Vì vậy, khi có sự vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng, một bên khởi kiện ra tòa, tòa sẽ không tuyên bố hợp đồng vô hiệu ngay mà để cho các bên một thời gian hợp lý để xác lập và chỉnh sửa lại mặt hình thức nếu như các bên có ý định tiếp tục thực hiện hợp đồng
Trang 2Rủi ro về mặt nội dung của hợp đồng:
Các trường hợp vô hiệu do nội dung có thể kể đến đó là:
- Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hay trái đạo đức xã hội
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa thuộc danh mục mà pháp luật cấm mua bán, kinh doanh, vận chuyển
- Cần xem xét năng lực hành vi dân sự của người ký kết hợp đồng, năng lực hành vi dân sự của pháp nhân
- Người trực tiếp thực hiện giao kết hợp đồng là không có tư cách đại diện hoặc có tư cách đại diện nhưng không thuộc công việc mà mình được phép đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện
Như vậy, trong quá trình thương lượng, đàm phán thì nội dung cần được kiểm tra cẩn thận về mặt pháp lý, quy định chi tiết và rõ ràng, bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng để tránh rủi ro khi tranh chấp xảy
ra
Ngoài các rủi ro nêu trên, còn có một số rủi ro khác liên quan như sau:
Rủi ro do các điều khoản trong hợp đồng không chặt chẽ
Trong quá trình thực hiện và soạn thảo hợp đồng nếu các điều khoản của hợp đồng thiếu chặt chẽ sẽ gặp một số rủi ro như sau:
+ Gây khó khăn trong việc giao hàng do địa điểm giao hàng không được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng
+Thời gian thanh toán không rõ ràng dẫn đến việc bên có nghĩa vụ thanh toán chậm thời gian thanh toán, gây ảnh hưởng đến bên có quyền
+ Quyền và nghĩa vụ của các, phương thức thanh toán hoặc các điều khoản khác không được quy định cụ thể, rõ ràng
Có thể thấy trong quá trình thực hiện, soạn thảo hợp đồng cũng có thể xảy ra một số rủi ro như trên do chưa cẩn thận, thiếu hiểu biết trong quá trình soạn thảo cũng như đàm phán để giao kết hợp đồng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên bị ảnh hưởng Vì vậy, khi soạn thảo, đàm phán hợp đồng cần tìm hiểu kỹ những rủi ro pháp lý thường gặp tránh xảy ra sai sót
Rủi ro về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng
Trên thực tế, có nhiều rủi ro xảy ra bất ngờ, không thể ngăn ngừa trước được chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, bạo động, phong tỏa, dẫn đến một hoặc hai bên không thể thực hiện hợp đồng hoặc chỉ thực hiện được một phần của hợp đồng Vì vậy, các bên phải quy định chi tiết và rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng và phương án giải quyết trong hợp đồng
Trang 3Rủi ro về điều khoản phạt vi phạm và điều khoản bồi thường.
Các bên phải cần nắm rõ quy định về phạt vi phạm và điều khoản bồi thường khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng Nếu bỏ qua điều khoản này, các bên có thể gặp rủi ro khi phát sinh tranh chấp và thiệt hại khi có bên không thực hiện đúng nghĩa vụ
Rủi ro về điều khoản giải quyết tranh chấp
Về các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm:
+ Hai bên tự thương lượng
+ Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải
+ Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án
Rủi ro liên quan tới khả năng thanh toán.
Khi bên còn lại không thanh toán hoặc thanh toán chậm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên đã thực hiện xong nghĩa vụ Để ngăn ngừa rủi ro này, các bên cần có điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp khi xảy ra tình trạng chậm thanh toán
Rủi ro do đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ
Rủi ro liên quan tới phụ lục hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có những vấn đề chưa rõ hoặc phát sinh việc cần thay đổi hoặc bổ sung thêm các điều khoản thì hai bên
có thể ký thêm phụ lục hợp đồng
Như vậy, có thể thấy phụ lục hợp đồng bắt buộc phải có trong hợp đồng
vì nếu không có thì phụ lục hợp đồng sẽ không có giá trị
4 Giải pháp phòng tránh.
Sau đây, là một số biện pháp phòng tránh những rủi ro pháp lý trong đàm phán hợp đồng như sau:
+ Cần tìm hiểu đối tác có đủ uy tín, tin cậy, tài chính cũng như khả năng thực hiện hợp đồng
+ Kiểm tra các thông tin như chủ thể giao kết hợp đồng có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự, hành vi hay không, nếu chủ thể không phải người đại diện theo pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền Nếu hợp đồng pháp luật
có quy định lập thành văn bản hoặc công chứng, chứng thực thì cần thực hiện đúng quy định để đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu
+ Nghiên cứu, tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng cẩn thận, chi tiết
để tránh rủi ro khi xảy ra tranh chấp
+ Quy định rõ ràng về các điều khoản về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các trường hợp bất khả kháng, hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp
+ Ngoài ra để xử lý nhanh gọn các rủi ro trong hợp đồng, các doanh nghiệp có thể tham khảo các dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của các đơn vị cung cấp dịch vụ