1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học tập

37 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề xuất các vấn đề về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo...53.. Đề xuất các vấn đề về khả năng thích ứng với ho

Trang 1

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

KHOA: KHOA HỌC CƠ BẢN

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌCSINH VIÊN CẤP KHOA

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNGTHÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN (Mã số đề tài)

Thuộc nhóm ngành khoa học: Tâm lý họcSinh viên thực hiện: Trần Tố Uyên

Lớp: K8 – Tâm lý học

Khoa chuyên ngành đào tạo: Tâm lý họcNgười hướng dẫn: TS Lưu Song Hà

Hà Nội, 2023

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

2.1 Tổng hợp và bước đầu khái quát một số xu hướng nghiên cứu về khả năngthích ứng với hoạt động học tập của sinh viên 5

2.2 Đề xuất các vấn đề về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo 5

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Khách thể nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5

5.2 Phương pháp chuyên gia 5

6 Nội dung nghiên cứu 5

6.1 Khái quát các xu hướng nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động họctập của sinh viên 5

6.2 Đề xuất các vấn đề về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo 6

Chương 1 Những xu hướng nghiên cứu về khả năng thích ứng và hoạt động học tập của sinh viên 7

1 Những nghiên cứu về khả năng thích ứng 7

1.1 Những nghiên cứu về khái niệm thích ứng 7

1.1.1 Những nghiên cứu thích ứng ngoài nước

71.1.2 Những nghiên cứu thích ứng ở trong nước 9

Trang 3

1.2 Những nghiên cứu về khái niệm khả năng thích ứng 11

2 Những nghiên cứu về khái niệm hoạt động học tập của sinh viên 12

2.1 Những nghiên cứu về khái niệm hoạt động 12

2.2 Khái niệm hoạt động học tập 13

Chương 2 Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên 16

2 Nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên 162.1 Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên ở nước ngoài 16

2.2 Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt độn học tập của sinh viên ở trong nước 19

Kết luận và khuyến nghị 25

Tài liệu tham khảo 28

Trang 4

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay xã hội không ngừng biến đổi, để tồn tại và phát triển con ngườicần có khả năng thích ứng với cuộc sống luôn vận động không ngừng Thíchứng là quá trình con người có những hoạt động tích cực, chủ động với các hoạtđộng thực hành, công việc học tập với hoàn cảnh, môi trường mới Cá nhân nàocàng có khả năng thích ứng nhanh thì càng giảm bớt được các khó khăn vàngược lại.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu vềthích ứng trong các hoạt động khác nhau Trên thế giới sự thích ứng mà tôi tìmhiểu có nhiều hướng nghiên cứu: Nghiên cứu thứ nhất là thích ứng nghề nghiệpcó E.A Erlarva, M.V.Volannen, Holland, D.A.Andreeva, Nguyễn Thủy Bình,Bùi Ngọc Dung,… Nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thíchứng xã hội có tác giả E.A.Ermoleava,Trần Thị Minh Đức, Vũ Dũng, Lĩnh vựcthích ứng lao động, thích ứng nghề cũng được một số nhà tâm lý quan tâm, mộtsố tác giả như K.D.Pavlov, E.A.Ermoleava, Đào Thị Oanh, Trần Trọng Thủy,…Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập có Yao Ming Wu, J.Hopkins,B.P.Allen, Vũ Thị Nho, Hoàng Trần Doãn, Đỗ Mạnh Tôn, Trần Thị Minh Đức,Vũ Mộng Đóa,

Trong quá trình tổng quan tôi sẽ tiếp cận nghiên cứu về khả năng thíchứng của sinh viên với hoạt động học tập trên cơ sở kế thừa một số nghiên cứucập nhật trên thế giới (Clinciu, 2013; Kendra Cherry, 2015;…) và các nghiêncứu của tác giả ở Việt Nam (Trần Thị Minh Đức, 2004; Lê Thị Minh Loan,2010; Nguyễn Quốc Thái, 2019…) Theo đó, khái niệm được hiểu là “Khả năngthích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là sinh viên có khả năng thay đổi,điều chỉnh để khắc phục khó khăn với các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, quađó rèn luyện, học tập để đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra và trưởng thànhvề mặt tâm lý, nhân cách” Đồng thời, sinh viên hòa nhập tốt vào các mối quanhệ xã hội mới, ứng xử một cách phù hợp với nội quy trường học và tham gia cáchoạt động xã hội để tồn tại và phát triển

Trang 6

Việc tổng quan các xu hướng nghiên cứu về khả năng thích ứng hoạt độnghọc tập của sinh viên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Việc tổng quan các nghiêncứu đi trước có thể tổng hợp, khái quát được kết quả các các tác giả trong vàngoài nước, do đó xây dựng cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu thực tiễn Dođó, tôi sẽ thực hiện nghiên cứu: “Tổng quan nghiên cứu về khả năng thích ứngvới hoạt động học tập của sinh viên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Tổng hợp và bước đầu khái quát một số xu hướng nghiên cứu về khả năngthích ứng với hoạt động học tập của sinh viên.

2.2 Đề xuất các vấn đề về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

3 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học tập củasinh viên.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và kháiquát hóa các công trình khoa học về khả năng thích ứng với hoạt động học tậpcủa sinh viên.

5.2 Phương pháp chuyên gia: được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng gópcủa các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục họcvề vấn đề khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên đã được xemxét trong các công trình nghiên cứu trước đây.

6 Nội dung nghiên cứu

Trang 7

6.1 Khái quát các xu hướng nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học

tập của sinh viên

− Những nghiên cứu về khả năng thích ứng

− Những nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên

− Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên

6.2 Đề xuất các vấn đề về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinhviên cần phải tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo

7 Kết cấu của báo cáo

Trang 8

CHƯƠNG 1

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNGHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1 Những nghiên cứu về khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng là kỹ năng giúp con người hòa nhập, thích nghi nhanhchóng với sự thay đổi của hoàn cảnh mới Theo đó, nghiên cứu về “Khả năngthích ứng” được các nhà khoa học đặc biệt chú ý và tiếp cận từ nhiều góc độkhác nhau Quá trình thích ứng để phù hợp với môi trường giáo dục mới là “Mộtquá trình phức tạp và đầy thách thức, đòi hỏi phải đối phó với một loạt các nhucầu giữa các cá nhân, xã hội, học thuật và thể chế” (Credé & Niehorster, 2012).Sinh viên cần điều chỉnh để đáp ứng với môi trường mới và yêu cầu mà môitrường đó mang lại Kết quả của nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự thích ứng làyếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong học tập của sinh viên Vì vây,sự thích ứng này là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đạt thành tíchhọc tập tốt của sinh viên.

1.1 Những nghiên cứu về khái niệm thích ứng

1.1.1 Những nghiên cứu thích ứng ở ngoài nước

Thuật ngữ “Thích ứng” hay “Thích nghi”, tiếng Pháp “adapter”, tiếng Latinh “ađaptare” được dùng với nghĩa gốc là “làm cho phù hợp” (to fit to) Banđầu (thế kỷ thứ XV), khái niệm “thích nghi” được dùng phổ biến trong ngànhsinh vật học để chỉ quá trình liên tục biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơthể sinh vật để duy trì sự cân bằng trước những tác động của môi trường xungquanh Ngày nay, từ “adaptation” trong tiếng Anh khi được dịch sang tiếngViệt, có người dịch là “thích nghi”, có người dịch là “thích ứng” Các nhà tâmlý học lần đầu tiên đã đề nghị sử dụng khái niệm thích nghi với nghĩa là thíchnghi sinh học, sử dụng khái niệm thích ứng với nghĩa là thích nghi tâm lý - xãhội của con người Có thể thấy, thích ứng vốn là một phạm trù cơ bản của sinhhọc, tuy nhiên định nghĩa này đã vượt ngoài phạm vi sinh học, mà đi vào cáclĩnh vực khoa học và đời sống con người

Trang 9

Sự thích ứng của sinh viên với quá trình học tập lần đầu tiên được các nhànghiên cứu quan tâm vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX Vấn đề này đượcđề cập rộng rãi, chưa có hệ thống hoặc chưa tiếp cận toàn diện, đa dạng, song đãđược các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm từ lâu.

Vào năm 1990, nhà nghiên cứu người Mỹ B.P Allen đã nghiên cứu sựthích ứng học tập của sinh viên thông qua hệ thống các kĩ năng như: kĩ năngquản lý thời gian cá nhân, kĩ năng kiểm soát các cảm xúc tiêu cực, kĩ năng hìnhthành các hoạt động học tập, kĩ năng chủ động luyện tập và hình thành các thóiquen hành vi mang tính nghề nghiệp Khái niệm thích ứng của tác giả được hiểulà sự thích hay không thích ứng của sinh viên được giải thích chủ yếu do sinhviên có hay thiếu một số kỹ năng nào đó, mà ít chú ý đến khía cạnh tổ chứctrong hệ thống giáo dục của trường đại học cụ thể.

Theo R Merton (1949), thích ứng chính là quá trình “nội tâm hóa” các giá

trị chung và được thể hiện qua 5 kiểu hành động thích ứng xã hội Nhiều tác giảkhác cũng có những ý kiến về sự thích ứng, song nhìn chung thích ứng là việcmột cá nhân tiếp nhận được các giá trị của một xã hội, thực hành được chúngtrong thực tiễn và hòa nhập được vào xã hội ấy Không thích ứng thể hiện quacác hành vi được xã hội coi là “gàn dở”, trái với tập tục, có thể dẫn đến hànhđộng phạm pháp Theo cách này, thích ứng được xem như nội dung quan trọngcủa quá trình xã hội hóa cá nhân

Alaudie, V.I và Meseracov, A.L (1971), cho rằng, “Việc thích ứng củasinh viên đại học với hoạt động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trìnhphát triển của người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm lịchsử xã hội” Như vậy, khái niệm thích ứng được hiểu là khả năng tự tổ chức họctập của người học

Năm 1972, Andreeva, D.A trong cuốn “Thanh niên và giáo dục” tác giả đãđi sâu phân tích khái niệm “thích ứng”, từ đó vạch rõ sự khác nhau cơ bản giữahai khái niệm “thích nghi” và “thích ứng” Điểm đáng chú ý là tác giả đã vậndụng quan điểm của tâm lí học hoạt động vào nghiên cứu vấn đề thích ứng Từđây, vấn đề thích ứng luôn được gắn với hoạt động có đối tượng của chủ thể.

Trang 10

Hai quá trình này diễn ra đồng thời, trong đó sự thích ứng là tiền đề cho hoạtđộng có hiệu quả của nhân cách với các vai trò xã hội khác nhau

Thích ứng là một quá trình tâm lý trong đó cá nhân chủ động phát triển vàđiều chỉnh bản thân để đáp ứng với những thay đổi của môi trường khách quan,sau đó hài hòa và cân bằng với môi trường bên ngoài (Piaget, 1976).

Tác giả Gegel’ (1977) cho rằng, “Thích ứng là thước đo sự thống nhất củanhững mặt đối lập này, là kết quả và phương tiện để giải quyết những mâu thuẫnbên trong và bên ngoài của cuộc sống, và do đó, là một trong những thuộc tínhnội tại phổ quát của nó”.

Petrovsky, A.V (1982) coi thích ứng là thời điểm hình thành nhân cáchcủa một cá nhân, một chu kỳ nhất định trong quá trình phát triển của cá nhân đó.

Từ điển Giáo dục (Dictionary of education) định nghĩa, “Thích ứng là quátrình tìm kiếm và chấp nhận các kiểu hành vi phù hợp với môi trường hoặc vớisự thay đổi của môi trường” Khái niệm thích ứng thường bao gồm sự điều tiếtvà sự thích nghi Các nhà sinh học sử dụng khái niệm “Thích nghi” trong cácyêu cầu vật lý của môi trường Còn nhà tâm lý học dùng định nghĩa “thích ứng”với các điều kiện đa dạng của các mối quan hệ xã hội hoặc liên nhân cách trongxã hội.

Khi bàn về sự thích ứng, Cherry, K (2015) cho rằng, đó là thuật ngữ chỉkhả năng để điều chỉnh theo kiến thức và những kinh nghiệm mới Qua sự thíchứng, chúng ta có thể hiểu sự lựa chọn hành vi mới phù hợp với những thay đổi

Ketrish, E.V và cộng sự (2017) chỉ ra rằng, “Thích ứng là một yếu tố củahoạt động, chức năng của nó là đồng hóa các điều kiện môi trường ổn định chosinh viên, giải quyết các vấn đề điển hình lặp đi lặp lại bằng cách sử dụng cácphương pháp hành vi và hành động được áp dụng trong tập thể trường đại học”(Tr 1022 -1023)

1.1.2 Những nghiên cứu thích ứng ở trong nước

Theo từ điển Việt Nam của Hoàng Phê - chủ biên (1998), thuật ngữ “Thíchứng là những sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới của môitrường”.

Trang 11

Tác giả Đỗ Mạnh Tôn (1996) nhận định, “Thích ứng của con người là thíchứng trong cuộc sống cộng đồng với các quan hệ xã hội cụ thể” Thích ứng củacon người là thích ứng trong hoạt động

Từ điển Tâm lý (2001), “Thích ứng là bước điều chỉnh những phản ứngsinh lý (thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ấm), sau làthay đổi cách ứng xử”.

Tác giả Lê Ngọc Lan (2002) cho rằng, “Thích ứng là một cấu trúc tâm lý,bao gồm hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất, nắm được phương thức hành vi thích hợp,đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và hoạt động Thứ hai, hình thành được cáccấu tạo tâm lý mới tạo nên tính chủ thể của hành vi và hoạt động” (Tr 19).

Theo Trần Thị Minh Đức (2004), “Thích ứng là một quá trình hòa nhậptích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành vềmặt tâm lý”

Tác giả Đào Thị Oanh (2008) cho rằng, “Sự thích ứng là khả năng thích đổitừng bước của hệ thống mà không xảy ra trục trặc gì nhờ sự thay đổi trong nộitại con người”.

Năm 2010, định nghĩa của Lê Thị Minh Loan đồng quan điểm với tác giảTrần Thị Minh Đức, “Thích ứng là quá trình cá nhân lĩnh hội một cách tích cực,chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó đạt được các mục đích,yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lý, nhân cách” (tr.35).

Nguyễn Văn Hồng (2012) cho rằng, “Thích ứng là quá trình con ngườitích cực, chủ động tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi nhằm đáplại một cách phù hợp những đòi hỏi của điều kiện môi trường sống luôn thayđổi, nhờ đó con người luôn hòa nhập được với môi trường sống” (tr.19)

Theo Nguyễn Văn Trình (2015), “Thích ứng là quá trình cá nhân tích cựctiếp cận và lĩnh hội những khác biệt trong hoàn cảnh mới, qua việc chủ độngthay đổi nhận thức, thái độ, hành vi nhằm đạt được kết quả như mong muốn đốivới bản thân cũng như của xã hội hiện tại” (tr.21).

Tác giả Phạm Văn Cường (2017) thấy rằng, “Thích ứng là quá trình thayđổi của con người trong môi trường mới, qua đó, hình thành ở họ những phương

Trang 12

thức ứng xử phù hợp, tính chủ động, hiệu quả trong hành vi và có được nhữngcấu tạo tâm lý mới” (Tr 15).

Năm 2019, Nguyễn Quốc Thái nhận thấy, “Thích ứng là quá trình conngười tích cực, chủ động thay đổi, điều chỉnh về mặt tâm lý để khắc phục nhữngkhó khăn của môi trường sống mới và hoạt động một cách có hiệu quả” (Tr.2)

Theo các tác giả Hồ Võ Quế Chi và Kudinov Sergey Ivanovich (2020),“Thích ứng là một quá trình của cá nhân trong môi trường văn hóa xã hội mới,cần đảm bảo sự hội nhập về mặt tâm lý xã hội, bằng không chỉ tiếp nhận các gíatrị văn hóa truyền thống, tập tục, tiêu chuẩn đạo đức, mô hình hành vi tiêu biểu,mà còn phải giữ gìn những nét văn hóa riêng của quê hương mình, bản sắc củatừng cá nhân”

Theo Phạm Thị Hồng Trinh và cộng sự (2021), “Thích ứng là quá trình cánhân điều chỉnh nội dung, phương thức hoạt động và giao tiếp để phù hợp vớimôi trường sống nhằm tồn tại và phát triển”.

Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các quan niệm trong và ngoài nước, trongnghiên cứu này, thích ứng được hiểu là “quá trình tác động giữa con người vớimôi trường xung quanh, ở đó con người có những hoạt động tích cực, chủ độngthay đổi, điều chỉnh để nâng cao năng lực về mặt tâm lý, nhân cách và giải quyếtkhó khăn nhằm hoạt động một cách có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của môitrường sống mới”.

1.2 Những nghiên cứu về khái niệm khả năng thích ứng

Một trong những yếu tố của quá trình thích ứng là khả năng thích ứng Khảnăng thích ứng được xem là một thuộc tính nhân cách, cũng có thể hiểu như làtiềm năng thích ứng của con người.

Dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống – chức năng, Krupnov, A.I (1993)cho rằng, “Khả năng thích ứng được hiểu là một thuộc tính nhân cách ổn định,được xác định bởi các yếu tố bên ngoài, bên trong và được biểu hiện trong khảnăng biến đổi hành vi cá nhân để đáp ứng với những thay đổi trong môi trườngxã hội xung quanh và duy trì hoặc khôi phục cân bằng mối quan hệ giữa các cánhân”.

Trang 13

Khả năng thích ứng là nền tảng để đạt được sự phát triển cá nhân thànhcông vì nó giúp các cá nhân điều chỉnh mục tiêu của họ theo chức năng trongcác tình huống khác nhau (Martin et al, 2012)

Theo định nghĩa của (APA), Martin, Nejad, Colmar, & Liem (2013) nhậnđịnh, “Khả năng thích ứng được định nghĩa là sự điều chỉnh của cá nhân để phùhợp trong nhận thức, hành vi để đáp ứng với các hoàn cảnh, điều kiện và tìnhhuống mới lạ hoặc không chắc chắn”.

Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), định nghĩa khả năng thích ứng là“Khả năng đưa ra những phản ứng phù hợp với những vấn đề đã thay đổi hoặcđang thay đổi; khả năng sửa đổi hoặc điều chỉnh hành vi của một người khi gặpnhững cảnh hoàn toàn khác nhau hoặc những người khác nhau” (VandenBos,2015, tr 18).

Đồng quan điểm với định nghĩa của tác giả Krupnov, Phạm Thị HồngTrinh (2021) cho rằng, “Khả năng thích ứng là một thuộc tính nhân cách ổnđịnh, được xác định bởi các yếu tố bên ngoài, bên trong và được biểu hiện trongkhả năng biến đổi hành vi cá nhân để đáp ứng với những thay đổi trong môitrường xung quanh và duy trì hoặc khôi phục cân bằng mối quan hệ giữa các cánhân”

Từ những khái niệm về khả năng thích ứng của các nhà nghiên cứu tôihiểu, “Khả năng thích ứng là phản ứng của cá nhân trước những thách thức củacuộc sống Mỗi cá nhân phải biết cách thay đổi, điều chỉnh hành vi để phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh mới của môi trường xung quanh”.

2 Những nghiên cứu về khái niệm hoạt động học tập của sinh viên

2.1 Những nghiên cứu về khái niệm hoạt động

Hoạt động là một trong các khái niệm cơ bản nhất trong tâm lý học Địnhnghĩa hoạt động được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau

Hoạt động là hiện tượng đặc thù của xã hội loài người, vì để tồn tại và pháttriển những thành tựu như ngày hôm nay, con người luôn phải hoạt động Nhưvậy, có thể nói, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong hiện thựckhách quan

Trang 14

Trong Tâm lý học (1988), “Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữacon người với con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thếgiới và sản phẩm về phía con người”

Như vậy, hoạt động được hiểu là quá trình tác động qua lại giữa con ngườivà thế giới tạo ra sản phẩm từ hai phía rồi trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu nàođó Khi nhu cầu này đã được đáp ứng thì sẽ xuất hiện nhu cầu mới cao hơn, lúcđó con người sẽ tiến hành hoạt động mới khác Trong quá trình tác động đó, tâmlý của con người hình thành phát triển.

2.2 Những nghiên cứu về khái niệm hoạt động học tập và khái niệm hoạtđộng học tập của sinh viên

Năm 1996, Hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXIđã gửi UNESCO bản báo cáo “Học tập – Một kho báu tiềm ẩn” (Tr.10) Báo cáođã phân tích nhiều vấn đề của giáo dục trong thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến vai trò của người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ.

Hoạt động học tập là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Hoạt độngnày được nhiều nhà khoa học quan tâm để đưa ra những khái niệm và cơ chế củanó Tiêu biểu có các nhà tâm lý học nghiên cứu về lĩnh vực này như: Pavlov, J.Watson, Thorndike, Skiner, J Piaget, Ghestalt, Benjamin Bloom, X.L.Vưgốtxki, A.N Lesonchiev… Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã tiến hành nghiêncứu hoạt động học tập của sinh viên như tình hình học tập, phương pháp học tậphiệu quả, thích ứng học tập của sinh viên như Nguyễn Quang Uẩn, Phạm MinhHạc, Trần Thị Minh Đức,… Ngày nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hoạtđộng học tập như sau:

A.N Leonchiev xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từnhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức bên trong và hình thức bênngoài của hoạt động đó

Tác giả L.B Encônhin cho rằng, hoạt động học tập là lĩnh hội tri thức vàđược xác định bởi cấu trúc, mức độ phát triển của hoạt động học tập.

Trang 15

V.V Đavưđôv quan niệm học tập dựa trên cơ sở nâng cao trình độ tư duylý luận.

Petrovxki, A.V lại coi hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy và kếthợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy.

Còn D.N Bôgôiavlenxki và N.A Mentrinxcai chú ý nhiều nhất trong hoạtđộng học tập là sự phát triển quan hệ giữa phân tích và tổng hợp.

Nguyễn Dịu Hoa cho rằng, “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với đốitượng, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vicủa cá thể đó” (tr.54).

Phạm Minh Hạc và cộng sự (1989) cho rằng, bản chất của hoạt động họctập được thể hiện qua một số ý như (1) tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứngvới tri thức ấy là đối tượng của hoạt động học, (2) hoạt động học là hoạt độnghướng vào làm thay đổi và phát triển chính chủ thể của hoạt động này, (3) hoạtđộng học là hoạt động tiếp thu (lĩnh hội) những nội dung và hình thức lý luậncủa tri thức, kĩ năng, kĩ xảo xã hội và (4) hoạt động học không phải là hoạt độngchỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kỉ xảo xã hội, mà cùnghướng vào việc tiếp thu chính tri thức của bản thân hoạt động học (những hànhđộng học tập thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao) (Tr.62-66).

Nguyễn Văn Lượt (2007) nhận định, “Hoạt động học tập của sinh viên làhoạt động tích cực chiếm lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo và thái độ tươngứng cũng như những tri thức của chính bản thân hoạt động học (phương pháphọc) để tạo ra sự phát triển tâm lý của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của mộtnghề nghiệp cụ thể trong tương lai” (Tr 40)

Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (2008) cho rằng, “Hoạt động học tậpcủa sinh viên là một loại hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên, được thựchiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy, nhằm nắm vững hệ thống kiếnthức, kỹ năng về một loại nghề nghiệp nào đó, làm cơ sở cho hoạt động nghềnghiệp tương lai”.

Năm 2013, Phạm Đức Hùng nhận thấy, “Hoạt động học tập của sinh viênlà hoạt động mang tính tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt

Trang 16

động nhận thức – học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tinbên ngoài thành tri thức bản thân” (Tr 71)

Đỗ Đình Sáng (2015) định nghĩa, “Hoạt động học tập ở bậc đại học là mộthoạt động có mục đích, có ý thức để trở thành người có chuyên gia phát triểntoàn diện, sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ Những đặc trưng cho hoạt độngnày là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ”

Mã Ngọc Thế (2016) cho rằng, “Hoạt động học tập là hoạt động có mụcđích của chủ thể nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của loài ngườiđược kết tinh trong nền văn hóa xã hội, biến nó thành vốn riêng để từ đó vậndụng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống và hoàn thiện nhân cách của cánhân”.

Tóm lại, các tác giả chưa thống nhất về quan điểm hoạt động học tập,nhưng đều có điểm chung khi định nghĩa là hoạt động có mục đích, mang tính tựgiác, chủ động chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử để hình thành sựphát triển tâm lý, nhân cách ở người học dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giảngviên.

Trang 17

Theo Tinto (1987), những khó khăn trong quá trình thích ứng về mặt xã hộivà học tập của sinh viên với môi trường đại học kết hợp với những khó khăn vềtâm lý, tình cảm làm gia tăng khả năng bỏ học của sinh viên.

Nghiên cứu về vấn đề thích ứng học tập của sinh viên, Petrovxki A.V et al(1986) cho rằng, “Thích ứng học tập của sinh viên là một quá trình phức tạp,diễn ra ở nhiều mặt như thích nghi với hệ thống học tập mới, thích nghi với chếđộ làm việc và nghỉ ngơi, thích nghi với các mối quan hệ mới”

Allen và Meyer (1990) nhận định, “Điều kiện cơ bản của sự thích ứng củasinh viên là hình thành được bốn nhóm kỹ năng, gồm: (1) kỹ năng sử dụng quỹthời gian cá nhân, (2) kỹ năng hình thành các hành động học tập và các phẩmchất khác, (4) kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực, kỹ năng chủ động luyệntập và hình thành các thói quen hành vi mang tính nghề nghiệp” Theo cách hiểunày, sự thích ứng (hay không thích ứng) của sinh viên được giải thích chủ yếudo sinh viên có (hay thiếu) một số kỹ năng nào đó, ít chú ý đến khía cạnh tổchức trong hệ thống giáo dục của các trường đại học.

Năm 2007, Volgina.T Iu tiến hành khảo sát trên 750 sinh viên là con emcông nhân, nông dân, gia đình tri thức,… từ 17 đến 20 tuổi về động cơ lựa chọntrường đại học, quá trình thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập trong

Trang 18

nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng là nguồn gốc xuấtthân, lứa tuổi, giới tính Tác giả đã nghiên cứu và đánh giá sự thích ứng của sinhviên về các kỹ năng tiếp thu ở trường đối với nghề nghiệp tương lai, hiểu biết vàquan niệm của sinh viên năm thứ nhất về nghề nghiệp tương lai.

Nghiên cứu ảnh hưởng của những đặc điểm trí tuệ đến sự thích ứng vớihoạt động học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật, Piskun, A.E (2011) chỉra rằng, khó khăn trong quá trình thích ứng của sinh viên với hoạt động học tậpở các trường đại học kỹ thuật không chỉ liên quan đến xúc cảm, tình cảm haymôi trường giao tiếp mà nó còn liên quan tới những hạn chế trong sự phát triểntrí tuệ, trong đó quan trọng nhất là tư duy logic, không gian và kỹ thuật.

Các tác giả Allen và Mayer (1990), Volgina, T Iu (2007), Piskun, A.E.(2011)… cho rằng, khó khăn tạo ra trong quá trình thích ứng của sinh viên vớihoạt động học tập liên quan đến xúc cảm, tình cảm hay môi trường giao tiếp.

Crede và Niehorster (2012) nhận thấy rằng, mức độ thích ứng với môitrường đại học là nhân tố quan trọng trong việc tiên đoán về thành tích học tậpvà quyết tâm theo đuổi chương trình học của sinh viên Những sinh viên thíchứng tốt với môi trường đại học sẽ có kết quả học tập tốt, dễ dàng tốt nghiệp vàthành công hơn trong công việc và cuộc sống

Khảo sát đánh giá sự thích ứng của 130 sinh viên thuộc các chuyên ngànhkhác nhau tại trường Đại học Sư phạm dạy nghề nhà nước Nga, Ketrish E.V.,Andryukhina, T.V., Tret’yakova, N.V et al (2017) Ketrish E.V., Andryukhina,T.V., Tret’yakova, N.V et al (2017) cho thấy, sinh viên năm thứ nhất gặp nhiềukhó khăn khi thích nghi với quá trình học tập ở trường đại học do sự chuyển đổitừ hệ thống trường phổ thông sang hệ thống trường đại học

Theo Amirbagloie-Daryani et al (2022), “Thích ứng học tập là một khíacạnh thiết yếu của quá trình thích ứng” “Khi sinh viên đại học phải đối mặt vớinhững thay đổi mạnh mẽ và lặp đi lặp lại trong môi trường và mô hình học tậpcủa cuộc sống đại học, việc thích nghi trong học tập là rất quan trọng để đảmbảo kết quả học tập chất lượng cao cũng như sự phát triển lành mạnh về thể chấtvà tinh thần của họ” (Chenari et al, 2022; Conefrey, 2021; Lent et al, 2009) Các

Ngày đăng: 24/05/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w