1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,11 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng Giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng Giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng

Trang 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Tranh chấp hợp đồng là một trong những tranh chấp thường xuyên xảy ra

và khó giải quyết một cách triệt để vì nhiều lý do khác nhau Vì vậy, qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp cũng như cách giải quyết tranh chấp để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm về tranh chấp hợp đồng, tuy nhiên

từ các tranh chấp xảy ra trên thực tế có thể hiểu qua khái niệm được nêu dưới đây

Tranh chấp hợp đồng là tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp hợp đồng, tranh chấp về việc một bên vi phạm một hoặc nhiều nghĩa vụ theo hợp đồng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia hợp đồng bị vi phạm

Bản chất của tranh chấp hợp đồng chính là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng

Xảy ra tranh chấp hợp đồng là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân xảy ra tranh chấp xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp như:

- Không cập nhật, tìm hiểu kỹ các chính sách pháp luật hiện hành cũng như các vấn đề pháp lý để áp dụng vào hợp đồng

- Các doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định pháp luật và các nội dung, điều khoản được ghi trong hợp đồng còn thiếu và không cụ thể

- Chưa coi trọng đạo đức, nhân cách của các chủ thể tham gia hợp đồng

ký kết

- Không soạn thảo và kiểm tra hợp đồng cẩn thận khi ký kết hợp đồng

- Các rủi ro bất khả kháng ngoài dự kiến như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, dẫn đến vi phạm, không thể thực hiện hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể thấy các tranh chấp xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chưa chú trọng nhiều đến các vấn

đề pháp lý mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận dẫn đến tranh chấp xảy ra Khi tranh chấp xảy ra, vì không hiểu biết các quy định pháp luật dẫn đến tranh chấp ngày càng khó giải quyết Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý các nguyên nhân được nêu ở trên để tránh các tranh chấp phát sinh không đáng có trong hợp đồng

Giải quyết tranh chấp?

Để giải quyết các tranh chấp có trong hợp đồng, thì các cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền sẽ xem xét tài liệu, chứng cứ và đưa ra quyết định xử lý các tranh chấp trong hợp đồng một cách phù hợp nhằm bảo vệ quyền và

Trang 2

lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và một số yếu tố để giải quyết tranh chấp hợp đồng như sau:

- Lựa chọn một hình thức phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên đang tranh chấp trong hợp đồng

- Cần tuyên truyền rộng rãi pháp luật đến với mọi người, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân, hiểu rõ và tuyệt đối không thực hiện các hành vi vi phạm hợp đồng

- Giải quyết các vụ việc tranh chấp hợp đồng đúng quy định pháp luật, chính xác và không xảy ra sai sót

- Khi đưa ra quyết định để giải quyết tranh chấp hợp đồng cần có tính khả thi cao và thi hành được

- Quá trình giải quyết tranh chấp cần đảm bảo tính dân chủ, công bằng và quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của hai bên với chi phí giải quyết hợp lý

- Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng hoặc có thể kết hợp và sử dụng nhiều phương án giải quyết khác nhau có lợi cho hai bên

- Cần xem xét các yếu tố chủ quan và khách quan tác động chi phối các bên khi lựa chọn các phương thức giải quyết hợp đồng

- Xem xét phương thức được sử dụng có phù hợp với nội dung và tính chất của hợp đồng hay không

- Tranh chấp hợp đồng có thể giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án

Phương thức thương lượng, hòa giải và các phương thức khác?

Khi xảy ra các tranh chấp, việc đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến là gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ làm ăn giữa các bên, tốn kém thời gian và tiền bạc cũng như công sức Vì vậy, hai bên sẽ tìm hiểu các phương thức phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đang tranh chấp cũng như đưa xã hội vào trật tự, nề nếp, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân góp phần để ngăn chặn các trường hợp vi phạm hợp đồng Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp, có 04 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông dụng như sau:

Phương thức thương lượng: Là phương án mà hầu hết các bên đều ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi phát sinh tranh chấp, thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận giải quyết vấn vấn đề giữa các bên Nếu không thỏa thuận được theo phương thức này các bên sẽ chọn phương thức khác

- Thương lượng có thể hiểu theo định nghĩa là việc các bên cùng nhau bàn bạc, sắp xếp, giải quyết và loại bỏ các tranh chấp mà không cần sự trợ giúp hay quyết định của bên thứ ba nào Vì vậy, thương lượng sẽ giúp giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, nhanh gọn, và không mất quá nhiều thời gian

Trang 3

Phương thức hòa giải: Là phương thức giải quyết có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung gian hòa giải để hỗ trợ tìm ra phương án giải quyết

- Có thể thấy việc hòa giải tranh chấp hợp đồng bắt buộc các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp, Ngay cả khi tại Tòa án, phương thức hòa giải này vẫn được sử dụng chiếm gần 50% số

vụ việc mà Tòa án giải quyết

Ngoài ra, còn 02 phương pháp thông dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng như sau

Phương thức giải quyết bởi Trọng tài: Là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là các bên phải tôn trọng và thực hiện theo phán quyết của trọng tài

- Trọng tài được hiểu là bên thứ ba tham gia với tư cách độc lập, thực hiện và tuân theo quy định của Luật Trọng tài thương mại

- Mỗi bên có quyền lựa chọn 1 trọng tài viên cho mình, hai trọng tài viên chọn chủ tịch hội đồng trọng tài Một cấp xét xử, không có quyền kháng cáo Có quyền yêu cầu cầu hủy phán quyết bởi tòa án và tòa án không xem xét về nội dung tranh chấp Bảo mật thông tin tranh chấp, được giữ kín

Phương thức giải quyết bởi Tòa án: Là phương thức được giải quyết tại

cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được Tòa án thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt và chặt chẽ

- Khi lựa chọn phương thức giải quyết bởi Tòa án là khi các bên không tự thương lượng, hòa giải hoặc có thương lượng, hòa giải mà không thành hoặc không lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài Khi đó, một trong hai bên sẽ nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

- Các bên không có quyền lựa chọn thành phần hội đồng xét xử Thông qua 02 cấp xét xử là tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm, phán quyết cuối cùng tại Tòa án có hiệu lực và giá trị ràng buộc thi hành Bản

án có giá trị cưỡng chế thi hành

Ưu điểm, nhược của 04 loại phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án?

Phương thức thương lượng

Về ưu điểm:

- Hai bên có quyền tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp mà không cần thông qua bên thứ ba;

- Không bị ràng buộc các quy định, trình tự, thủ tục pháp lý nên giải quyết vấn đề một cách đơn giản và nhanh gọn hơn

- Tiết kiệm được chi phí

- Giữ được bí mật kinh doanh

- Ít ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên

Về nhược điểm:

Trang 4

- Đòi hỏi sự tự nguyện, trung thực và hợp tác giữa các bên để thương lượng giải quyết tranh chấp

- Khả năng thành công tương đối thấp

Phương thức hòa giải

Về ưu điểm:

- Đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém

- Ít phụ thuộc vào các trình tự, thủ tục

- Do bên thứ ba giải quyết tranh chấp nên không ảnh hưởng đến mối quan

hệ hợp tác giữa hai bên và uy tín trong kinh doanh

- Tiết kiệm được chi phí

Về nhược điểm:

- Cần có sự tự giác chấp hành giữa các bên tham gia giải quyết tranh chấp

- Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp phải chịu chi phí hòa giải và dùng phương thức khác tốn kém hơn

- Nếu một trong hai bên trì hoãn tiếp tục kéo dài vụ việc tranh chấp, dẫn đến bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện

Phương thức giải quyết thông qua trọng tài

Về ưu điểm:

- Các bên phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện giải quyết vụ việc tranh chấp

- Thủ tục đơn giản và nhanh chóng

- Hạn chế tiết lộ bí mật kinh doanh , giữ được danh dự và uy tín

- Các bên tranh chấp được lựa chọn trọng tài viên

- Được quyền quyết định lựa chọn trọng tài viên, thời gian, địa điểm giải quyết

- Phán quyết của trọng tài được công nhận quốc tế thông qua các công ước quốc tế được ký kết

- Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài

Về nhược điểm:

- Giải quyết tranh chấp phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện của các bên tham gia

- Tính cưỡng chế thi hành các quyết định của trọng tài không cao vì trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước

- Các trọng tài viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, thu nhập

và xác minh giấy tờ, chứng cứ vì vậy cần sự hợp tác của các bên tham gia

- Việc giải quyết tranh chấp còn phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên, nếu một trong hai bên không chịu hợp tác thì quá trình giải quyết tranh chấp có nguy cơ bị trì hoãn và không thể lập được hội đồng trọng tài để giải quyết vụ việc

Trang 5

Phương thức giải quyết thông qua tòa án

Về ưu điểm:

- Giải quyết tranh chấp qua nhiều cấp xét xử, đảm bảo thi hành của bản

án, các quyết định đưa ra chính xác, công bằng, đúng pháp luật quy định

- Việc thu nhập giấy tờ, chứng cứ, triệu tập các nhân chứng trong quá trình xét xử được đảm bảo thực hiện

- Án phí Tòa án thấp hơn lệ phí của Trọng tài

- Có tính cưỡng chế thi hành cao do các quyết định của Tòa án đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước

- Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, trong quá trình giải quyết tranh chấp các sai sót được phát hiện và khắc phục kịp thời

Về nhược điểm:

- Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo kéo dài vì các thủ tục tố tụng Tòa án rất chặt chẽ, khắt khe dẫn đến tốn thời gian, chi phí và công sức của các bên tham gia tranh chấp

- Không đảm bảo được bí mật, uy tín kinh doanh của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp

Vì vậy, qua 04 phương thức được nêu ở trên đều có những ưu điểm và nhược điểm tùy vào tình hình cụ thể mà hai bên tranh chấp sẽ đưa ra các phương thức giải quyết hợp lý, tối ưu và hiệu quả có lợi cho hai bên khi giải quyết các tranh chấp

Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp hợp đồng lựa chọn các phương thức giải quyết?

- Xác định rõ là tranh chấp hợp đồng hay là tranh chấp ngoài hợp đồng

- Xác định rõ các điều khoản gây tranh chấp, mức thiệt hại

- Sử dụng chuyên gia tư vấn, luật sư để có giải quyết, lựa chọn phương thức phù hợp để có lợi cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w