MỤC LỤC
Năm 1971, trên cơ sở kết quả nghiên cứu quá trình hình thành hoạt động học tập của các sinh viên thuộc khoa Tâm lý học, trường Đại học Tổng hợp Matxcơa các tác giả đã kết luận rằng, “Việc thích ứng của sinh viên đại học với hoạt động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trình phát triển của người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm lịch sử xã hội”. Theo Tinto (1987), những khó khăn trong quá trình thích ứng về mặt xã hội và học tập của sinh viên với môi trường đại học kết hợp với những khó khăn về tâm lý, tình cảm làm gia tăng khả năng bỏ học của sinh viên. Allen và Meyer (1990) nhận định, “Điều kiện cơ bản của sự thích ứng của sinh viên là hình thành được bốn nhóm kỹ năng, gồm: (1) kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân, (2) kỹ năng hình thành các hành động học tập và các phẩm chất khác, (4) kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực, kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang tính nghề nghiệp”.
Theo cách hiểu này, sự thích ứng (hay không thích ứng) của sinh viên được giải thích chủ yếu do sinh viên có (hay thiếu) một số kỹ năng nào đó, ít chú ý đến khía cạnh tổ chức trong hệ thống giáo dục của các trường đại học. Iu tiến hành khảo sát trên 750 sinh viên là con em công nhân, nông dân, gia đình tri thức,… từ 17 đến 20 tuổi về động cơ lựa chọn trường đại học, quá trình thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập trong. (2011) chỉ ra rằng, khó khăn trong quá trình thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập ở các trường đại học kỹ thuật không chỉ liên quan đến xúc cảm, tình cảm hay môi trường giao tiếp mà nó còn liên quan tới những hạn chế trong sự phát triển trí tuệ, trong đó quan trọng nhất là tư duy logic, không gian và kỹ thuật.
“Khi sinh viên đại học phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ và lặp đi lặp lại trong môi trường và mô hình học tập của cuộc sống đại học, việc thích nghi trong học tập là rất quan trọng để đảm bảo kết quả học tập chất lượng cao cũng như sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của họ” (Chenari et al, 2022; Conefrey, 2021; Lent et al, 2009). Nghiên cứu trước đây thường gợi ý rằng, yếu tố cá nhân và môi trường là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thích ứng trong học tập của cá nhân (Amirbagloie-Daryani et al, 2022; Chenari et al, 2022; Feng et al, 2006). Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, “Sự hỗ trợ của giáo viên có khả năng giải thích cao nhất cho sự điều chỉnh sai trong học tập so với các yếu tố môi trường khác như sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc cha mẹ” (Malecki & Demaray, 2003).
Yếu tố đó đã bổ sung cho tính cách “chăm chỉ” của sinh viên đại học, ngăn chặn hiệu quả các vấn đề về khả năng thích ứng của họ và giúp họ thích nghi với việc học tập và cuộc sống ở trường đại học càng sớm càng tốt.
Nghiên cứu về sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng Đại học Đà Lạt, Vũ Mộng Đóa (2006) đã nêu lên một số vấn đề như: Mức độ thích ứng học tập của các em ở mức trung bình (62,7%), các em năm nhất còn bỡ ngỡ chưa kịp thích ứng với môi trường học tập mới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng khó thích ứng học tập của sinh viên cả khách quan lẫn chủ quan, cụ thể là “lớp quá đông”, “ngành học mới”, “chưa tích cực tập trung nghe giảng”, mỗi lớp có khoảng 200 – 300 sinh viên khiến họ khó tập trung nghe giảng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng từ thông tin do 703 sinh viên năm nhất tại trường Đại học Cần Thơ cung cấp thông qua phiếu điều tra, Trương Thị Ngọc Điệp và cộng sự (2012) đã tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại Đại học Cần Thơ.
Tiến hành khảo sát trên 300 sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ, Phạm Văn Huệ (2013) nhận định, sinh viên thích ứng về mặt hành vi ở mức độ thấp nhất của hoạt động học tập theo phương thức tín chỉ. Khảo sát trên 292 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Phòng cháy chữa cháy về sự thích ứng với hoạt động học tập của chính các em, Nguyễn Đức Quỳnh (2014) đưa ra kết luận rằng, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Phòng cháy chữa cháy thích ứng với hoạt động học tập ở mức độ trung bình, biểu hiện qua các mặt nhận thức, thái độ và hành động qua các hành động như lên kế hoạch học tập, học lý thuyết trên lớp, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu. Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ trên 230 sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba tại trường Đại học Thành Đô, Đỗ Đình Sáng (2015) chỉ ra rằng, sự thích ứng của các sinh viên tham gia nghiên cứu với hoạt động học tập theo phương thức tín chỉ đạt mức trung bình (3,29%).
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn, ý kiến chuyên gia và giảng viên hướng dẫn, tác giả đã đưa ra ba biện pháp tâm lý - giáo dục là nâng cao thích ứng về mặt thái độ của sinh viên trường trường Đại học Thành Đô với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu có hệ thống và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Nghiên cứu thực nghiệm 630 sinh viên dân tộc thiểu số đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ ba tại trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang về sự thích ứng của các em với hoạt động học tập, Mã Ngọc Thế (2016) cho thấy, trong ba mặt biểu hiện thích ứng thì mặt hành vi có mức độ thích ứng ở mức thấp nhất. Khác với tỏc giả Vừ Văn Việt (2020), Phạm Văn Tuấn đó chỉ ra 5 nhõn tố ảnh hưởng đến sự thích ứng hoạt động học tập của sinh viên như động lực học tập, quan tâm đến việc học, hiểu biết về môi trường học tập mới, đặc điểm tính cách và phương pháp học tập.
Phạm Thị Hồng Trinh (2021) cho rằng, “Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một quá trình người sinh viên tích cực, chủ động, hoà nhập vào các điều kiện học tập, nội dung và phương pháp học tập và các mối quan hệ mới (khác về chất) so với hoạt động học tập ở phổ thông nhằm hình thành, phát trỉến và hoàn thiện nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội”. Nghiên cứu trên 255 sinh viên năm thứ nhất (62 nam, 193 nữ) đang học tại khoa Kinh tế, trường đại học Đồng Tháp theo phương pháp chọn mẫu cả khối về thực trạng thích ứng của các em sinh viên này với môi trường đại học, Nguyễn Hoàng Trung và Huỳnh Lê Uyên Minh (2022) cho thấy, yếu tố thích ứng mặt xã hội - tình cảm gồm: thích ứng về mặt tình cảm, số lượng và tỷ lệ sinh viên chưa thích ứng tốt chiếm tỷ lệ cao. Có thể thấy, sinh viên năm nhất với đặc điểm nhân cách chưa ổn định, bền vững và thiếu kinh nghiệm sống, đã phải đối mặt với những thách thức khó khăn từ việc tham gia vào một môi trường học tập mới, khác biệt hoàn toàn với bậc học phổ thông để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai như tích lũy học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm sống ở môi trường mới.
Trong đó, những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của tân sinh viên phát sinh từ phía bản thân họ và từ phía đội ngũ cán bộ giảng dạy và cố vấn học tập là thật sự đáng quan tâm. Sinh viên cũng có những yếu tố thuận lợi và khó khăn riêng trong từng nhóm yếu tố. Chính những khó khăn này đã có tác động tiêu cực đến kết quả học tập của tân sinh viên trong năm học đầu tiên ở bậc đại học và cản trở họ trong quá trình thích ứng với môi trường học ở bậc đại học trong những năm tiếp theo.