+ Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.+ Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật khôngxương sống như giun đất, sâu bọ…
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: SINH THÁI
HỌC MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Phượng Sinh viên thực hiện: Đỗ Hữu Hoàng
Mã số sinh viên: 19010057 Lớp: QH- 2019S Sư phạm Khoa học tự nhiên
Hà Nội, 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo dục đã đưa môn học Sinh thái học môi trường vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Lê Thị Phượng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Sinh thái học môi trường của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này
Bộ môn Sinh thái học môi trường là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3ĐỀ BÀI Câu 1 (7 điểm) Hãy chọn một hệ sinh thái ở địa phương và phân tích các thành phần của hệ sinh thái này Căn cứ vào các thành phần của hệ sinh thái, hãy cho biết trạng thái của hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái đó.
Câu 2 (3 điểm) Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam nói chung và ở địa phương bạn nói riêng diễn ra như thế nào? Hãy đề xuất các biện pháp để làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
BÀI LÀM Câu 1: Hãy chọn một hệ sinh thái ở địa phương và phân tích các thành phần của hệ sinh thái này Căn cứ vào các thành phần của hệ sinh thái, hãy cho biết trạng thái của hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái đó.
Tên hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng trên Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ
Thành phần hệ sinh thái
Hệ sinh thái có 3 thành phần sinh đó chính là yếu tố vật lý, yếu tố hữu cơ và yếu tố vô
cơ, trong đó:
+ Yếu tố vật lý: Là các yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như ánh sáng, độ ẩm, dòng
chảy, nhiệt độ…
+ Yếu tố vô cơ: Bao gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học có tác dụng tổng hợp
chất sống Yếu tố vô cơ có thể ở dạng khí, lỏng…tham gia vào quá trình tuần hoàn vật chất
+ Yếu tố hữu cơ: Là các chất giữ vai trò kết nối giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh; chất
đó có thể là chất mùn, protein, …
Mối quan hệ trong thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật)
Thành phần hữu sinh: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải:
+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ Gồm thực vật là chủ yếu và một số vi sinh vật tự dưỡng
Trang 4+ Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (như giun đất, sâu bọ…); chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ
Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và sinh cảnh
điểm
Hỗ Cộng Hợp Nấm,
vi trợ sinh tác chặt khuẩn
và chẽ giữa tảo đơn
2 hay bào cộng
nhiều sinh trong
loài và địa y; vi
tất cả khuẩn lam
các loài cộng sinh
tham trong nốt
gia cộng sần rễ cây
sinh đều họ Đậu;
có lợi trùng roi
sống trong ruột mối;
vi khuẩn lam với san hô
Trang 5Hội Hợp
sinh tác giữa
Hội sinh giữa cây
2 hay phong lan nhiều sống bám loài, trên thân trong đó cây gỗ
1 loài
có lợi,
còn loài
kia
không
có lợi
cũng
chẳng
có hại
gì
Hợp Hợp
tác tác giữa
2 hay
nhiều
loài và
tất cả
các loài
tham
gia hợp
tác đều
có lợi
Khác
Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng
Trang 6cộng
sinh,
quan hệ
hợp tác
không
phải là
quan hệ
chặt chẽ
và nhất
thiết
phải có
đối với
mỗi
loài
Đối
Cạnh
kháng
tranh
Các loài
tranh
giành
nguồn
sống
như
Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối thức ăn, khoáng ở chỗ ở thực vật .trong mối
quan hệ
này, các
loài đều
Trang 7bị ảnh
hưởng
bất lợi,
tuy
nhiên có
một loài
sẽ thắng
thế còn
các loài
khác bị
hại hoặc
cả 2 đều
bị hại
Sinh Một Cò ăn cá
vật loài sử
này dụng
ăn loài
sinh khác
vật làm
khác thức ăn,
bao
gồm:
quan hệ
giữa
động
vật ăn
thực
vật,
Trang 8vật ăn
thịt (vật
dữ - con
mồi) và
thực vật
bắt sâu
bọ
Kí Một
sinh loài
sống
nhờ trên
cơ thể
của loài
khác,
lấy các
chất
nuôi
sống cơ
thể từ
loài đó
Sinh vật
“kí sinh
hoàn
toàn”
không
có khả
năng tự
Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí sinh trên thân cây
gỗ (sinh vật chủ)
Trang 9sinh vật
“nửa kí
sinh”
vừa lấy
các chất
nuôi
sống từ
sinh vật
chủ,
vừa có
khả
năng tự
dưỡng
Ức Một
chế loài
cảm sinh vật
nhiễm trong
quá
trình
sống đã
vô tình
gây hại
cho các
loài
sinh vật
khác
Tảo giáp
nở hoa gây độc cho cá
Trang 10Trạng thái của hệ sinh thái rừng trên Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ
Hệ sinh thái rừng trên Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ đang ở trạng thái cân bằng bởi: các loại thực vật ở đây lấy dinh dưỡng trực tiếp từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất Ðộng vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú Có thể minh chững qua những số liệu thống kê sau:
Hệ thực vật
Đã ghi nhận 1.259 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 699 chi của 185 họ, trong 6 ngành Trong đó, có 47 loài thuộc Danh lục đỏ quốc tế IUCN, Sách đỏ Việt Nam năm
2007 và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, như: Trai lý (Cyrtophyllum fragrans), Gù hương (Cinnamomum balansae), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Máu chó poilane (Knema saxatilis de Wilde), …
Khu hệ động vật
Đã ghi nhận 370 loài động vật thuộc 94 họ, 25 bộ Trong đó, có 51 loài động vật quý, hiếm thuộc Danh lục đỏ quốc tế IUCN, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, như: Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Helarctos malayanus), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Sóc bay lông tai (Belomys
Trang 11pearsoni), Trăn đất (Python molurus), Báo hoa mai (Panthera pardus), Beo lửa (Catopuma temminckii)
Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng trên Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ
+ Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp, hợp lý, góp phần bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái của rừng
+ Phòng chống cháy rừng, tạo ý thức toàn dân tham gia bảo vệ rừng
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư để hạn chế mức độ đốt rừng làm nương rẫy
+ Phát triển dân số hợp lí, hạn chế di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước
+ Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái của rừng
Câu 2: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam nói chung và ở địa phương bạn nói riêng diễn ra như thế nào? Hãy đề xuất các biện pháp để làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, dù vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam trở thành một vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết, tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện trạng này vẫn đang chứa nhiều bất cập Cụ thể:
Trang 12Ô nhiễm môi trường nước tại đô thị
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước
Thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m /ngày đang xả vào các khu đất ven các3
hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH , NO , NO4 2 3
ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép
Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ
sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời
Trang 13Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế,
Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Oxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử
lý chất thải
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt
Tại thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu
Một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy
có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực
Hàng năm có đến 9000 ca ghi nhận là tử vong do nhiễm độc nguồn nước Bên cạnh đó, các biến chứng về bệnh ung thư có liên quan đến việc sử dụng nước không an toàn cũng ngày một tăng Những hệ quả này khiến cho việc xử lý nước sạch lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
Ô nhiễm môi trường nước tại khu vực nông thôn
Trang 14Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước
Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam
Trang 15Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở tỉnh Phú Thọ
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ khá nhanh đạt bình quân 10%/năm, với cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 27,6% - công nghiệp 38,1% - dịch vụ 34,36% đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, nhưng cũng đã
có những tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của tỉnh, đặc biệt là chất thải
do sản xuất công nghiệp và đô thị Phần lớn các cơ sở công nghiệp của tỉnh đều sử dụng
hệ thống công nghệ cũ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, qua thời gian sử dụng thiết bị máy móc cũ rão, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu thải ra nhiều chất thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn với sự thiếu đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường đã gây tác hại xấu đến chất lượng môi trường khu vực xung quanh
Hiện nay, môi trường nước mặt ở Phú Thọ đang ô nhiễm ở mức báo động do tiếp nhận nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép Môi trường nước mặt ở Phú Thọ đang ô nhiễm ở mức báo động do tiếp nhận nươc thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn.Tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 6 triệu
m3/năm, đặc trưng ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, NH +, coliform…Theo báo cáo, Công4
ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao và Công ty Ắc quy - Pin Vĩnh Phú mỗi ngày thải 12.000 m3 nước thải, Công ty Pang Rim neotex thải 2100 m nước thải/ngày, Công3
ty Giấy Việt Trì thải 2000 – 2500 m nước thải/ngày Hầu hết các nhà máy sản xuất và3 khu đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì việc xử lý chưa đạt hiệu quả
Trang 16Nước xả thải trực tiếp ra môi trường tại Công ty giấy Bãi Bằng
Chất lượng nước các đầm, ao, hồ trong các khu công nghiệp và đô thị cao hơn nhiều
so với các ao hồ ít chịu tác động bởi sản xuất công nghiệp và thành thị Đặc biệt là nước đầm lầy Hạ Hoà, do ảnh hưởng nước thải của Công ty Giấy Lửa Việt nên nước bị
ô nhiễm nặng, mùi hôi thối, hàm lượng BOD5 lên tới 180 – 670 mg/l (vượt Tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 7 – 27 lần), COD từ 350 – 790 mg/l (vượt TCCP từ 10 – 23 lần) Các đầm, hồ tại Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, huyện Thanh Ba, huyện Thanh Sơn cũng có dấu hiệu ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ vượt TCCP từ 2 – 3 lần
Một vấn đề bức xúc nữa là tại các khu công nghiệp Thuỵ Vân và Trung Hà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và không có thiết bị, dụng cụ thu gom và địa điểm tập trung chất thải rắn thông thường và độc hại Đặc biệt tại khu công nghiệp Thuỵ Vân hiện đã có 44 dự án đã được cấp phép đầu tư, trong đó có 39/44 cơ sở đã hoạt động, nhưng chỉ có 22 cơ sở thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định Nước thải tại khu công nghiệp này có khối lượng khoảng 1.500 m /ngày đêm, màu đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc, không được xử lý,3 thải trực tiếp ra sông Hồng, gây ô nhiễm rất nghiêm trọng
Nguyên nhân tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Phú Thọ