ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng đường tiểu NTĐT là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu của con người.. Đường tiểu hay đường
TỔNG QUAN
NHIỄM TRÙNG TIỂU
1.1 Giới thiệu chung về nhiễm trùng tiểu [15,19]
Nhiễm trùng niệu được định nghĩa là sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời gây ra các triệu chứng cơ năng cho người mắc bệnh. Bình thường nước tiểu là vô trùng, với cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây [22] Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên đường tiết niệu khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu như: niệu đạo, niệu quản, bàng quang hay thận hoặc có thể thứ phát từ một ổ nhiễm khuẩn nào của cơ thể theo đường máu lan tới Đa số nhiễm trùng niệu do vi khuẩn Gram âm, trong đó E coli chiếm 80%.
Trong các loại nhiễm khuẩn tiết niệu thì nhiễm khuẩn ở thận là quan trọng và nguy hiểm nhất vì nó có thể phá hủy nhu mô thận, ảnh hưởng đến chức năng của thận gây suy thận, nguy hiểm đến tính mạng con người.
Tất cả các đối tượng đều có thể mắc nhiễm trùng tiểu, 80% nhiễm trùng tiểu xuất hiện ở nữ giới.
Hiện nay, với các biến chứng của nhiễm trùng tiểu và việc đề kháng thuốc đang trở thành vấn đề đáng lo ngại của ngành y tế nói chung
1.2 Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu
Vi khuẩn gây bệnh có thể từ trực tràng, âm đạo, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận Hầu hết nhiễm khuẩn tiết niệu đi theo con đường ngược lên trên sau khi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ sáo niệu đạo Ở âm đạo luôn có sẵn một hệ vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí, nhưng trong điều kiện bình thường chúng không gây nhiễm khuẩn niệu Nhưng khi hệ vi sinh này bị thay thế bởi hệ vi sinh gây bệnh, có nguồn gốc từ trực tràng, thì mới gây nhiễm khuẩn niệu Đa số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiểu có nguồn gốc tiêu hóa, 80% là E coli và một số loại vi khuẩn khác: S saprophyticus, K pneumoniae, P mirabilis, E faecalis, P aeruginosa, E cloacae, Citrobacter, Ở trẻ sơ sinh đến 10 tuổi nhiễm khuẩn tiết niệu hay xảy ra và 80% xảy ra ở nữ giới Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến và dễ tái phát Nguyên nhân này có thể được giải thích bằng đặc điểm cơ thể học của niệu đạo ở phụ nữ: ống dắt tiểu của phụ nữ vừa ngắn, lỗ tiểu lại nằm ngay phía trước âm đạo, gần vùng quanh hậu môn dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập Mặt khác, phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu vì dễ dàng bị những tổn thương kín đáo khi giao hợp và điều kiện vệ sinh kém Thời kỳ mãn kinh, vì giảm estrogen, phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu do niêm mạc âm đạo teo đi, môi trường âm đạo bớt tính acid và giảm số lượng vi khuẩn Lactobacilli. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai hay bị nhiễm trùng đường tiểu nặng hơn phụ nữ không mang thai, tức nhiễm trùng thận Khi mang thai, vì nhiều yếu tố khác nhau đường tiểu làm việc trì trệ chậm hơn bình thường khiến vi khuẩn càng dễ dàng đến thận hơn [8] Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ đề nghị kiểm tra nước tiểu định kỳ ở các phụ nữ mang thai Ở nam giới, niệu đạo ít rộng hơn, dài hơn và xa vùng quanh hậu môn nên khả năng bị nhiễm trùng tiểu ít hơn Ngoài ra những chất tiết từ tiền liệt tuyến có hoạt động kháng khuẩn
▪ Nguyên nhân do thủ thuật niệu khoa [1]
Vi khuẩn còn có thể xâm nhập do đưa các dụng cụ qua niệu đạo vào bàng quang như các trường hợp thăm dò hay soi đường tiết niệu, thông tiểu là nguyên nhân chính của nhiễm trùng tiết niệu Theo thống kê, một hoạt động thông bàng quang đơn giản gây nhiễm trùng hơn 3% các trường hợp, nếu ống thông đặt lưu lại quá 48 giờ mà không chăm sóc cẩn thận gây nhiễm trùng tiết niệu 100% các trường hợp Trong thời gian thực hiện thủ thuật thông tiểu đã đưa trực tiếp vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang hoặc vi khuẩn di chuyển dọc lòng ống thông hay quanh ống thông vào bàng quang Vì vậy cần đảm bảo các vấn đề về vô trùng khi thực hiện các tác động ngoại khoa
1.2.2 Nhiễm khuẩn qua đường máu [1]
Trường hợp nhiễm khuẩn theo đường máu có tỷ lệ thấp hơn so với nhiễm khuẩn ngược dòng, nhưng rất nguy hiểm
Bỡnh thường, lượng mỏu lưu thụng qua cỏc mạch mỏu vào thận chiếm ẳ số lượng máu cung cấp từ tim Do đó khi trong máu có vi khuẩn xuất phát từ bất cứ ổ nhiễm khuẩn nào của cơ thể cũng dễ dàng gây nhiễm khuẩn ở thận, nhất là khi trên đường niệu có ứ tắc hoặc khi thận bị tổn thương
Cầu khuẩn tới thận gây nhiễm khuẩn tạo thành những ổ áp xe ở vỏ thận và có thể lan rộng ra gây áp xe quanh thận Đặc biệt khi nhiễm khuẩn máu phát sinh từ thận vì vi khuẩn có sẵn ở thận, vào máu và quay trở lại gây tái nhiễm khuẩn ở thận bằng những ổ áp xe nhỏ ở thận
1.2.3 Các đường nhiễm khuẩn khác [1,12]
Nhiễm khuẩn đường tiểu có thể do đường bạch huyết nhưng ít gặp nhất Một số tác giả đưa ra giả thiết có sự xâm nhập của vi khuẩn từ ruột già do có sự tương quan cơ thể học chặt chẽ giữa đường tiết niệu và đại tràng qua hệ thống bạch mạch Lại có giả thiết khác cho rằng viêm cổ tử cung có thể gây nhiễm khuẩn thận qua đường bạch mạch qua niệu quản Tuy nhiên những giả thiết này còn đang được nghiên cứu và bàn cãi
Nhiễm khuẩn lan truyền trực tiếp từ các cơ quan phụ cận: áp xe trong ổ bụng như áp xe ruột thừa, viêm túi thừa ở đại tràng sigma,…
✔ Tuy nhiên không phải lúc nào vi khuẩn cũng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn niệu, vì khả năng nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào các yếu tố: độ pH thấp và tính ưu trương của nước tiểu; các chất nhầy của đường tiết niệu như protein, mức độ bám dính khác nhau giữa các vi khuẩn gây bệnh
Bệnh nhân thường có triệu chứng: tiểu khó, tiểu rát, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu đục, có mùi hôi, tiểu mủ, tiểu máu, nước tiểu có vi trùng, sốt, lạnh run, đau hông lưng kèm theo các triệu chứng của viêm bàng quang
Theo giải phẫu học đường tiết niệu có thể chia nhiễm khuẩn đường tiểu thành hai nhóm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới
1.3.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu trên [23,31]
Nhiễm trùng đường tiết niệu trên gồm viêm đài bể thận – áp xe (abcès) thận và quanh thận Là tình trạng nhiễm khuẩn ở thận và 1/3 đường niệu quản trên, còn gọi là bệnh viêm thận – bể thận Bệnh nhân có thể đái nước tiểu đục, đái buốt đái rát, đôi lúc đái ra máu
Trong thể cấp tính, người bệnh sốt cao 39 o – 40 o C, rét run, mạch nhanh, đau vùng thắt lưng một bên hoặc hai bên, toàn thân bị ảnh hưởng: buồn nôn, nôn, kém ăn, mất ngủ [5]
Khi nhiễm khuẩn kèm theo có ứ tắc đường niệu do sỏi hoặc nguyên nhân nào đó, bệnh nhân có thể có cơn đau quặn thận Vùng thắt lưng bệnh nhân đau nhiều, thành bụng cứng và có thể thấy thận căng to và đau
❖ Bệnh phát triển nặng lên khi
Vi khuẩn vào máu sinh sản, phát triển gây nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn rất nặng Bệnh nhân sốt cao 39 – 40 o C, mạch nhanh, huyết áp hạ, vật vã khó thở, tím tái và rất dễ tử vong
Thận bị hủy hoại, xơ hóa dần, chức năng thận suy giảm dẫn đến bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc suy thận dần dần đến suy thận nặng rất khó cho điều trị
1.3.2 Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới [1,23]
Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới gồm bàng quang - niệu đạo - tiền liệt tuyến Ngoài các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, cấp tính, hoặc phối hợp với viêm thận cấp, thông thường nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới ít sốt hoặc sốt không cao, không ảnh hưởng nhiều đến toàn trạng như viêm thận – bể thận, mà chủ yếu là những dấu hiệu kích thích của bàng quang: bệnh nhân đái buốt, đái rắt, đái rắt nhiều lần, đái nhiều lần, đái ra mủ và có khi đái ra máu
VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM TRÙNG TIỂU
- Cầu khuẩn, Gram [+], xếp thành đỏm như chựm nho, đường kớnh 0,5 – 1,5 àm
- Không di động, không sinh bào tử
- Staphylococci có các loài đáng chú ý như S aureus và S epidermidis
Hình 1 1: Hình dạng của Staphylococcus
- Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường thông thường trong điều kiện nuôi cấy hiếu khí, vi hiếu khí và kỵ khí tùy nghi
- Nhiệt độ thích hợp là 37 0 C, nhưng ở nhiệt độ 20 – 25 0 C là nhiệt độ thích hợp để tiết sắc tố, pH 7,2 – 7,6 S aureus tiết sắc tố màu vàng, S epidermidis có màu trắng hoặc xám
- Trên thạch máu: chủng độc gây dung huyết α, β; chủng không độc không gây dung huyết
- Catalase [+]: chuyển hydrogen peroxide thành nước và oxygen
- Coagulase: gây đông huyết tương là yếu tố độc góp phần cho cơ chế gây bệnh
- Lên men chậm các loại đường: mannitol, glucose, saccharose; sản xuất acid lactic nhưng không sinh hơi
2.2.4.4 Kháng nguyên và độc tố
- Ngoại độc tố exotoxin: gây hoại tử; dung huyết α, β; kém bền với nhiệt
- Leucocidin: có khả năng giết bạch cầu của động vật
- Độc tố ruột: bền với nhiệt (100 0 C/30 phút), là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn
- Là liên cầu khuẩn đứng liên tiếp với nhau thành từng chuỗi, có thể đứng riêng rẽ hoặc thành từng đôi, từng đám Chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường
- Vi khuẩn ăn màu nhuộm gram dương, cú đường kớnh 1àm
- Không di động, không sinh bào tử, một số dòng có tạo vỏ nhầy
- Phân loại Streptococci thành nhiều nhóm nhưng chỉ có 3 nhóm chính gây bệnh cho người là A, B, D
Hình 1.2: Hình dạng của Streptococcus
- Vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí tùy nghi, một số kỵ khí tuyệt đối
- Nhiệt độ thích hợp là 37 0 C, nhưng vi khuẩn nhóm D có thể mọc từ 15 – 45 0 C
- Vi khuẩn tương đối khó nuôi cấy, chỉ mọc trên môi trường có đủ chất dinh dưỡng như môi trường thịt bằm, canh than có tim óc (BHI), môi trường có huyết thanh hoặc hồng cầu Khúm vi khuẩn trên môi trường thích hợp có hình tròn, đường kính khoảng 1 mm, trong, trắng hay xám, hơi nhám và lồi
- Trên thạch máu, có 3 loại tiêu huyết:
+ Tiêu huyết α: tiêu huyết không hoàn toàn, chỉ có một phần hồng cầu bị tiêu, khuẩn lạc được bao bởi một vòng xanh lạt
+ Tiêu huyết β: tiêu huyết hoàn toàn, vùng tiêu huyết rộng và trong
+ Tiêu huyết γ: không tiêu huyết
- Lên men đường glucose, lactose Không lên men đường mannit
- Không hoàn nguyên nitrat thành nitrite
- Optochin (taxo P) xác định S pneumoniae
- Bacitracin (taxo A) xác định Streptococci group A
- CAMP test xác định Streptococci group B
- Bile esculin xác định Streptococci group D
2.2.4.4 Kháng nguyên và độc tố
- Độc tố ruột, cơ chế chưa rõ ràng
E.coli là nhóm trực khuẩn gram âm, dài hay ngắn tùy thuộc vào môi trường nuụi cấy Kớch thước tế bào 0,5àm x 1-3àm, hai đầu trũn Một số di động, một số không di động Một số có nang Vi khuẩn không sinh bào tử
Hình 1.3: Hình dạng của E.coli
- Vi khuẩn hiếu khí tùy nghi Nhiệt độ thích hợp là 37 0 C, tuy nhiên có thể tăng trưởng từ 10 – 46 0 C, pH 7,4
- Mọc dễ dàng trên môi trường EMB tạo khóm màu tím ánh kim, trên môi trường Mac Conkey Agar tạo khóm hồng đỏ,…
- Trong môi trường lỏng sau 4 – 5 giờ E.coli làm đục nhẹ môi trường, để càng lâu càng đực nhiều
- Trong môi trường thạch thường sau 18 – 24 giờ, khuẩn lạc tròn bóng, không có màu hay màu xám nhẹ, đường kính 2 – 3 mm
- Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli như chlorine và dẫn xuất, muối mật, xanh brilliant, sodium deoxycholate, sodium tetrathionate, selenite,…
- Trên môi trường KIA tạo màu vàng/vàng (lên men đường Glucose, Lactose), sinh hơi, không có H2S
- Đôi khi lên men đường Saccharose Không lên men dextrin, glycerin
- Các phản ứng dương tính: Indol, Methyl red, di động, Lysindecarboxylase, hoàn nguyên Nitrat thành Nitrite
- Các phản ứng âm tính: VP (Voges – Proskauer), Citrat, H2S
2.2.4.4 Kháng nguyên và độc tố
- Gồm 4 loại kháng nguyên: O, K, H, F và ngoại độc tố gây tan huyết và phù thủng Loại E.coli có giáp mô (kháng nguyên K) gây ngộ độc mạnh hơn loại không có giáp mô
- Nội độc tố đường ruột gồm hai loại chịu nhiệt và không chịu nhiệt đều gây tiêu chảy
- Gây nhiễm trùng tiểu 90% lần đầu ở phụ nữ với các triệu chứng: tiểu rắt, buốt, tiểu ra máu, tiểu có mủ Khi cơ thể có sức đề kháng yếu vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, thường gặp ở trẻ sơ sinh và sau khi nhiễm trùng tiểu
- Gây tiêu chảy, viêm màng não,…
- Là trực khuẩn gram âm, có khả năng di động
- Trong các loài thuộc giống Enterobacter sp có hai loài E cloacae và E aerogenes được biết đến nhiều nhất, trong đó E cloacae là vi khuẩn điển hình trong nhóm này
Hình 1 4: Hình dạng của Enterobacter
- Vi khuẩn hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp là 37 0 C
- Mọc tốt trên môi trường MC khúm có màu hồng hay không màu, khúm lớn bóng, nhớt hoặc không nhớt
- Trên môi trường EMB, SS tạo khúm màu hồng đỏ
- Trên môi trường KIA tạo màu vàng/vàng (lên men glucose, lactose), có sinh hơi, không có H2S
- Đôi khi lên men đường saccharose, không lên men dextrin, glycerin
- Các phản ứng dương tính: VP (Voges – Proskauer), Citrat, di động
- Các phản ứng âm tính: Indol, Methyl red, Lysindecarboxylase, hoàn nguyên nitrat thành nitrite, H2S
- Là trực khuẩn gram âm, thường xếp thành đôi
- Không di động, có vỏ polysaccharide (kích thước vỏ có thể gấp 2 – 3 lần tế bào vi khuẩn)
- Loài điển hình của Klebsiella là K pneumoniae
Hình 1.5: Hình dạng của Klebsiella pneumonia
- Là loài hiếu khí tùy nghi
- Phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường Trên môi trường Endo khuẩn lạc thường có màu tím, kích thước 3 – 4 mm, dạng S, có khi gặp khuẩn lạc dạng R
- Trên môi trường KIA tạo màu vàng/vàng (lên men glucose, lactose), có sinh hơi, không có H2S
- Đôi khi lên men đường saccharose, không lên men dextrin, glycerin
- Các phản ứng dương tính: VP (Voges – Proskauer), Citrat, di động
- Các phản ứng âm tính: Indol, Methyl red, Lysindecarboxylase, hoàn nguyên Nitrat thành Nitrite, H2S
2.2.4.4 Kháng nguyên và độc tố
- Dựa vào kháng nguyên O, Klebsiella được chia thành 5 nhóm
- Dựa vào kháng nguyên K, Klebsiella chia thành 80 type huyết thanh khác nhau
- Là trực khuẩn gram âm, có khả năng di động
- Proteus gồm 4 loài: P vulgaris, P mirabillis, P morganni và P rettgeri
- Là vi khuẩn hiếu khí nhưng có thể phát triển ở điều kiện kỵ khí
- Mọc dễ dàng trên các môi trường đặc thông thường, có khả năng mọc lan trên bề mặt thạch máu, nhiều khi trông như những lớp sóng đồng tâm, tính chất này cản trở việc phân lập các vi khuẩn khác
- Trên môi trường lỏng tạo thành màng trên bề mặt
2.2.4.3 Kháng nguyên và độc tố
Dựa vào kháng nguyên O và H, Proteus được chia thành 100 type huyết thanh.
THUỐC KHÁNG SINH
3.1 Sơ lược về kháng sinh [5]
Kháng sinh là một chất do vi sinh vật tiết ra, ức chế hay giết chết vi sinh vật khác bằng cách tác động ở mức phân tử, hoặc tác động vào một hay nhiều giai đoạn chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa Kháng sinh có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn ngay ở nồng độ thấp, liều sử dụng để điều trị nhỏ hơn rất nhiều so với liều độc với cơ thể nên có thể dùng uống hay tiêm để điều trị toàn thân
Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu nghĩa là mỗi kháng sinh chỉ tác dụng lên một loại hay một nhóm vi khuẩn nhất định Như vậy thuốc kháng sinh không có cùng một hoạt tính đối với tất cả các loại vi khuẩn
Kháng sinh có nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, có thể trích ly từ động vật, thực vật hay vi sinh vật
Một kháng sinh có hoạt phổ rộng nghĩa là chúng có hoạt tính đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau, một số có hoạt phổ hẹp thì chỉ có hoạt tính đối với một hoặc một số loại vi khuẩn
3.2.1 Dựa vào đặc điểm dược lý [5]
Nhiều kháng sinh có điểm tương đồng về cấu trúc hóa học, từ đó có cơ chế tác dụng chung và hoạt phổ gần giống nhau Dựa vào các đặc điểm này người ta có thể chia kháng sinh theo các họ sau:
- Một số nhóm khác: Vancomycin và Ristocetin, Novobiocin, Fusidic acid, Nitrofurans, Quinolones,…và một số thuốc chống lao, chống nấm, chống virus
3.2.2 Dựa vào nguồn gốc kháng sinh [27]
Dựa vào nguồn gốc của kháng sinh, kháng sinh được chia làm 3 loại:
- Kháng sinh tự nhiên (natural antibiotic) là kháng sinh do vi sinh vật sản xuất ra rồi được tinh khiết Một số kháng sinh trong nhóm này: Penicillin, Streptomycin, Tetracyline,…
- Kháng sinh bán tổng hợp (semi – synthetic antibiotic) là kháng sinh có nguồn gốc từ kháng sinh thiên nhiên, nhưng được gắn thêm vào một hay vài gốc hóa học để thay đổi phổ kháng khuẩn hay dược lực – dược động Một số kháng sinh trong nhóm này: Ampicillin, Minocyline,…
- Kháng sinh tổng hợp (antibiomimetic) hay còn gọi là hóa chất giống kháng sinh là những hóa chất được tổng hợp hoàn toàn và có hiệu quả của kháng sinh Một số kháng sinh trong nhóm này: Sulfonamide, Quinolones, Fluoroquinolones,…
3.2.3 Dựa vào tác dụng diệt khuẩn
Dựa vào tác dụng diệt khuẩn, kháng sinh được chia làm 2 type: diệt khuẩn và kìm khuẩn.
- Diệt khuẩn là sự phá hủy không phục hồi các chứng năng của tế bào vi khuẩn dẫn tới chết Các kháng sinh diệt khuẩn gồm Polymycins, Aminoglycosid, β- lactam, Vancomycin,…Duy nhất Polymycins có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối, diệt được cả tế bào ở trạng thái nghĩ Nhóm β-lactam và các kháng sinh khác chỉ diệt được vi khuẩn đang nhân lên
- Kìm khuẩn là ức chế sự nhân lên của vi khuẩn Các kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn bao gồm: Clindamycin, Erythromycin, Sulfamid, Tetracyclin, Trimethoprim,…
Trong thực tế, diệt khuẩn và kìm khuẩn thường không có sự phân tách rõ ràng, thuốc có tác dụng kìm khuẩn nếu ở nồng độ cao thì có thể trở thành diệt khuẩn.
3.3 Cơ chế tác động của kháng sinh [3,6]
Hình 1.6: Cơ chế tác động của kháng sinh lên tế bào vi khuẩn [25]
3.3.1 Ức chế sự thành lập vách tế bào
Kháng sinh ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ khung peptidoglycan, một thành phần quan trọng của vách tế bào Vì vậy tế bào vi khuẩn dễ bị vỡ trong môi trường có trương lực bình thường do vách không còn khả năng giữ được hình dáng tế bào nguyên vẹn trước áp lực thẩm thấu cao bên trong tế bào
Ví dụ: Vancomycin, Bacitracin, β – lactam,…
3.3.2 Ức chế chức năng của màng vi khuẩn
Kháng sinh tác động lên màng sinh chất làm mất khả năng thẩm thấu chọn lọc và làm cho các thành phần trong bào tương của vi khuẩn thoát ra ngoài, nước từ bên ngoài sẽ ồ ạt vào bên trong, dẫn đến chết tế bào vi khuẩn
3.3.3 Ức chế sự tổng hợp protein
Kháng sinh tác động vào ribosom 70S trên polysom của vi khuẩn Kháng sinh gắn vào tiểu phần 30S (như Streptomycin) sẽ ngăn cản hoạt động của mARN hoặc ức chế chức năng vận chuyển (như Tetracylin)
Kháng sinh gắn vào tiểu phần 50S (như Erythromycin) làm cản trở sự liên kết hình thành các chuỗi acid amin tạo phân tử protein cần thiết cho tế bào sống
3.3.4 Ức chế sự tổng hợp acid nucleic
Kháng sinh có thể ngăn cản sự sao chép ADN mẹ tạo ADN con như nhóm Quinolone hoặc ngăn cản sinh tổng hợp ARN như Rifampicin, hoặc ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết để ngăn cản hình thành nên các nucleotide như Sulfamid, Trimethorpim
3.4 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn [5,8]
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VẬT LIỆU
- Tủ cấy an toàn sinh học (Nuaire class II)
- Tủ sấy tiệt trùng: khô, nồi hấp ướt (Autoclave)
1.2 Thuốc thử và môi trường nuôi cấy
- Bộ thử nghiệm catalase và coagulase
- Bộ thuốc nhuộm Gram (công ty Bio-rad)
- Nước muối sinh lý (Bệnh viện Hùng Vương)
- Blood Agar (BA) (công ty Nam Khoa)
- Mac Conkey Agar (MC) (công ty Nam Khoa)
- Uriselect 4 (công ty Bio-rad)
- Hệ thống định danh vi khuẩn Gram âm dễ mọc IDS 14 GNR (công ty Nam Khoa)
- Môi trường làm kháng sinh đồ Muller Hinton Agar (MHA) (công ty Nam Khoa)
- Các dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm vi sinh như: khuyên cấy, kẹp, tăm bông, lam,…
1.4 Đĩa kháng sinh Đĩa kháng sinh được cung cấp bởi công ty Nam Khoa và hãng Bio-rad
Bảng 2.1: Phân loại kháng sinh sử dụng
NỒNG ĐỘ KHÁNG SINH β- lactamin β-lactamin có Penicillin
Ox 1 àg Oxacillin β-lactamin có Cephalosporin
Thế hệ 2 Cr 30 àg Cefaclor
Các chất ức chế β - lactamase (cấu trúc Penem)
Cỏc Penem (Carbapenem) Im 10 àg Imipenem
Sulfamid và Trimethoprim Bt 23,75/1,25 àg
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh phẩm nhiễm trùng tiểu của thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương từ tháng 01/2011 – 06/2011
Tiêu chuẩn nhận bệnh: bệnh phẩm nghiên cứu là nước tiểu của tất cả các thai phụ được chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu hoặc theo dõi nhiễm trùng tiểu
- Nước tiểu được lấy vào buổi sáng (tốt nhất là sau khi ngủ dậy), và được lấy giữa dòng
- Trước tiên phải vệ sinh vùng quanh ống tiểu ít nhất là 2 lần bằng xà phòng, chất sát khuẩn nhẹ và nước sạch
- Bỏ phần nước tiểu đầu, hứng nước tiểu giữa dòng cho vào lọ vô trùng có nắp đậy kín, và bỏ phần nước tiểu cuối
- Gửi ngay đến phòng xét nghiệm
- Nước tiểu nên cấy ngay, nếu chưa cấy được nên giữ trong tủ lạnh ở 4 0 C không quá
Hình 2.1: Mẫu bệnh phẩm nước tiểu
2.4 Quy trình xét nghiệm nước tiểu [16]
QUY TRÌNH CẤY NƯỚC TIỂU
Khảo sát trực tiếp Cấy định lượng trên môi trường Uriselect 4
Có dấu hiệu VK mọc Không có dấu hiệu VK mọc Ủ tiếp 37 0 C / CO2 18 -24h
Có dấu hiệu VK mọc Định lượng < 10.000 CFU/ml > 10.000 CFU/ml Không có dấu hiệu VK mọc
2.4.1 Phương pháp khảo sát trực tiếp (Phương pháp soi tươi) [24]
Lấy trực tiếp bệnh phẩm nước tiểu soi tươi qua kính hiển vi ở vật kính 40 X, quan sát sự hiện diện của bạch cầu, hồng cầu, hoặc nấm,…
Lắc đều lọ nước tiểu (lắc nhẹ tay), lấy một giọt nước tiểu không ly tâm cho lên lam, sau đó đậy lamen lên và quan sát ở vật kính 40 X
- Cấy (+) với kit định danh, định lượng kháng sinh đồ Kết quả chung cuộc
Bình thường, hồng cầu và bạch cầu niệu không có hoặc có rất ít, một vài tế bào niêm mạc niệu quản thoái hóa, đôi khi có một vài tinh trùng (nếu ở nam giới) Kết quả soi tươi có 0 – 1 hồng cầu trong một vi trường, hoặc 3 hồng cầu/1ml
Bất thường, khi quan sát thấy có lớn hơn 3 hồng hoặc bạch cầu trên một vi trường
Trong lâm sàng khi bạch cầu (+++) hoặc (++++) là có nhiễm trùng tiết niệu
2.4.2 Phương pháp cấy định lượng nước tiểu
Phương pháp cấy định lượng nước tiểu để tách riêng từng tế bào vi sinh vật ban đầu trên môi trường Uriselect 4 và đếm số khuẩn lạc tạo thành trong 1 ml nước tiểu sau 18 - 24 giờ nuôi cấy
Trên môi trường này sẽ có những khuẩn lạc với màu sắc và hình dạng đặc trưng cho từng loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng tiết niệu
- Dùng nước tiểu chưa ly tâm, lắc đều lọ nước tiểu, dùng vòng cấy vi khuẩn lấy đầy một vũng que cấy (1 àl) nước tiểu để cấy vào mụi trường Uriselect 4
- Ủ hộp thạch trong tủ ấm ở 37 0 C trong 18 - 24 giờ
Số lượng vi khuẩn trên 1 ml nước tiểu như sau:
Số lượng vk/ml = N x D N: số khóm vi khuẩn đếm được D: độ pha loãng (1000 lần)
Số khuẩn lạc trong 1 ml nước tiểu
< 10 4 CFU/ml Không bị nhiễm trùng tiểu
10 4 – 10 5 CFU/ml Nghi ngờ có bệnh (phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân)
>10 5 CFU/ml Chắc chắn bị nhiễm trùng tiểu
2.4.3 Phương pháp định danh vi khuẩn [2]
2.4.3.1 Phương pháp định danh trực tiếp
Dựa vào đặc điểm về màu sắc và hình dạng khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy đối với các mẫu có khóm khuẩn lạc thuần (Dựa theo hình ảnh minh họa về hình dạng và màu sắc của khuẩn lạc mà hãng sản xuất cung cấp, ở đây sử dụng sản phẩm của Bio – rad) [25]
Vì môi trường Uriselect 4 là môi trường định lượng các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn tiết niệu nên đặc điểm môi trường sau khi nuôi cấy như sau:
- Cơ chất của β-glucosidase thủy giải cơ chất cho sản phẩm có màu xanh với các đối tượng vi sinh vật như: Klebsiella, Enterococcus, …
+ Klebsiella: khóm khuẩn 3 mm, xanh biển đậm
+ Enterococcus: khóm khuẩn 0,5 – 1,5 mm, xanh biển nhạt
- Cơ chất của β-glucosidase thủy giải cơ chất cho sản phẩm có màu hồng với E coli, khóm khuẩn có đường kính 3 mm, indol [+] vì trong môi trường có tryptophan phát hiện khả năng sinh indol của vi khuẩn này
- P mirabillis: khóm khuẩn có đường kính 2 mm, màu nâu cam với sự có mặt của tryptophan và deaminase, indol [-]
- Các vi khuẩn khác có khóm khuẩn màu trắng
2.4.3.2 Phương pháp định danh bằng các thử ngiệm sinh hóa Đối với các mẫu nuôi cấy có khóm khuẩn thuần ta có thể định danh trực tiếp từ lứa cấy nhưng với các mẫu bị nhiễm ta có thể yêu cầu lấy mẫu lại
Mẫu có mọc nhưng mọc nhiều đối tượng vi sinh vật (lớn hơn 2 đối tượng), với số lượng khuẩn lạc < 10 4 CFU/ml đối với từng đối tượng ta có thể kết luận âm tính Riêng với các mẫu mọc 2 -3 đối tượng vi sinh vật và số lượng khuẩn lạc > 10 4 CFU/ml với bất kỳ loại khuẩn lạc nào, hoặc các mẫu không thể xác định chính xác đối tượng vi sinh vật ta sẽ sử dụng các thử nghiệm sinh hóa, nhuộm Gram hoặc kit định danh để xác định đối tượng gây bệnh
❖ Phương pháp định danh cầu khuẩn Gram dương
✔ Khảo sát kính hiển vi: nhuộm Gram trực tiếp từ lứa cấy để xác định chắc chắn đối tượng thuộc nhóm Staphylococci
- Mục đích: phân biệt khóm khuẩn Staphylococci, S agalactiae và Candida albicans
✔ Phân biệt Staphylococci và S agalactiae ta dùng thử nghiệm catalase
- Nguyên tắc: tụ cầu khuẩn có enzyem catalase (trừ Streptococcus spp) thủy phân hydrogen peroxide (H2O2) thành H2O và O2 tạo hiện tượng sủi bọt [18]
- Cách thực hiện (trên kính)
Nhỏ một giọt H2O2 30% lên lam kính sạch, sau đó dùng que cấy lấy một ít sinh khối từ khuẩn lạc thuần cho vào giọt H2O2, quan sát hiện tượng sủi bọt nếu có
- Kết quả: các Staphylococci sẽ có hiện tượng sủi bọt, còn S.agalactiae thì không
✔ Với 3 loài đặc trưng: S saprophyticus, S epidermidis, S aureus ta phân biệt dựa vào màu sắc của khuẩn lạc trên môi trường mà xác định (theo bảng hướng dẫn của Bio-rad)
Hình 2.2: Khuẩn lạc S saprophyticus Hình 2.3: Khuẩn lạc S epidermidis
✔ Riêng với S aureus ta sử dụng bộ thử nghiệm S aureus test kit để xác định, đây là thử nghiệm coagulase dành riêng cho S aureus Ta dùng bộ thử nghiệm này để định danh S aureus sau khi quan sát kính hiển vi, hình dạng và màu sắc khuẩn lạc S aureus có S aureus test kit (+)
- Nguyên tắc: S aureus test kit là một thử nghiệm ngưng kết nhanh chóng để phát hiện các yếu tố vón cục, protein A (protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào của các chủng S aureus) mà các tụ cầu khác không có đặc tính này S aureus test kit dựa trên nguyên tắc của thử nghiệm coagulase về khả năng tiết enzyme coagulase của
Staphylococcus ra môi trường có tác dụng kết tụ các thành phần của huyết tương, tạo thành các khối đông làm đông huyết tương và đã được thương mại hóa
Bộ thử nghiệm này được bảo quản lạnh nên khi dùng ta nên lắc đều để đảm bảo độ đồng nhất của thuốc thử và kết quả được chính xác Ta cho một giọt thuốc thử lên thẻ giấy sử dụng cho thử nghiệm này, dùng tăm vô trùng lấy một ít khuẩn lạc thuần hòa trộn và dàn đều với thuốc thử, votex trong 1 phút, quan sát hiện tượng
+ Có sự ngưng kết (vón cục) tạo các hạt có màu trắng là dương tính và kết luận là
+ Không có sự ngưng kết, dịch vẫn có màu trắng đục là âm tính và kết luận là
Hình 2.5: Kếtquả củathửnghiệm S aureus test kit
Hình 2.6: Bộ thử nghiệm S aureus test kit
✔ Khảo sát kính hiển vi: nhuộm Gram từ lứa cấy để xác định chắc chắn đối tượng thuộc nhóm Streptococci
✔ Dựa chủ yếu vào màu sắc và hình dạng của khuẩn lạc để phân biệt các loài thuộc nhóm Streptococci có trong tài liệu hướng dẫn của hãng sản xuất như: S agalactiae, E faecalis là hai tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng tiểu thuộc nhóm
✔ Môi trường Uriselect 4 là môi trường định lượng các vi khuẩn thường gặp trong nước tiểu như: S agalactiae và E faecalis thuộc nhóm Streptococci thì ta sử dụng
Strep test kit (Pastorex Strep) để định group các đối tượng khác thuộc nhóm này
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
TỶ LỆ MẪU CẤY DƯƠNG TÍNH
Bảng 3.1: Tỷ lệ % kết quả cấy nước tiểu
Mẫu cấy dương Mẫu cấy âm
Mẫu cấy dương Mẫu cấy âm
Biểu đồ 3.1: Kết quả cấy nước tiểu
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi tại Bệnh viện Hùng Vương từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011 có 733 mẫu nước tiểu Trong đó, mẫu cấy dương tính có
206 mẫu chiếm 28,10%, mẫu cấy âm tính có 527 mẫu chiếm 71,90%
Số mẫu này được lấy từ tất cả các thai phụ đến xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện Hùng Vương, thực tế ở đây vẫn tiến hành việc nuôi cấy và định danh vi khuẩn khi kết quả soi tươi nước tiểu (bạch cầu) là âm tính nên kết quả nhiễm trùng (28,10%) không cao so với các nghiên cứu trước đây.
TỶ LỆ PHÂN BỐ MẪU CẤY DƯƠNG TÍNH THEO ĐỘ TUỔI
Bảng 3.2: Tỷ lệ % mẫu cấy dương tính theo độ tuổi
< 20 tuổi 21 - 30 tuổi 31 - 40 tuổi > 40 tuổi n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % mẫu cấy dương tính theo độ tuổi
Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy, phụ nữ ở độ tuổi 21 – 30 tuổi có khả năng bị nhiễm trùng tiểu cao nhất chiếm 55,83%, so với các mốc độ tuổi còn lại Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê vì 21 - 30 là mốc độ tuổi phụ nữ thường kết hôn và mang thai, tương ứng với số lượng mẫu và tỷ lệ nhiễm bệnh.
TỶ LỆ MẪU CẤY DƯƠNG TÍNH THEO KHU VỰC BỆNH
Chúng tôi khảo sát tỷ lệ mẫu cấy dương tính tại Bệnh viện Hùng Vương theo khu vực bệnh gồm có khu vực bệnh nội trú và khu vực bệnh ngoại trú
- Khu vực bệnh nội trú gồm các Khoa phòng sau: sản bệnh, hậu phẫu, nội tiết, phụ nội u bứu, cấp cứu
- Khu vực bệnh ngoại trú gồm các Khoa: khám thai A, khám thai B, nhận bệnh
Bảng 3.3: Tỷ lệ % mẫu cấy dương tính theo khu vực bệnh
Khu vực bệnh Nội trú Ngoại trú n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Mẫu cấy dương 87 37,02 119 23,90 Mẫu cấy âm 152 62,98 375 76,10 Ʃ 239 494
Bệnh nội trú Bệnh ngoại trú
Mẫu cấy âm Mẫu cấy dương
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % mẫu cấy dương tính theo khu vực bệnh
Dựa vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy khu vực bệnh nội trú (37,02%) có tỷ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn so với khu vực bệnh ngoại trú (23,90%)
Có sự chênh lệch này là do các bệnh nhân trong khu vực bệnh nội trú đều là những người đã từng mắc bệnh trước đây hoặc đang mang thai nhưng có tình hình sức khỏe không tốt, đang mang một bệnh lý khác cần nằm viện và có sự theo dõi của bác sĩ Riêng với khu vực bệnh ngoại trú là những thai phụ đang thăm khám tại bệnh viện và được các bác sĩ cho làm các xét nghiệm trong đó có kiểm tra nước tiểu để đảm bảo tình hình sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ
TỶ LỆ CÁC VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC
Qua khảo sát 153 bệnh phẩm nhiễm khuẩn, kết quả định danh có 9 loài vi khuẩn: E coli; Staphylococcus; Streptococcus: S agalactiae, E faecalis; Enterobacter; P mirabilis; Klebsiella; Acinetobacter spp; Pseudomonas spp và
Bảng 3.4: Kết quả định danh vi khuẩn
NHÓM TÊN VI KHUẨN SỐ LƯỢNG
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ % vi khuẩn nhiễm theo nhóm
P mirabilis Klebsiella Acinetobacter spp Pseudomonas spp Serratia marcescens Staphylococcus S.agalactiae
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ % vi khuẩn nhiễm theo loài
Theo kết quả định danh các vi khuẩn phân lập được thì vi khuẩn Gram dương chiếm 57,77% cao hơn so với vi khuẩn Gram âm 42,23% Vi khuẩn Gram âm trong đó
E coli là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 28,64%, Serratia marcescens và Pseudomonas spp chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,49% Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus (26,21%), E faecalis (20,87%), S agalactiae (10,68%)
Kết quả trên cho thấy vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng tiểu ở thai phụ nói riêng và ở mọi đối tượng nói chung là E coli và Staphylococcus, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phượng tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình năm
2004 [21] thì tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng tiểu là các trực khuẩn thuộc họ
Enterobacteriaceae (E coli) và Staphylococcus là đối tượng gây nhiễm cao đứng thứ hai
So sánh với kết quả khảo sát của Trần Ngọc Phương Thảo tại Bệnh viện Từ Vũ năm 2006 [17] thì tỷ lệ gây nhiễm của nhóm trực khuẩn Gram âm chiếm 41,46%, trong đó E coli chiếm tỷ lệ cao nhất 24,39%, của nhóm cầu khuẩn Gram dương là 87,81% trong đó Staphylococcus chiếm tỷ lệ cao nhất 58,54%
Có sự khác biệt giữa kết quả khảo sát và những nghiên cứu về nhiễm trùng tiểu nói chung khi đối tượng vi khuẩn thường gặp nhất trong nhiễm trùng tiểu là E coli
(80%), điều này có thể được giải thích do nguồn gốc của mẫu, cách chọn mẫu,…
KẾT QUẢ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
5.1 Kết quả đề kháng kháng sinh của E coli
Bảng 3.5: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của E coli
Kết quả trên cho thấy:
- Hai kháng sinh Imipenem và Ceftazidime/Clavulanic acid thuộc nhóm β- lactamin nhạy cảm hoàn toàn với chủng vi khuẩn E coli phân lập được
- Kháng sinh Amikacin thuộc nhóm Aminoglycosid vẫn còn nhạy cảm với chủng vi khuẩn E coli phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng trên 70% bởi chủng E coli phân lập được là:
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 - 70% của chủng E coli phân lập được là:
- Kháng sinh bị đề kháng ít hơn 50% bởi chủng E coli phân lập được là:
Ax Tic Bt Dx Pf Nor Ge Ac Cr Tb Cx Ct As Cz Im Ak Zc
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của E coli
5.2 Kết quả đề kháng kháng sinh của Enterobacter spp
Bảng 3.6: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của Enterobacter spp
Kết quả trên cho thấy:
- Các kháng sinh Imipenem, Ceftriaxon, Ceftazidim, Cefotaxim thuộc nhóm β- lactamin, Amikacin thuộc nhóm Aminoglycosid và Norfloxacin thuộc nhóm Quinolon nhạy cảm hoàn toàn với các chủng Enterobacter spp phân lập được
- Hai kháng sinh Tobramycin thuộc nhóm Aminoglycosid và Pefloxacin thuộc nhóm Quinolon vẫn còn nhạy cảm với các chủng Enterobacter spp phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng trên 70% của chủng Enterobacter spp phân lập được là:
- Không có kháng sinh bị đề kháng từ 50 – 70%
- Kháng sinh bị đề kháng ít hơn 50% bởi các chủng Enterobacter spp phân lập được là:
Ax Tic Bt Ac Cr Dx Ge Zc As Im Ak Cx Pf Cz Tb Ct Nor
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của Enterobacter spp
5.3 Kết quả đề kháng kháng sinh của P mirabilis
Bảng 3.7: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của Proteus mirabilis
Kết quả trên cho thấy:
- Các kháng sinh Imipenem, Ceftazidim, Ceftazidim/Clavulanic acid thuộc nhóm β-lactamin và Amikacin thuộc nhóm Aminoglycosid nhạy cảm hoàn toàn với chủng P mirabilis phân lập được
- Kháng sinh Cefotaxim thuộc nhóm β-lactamin vẫn còn nhạy cảm với chủng P mirabilis phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng trên 70% của chủng P mirabilis phân lập được là: Amoxicillin (100%)
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 – 70% của chủng P mirabilis phân lập được là: Doxycyclin (66,67%)
- Kháng sinh bị đề kháng ít hơn 50% bởi chủng P mirabilis phân lập được là: Ampicillin/ sullbactam (33,33%)
Ax Bt Dx Ge Pf As Ac Cx Cr Tic Tb Nor Im Ak Zc Cz Ct
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của P mirabilis
5.4 Kết quả đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm
Bảng 3.8: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm
Kết quả trên cho thấy:
- Kháng sinh Imipenem thuộc nhóm β-lactamin nhạy cảm hoàn toàn và kháng sinh Amikacin thuộc nhóm Aminoglycosid vẫn còn nhạy cảm với các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng trên 70% của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được là Amoxicillin thuộc nhóm β-lactamin
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 – 70% của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được là Ticarcillin thuộc nhóm β-lactamin và Bactrim thuộc nhóm Sulfamid và Trimethoprim
- Các kháng sinh còn lại Amoxicillin/ Acid Clavulanic, Cefaclor, Ceftriaxon, Ampicillin/ Sullbactam, Cefotaxim, Ceftazidim, Ceftazidim/Clavulanic acid thuộc nhóm β-lactamin, Gentamicin và Tobramycin thuộc nhóm Aminoglycosid, Doxycyclin thuộc nhóm Doxycyclin đều bị đề kháng ít hơn 50% bởi chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được
Ax Bt Pf Ac Cr Cx Ct Zc Ak
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm
5.5 Kết quả đề kháng kháng sinh của Staphylococcus
Bảng 3.9: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của Staphylococcus
Kết quả trên cho thấy:
- Kháng sinh Vancomycin thuộc nhóm Vancomycin nhạy cảm hoàn toàn và kháng sinh Amikacin thuộc nhóm Aminoglycosid vẫn còn nhạy cảm với chủng
- Không có kháng sinh nào bị đề kháng trên 70% bởi chủng Staphylococcus phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 - 70% của chủng Staphylococcus phân lập được là:
- Kháng sinh bị đề kháng ít hơn 50% bởi chủng Staphylococcus phân lập được là:
Er Cx Bt Ox Tic Tb Ac Cr Im As Ak Va
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của Staphylococcus
5.6 Kết quả đề kháng kháng sinh của Streptococcus
Bảng 3.10: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của S agalactiae
Kết quả trên đây cho thấy:
- Hai kháng sinh Ticarcilline thuộc nhóm β-lactamin và Vancomycin thuộc nhóm Vancomycin vẫn còn nhạy cảm với chủng S agalactiae phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng trên 70% của chủng S agalactiae phân lập được là: Bactrim (86,36%)
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 - 70% của chủng S agalactiae phân lập được là:Erythromycin (63,64%)
- Kháng sinh bị đề kháng ít hơn 50% bởi chủng S agalactiae phân lập được là:
Bt Tb Ak Er Cx Ox Rf Im Ac Cr As Va Tic
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của S agalactiae
Bảng 3.11: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của E faecalis
Kết quả trên đây cho thấy:
- Hai kháng sinh Augmentin và Imipenem thuộc nhóm β-lactamin nhạy cảm hoàn toàn với chủng E faecalis phân lập được
- Kháng sinh Ticarcillin thuộc nhóm β-lactamin vẫn còn nhạy cảm với chủng vi khuẩn E faecalis phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng trên 70% của chủng E faecalis phân lập được là:
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 - 70% của chủng E faecalis phân lập được là: Erythromycin (69,77%)
- Các kháng sinh còn lại Cefaclor, Ceftriaxon , Ampicillin/ sullbactam thuộc nhóm β-lactamin, Vancomycin thuộc nhóm Vancomycin và Rifamycin thuộc nhóm Rifamycin bị đề kháng ít hơn 50% bởi chủng E faecalis phân lập được
Bt Ox Er Ak Tb Rf Cx Cr As Va Im Ac Tic
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của E faecalis 5.7 Kết quả đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram dương
Bảng 3.12: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram dương
Kết quả trên cho thấy:
- Không có kháng sinh bị đề kháng trên 70% bởi các chủng vi khuẩn Gram dương phân lập được
- Kháng sinh bị đề kháng từ 50 - 70% bởi các chủng vi khuẩn Gram dương phân lập được là:
- Các kháng sinh Oxacillin, Ceftriaxon, Cefaclor, Amoxicillin/ Acid Clavulanic, Ampicillin/ Sullbactam, Imipenem, Ticarcillin thuộc nhóm β-lactamin, Amikacin và Tobramycin thuộc nhóm Aminoglycosid và kháng sinh Vancomycin thuộc nhóm Vancomycin đều bị đề kháng ít hơn 50% bởi các chủng vi khuẩn Gram dương phân lập được
▪ Riêng kháng sinh Rifamycin thuộc nhóm Rifamycin chỉ được sử dụng cho đối tượng vi khuẩn thuộc nhóm Streptococcus: S agalactiae và E faecalis nên không được sử dụng để xác định mức độ đề kháng kháng sinh cho cả 3 đối tượng thuộc nhóm cầu khuẩn Gram dương
Er Bt Tb Ak Ox Cx Tic Cr Ac As Im Va
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ % đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram dương
❖ Đối với các vi khuẩn Klebsiella, Acinetobacter spp, Pseudomonas spp và
Serratia marcescens vì số lượng mẫu nhiễm các đối tượng này quá ít nên chúng tôi không thể thực hiện việc khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này
❖ Qua kết quả kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập được chúng tôi nhận thấy:
- Kháng sinh còn nhạy cảm tốt để điều trị nhiễm trùng tiểu ở thai phụ do trực khuẩn Gram âm gây ra với mức độ nhạy cảm 100% là Imipenem thuộc nhóm β- lactamin và Amikacin thuộc nhóm Aminoglycosid
- Kháng sinh còn nhạy cảm tốt để điều trị nhiễm trùng tiểu ở thai phụ do cầu khuẩn Gram dương gây ra với mức độ nhạy cảm 100% như sau:
+ Staphylococcus nhạy cảm hoàn toàn với Amikacin thuộc nhóm β-lactamin và Vancomycin thuộc nhóm Vancomycin
+ S agalactiae nhạy cảm hoàn toàn với Ticarcillin thuộc nhóm β-lactamin và Vancomycin thuộc nhóm Vancomycin
+ E faecalis nhạy cảm hoàn toàn với Ticarcillin, Imipenem và Augmentin thuộc nhóm β-lactamin
- Kháng sinh bị đề kháng cao nhất đối với các trực khuẩn Gram âm là Amoxcillin thuộc nhóm β-lactamin: E coli (71,19%), Enterobacter spp (93,33%), P mirabilis
- Kháng sinh bị đề kháng cao nhất đối với các cầu khuẩn Gram dương là:
Staphylococcus: Erythromycin (59,26%) thuộc nhóm Macrolid
S agalactiae : Tobramycin (86,36%) thuộc nhóm Aminoglycosid
E faecalis: Bactrim (76,74%) thuộc nhóm Sulfamid và Trimethoprim
- Kháng sinh bị đề kháng thấp nhất với các trực khuẩn Gram âm là Ceftazidim/Clavulanic acid thuộc nhóm β-lactamin: E coli (1,69%), Enterobacter spp (0%), P mirabilis (0%); với các cầu khuẩn Gram dương là Ampicillin/ sullbactam thuộc nhóm β-lactamin: Staphylococcus (1,85%), S agalactiae (4,55%), E faecalis