Tài liệu tham khảo: Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô
Trang 1CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô TÔ
Hiện nay, các giao dịch mua bán xe ngày càng nhiều với nhiều mục đích khác nhau, dẫn đến khách hàng sẽ có nhu cầu tìm đến các dịch vụ hỗ trợ công chứng hợp đồng mua bán xe
1 Hợp đồng mua bán xe ô tô là gì?
- Có thể thấy, hợp đồng mua bán xe ô tô là hợp đồng mua bán tài sản.
Dựa theo Điều 430 BLDS 2015 quy định hợp đồng mua bán ô tô là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán ô tô chuyển quyền sở hữu xe ô
tô cho bên mua xe và bên mua xe trả tiền cho bên bán xe
- Như vậy, hợp đồng mua bán xe ô tô là văn bản ghi nhận bên bán đồng ý bán xe và bên mua trả tiền cho bên bán theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
2 Hợp đồng mua bán xe ô tô có cần công chứng không?
- Đây là câu hỏi mà nhiều người đang còn thắc mắc về hợp đồng mua bán
xe ô tô có cần công chứng hay không thì căn cứ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 8, Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định hợp đồng mua bán, tặng, cho xe ô tô của cá nhân phải tiến hành thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Trừ các trường hợp giao dịch mua bán, tặng, cho xe của cá nhân thuộc đơn vị lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thì đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác
đó
- Theo đó, tại Điểm g, Khoản 1, Điều 10, Thông tư 15/2014/TT-BCA cũng quy định giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực
Lưu ý 03 trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 01: Nếu bên bán hoặc bên mua không thể trực tiếp đến ký
hợp đồng tại Phòng Công chứng thì phải có Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp 02: Nếu bên bán hoặc bên mua có người không đọc, viết
hoặc không ký được thì phải có người làm chứng; trường hợp này phải nộp thêm Chứng minh nhân dân của người làm chứng và người làm chứng phải có mặt tại Phòng Công chứng để thực hiện việc làm chứng
+ Trường hợp 03: Nếu người cầu công chứng già yếu, đau ốm không đi
lại hoặc có lý do chính đáng thì có thể yêu cầu công chứng ngoài trụ sở; trường hợp này phải có giấy đề nghị công chứng ngoài trụ sở
- Qua nội dung phân tích ở trên, trong hợp đồng mua bán xe ô tô, nếu bên bán là cá nhân bắt buộc phải công chứng để bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình một cách tốt nhất Nếu không thực hiện thủ tục công chứng, chứng
Trang 2thực thì các chủ thể trong quan hệ mua bán xe ô tô có thể phát sinh rủi ro pháp lý không mong muốn
3 Điều kiện để hợp đồng mua bán xe ô tô có hiệu lực
- Khi giao dịch mua bán xe ô tô, đầu tiên cần xem xét về hình thức của
hợp đồng, xe ô tô đó có phải là loại xe bị cấm, bị hạn chế mua bán, chuyển nhượng hay không,
- Ngoài ra, để một giao dịch có hiệu lực thì cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, các bên tham gia thực hiện hợp đồng mua bán xe phải có đầy
đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự
+ Thứ hai, những người tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện
+ Thứ ba, mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
- Như vậy, cần phải đáp ứng các điều kiện ở trên để giao dịch mua bán xe
ô tô có hiệu lực Bên cạnh đó, thì hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ khi hoàn thành việc công chứng, chứng thực
4 Thủ tục công chứng mua bán xe ô tô
- Khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán ô tô, khách hàng cần cung
cấp những giấy tờ sau:
Bên bán cần chuẩn bị:
+ Bên bán là cá nhân: Chứng minh nhân dân thẻ căn cước, hộ chiếu, sổ
hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người đứng tên trên đăng ký xe (trường hợp bên bán chưa kết hôn thì bổ sung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)
+ Bên bán là tổ chức: Giấy đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, quyết định hay nghị quyết, biên bản họp của doanh nghiệp, giấy ủy quyền đại diện cho cá nhân,
+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe, quyền được bán xe: giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe, hợp đồng tặng cho, hợp đồng ủy quyền bán,
Bên mua cần chuẩn bị:
+ Phiếu yêu cầu công chứng
+ Bên bán là cá nhân: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân,
hộ chiếu, sổ hộ khẩu
+ Bên bán là tổ chức: Giấy đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, quyết định hay nghị quyết, biên bản họp của doanh nghiệp, giấy ủy quyền đại diện cho cá nhân,
- Sau đây, là thủ tục công chứng bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xuất trình các giấy tờ đã chuẩn bị trong hồ sơ
- Xuất trình các giấy tờ đã chuẩn bị trong hồ sơ để các nhân viên công chứng kiểm tra, xác thực thông tin xem có đúng hay không
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Trang 3- Kiểm tra các giấy tờ được chuẩn bị trong hồ sơ công chứng Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng còn hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu bổ sung
- Ngoài ra, sẽ từ chối yêu cầu công chứng nếu cá nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Bước 3: Thực hiện công chứng
Trường hợp các bên có soạn trước hợp đồng:
+ Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng Nếu không đáp ứng được yêu cầu hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng
Trường hợp các bên sử dụng dịch vụ hay bên công chứng soạn thảo: + Bên công chứng hoặc dịch vụ sẽ soạn thảo hợp đồng theo đúng các điều khoản quy định Bên mua và bên bán đọc kỹ lại toàn bộ hợp đồng sau đó
ký vào phần của mình (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên
và hoặc bên dịch vụ)
+ Yêu cầu các bên xuất trình bản gốc các giấy tờ có trong hồ sơ để xem xét và đối chiếu
+ Ghi lời chứng, ký tên và đóng dấu
5 Lệ phí
- Sau khi hoàn thành các thủ tục ở trên, tiến hành đóng lệ phí và lấy hợp
đồng, chi phí do 1 trong 2 bên trả tùy vào thỏa thuận của hai bên
- Lệ phí có thể tham khảo tại Điểm a, Khoản 2, Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định phí công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy như sau:
TT Giá trị tài sản
hoặc giá trị hợp
đồng, giao dịch
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1 Dưới 50 triệu
đồng
50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng
đến 100 triệu
đồng
100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu
đồng đến 01 tỷ
đồng
0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Trang 44 Từ trên 01 tỷ
đồng đến 03 tỷ
đồng
01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ
đồng đến 05 tỷ
đồng
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ
đồng đến 10 tỷ
đồng
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ
đồng đến 100 tỷ
đồng
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản
hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp)