Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứuNghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trườngsĩ qua
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quanquân đội là một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm của mỗinhà trường và giảng viên Nội dung nghiên cứu có sự đa dạng, phongphú và gắn liền với hoạt động quân sự, trong đó tập trung nghiên cứuhướng vào nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo sĩ quanquân đội; đồng thời, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện,trường sĩ quan quân đội được tổ chức, triển khai, quản lý chặt chẽtheo quy định đặc thù của hoạt động quân sự
Trong đó, giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan là một bộphận của đội ngũ giảng viên, cán bộ, sĩ quan quân đội thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quanquân đội Để nhanh chóng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học cóchất lượng, hiệu quả, trước hết bản thân giảng viên trẻ phải làm quen vàthích ứng với hoạt động này trong quá trình thực hành nghề nghiệp sưphạm Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quantrọng giúp giảng viên trẻ nhanh chóng nắm bắt, hiểu rõ đặc điểm, yêucầu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình nghiêncứu khoa học, là cơ sở trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên và chất lượng giáo dục, đào tạo,nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Thực tiễn cho thấy, mặc dù kinh nghiệm hoạt động nghiên cứukhoa học chưa nhiều, song một số giảng viên trẻ ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội thích ứng nhanh và đạt nhiều thành tích trong hoạtđộng nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ và dựbáo xu thế phát triển của các học viện, trường sĩ quan quân đội thì hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ còn những hạn chế về cả
số lượng và chất lượng Trong đó còn giảng viên trẻ chậm thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học, biểu hiện ở việc nhận thức chưa đầy đủ
về hoạt động này; chưa có sự hứng thú, say mê nghiên cứu; tính tíchcực, chủ động trong nghiên cứu chưa cao; đặc biệt còn lúng túng, khókhăn trong thực hiện các nội dung, hình thức và phương pháp nghiêncứu, kết quả nghiên cứu khoa học của một số giảng viên trẻ còn chưađáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp
Vấn đề thích ứng và thích ứng nghề nghiệp được các tác giả trongnước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩquan quân đội thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
Vì vậy, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: “Thích ứng với hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu là rất cần thiết.
Trang 22 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội; đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức
độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác địnhnhững vấn đề luận án tập trung nghiên cứu; làm rõ những vấn đề lý luận vềthích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội; đánh giá thực trạng thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ và đề xuất biện pháp tâm
lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Giảng viên trẻ, cán bộ khoa, cán bộ bộ
môn, cán bộ cơ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt
động nghiên cứu khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Thích ứng với hoạt động nghiên cứu
khoa học mà đề tài luận án nghiên cứu là “thích ứng tâm lý” Trong
đó, luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở dạng thực hiện các đề tàikhoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩquan quân đội
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng khách thể nghiên cứu
là 421; trong đó gồm: 257 giảng viên trẻ và 164 cán bộ khoa, cán bộ
bộ môn, cán bộ cơ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu
tại 02 học viện, 03 trường sĩ quan gồm: Học viện Chính trị; Học việnPhòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩquan Chính trị; Trường Sĩ quan Pháo Binh
Trang 3Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của
luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2019 đến năm 2024
4 Giả thuyết khoa học
Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viêntrẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở mức độ cao vàđược biểu hiện trên 3 mặt cơ bản: nhận thức về hoạt động nghiên cứukhoa học, thái độ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và hànhđộng nghiên cứu khoa học Song chưa có sự đồng đều về mức độthích ứng giữa 3 mặt biểu hiện, trong đó biểu hiện thích ứng về mặtnhận thức và mặt thái độ ở mức độ cao, biểu hiện thích ứng về mặthành động ở mức trung bình
Có sự khác biệt về mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân độitheo các biến nhân khẩu Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chịu
sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đóđộng cơ nghiên cứu khoa học; kỹ năng nghiên cứu khoa học; yêu cầuđổi mới giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các nhà trường lànhững yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn
Có thể nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân độihiện nay thông qua các biện pháp tâm lý - sư phạm
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương phápluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoahọc nói chung và giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và pháttriển đội ngũ nhà giáo quân đội nói riêng Đồng thời, dựa trên hệthống phương pháp luận của Tâm lý học mác xít và khoa học xã hội
và nhân văn như: Tiếp cận hoạt động - nhân cách; tiếp cận hệ thốngcấu trúc; tiếp cận phát triển; tiếp cận tâm lý học sư phạm
Cơ sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu dựa trên các nghị quyết, chỉ thị của Quân
uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục, đào tạo, nghiên cứukhoa học; xây dựng đội ngũ giảng viên ở các nhà trường quân đội; Vịtrí, vai trò của hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảngviên và chất lượng các công trình khoa học đã được công bố củagiảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phươngpháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp hệ thống hóa lý
Trang 4thuyết, phương pháp so sánh, khái quát hóa; phương pháp chuyêngia; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp nghiên cứu chân dungtâm lý; phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động; phương pháp xử
lý số liệu bằng thống kê toán học
6 Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về mặt lý luận
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng,luận án đã đưa ra khái niệm và phân tích rõ bản chất thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội Chỉ ra các mặt biểu hiện cơ bản thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ đó là nhận thức
về hoạt động nghiên cứu khoa học, thái độ đối với hoạt động nghiêncứu khoa học và hành động nghiên cứu khoa học; xác định các yếu tốảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án đã chỉ ra thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở mức độ cao,tuy nhiên lại không có sự đồng đều trên các mặt biểu hiện; chỉ ra mối quan hệtương quan thuận và chặt chẽ giữa các mặt biểu hiện và từng mặt biểu hiệnvới thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ; xác định,làm rõ đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩquan quân đội; đặc điểm tâm lý của giảng viên trẻ Chứng minh thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ chịu sự ảnh hưởng của cácyếu tố chủ quan và yếu tố khách quan; luận án đã đề xuất một số biện pháptâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học về thích ứngbằng việc vận dụng lý luận thích ứng vào nghiên cứu thích ứng của mộthoạt động cụ thể, đó là thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, cung cấp cơ sở lýluận cho các nghiên cứu tiếp theo về giảng viên và giảng viên trẻ
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả luận án thu được là tài liệu tham khảo cho cấp ủyĐảng, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trường sĩ quanquân đội trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáodục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời, phát triển đội ngũnhà giáo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hoạt động giáo dục, đào tạo vànghiên cứu khoa học của mỗi nhà trường, góp phần thực hiện thắnglợi phương châm "Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn
Trang 5sàng chiến đấu của đơn vị" và Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 - 2030 vànhững năm tiếp theo”, hướng đến xây dựng quân đội cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
8 Kết cấu của luận án
Gồm: Mở đầu, 4 chương; 12 tiết; kết luận và kiến nghị; danhmục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
1.1.1 Những nghiên cứu về thích ứng
1.1.1.1 Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của thích ứng
Tác giả Spencer H (1896), The principles of Psychology; D.A
Andreeva (1972), Thanh niên và giáo dục; James W (1980), The
Principles of Psychology; J Piaget - B Inhelder (2000), Tâm lý học trẻ em
và ứng dụng Tâm lý học Piaget vào trường học; Tác giả Trần Thị Minh
Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học
Quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học; Phùng Đình Mẫn (Chủ biên,
2005), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
Trung học phổ thông; Nguyễn Văn Viên (2017), Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh;
Các tác giả trong nước và nước ngoài với các cách tiếp cận khácnhau đã đưa ra nhiều quan điểm về bản chất, nguồn gốc của thích ứng, songsuy cho cùng đều đề cập đến vấn đề thích ứng của con người có nguồn gốc
từ những yêu cầu, điều kiện mới của môi trường hoạt động và môi trườngsống Các tác giả cũng bàn đến vấn đề bản chất của thích ứng tập trung vào
sự thay đổi, điều chỉnh tâm lý ở một mức độ nào đó của con người, đồngthời hình thành nên những cấu tạo tâm lý mới đáp ứng với sự thay đổi củađiều kiện, môi trường sống và từng hoạt động cụ thể
1.1.1.2 Nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện của thích ứng
Tác giả Ushatikov A.I và Kazak B.B (2001), Cихология учебники
тюремное учреждение; Duffy R.D và Blustein D.L (2005) trong nghiên
cứu “The relationship between spirituality, religiousness, and careeradapility”; A.J, Nejad H, Clomar S (2012), “Adaptability: Conceptual andempirical perspectives on responses to change, novelty and uncertainty”;
Trang 6Tác giả Vũ Dũng (2012), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng xã hộicủa các nhóm yếu thế và các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với họ”;
Mã Ngọc Thể (2016), Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt
động học tập; Lê Thị Thu Hà (2019),Thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực.
Các nghiên cứu của các tác giả dù xuất phát từ các quan điểm nghiêncứu, cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu chung lại đều đề cập đến nhữngthành phần tâm lý thuộc về bên trong cá nhân như: nhận thức, động cơ và cảnhững thành phần tâm lý biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân và có thể đánhgiá, nhìn nhận được như: hành vi, kỹ năng, cảm xúc, thái độ, Điều nàykhẳng định rõ ràng, khi nghiên cứu về thích ứng của con người, không thểnghiên cứu tách biệt một mặt nhận thức, hay thái độ mà phải nghiên cứu cảhành vi thích ứng của chủ thể khi tham gia vào các lĩnh vực hoạt động củađời sống xã hội Cả ba thành phần này gắn kết và thống nhất với nhau Nếucon người chỉ có sự thay đổi về tâm lý mà không có sự thay đổi điều chỉnhhành vi phù hợp với nhận thức và thái độ đó thì không tạo ra sự biến đổi,không nảy sinh sự thích ứng của con người khi tham gia vào các hoạt độngkhác nhau trong cuộc sống
1.1.1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng
Tác giả Taylor S.E (1983), “Adjistment to threatening events: Atheory of cognitive adaption”; Hyman M.R (2005), “Assessing FacultyBeliefts About the Importance of Various Marketing Job Skills”; Ozturk M
(2008), Induction into teaching: adaptation challenges of novice teachers,
in Turkey; Sulistiani W (2017), “Career Adaptability: The Influence of
Readiness and Adaptation Success in the Education Context”;
Bằng cách tiếp cận của mình, các tác giả đều cho rằng có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến thích ứng của con người, trong đó chỉ ra một số yếu tố
cơ bản như: Vấn đề cấu trúc sinh vật hay tố chất cá nhân, yếu tố nhânkhẩu, khả năng nhận thức của cá nhân, tương tác cá nhân, sự tận tâm, cảmxúc, khuynh hướng, niềm tin, lạc quan, chỉ số nghịch cảnh; điều kiệnsống, áp lực công việc, sự hỗ trợ xã hội, môi trường
1.1.1.4 Nghiên cứu về con đường, biện pháp nâng cao thích ứng
Tác giả Bernard H.W (1954), Psychology of learning and teaching;Ростунов A.T.(1984), “Формирование профессиональной пригодности";Martin A.J (2012), “Adaptability: Conceptual and empirical perspectives onresponses to change, novelty and uncertainty”; Maree K (2017), “Psychology
of Career Adaptability, Employability and Resilience”
Bàn về các biện pháp nâng cao thích ứng của con người nói chungmới chỉ có một số tác giả nước ngoài đề cập Đối với các tác giả trongnước chủ yếu tập trung bàn về các biện pháp nâng cao khả năng thích ứng
Trang 7với từng hoạt động cụ thể Trong đó, đề cập đến việc nâng cao mức độthích ứng nói chung của con người, cơ bản các tác giả đều chú ý đến cácnhóm giải pháp tác động về phía chủ thể và phía đặc điểm, điều kiện, môitrường làm việc
1.1.2 Những nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học
1.1.2.1 Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học
Tác giả Pine G.J (1979), “Teacher adaptation of research
findings”; Volanen M.B (1987), “Occupational adaptation and social
attitudes towards youth employment”; A.E Golomstooc (1990), Lựa
chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh; Rotinghaus P.J,
Day S.X và Borgen F.H (2005), “The Career Futures Inventory: Ameasure of career - related adaptability and optimism”; Nguyễn Văn Hộ
(2000), Thích ứng sư phạm, Lê Thị Minh Loan (2010), Mức độ thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Các tác giả đã nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp, phân tích, luậngiải những vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thích ứng nghề nghiệp,trong đó, các tác giả cơ bản đều có xu hướng cho rằng thích ứng nghềnghiệp là quá trình thích ghi với những đặc điểm lao động và điều kiệncủa quá trình lao động; thích ứng nghề nghiệp là quá trình thay đổi nhậnthức, thay đổi tình cảm và hành động đối với nghề nghiệp Tuy nhiên,nghiên cứu trực tiếp về nguồn gốc, bản chất của thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học thì chưa có
1.1.2.2 Nghiên cứu về biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học
Tác giả Savickas M.L (1994), “Measuring career development:Current status and future dereetion”; Chernikova Elena Gennadievna
(2008), Thực trạng và những mâu thuẫn trong thích ứng xã hội và nghề
nghiệp của giáo viên trẻ; Nguyễn Thị Huệ (2008), “Thích ứng tâm lý xã
hội với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ của giảng viêntrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội”; Hồ Thị Trúc
Quỳnh (2012), “Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Tâm lý và Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế”;
Trần Thu Hương (2015), Thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên
trẻ tại các học viện, trường đại học Công an nhân dân; Nguyễn Đức
Quỳnh (2020), Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của
cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Nghiên cứu về biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp, thích ứngnghiên cứu khoa học các tác giả có nhiều cách tiếp cận ở các khía cạnh
Trang 8khác nhau và luận giải cấu trúc, biểu hiện của thích ứng nghề nghiệp khácnhau, song cơ bản các tác giả đều đã đề cập đến biểu hiện của thích ứngnghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học trên các mặt cơ bản đó lànhận thức về nghề nghiệp, động cơ nghề nghiệp, tình cảm, thái độ nghềnghiệp, kỹ năng và hành động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
1.1.2.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học
E.A Ermolaeva (1969), Lý thuyết và thực hành tâm lý học trong
trường tổng hợp Leningrat; N.B Basinanova, D.V Kalinhitreva (1973)
“Con người và xã hội”; Nguyễn Xuân Thức (2005), “Sự thích ứng với
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên Đại học Sư phạm”; Nguyễn
Thị Ngọc Liên (2011), “Sự thích ứng của giảng viên với hoạt động đàotạo tín chỉ ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”; Nguyễn Quốc Nghi(2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trẻ trườngĐại học Cần Thơ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học”; Nguyễn MinhPhương, Nguyễn Tùng Linh (2017), “Đánh giá sự thích ứng tâm lý nghềnghiệp ở thủy thủ tàu ngầm”; Lê Thị Thương (2020), “Các yếu tố ảnhhưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học
Hà Nội”
Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về nhữngyếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học với cách tiếp cận khác nhau Song cơ bản các tác giả khi bàn
về các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứukhoa học đều gắn liền với những đặc điểm, yêu cầu, điều kiện, môi trườngcủa hoạt động nghề nghiệp cụ thể; điều kiện về tố chất cá nhân, năng lựcchuyên môn, động cơ nghề nghiệp, kỹ năng hoạt động; ý chí vượt khó
1.1.2.4 Nghiên cứu về con đường, biện pháp nâng cao thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học
Tác giả Dương Thị Nga (2012), Phát triển năng lực thích ứng
nghề cho sinh viên sư phạm;Nguyễn Hương Thảo (2014), “Nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên Trường Sĩ quan Lụcquân 1”; Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Vĩnh Khương (2016), “Một sốbiện pháp phát triển năng lực nghiên cứu cho giảng viên trẻ trường Đạihọc sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”; Trần Thị Hoài Thu (2017), “Hỗtrợ giảng viên trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học”; Nguyễn VănTuân (2021), “Nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội”; Nguyễn Mạnh Tiến
(2022),Tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm, yêu cầu, các yếu tố ảnh hưởng và
Trang 9thực trạng thích ứng với những hoạt động nghề nghiệp cụ thể, các tác giả
đã đề xuất hệ thống các biện pháp tâm lý khác nhau nhằm nâng cao mức
độ thích ứng của chủ thể với hoạt động Trong đó, các biện pháp đều tậptrung tác động vào phía chủ thể của hoạt động và cải thiện môi trường,điều kiện của hoạt động
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với
đề tài luận án
Một là, những nghiên cứu về thích ứng: các tác giả đã có những cách
tiếp cận khác nhau về vấn đề thích ứng của con người, các nghiên cứu đã luậngiải những vấn đề về nguồn gốc, bản chất sự thích ứng của con người vớinhiều cách nhìn khác nhau Song, cơ bản đều có sự thống nhất cho rằngnguồn gốc sự thích ứng của con người xuất phát từ sự thay đổi, từ yêu cầu,điều kiện mới của môi trường sống và hoạt động; bản chất của sự thích ứngchính là sự điều chỉnh, thay đổi về mặt tâm lý (nhận thức, thái độ, hành vi) củamỗi cá nhân Nghiên cứu của các tác giả cũng bàn đến cấu trúc, biểu hiệnthích ứng của con người, trong đó tập trung vào ba mặt chính đó là nhận thức,thái độ và hành vi của con người Bàn đến yếu tố ảnh hưởng đến mức độthích ứng của con người, mặc dù các nghiên cứu chưa có sự tách biệt rõ ràng,song nhìn chung đều đã đề cấp đến cả hai nhóm các tố chủ quan và cácyếu tố khách quan, các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Hai là, những nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp, thích ứng nghiên cứu khoa học: các công trình nghiên cứu trong nước và nước
ngoài cơ bản kế thừa và phát triển các quan niệm về thích ứng nói chung
Từ đó các nghiên cứu đi sâu làm rõ đặc điểm, yêu cầu của từng lĩnh vựchoạt động nghề nghiệp cụ thể để luận giải những vấn đề về nguồn gốc,bản chất của sự thích ứng nghề nghiệp Trong đó, các tác giả đã đề cậpđến các biểu hiện của sự thích ứng nghề nghiệp của con người theo mụcđích và cách tiếp cận khác nhau Về cơ bản, thích ứng nghề nghiệp đượcphản ánh thông qua các mặt nhận thức về nghề nghiệp, thái độ với nghềnghiệp và hành vi hoạt động nghề nghiệp; nhiều công trình đề cập khá sâusắc về những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp, trong đó cáctác giả đều bám vào đặc điểm hoạt động nghề nghiệp cụ thể để xác địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp Đồng thời, nhiều côngtrình đề xuất hệ thống các biện pháp tâm lý nhằm nâng cao mức độ thíchứng nghề nghiệp hoặc nâng cao khả năng, năng lực thích ứng nghềnghiệp
Ba là, những nghiên cứu về thích ứng nghiên cứu khoa học: mặc
dù còn khiêm tốn về số lượng công trình nghiên cứu, song cũng đã có một
Trang 10số tác giả bàn đến các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động nghiêncứu khoa học; các công trình đề cập gián tiếp nhiều hơn về các yếu tố ảnhhưởng đến thích ứng với nghiên cứu khoa học và đề xuất các biện pháp ởkhía cạnh tâm lý học để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiêncứu nghiên cứu khoa học của giảng viên - những nghiên cứu này có liênquan gián tiếp đến nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Những kết quả nghiên cứu đã được tổng quan là cơ sở khoa học rấtquan trọng để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiêncứu đề tài luận án Đồng thời, các kết quả tổng quan cũng cho thấy chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về thích ứng với hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩquan quân đội, đây vẫn là một “khoảng trống” khoa học để tác giả lựachọn và tiến hành nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, độc lập, có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn
2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Thứ nhất, chứng minh tính cấp thiết và đóng góp mới, không trùng
lặp của vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó xác định hướng tiếp cận về thíchứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện
Thứ hai, kế thừa, bổ sung và phát triển các kết quả đã nghiên cứu, luận
án cần xây dựng các khái niệm, phân tích các đặc điểm hoạt động nghiên cứukhoa học, xác định, làm rõ các mặt biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học cùng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quânđội; xác định các chỉ báo cụ thể làm cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi, phiếuđiều tra, đánh giá thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học vàcác yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Thứ ba, xác định thang đo và các mức độ thích ứng với hoạt động
nghiên cứu khoa học và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện,trường sĩ quan quân đội
Thứ tư, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thực trạng thích ứng với
hoạt động nghiên cứu khoa học và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội; phân tích chân dung tâm lý giảng viên trẻ về thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học; đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng caomức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay một cách hiệu quả và bền vững
Trang 11Kết luận chương 1
Nghiên cứu về thích ứng, thích ứng nghề nghiệp được nhiều tác giảtrong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu, với những góc độ tiếp cậnkhác nhau Tuy nhiên, mới chỉ có số ít tác giả đề cập đến vấn đề thích ứngvới hoạt động nghiên cứu khoa học và chưa có công trình nào nghiên cứumột cách tổng thể, bao quát về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Các côngtrình nghiên cứu được tổng quan đều có liên quan nhất định đến vấn đềnghiên cứu của luận án, đây là những cơ sở quan trọng để tác giả xây dựngnhững vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ
Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.1 Lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học
2.1.1 Thích ứng
2.1.1.1 Khái niệm thích ứng
Thích ứng là sự thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ, hành độngcủa chủ thể để đáp ứng những yêu cầu, điều kiện của môi trường mới vàđảm bảo hiệu quả hoạt động
2.1.1.2 Các mặt biểu hiện của thích ứng
Trên cơ sở quan điểm của các tác giả trong nước và nước ngoài vềcấu trúc, biểu hiện của thích ứng, thích ứng nghề nghiệp và thích ứng vớihoạt động nghiên cứu khoa học được trình bày ở tiểu tiết 1.1.1.2 và 1.1.2.2
ở chương 1 của luận án Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và đối tượngnghiên cứu, tác giả xác định các mặt biểu hiện của thích ứng như sau:Thích ứng biểu hiện qua mặt nhận thức; thích ứng biểu hiện qua mặt tháiđộ; thích ứng biểu hiện qua mặt hành động, ba mặt nhận thức, thái độ vàhành động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng không thể tách rờitrong sự thích ứng của con người
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức mang tính
Trang 12sáng tạo của con người nhằm khám phá bản chất, quy luật của thế giớikhách quan và tìm ra các giải pháp để cải tạo thế giới khách quan phục vụđời sống con người.
2.1.2.2 Khái niệm thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học
Trên cơ sở khái niệm thích ứng và khái niệm hoạt động nghiêncứu khoa học, chúng tôi quan niệm: Thích ứng với hoạt động nghiên cứukhoa học là sự thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ, hành động của chủthể để đáp ứng yêu cầu, điều kiện của hoạt động nghiên cứu khoa học vànâng cao hiệu quả nghiên cứu
2.2 Lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
2.2.1.1 Khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quanquân đội là hoạt động nhận thức mang tính sáng tạo của cán bộ, giảngviên, học viên nhằm khám phá, phát hiện, luận giải những vấn đề lý luận
và thực tiễn của hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh, hoạt động giáodục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao chấtlượng các hoạt động này ở nhà trường
2.2.1.2 Đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Một là, hoạt động nghiên cứu khoa học là chức năng, nhiệm vụ
quan trọng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; Hai là, hoạt động
nghiên cứu khoa học chủ yếu hướng vào nâng cao chất lượng công tác
giáo dục, đào tạo sĩ quan quân đội; Ba là, hoạt động nghiên cứu khoa học
ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có sự phong phú, đa dạng về nội
dung, hình thức và gắn liền với hoạt động quân sự; Bốn là, hoạt động
nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được tổ chứctriển khai, quản lý chặt chẽ theo quy định đặc thù của hoạt động quân sự
2.2.2 Giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
2.2.2.1 Khái niệm giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là một bộphận giảng viên, trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, nghiên cứukhoa học và tham gia các hoạt động xã hội ở các học viện, trường sĩ quan
có tuổi đời không quá 35 và tuổi nghề dưới 5 năm
2.2.2.2 Đặc điểm tâm lý của giảng viên trẻ ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội
Một là, giảng viên trẻ là những người có lý tưởng, hoài bão và khát
vọng được cống hiến nhưng vốn sống, tri thức, kinh nghiệm giảng dạy và