1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kỹ năng giải quyết tranh chấp giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo quy định của pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn

26 19 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Tòa Án Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam: Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Sinh viên thực hiện
Người hướng dẫn GV hướng dẫn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Năng Giải Quyết Tranh Chấp
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Theo quy định của pháp luật, thì các bên phải thực hiện đúngvà đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết, tuy nhiên trên thực tế không phải lúcnào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ quyền và ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THÁNG 02 -NĂM 2024

TIỂU LUẬN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Sinh viên thực hiện :

Mã sinh viên :

Lớp :

GV hướng dẫn :

Trang 2

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN 2

1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án 21.2 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằngTòa án 21.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án 31.4 Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằngTòa án 61.5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án 71.6 Thời hạn khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án 81.7 Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Toà án 9

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN 12

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tòa án trong giải quyết tranh chấpthương mại 122.2 Tình huống áp dụng thực tế (Tranh chấp Hợp đồng dịch vụ tiếp thị vàphân phối độc quyền) 132.2.1 Nội dung vụ án 132.2.2 Quá trình giải quyết vụ án 142.2.3 Bình luận liên quan và một số vấn đề cần xem xét, rút kinh nghiệm 162.3 Những hạn chế, vướng mắc 17

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN 19

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thươngmại bằng Tòa án trong thời gian tới 193.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thươngmại bằng Tòa án 19

KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

Trong kinh doanh thương mại, giữa các chủ thể kinh doanh luôn phải có

sự liên kết với nhau để cùng nhau mang lại lợi nhuận, ý chí của các bên được thểhiện thông qua hợp đồng, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong kinhdoanh thương mại Theo quy định của pháp luật, thì các bên phải thực hiện đúng

và đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết, tuy nhiên trên thực tế không phải lúcnào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình cho nên phátsinh tranh chấp là không thể tránh khỏi

Về nguyên tắc khi phát sinh tranh chấp trong kinh doanh thương mại, đểđảm bảo nguyên tắc tự thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên gặp nhau đểthương lượng, bàn bạc tìm cách giải quyết và không phải lúc nào thương lượng,hòa giải cũng luôn đi tới đích đến, trong trường hợp các bên không thể thỏathuận được thì tranh chấp thương mại được giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa

án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân

sự năm 2015 Qua thực tiễn thi hành, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thìviệc các quy định pháp luật còn có sự chồng chéo, thiếu rõ ràng, chặt chẽ vôhình chung gây khó khăn cho cán bộ làm công tác tố tụng

Xuất phát từ vấn đề trên, em xin chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam, lý luận và thực tiễn” để hoàn thành bài tiểu luận của mình.

Trang 5

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN

1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấpthông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhànước, được tiến hành theo thủ tục, trình tự chặt chẽ nghiêm ngặt để đưa ra bản

án hay quyết định buộc các bên có nghĩa vụ thi hành

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là một phương thức mang ý chí quyềnlực nhà nước Qua đó, tòa án sẽ nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyếttranh chấp trên cơ sở là những quy định của pháp luật Bản án, quyết định củatòa án có hiệu lực bắt buộc các bên tranh chấp phải thực thi và có thể kèm theocác biện pháp cưỡng chế thi hành

1.2 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Thứ nhất, Tòa án đại diện cho nhà nước, thực thi và áp dụng pháp luật để

xử lý mọi trường hợp vi phạm pháp luật

Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp phải tuân thủ các quy định về hình

thức, thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của pháp luật tốtụng, nhất là các quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015

Thứ ba, Tòa án không giải quyết tranh chấp theo các hình thức xử kín như

hòa giải, trọng tài mà áp dụng nguyên tắc xét xử công khai

Thứ tư, giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể bao gồm hai cấp xét xử là

sơ thẩm và phúc thẩm Với bản án có hiệu lực còn có thể xét lại theo thủ tục táithẩm hoặc giám đốc thẩm

Thứ năm, Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử tập thể và

quyết định theo đa số

Trang 6

1.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Thứ nhất, quyền quyết định và định đoạt của đương sự

Tôn trọng quyền tự do định đoạt của các đương sự bắt nguồn từ nguyêntắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 5

Bộ luật Tố tụng Dân sự: “1 Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu

cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Toà án chỉ thụ lý giải quyết

vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó 2 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức

xã hội”.

Quyền tự định đoạt trong quy định trong TTDS là “sự phản ánh của quyền

tự định đoạt của các chủ thể trong mối quan hệ dân sự” Quyền tự định đoạt củađương sự trong dân sự bao gồm các nguyên tắc: Nguyên tắc tự do, tự cam kết,thỏa thuận (Điều 4 Bộ luật Dân sự) Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền dân

sự (Điều 9 Bộ luật Dân sự) Nguyên tắc hòa giải (Điều 12 Bộ luật Dân sự).Trong tố tụng dân sự nguyên tắc quyền tự định đoạt thể hiện ở khả năng thamgia tố tụng, tự do định đoạt quyền dân sự của mình và các quyền về phương tiện

tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại

Thứ hai, bình đẳng giữa các bên đương sự

Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân đã đượcghi nhận trong Hiến Pháp Quyền này đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản

pháp luật, trong đó có BLTTDS: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật,

trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án

có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”.1

Trang 7

Việc cụ thể hoá quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng kinh tế có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó còn thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phầnkinh tế

Thứ ba, xét xử độc lập và tuân thủ theo pháp luật

Khi xét xử các vụ án tranh chấp, tòa án sẽ hoàn toàn độc lập trong xét xử

và không phụ thuộc vào các cơ quan khác Toàn bộ quá trình tố tụng của tòa ánchỉ tuân theo những quy định của pháp luật, không bị chi phối bởi các quanđiểm chính trị Pháp luật của các nước trên thế giới cũng nghiêm cấm mọi hành

vi cản trở thẩm phán, hội thẩm thực hiện nhiệm vụ trong các phiên xét xử

Thứ tư, nguyên tắc hòa giải

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng kinh tế được quy định tại Điều 10 Bộ

Luật Tố tụng dân sự 2015, theo nguyên tắc này: “Toà án có trách nhiệm tiến

hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau

về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Bản chất của quan hệ kinh tế được thiết lập trên cơ sở tự nguyện và quyền

tự định đoạt của đương sự, do đó việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ cácquan hệ này được thực hiện theo những biện pháp nhất định, trong đó hòa giải làmột biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự Hòagiải có ý nghĩa hết sức quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích phát huytruyền thống đoàn kết, tương trợ giữa các bên tham gia quan hệ kinh tế, nângcao kết quả giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại Đồng thờilàm tốt hòa giải sẽ hạn chế những tốn kém về tiền bạc, thời gian của Nhà nước,công sức của cán bộ Nhà nước cũng như của công dân, hạn chế những khiếu nại,

tố cáo trong lĩnh vực tư pháp Bộ Luật Tố tụng dân sự cũng quy định cụ thể việchòa giải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, từ khi chuẩn

bị xét xử đến khi bắt đầu xét xử tại phiên tòa, trừ những vụ án không được hòagiải như yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, hoặc những

vụ án kinh tế phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Trang 8

Thứ năm, cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng

Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân sự trong việc giải quyết các tranhchấp trong kinh doanh, thương mại Khác với giải quyết các vụ án hình sự, giảiquyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thì Tòa án không tiến hành điềutra mà đương sự phải cung cấp chứng cứ, Tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng

cứ trong những trường hợp nhất định

Việc quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minhcho yêu cầu của mình, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thậpđược chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán mới tự mình thu thập chứng cứhoặc trong các trường hợp khác mà pháp luật có quy định

Viện kiểm sát là cơ quan tham gia nguồn tài liệu, chứng cứ được cung cấp

để tăng tính khách quan của vụ việc: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương

sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ”.

Thứ sáu, giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

Xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp không nhữngbảo đảm đúng pháp luật mà còn phải nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm, tránh dâydưa, kéo dài, đảm bảo khắc phục kịp thời cho bên bị vi phạm Trong Bộ Luật Tốtụng dân sự quy định cụ thể thời hạn ở các giai đoạn tố tụng, như thời hạn thụ lý,thời hạn thu thập chứng cứ và đưa vụ việc ra xét xử, thời hạn phát hành quyếtđịnh, bản án, thời hạn kháng cáo, khiếu nại và giải quyết theo trình tự giám đốcthẩm, tái thẩm Phần lớn Toà án các cấp đều giải quyết vụ việc trong thời hạnluật định

Trang 9

1.4 Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

* Ưu điểm:

Thứ nhất, vì là cơ quan xét xử của nhà nước nên các phán quyết của tòa

án sẽ có tính cưỡng chế cao với thủ tục, trình tự tố tụng chặt chẽ và đảm bảohiệu lực thi hành của các quyết định, phán quyết tại tòa Đồng thời sẽ tiến hànhcưỡng chế nếu các bên không chấp hành theo bản án

Thứ hai, Tòa án áp dụng nguyên tắc xét xử công khai nên có tác dụng răn

đe, trấn áp đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra,người dân theo dõi vụ xét xử công khai cũng nhận diện được những đối tượngnày để tránh những trường hợp khác xảy ra

Thứ ba, là đại diện cho chủ quyền quốc gia, Tòa án có điều kiện tốt hơn

trong việc tiến hành điều tra so với các trọng tài viên, Tòa án còn có quyềncưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa để giải quyết vụ án tranh chấp

Thứ tư, chi phí hành chính khi giải quyết tranh chấp bằng tòa án rất hợp

Mặt khác, các bên cũng không phải trả thêm thù lao cho Thẩm phán

* Nhược điểm:

Thứ nhất, thủ tục tố tụng tài tòa án đã được pháp luật quy định cụ thể nên

có thể thiếu linh hoạt trong một số trường hợp

Thứ hai, khi phán quyết của Tòa bị kháng cáo, quá trình tố tụng có thể bị

trì hoãn và kéo dài thời gian hơn, phải trải qua nhiều cấp xét xử và ảnh hưởngđến hoạt động bình thường của các bên tranh chấp

Thứ ba, nguyên tắc xét xử công khai được xem là nguyên tắc tiến bộ

mang tính răn đe nhưng đôi khi lại gây cả trở với các bên tranh chấp vì làm lộ bímật cá nhân, doanh nghiệp, giảm uy tín,…

Thứ tư, đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì phán quyết của tòa

án thường khó được sự công nhận quốc tế vì ở mỗi quốc gia sẽ có những quy tắc

tố tụng khác nhau

Trang 10

1.5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án

Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ do Tòa ángiải quyết, các bên có thể làm đơn khỏi kiện đến Tòa án nhân cấp tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân

sự 2015

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc trọng tài là cơquan giải quyết thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp này sẽ được xác định theoquy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Cụ thể, các tranh chấp về kinhdoanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cánhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cánhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giaodịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữacông ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viênHội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa cácthành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giảithể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hìnhthức tổ chức của công ty

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộcthẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thươngmại của tòa án, cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết của tòa án các cấp và thẩmquyền giải quyết theo lãnh thổ, cụ thể:

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tạiĐiều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện được quyềngiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của

Trang 11

Bộ luật này: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại

giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.”

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tạiĐiều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quyền giảiquyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30, trừ nhữngtranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quyđịnh tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩmquyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này

mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiếthoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Khoản

1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn

có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục

sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại 30 của Bộluật này;

- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầuTòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi

có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết nhữngtranh chấp về kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 30 của Bộluật này;

- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản

có thẩm quyền giải quyết

Trang 12

1.6 Thời hạn khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Căn cứ theo Điều 203 và Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thờigian giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án sẽ kéo dài từ 02 đến 4 thángtùy theo tính chất sự việc

Trong thời gian chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án sẽtiến hành hòa giải để hai bên đương sự được thỏa thuận với nhau về việc giảiquyết vụ án, trừ trường hợp các vụ án không được phép hòa giải hoặc không tiếnhành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này,hoặc trong trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn

1.7 Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Toà án

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

Người khởi kiện sẽ tiến hành nộp Đơn khởi kiện (được trình bày theo mẫuquy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP) cho Tòa án nhân dân có thẩmquyền giải quyết Đối với các xung đột phát sinh trong quá trình hoạt độngthương mại, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở sẽ là cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Các trường hợp xung đột đặc biệt hơn, liên quan đến bất động sản,hoặc không biết trụ sở của người khởi kiện được đặt ở đâu… thì Tòa án nhândân có thẩm quyền giải quyết sẽ được xác định theo các Điều 39 và 40 của Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015

Đơn khởi kiện phải được nộp kèm theo các loại tài liệu, chứng cứ đểchứng minh việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Người khởikiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường bưu chính hoặcgửi online qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Bước 2: Tòa án nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện

Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện với đầy đủ minh chứng, Chánh ánTòa án sẽ phân công một Thẩm phán tiến hành xem xét và xử lý đơn khởi kiệntrong thời gian 3 ngày sau đó Sau 5 ngày làm việc kể từ khi được phân công,Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định sau đây về đơn khởi kiện:

Trang 13

- Yêu cầu sửa đổi và bổ sung các loại văn bản cần thiết

- Tiến hành thụ lý vụ án theo các thủ tục thông thường hoặc thủ tục rútgọn (trong trường hợp vụ án có đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục này, đượcquy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

- Tiến hành chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền,đồng thời thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ việc

Thẩm phán phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan,những tổ chức và các nhân có nghĩa vụ, quyền lợi cho việc giải quyết vụ ántrong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi tòa án thụ lý vụ việc Đồng thời, thôngbáo cho Việc kiểm soát cùng cấp về quyết định thụ lý vụ án

Bước 5: Tiến hành hòa giải

Thời gian chuẩn bị phiên xét xử sơ thẩm thường kéo dài từ 02 đến 4tháng Trong thời gian này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏathuận với nhau về việc giải quyết vụ án Đây là bước quan trọng nhất trong thủtục giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

- Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giảiquyết tranh chấp, Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành công Trongthời gian 7 ngày từ khi lập biên bản, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiếnthì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đôi bên Quyết định này

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự , NXB Chính trị Quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng dân sự
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia sựthật
Năm: 2015
2. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại , NXB Chính trị Quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Trọng tài thương mại
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc giasự thật
Năm: 2010
3. Quốc hội (2005), Luật Thương mại , NXB Chính trị Quốc gia sự thật.B. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thương mại
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia sự thật.B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Năm: 2005
1. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tố tụng Tòa án , Tiểu luận Luật Kinh doanh, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tố tụng Tòa án
2. Thái Văn Đoàn, Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại tòa án ở Việt Nam, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh,thương mại có yếu tố nước ngoài tại tòa án ở Việt Nam
3. Luật sư Phạm Văn Thuận, Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án - Những vấn đề từ thực tiễn, https://lsvn.vn/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-tai-toa-an-nhung-van-de-tu-thuc-tien1661124998.html, truy cập ngày 26/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòaán - Những vấn đề từ thực tiễn
4. Apolat Legal, Thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án, https://apolatlegal.com/vi/blog/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-toa-an/, truy cập ngày 26/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp thương mạibằng tòa án

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w