LUẬN VĂN: Nội dung và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước doc

64 447 0
LUẬN VĂN: Nội dung và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Nội dung quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay là tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; trong đó điều kiện đặt ra đối với một Nhà nước thực sự dân chủ là Nhà nước không thể đứng cao hơn vận hành chỉ trong khuôn khổ của pháp luật dù rằng Nhà nước là chủ thể duy nhất trong xã hội ban hành pháp luật. Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền duy nhất trong xã hội, được hình thành từ nhân dân thực hiện quyền điều hành, quản lý xã hội trong đó có những nhiệm vụ bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi những quyền lợi ích hợp pháp này bị xâm phạm. Để có thể thực hiện được những nhiệm vụ này, Nhà nước phải thông qua các cơ quan đại diện cho mình ở các ngành, các cấp chính quyền mà cụ thể là thông qua việc thực thi công vụ của công chức nhà nước. Trong quá trình Nhà nước thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của mình thông qua hành vi của đội ngũ công chức thì một điều tất yếu là có thể gây thiệt hại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Ngoài việc gây thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ, thực tiễn còn đặt ra nhiều tình huống cụ thể mà trong đó Nhà nước có thể trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Vấn đề đặt ra là nếu cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do nguyên nhân từ phía cá nhân, chủ thể khác thì được cá nhân, tổ chức đó bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, vậy nếu Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không hay Nhà nước được miễn trừ trách nhiệm? Thực tiễn Việt Nam hiện nay đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước: cụ thể là các quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 nay là Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Điều 619 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan nhà nước trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại) các văn bản dưới luật khác quy định về vấn đề này. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003 (sau đây gọi tắt lả Nghị quyết số 388) về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra. Như vậy, về mặt thực tiễn pháp lý, Việt Nam đã thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong các trường hợp cụ thể song về mặt thực thi các quy định của pháp luật thì không hiệu quả. Sự ra đời của Nghị quyết số 388 dù đã góp phần là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhưng chưa đầy đủ, bao quát toàn diện. Chính từ thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản, cũng như đánh giá một cách toàn diện nội dung quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước một cách toàn diện, đầy đủ, góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như: - Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Anh: "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự". Luận văn này nghiên cứu nhiều vấn đề, trong đó có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như: tiếp cận vấn đề trách nhiệm dân sự, khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc điểm pháp lý. - Bài viết "Lỗi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" của TS Phùng Trung Tập - Trưởng bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong bài viết này có đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có nội dung có tính chất tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả như: việc phân tích những hành vi có lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (về cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi), hay khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật. - Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Anh: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra". Nội dung của Luận án đề cập đến nhiều vấn đề có tính tham khảo quan trọng cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả như: đặc điểm, nội dung, bản chất của trách nhiệm nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra, còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả làm công tác xây dựng pháp luật với nội dung đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản phục vụ cho quá trình soạn thảo Luật Bồi thường Nhà nước (trong chương trình chuẩn bị trong năm 2006 của Quốc hội khóa 11) cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau: - Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ của công chức nhà nước, khi Nhà nước ra những quyết định trái pháp luật một số trường hợp cụ thể khác; - Pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước; - Nội dung thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài a) Mục đích - Phân tích những cơ sở lý luận thực tiễn để khẳng định rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra cho cá nhân, tổ chức trong một số trường hợp cụ thể; - Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam để khẳng định sự cần thiết của việc thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước phải thiết lập một cơ chế thực thi nghiêm chỉnh đầy đủ; - Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của thực tiễn thi hành; - Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. b) Nhiệm vụ - Nghiên cứu để tìm hiểu sơ lược về lịch sử hình thành của tư tưởng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước; - Bước đầu phân tích một số vấn đề lý luận để thừa nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước; nêu đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước ở Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước; - Trình bày, phân tích so sánh một số chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của một số quốc gia trên thế giới; - Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Trên cơ sở những phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản, luận văn khẳng định việc thừa nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp, đồng thời luận văn đưa ra cách tiếp cận mới về trách nhiệm của Nhà nước; - Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước một số kiến nghị Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC 1.1.1. Sơ lược về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của một số nước trên thế giới Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một vấn đề còn rất mới cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn pháp luật thực định trên thế giới. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, từ quan điểm chủ quyền tuyệt đối của Nhà nước nên quan niệm phổ biến trên thế giới được biết đến vẫn là quan niệm về quyền miễn trừ của Nhà nước, theo đó "vua không thể làm gì sai" vì vậy không phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Về mặt lịch sử, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước giành được độc lập, nhiều cuộc cách mạng dân chủ đòi quyền lợi chính đáng kể cả trong trường hợp lợi ích bị xâm phạm bởi cơ quan công quyền. Do quá trình lịch sử như vậy mà trong Hiến pháp của nhiều nước đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước nhiều quốc gia trên thế giới đã có Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Nhật Bản là nướcpháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước rất hiệu quả. Quá trình hình thành của lĩnh vực pháp luật này cũng rất phức tạp. Trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, ở Nhật Bản đã tồn tại một hệ thống giải quyết các khiếu kiện đối với Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống này lại là hệ thống về trách nhiệm không thuộc Nhà nước, theo đó các yêu cầu về bồi thường nhà nước sẽ không được giải quyết do vậy, các đương sự phải khởi kiện theo thủ tục tố tụng tư pháp; kết quả là các hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức nhà nước được nhìn nhận như những hành vi của cá nhân đơn thuần [5, tr. 452]. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản ban hành Hiến pháp năm 1947, tại Điều 17 có quy định: "Mọi người có quyền yêu cầu Nhà nước hoặc cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại mà họ phải gánh chịu do những hành vi trái pháp luật của các quan chức nhà nước gây ra theo quy định của pháp luật". Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để người dân Nhật Bản có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình cũng như cơ sở hiến định quan trọng để xây dựng các đạo luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Cùng trong năm 1947, Nghị viện Nhật Bản đã thông qua Luật Bồi thường nhà nước. Đạo luật này tuy chỉ có sáu (6) điều luật nhưng đã khẳng định được ý nghĩa to lớn của nó. Nội dung cụ thể của Luật bao gồm: Điều 1: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi hoàn của công chức nhà nước (hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do thực hiện công quyền); Điều 2: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại xảy ra đối với người dân do những sai sót trong việc xây dựng hoặc quản lý các con đường, sông các phương tiện công cộng khác (hay trách nhiệm bồi thường xảy ra do khiếm khuyết trong xây dựng quản lý công trình công cộng); Điều 3: Trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể trong hai trường hợp quy định tại hai trường hợp trên; Điều 4: Việc áp dụng đồng thời Bộ luật Dân sự khi giải quyết quan hệ bồi thường nhà nước; Điều 5: Việc áp dụng các đạo luật khác trong trường hợp những đạo luật đó có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong lĩnh vực riêng biệt; Điều 6: Về nguyên tắc có đi có lại, cụ thể là trường hợp người nước ngoài bị thiệt hại thì trường hợp nào sẽ được bồi thường. Các khiếu kiện yêu cầu Nhà nước bồi thường được coi là các vụ kiện dân sự [5, tr. 454] nên các quy định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản sẽ được viện dẫn áp dụng trong trường hợp cần thiết. Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản tuy đơn giản nhưng việc áp dụng lại rất linh hoạt vì Tòa án Nhật Bản có thẩm quyền rất lớn trong việc giải thích áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể. Năm 1950, Nghị viện Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật Đền bù hình sự, theo đó, quy định trách nhiệm đền bù tổn thất của Nhà nước đối với những người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự - một điểm cần lưu ý là đạo luật này chỉ áp dụng cho trường hợp mà nạn nhân đã được chuyển sang giai đoạn xét xử ở Tòa án được Tòa án phán quyết là trắng án. Một điểm cần lưu ý khác là đạo luật này nhằm mục đích áp dụng cho những hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng mà không xem xét đến yếu tố lỗi của người trực tiếp thực hiện hành vi tố tụng. Theo giải thích của các chuyên gia Nhật Bản thì đây là một trong những đạo luật nhằm áp dụng cho trường hợp: hành vi cần thiết phải làm hành vi này không trái pháp luật; hành vi cần thiết mà Nhà nước đã thực hiện dù cần thiết hợp pháp song không thể tránh được việc gây ra một tổn thất cho ai đó; việc gây ra tổn thất được coi như việc một người chịu thiệt thòi vì một lợi ích chung vì vậy Nhà nước có biện pháp, chính sách đền bù thỏa đáng [33, tr. 5-6]. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, Bộ Tư pháp Nhật Bản còn ban hành Quy tắc về bồi thường cho người bị tình nghi, theo đó những người là nạn nhân của hoạt động điều tra, truy tố nhưng được chấm dứt hoạt động tố tụng mà chưa chuyển sang giai đoạn xét xử ở Tòa án thì cũng sẽ được đền bù. Một quốc gia châu Âu có hệ thống pháp luật rất phát triển là Cộng hòa Liên bang Đức thì nước này không có một hệ thống pháp luật rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Năm 1981, quốc gia Tây Đức cũ có ban hành Luật về trách nhiệm Nhà nước; tuy nhiên, sau đó đạo luật này bị tuyên là trái Hiến pháp vì vậy không có hiệu lực thi hành. Hiện nay việc xét xử của Tòa án đối với các yêu cầu bồi thường nhà nước được thực hiện trên cơ sở Điều 34 Hiến pháp Đức Điều 839 Bộ luật Dân sự Đức về trách nhiệm của công chức do vi phạm trách nhiệm công vụ [8, tr. 1]. Một quốc gia khác - Trung Quốc - nước láng giềng của Việt Nam cũng có hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã được định hình ổn định. Văn bản pháp luật hiện nay được áp dụng để giải quyết các yêu cầu bồi thường nhà nước của Trung Quốc là Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước được Quốc hội Trung Quốc thông qua năm 1994. Đạo luật này quy định trách nhiệm của Nhà nước Trung Quốc trong trường hợp các cơ quan nhà nước gây thiệt hại trái pháp luật cho cá nhân, tổ chức; phạm vi áp dụng của đạo luật này loại trừ lĩnh vực lập pháp, theo đó chỉ những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính pháp hình sự mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này [17]. Khác với Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản, Luật của Trung Quốc lại quy định rất chi tiết cụ thể về các vấn đề, ví dụ: các trường hợp được bồi thường do xâm phạm quyền nhân thân (Điều 3); các trường hợp được bồi thường do xâm phạm về tài sản (Điều 4); các trường hợp Nhà nước không phải bồi thường (Điều 5) v.v [17]. Ngoài ra, để áp dụng Luật này trên thực tiễn, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cũng đã có văn bản hướng dẫn để thi hành. 1.1.2. Sơ lược về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của Việt Nam Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã được Nhà nước ta ghi nhận từ sau khi thành lập nước. Điều này được thể hiện ngay từ Hiến pháp năm 1959, Điều 29 Hiến pháp 1959 quy định: "Người bị thiệt hại về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường" [23]. Hiến pháp năm 1980 khẳng định pháp luật bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm của công dân bên cạnh việc xác định mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường (Điều 70 Điều 73). Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1980, điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định: Công dân có quyền khiếu nại tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Tòa án hoặc của bất kỳ cá nhân nào thuộc cơ quan đó. Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét giải quyết nhanh chóng các khiếu nại tố cáo, thông báo bằng văn bản kết quả cho người khiếu nại có biện pháp khắc phục. Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi bồi thường cho người bị thiệt hại. Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự [25]. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định nguyên tắc: "Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích Nhà nước lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý theo pháp luật" (Điều 12), nhưng đã phân biệt hai loại trách nhiệm: Điều 72 quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng: "Người bị bắt bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất phục hồi danh dự. Người làm trái pháp trong việc bắt, giam giữ, truy tố xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh". Điều 74 quy định "Mọi hành vi xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân phải được [...]... khẳng định trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước là một yêu cầu tất yếu của thời đại, Nhà nước thừa nhận trách nhiệm bồi thường của mình là trách nhiệm tự thân, có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nướctrách nhiệm trực tiếp c) Trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước không chỉ là trách nhiệm tài sản mà còn là trách nhiệm khôi phục lại những tổn thất về tinh thần... thi t hại của Nhà nước về cơ bản có hai loại là trách nhiệm trực tiếp trách nhiệm thay thế [32, tr 4] Nếu coi trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nướctrách nhiệm thay thế thì trước đó phải xác định: Thứ nhất, hành vi trái pháp luậthành vi của công chức nếu hành vi trái pháp luật này gây thi t hại thì công chức phải bồi thường thi t hại Thứ hai, Nhà nước là bên gánh chịu trách nhiệm thay... yếu của thời đại, vì vậy trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước phải là trách nhiệm tự thân của Nhà nước Tuy nhiên, chính sách pháp lý sẽ ảnh hưởng đến tính chất của quan hệ pháp luật này Nếu Nhà nước thừa nhận trách nhiệm như là trách nhiệm tự thân - Nhà nước phải bồi thường như các chủ thể bình thường nếu gây thi t hại - thì quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ pháp luật dân sự Nếu Nhà nước. .. thường thi t hại của Nhà nước thì các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thi t hại bao gồm: (1) Có thi t hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật trong quá trình thi hành công vụ; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật thi t hại xảy ra; (4) Công chức gây thi t hại phải có lỗi khi thực hiện công vụ Mặc dù trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước là dạng trách nhiệm dân... lại Nhà nước Chính sách của Nhà nước được thể hiện thông qua công cụ chủ yếu là pháp luật, vì vậy việc mỗi Nhà nước nhìn nhận như thế nào về vấn đề trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước mà sẽ ban hành chế định pháp luật tương ứng Ngoài ra, đặt trong bối cảnh của từng khu vực địa lý cũng như đặc thù truyền thống pháp luật của từng nước mà việc xác định trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước. .. việc thực hiện công vụ nếu gây thi t hại mình phải bồi thường, vì vậy họ sẽ không thực hiện công việc của mình [32, tr 7] Nếu coi trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nướctrách nhiệm trực tiếp thì trước đó phải xác định: Hành vi thực hiện công vụ của công chức là hành vi của Nhà nước vì vậy nếu công chức có hành vi gây thi t hại thì chính là Nhà nước gây thi t hại (hay hành vi sai của. .. những thi t hại do Nhà nước gây ra khi tham gia một quan hệ pháp luật nhân danh quyền lực công b) Trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước trong mối quan hệ với tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của hành vi gây thi t hại Như đã phân tích, chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước chỉ điều chỉnh quan hệ bồi thường thi t hại phát sinh giữa Nhà nước bên còn lại bị thi t... hại của Nhà nước là một yêu cầu cơ bản của việc xây dựng hoàn thi n Nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền hiện tại đang là một trong những mục tiêu ưu tiên xây dựng tiến tới hoàn thi n của nước ta Trong điều kiện nhà nước pháp quyền, pháp luật luôn giữ vị trí tối thượng, pháp luật phải được mọi chủ thể tôn trọng Tồn tại song song với nền pháp chế đó là một nền dân chủ thực sự, trong đó Nhà nước. .. hòa vào xu thế chung của khu vực, của thế giới mà việc thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước cũng là phù hợp với nền dân chủ mà chúng ta đang tích cực xây dựng 1.2.2 Trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước trong giới hạn của chính sách phápNhà nước pháp luật là hai vấn đề không bao giờ tách rời nhau có mối quan hệ tác động qua lại Nhà nước ban hành ra pháp luật pháp luật sau đó quay trở... thể hiện trong pháp luật ra sao sẽ thể hiện rõ chính sách phápcủa mỗi quốc gia đối với vấn đề này Việc xem xét một số nội dung cơ bản của chính sách pháp lý đối với vấn đề trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng mô hình phápvề trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước được thể hiện ở những đặc điểm sau: a) Trách nhiệm bồi thường thi t . gia về trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước; - Nội dung và thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước. 4. Phương pháp nghiên. hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thi t hại của Nhà nước một cách toàn diện, đầy đủ, góp phần hoàn thi n pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước. . LUẬN VĂN: Nội dung và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thi t của đề tài Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan