Xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật là một quy trình phức tạp và phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ khác nhau tùy thuộc vào thể chế và quan điểm của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử và những điều kiện kinh tế xã hội thực tại. Tuy nhiên, dù quy trình nào hay thể chế nào thì các nguyên tắc nguyên nghĩa của pháp luật cũng phải được tôn trọng và nhằm thực hiện mục tiêu vì con người, hướng tới xây dựng một xã hội, một quốc gia phồn vinh và văn minh. Chính vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng và xu hướng dân chủ hóa, minh bạch trong quản lý nhà nước hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách phải đổi mới nhiều hơn nữa không chỉ về nội dung của pháp luật, hệ thống pháp luật mà còn cả quy trình lập pháp để bảo đảm sự tham gia nhiều hơn của các chủ thể trong xã hội, huy động tối đa sáng kiến, trí tuệ của mọi công dân, tổ chức trong xã hội trong đó có các tổ chức xã hội dân sự mà hạt nhân là các tổ chức phi chính phủ (NGO) và hội. Các tổ chức phi chính phủ nói riêng và xã hội dân sự nói chung đã và đang ngày càng quan tâm và tham gia đóng góp cho các chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cản trở đầu tiên đó là hình ảnh của xã hội dân sự (XHDS) đang có nhiều nghi ngại trong một bộ phận của tầng lớp lãnh đạo, đặc biệt bên khối Đảng, tuyên giáo và an ninh. Để có thể phát huy tối đa sự đóng góp của xã hội dân sự vào công cuộc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật phải có những nhận thức, những cách thức, bước đi phù hợp để có thể mở rộng không gian xã hội dân sự, hạn chế những cái nhìn phiến diện về xã hội dân sự và những khó khăn mà XHDS gặp phải, tạo điều kiện cho xã hội dân sự trong việc tham gia đóng góp xây dựng và thực thi pháp luật. Chính vì lẽ đó nên tác giả đã chọn đề tài “Xã hội dân sự Việt Nam tham gia xây dựng và giám sát thực thi pháp luật”.
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP –LUẬT HÀNH CHÍNH
XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG VÀ GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT
Khóa luận tốt nghiệp
Hà Nội, 4/2018
Trang 2KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP –LUẬT HÀNH CHÍNH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi”.
Tác giả
Trang 4
MỤC LỤC
Trang 5MTTQ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
VNGO Tổ chức phi chính phủ Việt Nam
TCXHDS Tổ chức xã hội dân sự
SAG Nhóm đánh giá các bên liên quan
VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
VASS Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
VAST Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
HDDT Hội đồng dân tộc
TCTT Tiếp cận thông tin
PPWG Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân
iSee Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường
CEPEW Trung tâm giáo dục và hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữUNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam
EBHPD Liên minh Vận động Chính sách y tế dựa trên bằng chứng khoa
họcRTCCD Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng
BTAP Liên minh Minh bạch ngân sách
VICICUS Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật là một quy trình phức tạp vàphải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ khác nhau tùy thuộc vào thể chế vàquan điểm của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử và những điềukiện kinh tế - xã hội thực tại Tuy nhiên, dù quy trình nào hay thể chế nào thì cácnguyên tắc nguyên nghĩa của pháp luật cũng phải được tôn trọng và nhằm thựchiện mục tiêu vì con người, hướng tới xây dựng một xã hội, một quốc gia phồnvinh và văn minh Chính vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tếthế giới sâu rộng và xu hướng dân chủ hóa, minh bạch trong quản lý nhà nướchiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi các nhà lập pháp, các nhàhoạch định chính sách phải đổi mới nhiều hơn nữa không chỉ về nội dung củapháp luật, hệ thống pháp luật mà còn cả quy trình lập pháp để bảo đảm sự thamgia nhiều hơn của các chủ thể trong xã hội, huy động tối đa sáng kiến, trí tuệ củamọi công dân, tổ chức trong xã hội trong đó có các tổ chức xã hội dân sự mà hạt
nhân là các tổ chức phi chính phủ (NGO) và hội
Các tổ chức phi chính phủ nói riêng và xã hội dân sự nói chung đã và đangngày càng quan tâm và tham gia đóng góp cho các chính sách và pháp luật củaNhà nước Tuy nhiên, cản trở đầu tiên đó là hình ảnh của xã hội dân sự (XHDS)đang có nhiều nghi ngại trong một bộ phận của tầng lớp lãnh đạo, đặc biệt bênkhối Đảng, tuyên giáo và an ninh Để có thể phát huy tối đa sự đóng góp của xãhội dân sự vào công cuộc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật phải cónhững nhận thức, những cách thức, bước đi phù hợp để có thể mở rộng khônggian xã hội dân sự, hạn chế những cái nhìn phiến diện về xã hội dân sự và nhữngkhó khăn mà XHDS gặp phải, tạo điều kiện cho xã hội dân sự trong việc thamgia đóng góp xây dựng và thực thi pháp luật Chính vì lẽ đó nên tác giả đã chọn
đề tài “Xã hội dân sự Việt Nam tham gia xây dựng và giám sát thực thi pháp
luật”.
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 7Trong những năm gần đây xã hội dân sự ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều nghiên cứu sâu về các hoạt động của Xã hội dân
sự (XHDS) Một vài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hình thức tồn tại củaXHDS ở Việt Nam, khung pháp lý, vai trò của các tổ chức XHDS trong pháttriển kinh tế, xã hội Ví dụ nghiên cứu của Norlun (2007), Tài liệu Filling theGap: The Emerging Civil Society in Viet Nam, Hà Nội tập trung phân loại cáchình thức tổ chức khác nhau Nghiên cứu của VICICUS (2006), Tài liệu TheEmerging Civil Society: An Initial Assessment of Civil Society in Viet Nam HàNội Chia các đoàn thể, tổ chức chủ quản, hội nghề nghiệp, tổ chức phi chínhphủ làm về khoa học công nghệ, các NGO khác, các nhóm phi chính thức, các tổchức tôn giáo và các NGO quốc tế
Năm 2008, một nghiên cứu quan trọng về “các hình thức hợp tác giữa các
tổ chức nhà nước và xã hội dân sự ở Việt Nam” do Ben Kerkvliet và cộng sựtiến hành với sự hỗ trợ của Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) vàĐại sứ quán Phần Lan
Năm 2009, có nghiên cứu “Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam “củaGS.TS Dương Xuân Ngọc, nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
Năm 2011, nghiên cứu “hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo
in và báo mạng” được tiến hành bởi nhóm tác giả Đinh Thị Thúy Hằng, NguyễnThành Lợi, Nguyễn Thị Thu Hiền, Vũ Phương Thảo, nhà xuất bản Thế giới Năm 2015, nghiên cứu “đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam”được tiến hành bởi Lê Quang Bình và cộng sự, dưới sự hỗ trợ của tổ chứcOxfam, Irish Aid và Viện iSEE Nghiên cứu này đo lường cảm nhận về khônggian xã hội dân sự được tạo ra bởi các tác nhân khác nhau, không chỉ các tổchức NGO, các nhóm cộng đồng, mà cả những người hoạt động độc lập và cácnhóm có cách tiếp cận theo hướng đối kháng Nghiên cứu này cho thấy khônggian XHDS phụ thuộc vào bốn yếu tố, đó là nền tảng văn hóa, năng lực của các
tổ chức XHDS, quản lý của nhà nước và ảnh hưởng của XHDS Theo nghiêncứu, không gian XHDS được mở rộng trong thời gian qua tuy nhiên vẫn bị đánh
Trang 8giá là hẹp Về ảnh hưởng của XHDS lên chính sách của nhà nước, nghiên cứucũng chỉ ra “ngày càng khá hơn”, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do thể chế đượcmột đảng duy nhất lãnh đạo, năng lực của XHDS, cũng như sự thiếu thừa nhậncủa nhà nước về vai trò của XHDS.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt các tổ chức, mạng lướiNGO vào vận động chính sách, vận động xã hội ngày càng lớn trong hơn mộtthập kỷ qua Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về ra chính sách ở Việt Namcũng như những cuộc vận động, hay những khó khăn của các tổ chức xã hộidân sự trong xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật Chính vì vậy nghiêncứu này sẽ góp phần trả lời câu hỏi về không gian xã hội dân sự hiện nay cónhững vướng mắc gì để có thể tồn tại, tham gia vào xây dựng pháp luật và giámsát thực thi pháp luật Hơn nữa mục đích của nghiên cứu này còn làm rõ về tổchức xã hội dân sự, về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong xây dựng vàthực thi pháp luật Những quy định pháp luật liên quan đến tổ chức xã hội dân
sự và những khó khăn mà các tổ chức xã hội dân sự gặp phải khi tham gia xâydựng và giám sát thực thi pháp luât
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của các tổ chức xãhội dân sự trong xây dựng và giám sát thực thi pháp luật
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tại ViệtNam mà hạt nhân là các tổ chức phi chính phủ và Hội Nghiên cứu về sự tham
Trang 9gia cũng như những khó khăn để mở rộng không gian xã hội dân sự trong xâydựng và giám sát thực thi các văn bản pháp luật trong 10 năm trở lại đây.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học chủnghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử).Bên cạnh đó nội dung của đề tài được trình bày trên cơ sở tự nghiên cứu, kinhnghiệm thực tiễn của giáo viên hướng dẫn Đồng thời, sử dụng các phương phápphân tích tình huống, thống kê, tổng hợp số liệu so sánh tìm ra các giải pháp, cáccách thức để mở rộng không gian xã hội dân sự tăng cường sự đóng góp của các
tổ chức xã hội dân sự trong xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu khá toàn diện về tổ chức xã hội dân sự, vai tròcũng như những khó khăn của các tổ chức xã hội dân sự trong xây dựng và giámsát thực thi pháp luật Từ đó góp phần trong việc đẩy mạnh sự tham gia, phảnbiện của các tổ chức này trong công cuộc xây dựng và thực thi pháp luật
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảophục vụ yêu cầu trong công tác xây dựng và giám sát thưc thi pháp luật Đồngthời góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp trong công cuộc xây dựngnhà nước pháp quyền
7 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Chương I: Một số vấn đề lý luận về sự tham gia của các tổ chức xã hội dân
sự xây dựng và giám sát thực thi pháp luật
Chương II: Tổ chức xã hội dân sự trong tham gia xây dựng và giám sát
thực thi pháp luật
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của các
tổ chức xã hội dân sự trong xây dựng và giám sát thực thi pháp luật
Trang 10CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC
TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ XÂY DỰNG VÀ GIÁM SÁT THỰC THI
PHÁP LUẬT 1.1 Xã hội dân sự: Khái niệm, vai trò, đặc trưng cơ bản và thực trạng
1.1.1 Khái niệm
Xã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫncác nhà họach định chính sách quan tâm Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiệnkhá sớm ở Châu Âu Các định nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đềunhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợihợp pháp và giá trị của mình Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoànthể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyềnthống, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức Ở Việt Nam, ngoài các tổchức xã hội truyền thống, nhiều tổ chức xã hội mới đã và đang ra đời Các tổchức đó đang tích cực tham gia và đóng góp vào nhiều họat động xã hội, góp
phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong điều kiện mới
Thuật ngữ “xã hội dân sự” có nguồn gốc từ trong tư tưởng chính trị Hi Lạp
cổ, với những hàm ý về sự hợp tác xã hội để tồn tại Ở buổi ban đầu thuật ngữ
“xã hội dân sự” cũng tương đương với thuật ngữ “nhà nước” Xã hội dân sự(XHDS) không bị xem là tách biệt với cộng đồng và chính trị Theo Keane1, sựphân tách dần dần XHDS khỏi nhà nước chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVII Ở dạngthức hiện đại như hiện nay, người ta thường lấy mốc từ Adam Ferguson, ngườicho rằng XHDS nổi lên vào thời kỳ Khai sáng ở thế kỷ XVIII ở Scotland Tuynhiên, Ferguson (1995) vẫn không cho rằng XHDS có thể tách khỏi chính trị:
“xã hội không thể tách khỏi dạng thức nhà nước của nó, cũng như con ngườikinh tế không thể bị tách rời khỏi con người chính trị”2 Sang đến giữa thế kỷXIX, ý tưởng XHDS bị lãng quên do mối quan tâm hướng sang các hậu quả
1 John Keane, ed 1988 Civil Society and the State New York: Verso
2 Ferguson, A 1995 An Essay on the History of Civil Society Cambridge: Cambridge University Press.
Trang 11chính trị và xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp Sau Thế chiến thứ II ýtưởng về XHDS được khơi lại bởi Antonio Gramsci - người xem “xã hội dân sự”
như là một vũ khí đặc biệt của hành động chính trị độc lập
Vài thập kỷ qua, thuật ngữ này ngày càng trở nên thịnh hành xuất phát từ
sự nổi lên của các phong trào xã hội dân chủ Ngày nay, trong kỷ nguyên hiệnđại, thuật ngữ “xã hội dân sự” gợi lên nhiều ý nghĩa: đó là lãnh địa trung giangiữa cá nhân và nhà nước, thế giới của những tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện,
mạng lưới của các NGOs…vv
Nhìn chung, có một số cách hiểu hiện nay về XHDS:
- “XHDS” như là một ý tưởng có tính chuẩn mực/“lý tưởng”: tổ chức xã
hội lý tưởng nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước;
- “XHDS” như là một không gian công cộng được bảo vệ (có tính thiết chế)khỏi sự xâm lấn chuyên quyền của nhà nước, mà trong đó cá nhân được tự do
được lý thuyết hoá xoay quanh 7 khía cạnh cơ bản (Sievers 1999)
• Các thiết chế tự nguyện và phi lợi nhuận;
• Quyền của cá nhân;
Dù cách hiểu có khác nhau, nhưng có điểm chung, là nói đến XHDS là nói
đến hai khía cạnh cơ bản, đó là: tính đa nguyên/đa dạng và lợi ích xã hội.3
Như vậy, thuật ngữ xã hội dân sự thường được dùng để chỉ không gian bênngoài nhà nước (độc lập với nhà nước) và bên ngoài thị trường (không có mụcđích thương mại kinh doanh) Xã hội dân sự được cấu thành bởi các nhóm, tổchức, thiết chế do người dân lập nên, phản ánh sự quan tâm và ý chí của ngườidân, được gọi chung là các tổ chức xã hội dân sự (Civil Society Organization –
3 Đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam – Lê Quang Bình
Trang 12CSO) Cấu thành chủ yếu của xã hội dân sự là các hội, nhưng bản thân thuật ngữ
xã hội dân sự lại rộng hơn thuật ngữ hội
Hạt nhân của Xã hội dân sự là Hội và các tổ chức phi chính phủ Có nhiều định nghĩa về Hội Trong tiếng Anh “hội” thường được thể hiện qua hai thuật
ngữ đó là: “association” – chỉ hình thức liên kết của các cá nhân có cùng mốiquan tâm và “society”- chỉ một cộng đồng có tổ chức Cả hai khái niệm này đều
có từ gốc La –tinh là socius/ socielis, hàm ý là sự liên hệ, giao lưu, đồng hànhgiữa con người với nhau trong đời sống Ở Việt Nam, về mặt ngôn ngữ, thuậtngữ “hội” dùng để chỉ cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người tham dự,theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt hay là tổ chức quần chúng rộng rãi của
những người cùng chung nghề nghiệp hoặc cùng chung hoạt động
Tổ chức phi chính phủ (non- governmental organization – NGO) là thuật
ngữ do Liên hợp quốc đặt ra sau năm 1945, chỉ bất kỳ tổ chức nào độc lập với
sự điều phối của nhà nước, hoạt động không vì lợi nhuận, không phải một đảngchính trị hoặc một tổ chức tội phạm Như vậy, về bản chất, NGO là một dạnghội, và thuật ngữ NGO hẹp hơn thuật ngữ hội4
1.1.2 Vai trò của Xã hội dân sự
Vai trò của XHDS bao gồm: thứ nhất, là cầu nối, kênh truyền dẫn tiếng nói,
nguyện vọng của người dân đến với nhà nước hay nói cách khác, là xã hội hóa
các cá nhân, nối cá nhân với hệ thống xã hội; thứ hai, tham gia hoạch định các
chủ trương, chính sách của nhà nước, phối hợp với nhà nước trong hoạch định,thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách, góp phần xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp lý; thứ ba, tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương,
chính sách cũng như việc thực hiện chính sách, tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước, kiểm soát và giám sát phẩm chất, hành vi của đội ngũ công chứcnhằm góp phần chống quan liêu, tham nhũng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
nhà nước; thứ tư, phát huy các nguồn lực và tính năng động, sáng kiến của các
tầng lớp dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế,văn hoá, khoa học, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo,… tạo điều kiện
4 Hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam: Lịch sử phát triển và một số vấn đề đặt ra hiện nay – PGS.TS Vũ Công Giao
Trang 13nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người và của toàn xã hội Nhiều tổ chứcXHDS được cho rằng hiệu quả hơn trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch
vụ công ích tại cộng đồng với chi phí thấp hơn và chất lượng tốt hơn so vớinhiều cơ sở nhà nước và tư nhân Điều này chủ yếu nhờ ở tinh thần tình nguyệngiúp tiết kiệm được giá thành khi các cá nhân cống hiến thời gian và sức lực;tính cạnh tranh sẽ giúp giảm giá thành dịch vụ; đặc biệt là khả năng nắm bắt nhucầu sâu sắc và thực sự thông qua các tổ chức quy mô nhỏ và đặt tại địa phương
sẽ hơn hẳn một cơ quan chính phủ xa xôi5
Báo cáo nghiên cứu này tập trung làm rõ vai trò tham gia xây dựng và giám
sát thực thi pháp luật của các tổ chức xã hội dân sự
Thuật ngữ tham gia theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó Tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội dân sự là sự hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự góp phần vào hoạt động chung là xây dựng pháp luật Các tổ chức xã hội dân sự
tham gia xây dựng pháp luật thông qua các hình thức vận động bao gồm:
• Kiến nghị, đề xuất sáng kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
• Tham gia đóng góp ý kiến cho các văn bản quy phạm pháp luật
• Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật
xã hội
5 Tổng quan khung pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự
6 Các hình thức vận động chính sách được công nhận tại Việt Nam- Cẩm nang vận động chính sách cho các tổ chức xã hội – quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình
Trang 14Thuật ngữ Giám sát trong quyết định trung ương số 217 của Đảng Cộng
sản Việt Nam quy định về quy chế giám sát và phản biện xã hội của mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội được hiểu là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 7 Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội được khẳng định trong Luật mặttrận Tổ quốc cũng như quy chế giám sát và phản biện xã hội cuả Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội do ban chấp hành Trung Ương Đảng banhành Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị -xã hội đã và đangthực hiện tốt vai trò giám sát xã hội của mình Trong những năm gần đây, đã cómột số các tổ chức xã hội8, tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) sát cánhcùng MTTQ và các tổ chức chính trị -xã hội tham gia giám sát xã hội, giám sátthực thi chính sách ở cấp Trung Ương và địa phương Các tổ chức đã khẳng địnhđược vai trò trách nhiệm của mình trong việc vận động và tham gia xây dựngpháp luật và chính sách thông qua triển khai các sáng kiến về giám sát xã hội,góp phần giúp người dân và cộng đồng đối thoại, phản hồi đóng góp cho việcxây dựng và thực thi các chương trình/ chính sách, thực thi dịch vụ công nhằmcải thiện chất lượng chính sách cũng như dịch vụ công, phục vụ người dân tốthơn, đảm bảo nguyên tác công bằng, bình đẳng, minh bạch và giải trình9
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của các tổ chức xã hội dân sự
là cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển
9 Vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát xã hội – Cẩm nang hướng dẫn giám sát xã hội cho các tổ chức xã hội của Qũy hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình
Trang 15Ở Việt Nam đang tồn tại một số loại hình tổ chức xã hội dân sự sau:
Nhóm thứ nhất, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp như Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh, Liênđoàn Lao động (được gọi tắt dân dã là Công, Nông, Thanh, Phụ, Cựu) Đây lànhững hiệp hội được nhà nước thành lập có cơ cấu tổ chức từ trung ương đến địaphương, nhận kinh phí hoạt động từ nhà nước và triển khai hoạt động của Đảng
và Nhà nước Việt Nam được gọi là các tổ chức chính trị -xã hội Tuy nhiên, điềunày vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau Bởi vẫn có nhiều ý kiến cho rằngcác tổ chức này không phải là XHDS vì thiều tính độc lập, vẫn gắn với nhà nước(về nhân sự, ngân sách, tổ chức…) Nhưng nếu với cái nhìn về mặt tiến trình thì
có thể coi các tổ chức này vẫn là các TCXHDS Khi đó ta chỉ phân loại các tổchức dựa vào các tiến trình họ tham gia, ví dụ như cung cấp dịch vụ công, thựcthi những chính sách của nhà nước, tham gia tiến trình giám sát và phản biện xã
hội, vận động chính sách
Nhóm thứ hai, các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động phi lợi nhuận,
được thành lập theo Luật khoa học và công nghệ Các tổ chức này tự nhận mình,
và cũng được nhìn nhận bởi xã hội , như các tổ chức phi chính phủ (NGO) vìtính tương đối độc lập của mình Các tổ chức này phải đăng ký dưới một ”cơquan chủ quản” như Hội nghiên cứu Đông Nam Á hay Liên hiệp các Hội Khoahọc và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu có tưcách pháp nhân Về chiến lược hoạt động, nhân sự và tài chính, các tổ chức này
tự chủ, không được nhận tiền từ ngân sách nhà nước, nhưng vì có tư cách phápnhân nên họ có thể nhận tiền tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
để phục vụ hoạt động Giám đốc các tổ chức này do hội đồng sáng lập chọn và
đề xuất lên cơ quan chủ quản phê duyệt
Nhóm thứ ba, các tổ chức cộng đồng, hoạt động tự nguyện, gắn liền với các
nhu cầu của một nhóm người dân Các tổ chức này rất đa dạng, tồn tại cả ởthành thị lẫn nông thôn Các mô hình như các câu lạc bộ nghệ thuật, nhóm hànhđộng vì môi trường, tổ hợp tác kinh tế, hoặc các câu lạc bộ của các cụ hưu trí
Trang 16Các tổ chức cộng đồng tự do thành lập, tự do hoạt động và tự do giải thể10.
Ngoài ra, theo tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB năm 2009,
TCXHDS được chia thành 9 loại như sau:
- Các tổ chức phi chính phủ (NGO): là các tổ chức chuyên môn, trung gian
và phi lợi nhuận cung cấp hoặc hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến
phát triển kinh tế xã hội, nhân quyền, phúc lợi công cộng hoặc cứu trợ khẩn cấp
- Hiệp hội nghề nghiệp: Đây là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cácthành viên là những người hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất địnhhoặc làm những nghề đặc biệt nào đó Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tạo ranhững chuẩn mực liên quan đến ngành nghề của các thành viên ví dụ hiệp hội
kiến trúc sư, kế toán công
- Các quỹ: Là tổ chức từ thiện được thành lập bởi các cá nhân hay đơn vịnào đó với tư cách là 1 thực thể pháp lý (một tập đoàn hoặc một quỹ ủy thác)ủng hộ những sự nghiệp phù hợp với mục tiêu của quỹ Ví dụ: Quỹ Ford (Mỹ),
Quỹ Aga Khan (Thụy Sỹ)
- Các viện nghiên cứu độc lập: Là những tổ chức chủ yếu thực hiện cáchoạt động nghiên cứu và phân tích liên quan đến các vấn đề chính sách công vàtruyền bá những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của mình với hy vọng cóthể gây ảnh hưởng lên các nhà hoạch định quyết sách và những người xác lập
chủ trương
- Các tổ chức cộng đồng (CBO): Các tổ chức này thường giải quyết ngaynhững mối quan tâm của các thành viên Đặc tính cơ bản của CBO là chúng cóthể huy động các cộng đồng thông qua việc thể hiện các nhu cầu, tổ chức vàthực hiện những quá trình có sự tham gia, tiếp cận các dịch vụ phát triển từ bên
ngoài, chia sẻ lợi ích giữa các thành viên
- Các tổ chức tín ngưỡng: Những nhóm có cơ sở tôn giáo được thành lậpquanh một khu vực thờ cúng hoặc giáo đoàn, một cơ sở tôn giáo hoặc một cơ sở
được hoặc không được đăng ký có đặc trưng hoặc tôn chỉ tôn giáo
- Các tổ chức nhân dân: Là những tổ chức gồm những tình nguyện bình
dân, nhằm thúc đẩy sự phồn thịnh về kinh tế và xã hội của các thành viên
- Các phong trào xã hội và công đoàn: Là những nhóm phi chính thức có
10 Mối quan hệ giữa xã hội dân sự & Hội và dự thảo luật Hội ở Việt Nam - GS.TS Nguyễn Đăng Dung
Trang 17quy mô lớn, gồm nhiều cá nhân hoặc tổ chức nhằm thay đổi xã hội, thông qua
những hành động tập thể có tổ chức và lâu dài
Như vậy, XHDS ở Việt Nam đa dạng trong nhiều khuôn khổ pháp lý, có tổchức đăng ký chính thức để hoạt động (như các tổ chức chính trị -xã hội, các hiệphội nghiên cứu phát triển khoa học ), nhưng cũng có những tổ chức không đăng
ký chính thức (như các hội mê tín dị đoan, xã hội đen ) Tuy nhiên, trong bối cảnhđang chuyển đổi của Việt Nam hiện nay quan điểm của nhà nước về XHDS có sự
dè dặt vì vậy trong bài viết có sử dụng thuật ngữ “tổ chức xã hội” thay cho thuật
ngữ “tổ chức xã hội dân sự”
Bản chất tham gia tự nguyện
Tự chọn và tự quyết, không bị chi phối bởi luật pháp, các tổ chức cộng
đồng tự do thành lập, tự do hoạt động và tự do giải thể
Thực tế, các tổ chức xã hội mang tính xã hội dân sự ở Việt Nam hoạt độngtrên cơ sở tự nguyện của người dân đã tồn tại qua nhiều đời nay Đặc biệt khi cóthiên tai, lũ lụt, chiến tranh xảy ra thì các hoạt động của các tổ chức xã hội nàylại càng thể hiện rõ tinh thần tự nguyện cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhaucủa người dân để thoát khỏi hoạn nạn Các tổ chức xã hội phát triển rất phongphú và đa dạng với nhiều loại hình và tên gọi khác nhau như: liên hiệp, hiệp hội,hội, liên đoàn, câu lạc bộ, quỹ, viện, trung tâm, hội đồng, ủy ban, nhóm tình
triển kinh tế xã hội của đất nước…”
Như vậy có thể thấy, tính chất hoạt động của các tổ chức như nhóm, hội,hiệp hội ở Việt Nam tương tự như các tổ chức xã hội dân sự ở các nước khác,được hoạt động công khai và rộng rãi Đó là sự tham gia tự nguyện của các cánhân vào một tổ chức nào đó với mục đích tích cực
1.1.4 Thực trạng của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam giai đoạn hiện nay
Trang 18Xã hội dân sự hiện nay được đánh giá theo các chỉ số dưới dạng một hìnhthoi với bốn đỉnh phản ánh gồm: cấu trúc XHDS, môi trường để XHDS hoạtđộng, các giá trị trong XHDS và tác động của XHDS tới xã hội chung Theo kếtquả nhận dạng ban đầu, XHDS tại VN có cấu trúc rất rộng nhưng không sâu, tức
là người dân thường là thành viên một tổ chức nào đó (phụ nữ, thanh niên, hộinghề nghiệp ) của XHDS nhưng tính tự nguyện còn thấp Trong khi đó, môitrường để XHDS hoạt động đã được thúc đẩy trên văn bản, nhưng trên thực tếyếu tố khích lệ phát huy sự tham gia của XHDS trong công cuộc phát triển cònyếu Điều này khiến tác động của XHDS đến xã hội còn yếu tuy các giá trịXHDS được đánh giá là ở mức độ tương đối cao Đánh giá bốn lĩnh vực trên ở
Việt Nam, các chuyên gia cho điểm chung ở mức trung bình thấp11
Bên cạnh đó, nổi bật lên là vấn đề thừa nhận hay không thừa nhận các tổchức xã hội dân sự của nhà nước Các tổ chức XHDS Việt Nam thường bănkhoăn về tính chính danh của mình do nhà nước “chưa thừa nhận” – có nghĩachưa có luật hoặc chưa có định nghĩa rõ ràng về XHDS trong các văn bản phápluật Tuy nhiên, sự tồn tại của XHDS là tất yếu bên cạnh nhà nước và thị trường.Chính vì vậy, việc phát triển XHDS không phụ thuộc vào sự thừa nhận (bằngluật pháp) của nhà nước, mà phụ thuộc vào sự thừa nhận về một xã hội đanguyên, phản biện, thậm chí trái chiều trong các địa hạt khác nhau Sự thừa nhậnmang tính triết lý này chính là nền tảng cho XHDS phát triển Điều này dẫn đếnviệc XHDS không chỉ vận động cho một khung pháp lý cởi mở, tôn trọng quyền
tự do hiệp hội, hội họp của mình, mà còn vận động cho một xã hội đa nguyên,
tôn trọng sự khác biệt, và đa dạng về cách tiếp cận12
Sự hiểu biết của quần chúng về xã hội dân sự còn hạn hẹp
Mặc dù các TCXHDS ở Việt Nam đã và đang có sự đóng góp không nhỏvào đời sống xã hội, phần lớn công chúng còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết mơ
hồ về sự tồn tại cũng như vai trò của các tổ chức này Nhiều người còn không rõ
về vai trò và chức năng của các TCXHDS, vì sao các tổ chức này lại cần thiết
11 Đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam
12 Vai trò của xã hội dân sự trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam – Hội thảo thường niên lần thứ nhất của nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân
Trang 19đối với sự phát triển của đất nước Lý do nhiều người còn không hiểu vềTCXHDS bởi vì các tổ chức này ít được thông tin trên các phương tiện truyềnthông đại chúng Một mặt, các TCXHDS không chủ động trong việc xây dựng
và quảng bá hình ảnh của họ đối với công chúng Họ thiếu kinh nghiệm để tiếpcận với báo chí một cách bài bản và đưa ra các thông điệp một cách chiến lượccũng như việc vận động xã hội ủng hộ cho sứ mạng của họ Mặt khác, báo chícũng chưa thực sự đưa các thông tin về các TCXHDS một cách sâu sắc và hấpdẫn13 Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thuật ngữ “xã hội dân sự”thường được né tránh Đây cũng là một khó khăn trong hoạt động của các tổ
rõ rằng việc thành lập các tổ chức rất khó khăn, các thủ tục chiếm rất nhiều thờigian và cần phải có tiền và các mối quan hệ cá nhân Người ta cũng nhận thấymột vấn đề nữa là sự hỗ trợ khá hạn chế và rất khó khăn Luật thuế cũng không
có gì thuận lợi đặc biệt đối với các tổ chức Mặc dù các tổ chức phi lợi nhuậnkhông phải đóng thuế, các nhà hảo tâm cũng không được hưởng bất kỳ hìnhthức miễn thuế nào, nhóm SAG nhận thấy đây là khu vực có thể dễ dàng cảithiện và đem lại tác động lớn14
1.2 Nhà nước dân chủ pháp quyền và sự cần thiết phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự tham gia xây dựng và giám sát thực thi pháp luật
1.2.1 Nhà nước dân chủ pháp quyền
Chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
13 hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo mạng
14 Khỏa lấp sự cách biệt: xã hội dân sự mới nổi tại Việt Nam
Trang 20được Đảng ta lần đầu tiên chính thức đưa vào văn kiện tại Đại hội VII Theo đóNhà nước pháp quyền với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hayngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật hay nói cách khác nhà nướcpháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật và là biểu hiện tập trung của chế
nước và xã hội
Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ Dân chủvừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độnhà nước Dân chủ XHCN là một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội,thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thểcủa quyền lực Dân chủ ngày càng mở rộng là một trong những nội dung cơ bảncủa nhà nước pháp quyền; đặc biệt, với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân thì nội dung đó càng phải trở thành nội dung căn bản vàquan trọng hàng đầu Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nội dung cănbản và là hình thức biểu hiện tập trung của dân chủ trong nhà nước pháp quyền.Không có một nhà nước pháp quyền thực sự thì cũng không thể có nền dân chủthực sự và bền vững Bởi, chỉ có thông qua nhà nước pháp quyền, nhân dân mới
có thể cùng nhà nước tạo ra được những thiết chế, cơ chế xã hội thích ứng đảmbảo dân chủ và tự do trong xã hội Đến lượt mình, dân chủ vừa là điều kiện, vừa
là động lực thúc đẩy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa
Trang 21Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dânchủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền
dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện
Hay nói cách khác dân chủ là chính phủ được thành lập bởi nhân dân, trong
đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân,hoặc các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do Dân chủ thực tế làmột tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc tự do, là sự thể chế hoá tự do Địnhchế dân chủ nói lên khát vọng của nhân dân về tự do và tự quản Dân chủ chỉ cóthể thực hiện khi đó là mong muốn của các công dân, có quyết tâm sử dụngquyền tự do để tham gia vào đời sống xã hội, góp tiếng nói của họ vào các cuộctranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với hành động của
họ, chấp nhận yêu cầu dung hoà và thoả hiệp trong đời sống công cộng
Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theocác nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực Tính chất
và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ thuộcvào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung làquyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan, màphải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệnquyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Đồng thời, việc tổ chức vàthực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyềnlực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.15.Như vậy Xây dựng nhà nước pháp quyền là một yêu cầu tất yếu, khách quan vàphù hợp với xu thế phát triển của thời đại Thực hiện dân chủ là một trongnhững nội dung cơ bản của nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Không có nhà nước pháp quyềnthực sự thì không có nền dân chủ rộng rãi và bền vững Dân chủ đóng vai trò cơ
sở, động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà nước pháp quyền Đối với nước ta,
15 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hồng Đoan – Cổng thông tin điện tử tỉnh
Hà Giang truy cập lần cuối ngày 20/3/2018 http://www.hagiang.gov.vn/pages/propagandanews.aspx?
ItemID=747
Trang 22dân chủ hoá xã hội vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa là biện pháp căn bản để đẩy nhanh sự
phát triển của đất nước
Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quátrình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân.…Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; thể chế hóa và thực hiện tốt phươngchâm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Để kết hợp dân chủ đại diện
và dân chủ trực tiếp, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Quy chế dân chủ ở cơ
sở, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm phát huy quyền làm chủ trựctiếp của nhân dân ở cơ sở
1.2.2 Sự cần thiết phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự tham gia xây dựng và giám sát thực thi pháp luật
Như phần trên đã trình bày về đặc trưng của nhà nước pháp quyền ta thấy
rõ Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân Vì vậy,quy trình ban hành pháp luật và mọi chính sách đều phải dân chủ và thượng tônpháp luật, có sự tham gia của khu vực công, tư, xã hội, công dân Mọi người dân
và tổ chức đều có quyền đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và giám sát cácchính sách Hay nói cách khác nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện dânchủ với phương châm”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Hơn nữa, thực tế cho thấy xã hội nào càng mang tính chất giám sát, phảnbiện cao thì xã hội đó càng có khả năng phát triển nhanh vững chắc và ngượclại, chỉ trong xã hội phát triển thì tính giám sát xã hội và phản biện xã hội mớiđược phát huy mạnh mẽ và hiệu quả Giám sát và phản biện xã hội là hai kháiniệm chức năng gắn bó mật thiết và chỉ trên cơ sở giám sát một cách nghiêm túcthì mới có thông tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện Trong hệthống chính trị nước ta hiện nay có hai loại giám sát là giám sát mang tính quyềnlực nhà nước và giám sát xã hội mang tính quyền lực nhân dân Với bản chất
Trang 23nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân, cách thức tổchức và thực hiện quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thể hiệnđược quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thông qua nhiềuhình thức khác nhau Trong đó giám sát xã hội mang tính quyền lực nhân dânvới tư cách là chủ thể của quyền của quyền lực nhà nước giám sát việc tổ chứcthực hiện và thực hiện quyền lực nhà nước, là một trong những điều kiện quantrọng, nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Giám sát xã hội đối với việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có tácdụng hỗ trợ cho giám sát mang tính quyền lực nhà nước Cùng với xu hướng dânchủ hóa đời sống xã hội, giám sát xã hội đối với tổ chức thực hiện quyền lực nhànước ngày càng được tăng cường và mở rộng, bảo đảm sự vận hành của tổ chức vàthực hiện quyền lực nhà nước có hiệu quả, khoa học, nhằm mục đích xây dựng vàhoàn thiện pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân
Trong phạm vi báo cáo nghiên cứu này, giám sát xã hội tập trung vào đốitượng giám sát là người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội, các tổ chức phichính phủ Việt Nam
Vì trình độ dân trí, nhất là trình độ về pháp luật, của người dân còn rất hạnchế Hiện nay không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sự chấphành, ý thức, tinh thần pháp luật của người dân không cao Chính vì vậy, khitham gia vào các công việc quản lý nhà nước, người dân rất lúng túng Vì thể đểngười dân có thể tham gia vào xây dựng và giám sát pháp luật thì cần có tổ chứcđại diện cho họ đó là những nhà hoạt động chuyên môn độc lập hay là nhữngTCXHDS
Xã hội dân sự với tính chất tự nguyện và thể hiện quyền làm chủ của nhân dânngoài nhà nước thì cùng với nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, tất cả tạothành cơ cấu dân chủ hiện đại Xã hội dân sự như vậy còn là cơ sở của nền nhân
Trang 24quyền mới Nói cách khác nền dân chủ của nhà nước pháp quyền XHCN phải baohàm cả nhân quyền và dân quyền Đó là phần cơ cấu xã hội cứng, cơ bản và là xuhướng không thể khác của xã hội hiện đại XHCN Dân chủ ngày nay trên nền tảngchủ quyền nhân dân, nhưng mà phi pháp quyền, phi nhân quyền thì không thể
là dân chủ tiền tiến
Trang 25CHƯƠNG II: XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG VÀ
GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP 2.1 Xã hội dân sự tham gia xây dựng pháp luật
Bên cạnh đó, Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự dobáo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyềnnày do pháp luật quy định.” Như vậy, Điều 25 Hiến pháp hiện hành quy địnhbao gồm cả quyền “hội họp” và “biểu tình”, “tự do báo chí” và “tiếp cận thôngtin” đều là các công cụ vận động quan trọng của người dân và các tổ chứcXHDS Tuy nhiên, với quy định như vậy lại mở ra khả năng các quyền và tự do
cơ bản này có thể bị thu hẹp lại bởi các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp thấphơn như nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định Trên thực tế, khái niệm “vậnđộng”, “vận động chính sách” hay “vận động hành lang” chưa được luật hóa Cóthể tìm thấy một số cách biểu đạt khác của khái niệm này trong các văn bản luậtpháp, chính sách như: “lấy ý kiến”, “tư vấn” hay “phản biện” Ví dụ, Nghị quyết
số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ
rõ “Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch địnhchính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp
Trang 26luật Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhândân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.”
Đảng Cộng sản cũng đã tạo ra khuôn khổ cho phép Mặt trận Tổ quốc ViệtNam (MTTQVN) và các đoàn thể chính trị - xã hội góp ý về chủ trương, đườnglối của Đảng Điều này thể hiện tương đối rõ gần đây trong Quyết định số 217-QĐ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc ban hành Quychế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xãhội Theo Quy chế này, “phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung cònthiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơquan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảmtính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việchoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước
Ngày 18-12-1998, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 30 CT-TW về việcxây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Việc ban hành chỉ thị quan trọngnày chính là để mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ củanhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phụctình trạng quan liêu mất dân chủ và nạn tham nhũng Và tiếp đó là pháp lệnhthực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn năm 2007 do Uỷ ban thường vụ quốc hộiban hành
Theo Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2015, qui trình lấy ý kiếnđối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được qui định tại Điều 57 Cụthể, trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủtrì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và
cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp vớitừng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tảitoàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định tại
Trang 27điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảotrong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản được ban hành theo trình
tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến Trong thời gian
dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảovăn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo vănbản đã được chỉnh lý
Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốchội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có tráchnhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều 57 Luật ban hành văn bản quiphạm pháp luật 2015 Đối với nghị định của Chính phủ, Luật này qui định Chínhphủ phải tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, của cơquan, tổ chức liên quan đối với đề nghị xây dựng nghị định và dự thảo nghịđịnh
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số14/2014/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định
xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Gầnđây hơn, Quyết định số 501/QĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngày 15/4/2015
về việc thí điểm tổ chức Diễn đàn Khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi thamgia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách,
dự án phát triển kinh tế - xã hội Mục đích của “Diễn đàn khoa học” là để “tríthức công khai trình bày và trao đổi những vấn đề khoa học và thực tiễn đượcđưa ra thảo luận” (Điều 2) Diễn đàn khoa học được tổ chức dưới các hình thức:diễn đàn trên báo chí, diễn đàn dưới hình thức hội nghị, hội thảo khoa học Tuynhiên chỉ có ba đơn vị là VUSTA, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam(VASS) và Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) được giao
tổ chức thí điểm diễn đàn trong 5 năm Bộ Khoa học và Công nghệ có chứcnăng quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của diễn đàn
Trang 28Trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đoạn 518Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam ngày26/10/2006 qui định: “… Đại diện của Việt Nam xác nhận liên quan đến dựthảo các luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định khác và biện pháp khác doQuốc hội và Chính phủ ban hành liên quan hoặc ảnh hưởng tới thương mại hànghoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, đại diện Việt Nam xác nhận sẽ cho phép mộtkhoảng thời gian hợp lý, tức là không ít hơn 60 ngày, để các thành viên, cá nhân,hiệp hội và doanh nghiệp có thể đóng góp ý kiến cho các cơ quan có liên quantrước khi những biện pháp này được thông qua.” Đoạn 518 cũng yêu cầu bổsung: “Chính phủ cũng sẽ xem xét những ý kiến nhận được trong khoảng thờigian lấy ý kiến đóng góp” Cam kết này là rất quan trọng thể hiện cam kết củaNhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế về khả năng mở rộng sự tham giacủa các cá nhân và tổ chức vào tiến trình ra quyết định Tuy nhiên, cam kết nàychỉ diễn ra trong các lĩnh vực thương mại, hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ
Như vậy, tất cả các văn bản liên quan không đề cập đến khái niệm “vậnđộng”, “vận động chính sách” hay “vận động hành lang” Tuy nhiên, một sốkhái niệm liên quan như “phản biện”, “thẩm định”, “thẩm tra”, “giám định xãhội”, “lấy ý kiến”, “xin ý kiến”, “kiến nghị”, “góp ý” đã được sử dụng Các đốitượng tham gia chủ yếu là MTTQVN, các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứukhoa học nhà nước, chuyên gia và nhân dân Không có văn bản nào nhắc đếncác tổ chức NGO Tuy nhiên, các tổ chức NGO có thể góp ý thông qua kênh củacác tổ chức chủ quản như VUSTA hoặc với tư cách là chuyên gia và công dân.Bên cạnh đó, các tổ chức NGO hoàn toàn có thể huy động các nhóm đối tượngđích của mình, ví dụ như người khuyết tật, người sống chung với HIV, ngườiđồng tính song tính và chuyển giới, phụ nữ, người dân tộc thiểu số góp ý vàotiến trình xây dựng chính sách và luật pháp như những công dân Việt Nam
Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ dàng vì môi trường pháp luật nàytạo ra một quy trình xây dựng chính sách phức tạp Một số bất cập của quy trình
Trang 29này đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra là: i) Làm chính sách vẫn đang được coi
là đặc quyền của của nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước mà chưa phải
là công việc chung của toàn xã hội, của doanh nghiệp và của các nhóm lợi íchtrong xã hội; ii) Có quá nhiều chính sách của các bộ, ngành trong khi chúngđược xây dựng phân tán, thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành một cách hợp lý
và có cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm đích thực nên chất lượng không cao.Trong khi đó, hầu hết các chiến lược hay chính sách đều thể hiện sự liệt kê mụctiêu, quan điểm định hướng và yêu cầu mà thiếu hẳn những kế hoạch hành động
cụ thể hay các biện pháp cần có; iii) Chưa hình thành được những kênh thông tinchính thống cần thiết giữa nhà nước với xã hội trong việc xây dựng, ban hành vàthực thi chính sách công để phúc đáp những lợi ích cơ bản của đôi bên; iv) Vaitrò của các cơ quan thẩm định, phê duyệt chính sách chưa được phát huy nên đãtạo những kẽ hở đáng kể cho việc ra đời một số chính sách có chất lượng chưacao, thậm chí xã hội không đồng tình; v) và hiện tượng “vận động chính sách”mặc dù chưa được luật hóa nhưng lại xuất hiện dưới nhiều hình thức và trongnhiều trường hợp bị chi phối bởi những nhóm lợi ích làm ảnh hưởng đến tínhcông bằng của chính sách, gây nên những thiệt hại cho xã hội và nền kinh tế16
Như vậy sự tham gia vào vận động chính sách (VĐCS) của VNGO là hoàntoàn có cơ sở pháp lý, được nhà nước quy định rõ ràng Các hình thức vận độngđược công nhận bao gồm: kiến nghị, đề xuất sáng kiến xây dựng, văn bản quyphạm pháp luật/ tham gia đóng góp ý kiến cho các văn bản quy phạm pháp luật/tham gia xây dựng chính sách, pháp luật/ tư vấn/ phản biện/ giám định xã hội
Các tổ chức xã hội dân sự có thể tham gia vận động chính sách như sau:tham gia thông qua Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) suốt quá trình Đại biểu thựchiện nhiệm vụ của mình; tham gia thông qua các ủy ban, hội đồng dân tộc(HDDT) của Quốc hội (Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm, tham vấn); tham gia thông
16 Vận động và chiến lược vận động của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam – Lê Quang Bình – Lã Khánh Tùng – Nguyễn Quang Đức
Trang 30qua đoàn ĐBQH của địa phương; tham gia trực tiếp với cơ quan soạn thảo; thamgia thông qua phương tiện thông tin đại chúng, trang web, email của cơ quansoạn thảo, Chính phủ, Quốc hội
Thông qua quy trình soạn thảo ban hành luật, nghị quyết của Ủy banthường vụ quốc hội (UBTVQH) và của Quốc hội do Chính phủ trình tổ chức xãhội dân sự có thể tham gia trong các giai đoạn lên chương trình (giai đoạn nàycòn gọi là giai đoạn sáng kiến pháp luật, các tổ chức xã hội dân sự (TCXHDS)
có thể đề xuất, kiến nghị, xây dựng luật, pháp lệnh về các vấn đề liên quan đếncác lĩnh vực hoạt động của TCXHDS hoặc vấn đề TCXHDS quan tâm Giaiđoạn soạn thảo luật, TCXHDS (được mời) tham gia trực tiếp các ban soạn thảo,
tổ biên tập, cùng tham gia soạn thảo nội dung; giai đoạn lấy ý kiến cácTCXHDS đóng góp ý kiến, hỗ trợ việc thu thập và tổng hợp ý kiến của cộngđồng17
Tổ trưởng Tổ biên tập Luật TCTT đã được Quốc hội thảo luận lần thứ nhất vàongày 27 tháng 11 năm 2015 và đã được thông qua vào tháng 4/2016
Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) là một nhóm làm
17 Quy trình soạn thảo ban hành luật, nghị quyết của UBTVQH và của Quốc hội (do chính phủ trình) xem ở phụ lục