những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật. Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng vẫn thường vô tình không nghĩ đến việc tuyển NKT. Vì cho rằng, khả năng làm việc của NKT không bằng người lành lặn, họ không chịu được áp lực công việc cao, không đi được công tác xa, sức khoẻ yếu... Cơ hội nghề nghiệp đối với NKT thường rất mỏng. Họ chỉ có thể làm một số công việc đặc thù phù hợp với dạng tật của mình mà thôi. Đó là những lý do chính khiến doanh nghiệp thường dè dặt khi xét hồ sơ xin việc của một ứng viên khuyết tật.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp luật hiện hành 1
1 Khái quát về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật 1
a) Khái niệm 1
b) Nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật 2
2 Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp luật hiện hành 2
a) Quyền lợi bảo hiểm y tế 2
b) Chăm sóc sức khoẻ ban đầu 4
c) Khám bệnh, chữa bệnh 6
d) Chỉnh hình, phục hồi chức năng 7
II Tìm một tình huống thực tiễn về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm của người khuyết tật Qua đó phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật 8
1 Tình huống thực tiễn và những khó khăn, bất lợi của người khuyết tật trong việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm 8
2 Nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật 12
a) Một số điểm tiến bộ 12
2 Một số hạn chế 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2MỞ ĐẦU
Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ là nhu cầu tất yếu, quan trọng của con người Với những người vì lí do nào đó mà k hi sinh ra hoặc trong quá trình sống bị khuyết tật về thể chất, tinh thần thì nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết Ngoài ra, quyền việc làm là một trong những quyền cơ bản của người lao động nói chung và của người khuyết tật nói riêng Đặc biệt đối với NKT, do tính đặc thù của các đối tượng này mà quyền việc làm của họ còn được Nhà nước bảo trợ Vì vậy em xin chọn đề bài số 3 làm bài tập học kỳ
NỘI DUNG
I Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp luật hiện hành.
1 Khái quát về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
a) Khái niệm
Như những công dân bình thường khác, người khuyết tật (NKT) có quyền được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, được khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tham gia và hưởng bảo hiểm
y tế như mọi công dân khác trong xã hội
Với mong muốn bảo đảm cho NKT được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như những người khác, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể chế
độ này trong hệ thống pháp luật nước mình Theo đó, có thể hiểu chế độ chăm sóc sức khỏe NKT vào gồm tổng hợp các quy định về quyền của họ được Nhà nước, cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng giúp họ ổn định sức khỏe, vượt qua những khó khăn bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng
Trang 3b) Nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Đa dạng hóa các hoạt động CSSKNKT: thể hiện ở việc lồng ghép chế độ
CSSKNKT với chương trình kinh tế, xã hội; thực hiện đồng bộ chăm sóc y tế và ngoài y tế; đa dạng hóa các loại hình, cơ sở CSSK cùng với khai thác nguồn đầu tư tài chính; phát huy sáng kiến ứng dụng khoa học kỹ thuật thích nghi với mọi dạng tật
Xã hội hóa các hoạt động CSSK người khuyết tật: ngoài việc nhà nước thống
nhất quản lý và thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước, còn huy động thêm sự tham gia của cả cộng đồng cũng như chính bản thân NKT
Ưu tiên hợp lý trong hoạt động CSSK NKT: ưu tiên cho các đối tượng theo
mức độ và dạng tật theo hướng ưu tiên nhiều hơn cho những người có khuyết tật nặng hơn, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ có thai khuyết tật, người khuyết tật có công với cách mạng như miễn giảm phí y tế, ưu tiên thứ tự cấp thuốc, ưu tiên điều trị nội trú
2 Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp luật hiện hành.
a) Quyền lợi bảo hiểm y tế
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc được thực hiện với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện
Đối tượng tham gia:
Nhóm người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng: là đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2013
Căn cứ vào Điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định một trong các đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
“1 Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế:
Trang 4c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng”
Nhóm người khuyết tật nhẹ: không có quy định riêng mà thực hiện lồng ghép với các nhóm đối tượng khác
Về quy trình tham gia bảo hiểm y tế, ăn cứ theo điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông
tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định:
“Điều 4 Trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế
2 Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 1 Thông tư này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các Điểm a, l và Điểm n Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 1 Thông tư này, gửi Bảo hiểm xã hội cấp huyện, cụ thể như sau:
b) Từ năm 2016, hằng tháng Ủy ban nhân dân xã lập danh sách tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn và gửi 01 bản danh sách về Bảo hiểm xã hội cấp huyện để điều chỉnh việc cấp thẻ BHYT trên địa bàn.”
NKT khi tham gia BHYT được ưu tiên về mức đóng, mức hưởng theo quy định: NKT nặng và đặc biệt nặng được hỗ trợ 100% phí BHYT Nhà nước, các cơ quan bảo hiểm xã hội đóng 100% phí đóng BHYT cho các đối tượng thuộc Điều 12 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2014 như: NKT là trẻ em dưới 6 tuổi, NKT thuộc hộ gia đình nghèo, NKT là người dân tộc thiểu số, NKT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, NKT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, NKT thuộc đối tượng ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội hàng tháng
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là NKT không được hưởng hai lần hỗ trợ khi vừa thuộc đối tượng khuyết tật nặng, đặc biệt nặng vừa thuộc đối tượng hỗ trợ khác Mức giảm hoặc hỗ trợ phí đóng BHYT đối với từng nhóm đối tượng được quy định tại điều 12, điều 13, Luật BHYT
NKT tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định tại Điều 26,
27, 28 của Luật BHYT thì được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo các mức 100%, 95% và 80% tùy theo đối tượng NKT tự đi khám chữa bệnh
Trang 5không đúng tuyến, phải nằm điều trị nội trú thì được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú nếu là bệnh viện tuyến trung ương, 60% chi phí điều trị nếu là bệnh viện tuyến tỉnh (đến hết năm 2020 và 100% bắt đầu từ 1/1/2021), 70% nếu là bệnh viên tuyến huyện (đến hết năm 2015 và 100% bắt đầu từ 1/1/2016) Từ 1/1/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã, hoặc phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở y tế tương đương trên cùng địa bàn tỉnh Bảo hiểm y tế mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người khuyết tật Việc cấp và
ưu tiên bảo hiểm y tế cho người khuyết tật là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật, giúp người khuyết tật tiếp cận tối đa các dịch
vụ kỹ thuật y tế tiên tiến
b) Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu được hiểu là những chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, dựa trên phương pháp và kĩ thuật thực hành được đưa đến cho từng cá nhân và gia đình, với giá thành hợp lí và thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân nhằm giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có được sức khoẻ tốt nhất Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ thống y tế ở mỗi quốc gia và được coi là chìa khoá để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt là người có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao, trong đó có NKT
Theo quy định tại Điều 21 Luật NKT, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với NKT thuộc trách nhiệm của cơ sở y tế cấp xã Theo đó, cơ sở y tế cấp xã phải có trách nhiệm thực hiện các hoạt động như: Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật, hướng dẫn NKT phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng Đồng thời trạm y tế cấp xã có trách nhiệm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho NKT Cụ thể:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ NKT Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường kiến thức và hiểu biết
Trang 6của NKT về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, giúp NKT loại bỏ dần lối sống, thói quen và phong tục có hại cho sức khoẻ Các hoạt động này được thực hiện thông qua một số hình thức phong phú như: Tổ chức lớp học, thông tin qua hệ thống truyền thông ở địa phương hoặc lồng ghép vào các hoạt động văn
hoá-xã hội khác ở địa phương Nội dung tuyên truyền, giáo dục kiến thức chăm sóc sức khoẻ NKT gồm: Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lí, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, các hoạt động phòng bệnh… Đối với trẻ em khuyết tật, tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khoẻ còn thể hiện ở chương trình giáo dục đặc biệt, đó là giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt tuỳ thuộc vào mức độ khuyết tật cũng như khả năng phục hồi sức khoẻ của trẻ em
Thứ hai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa khuyết tật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, vì vậy có thể thấy các hoạt động phòng ngừa khuyết tật được thực hiện đa dạng, phong phú như: Phòng ngừa dựa vào dạng tật, phòng ngừa dựa vào khả năng thực tế của địa phương, hoàn cảnh gia đình, phòng ngừa dựa vào nhu cầu của NKT v.v
Để thực hiện hoạt động này, mỗi NKT đều phải có kiến thức hiểu biết về vệ sinh, rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật Khi tái phát bệnh, NKT cần được phát hiện, chẩn đoán sớm để có biện pháp xử lí kịp thời và điều trị phù hợp nhằm phục hồi nhanh chóng chức năng bị suy giảm, để ngăn ngừa những hậu quả do khuyết tật gây
ra
Thứ ba, quản lí sức khoẻ NKT Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật NKT, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lí sức khoẻ NKT Mục đích của chế độ này nhằm quản lí theo dõi tình trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp hợp lí để chăm sóc sức khoẻ NKT được hiệu quả hơn Quản lí sức khoẻ NKT cũng được coi là nội dung quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với NKT Bởi vì, việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt hoạt động quản lí, theo dõi, thống kê, báo cáo về số lượng, tình trạng khuyết tật một cách chính xác sẽ là cơ sở để hoạch định chính sách
Trang 7cũng như có biện pháp chăm sóc sức khoẻ phù hợp, tránh được các nguy cơ gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ cho NKT
c) Khám bệnh, chữa bệnh
NKT khi ốm đau, bệnh tật được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở nơi họ cư trú, lao động hoặc học tập Mạng lưới khám, chữa bệnh phát triển rộng khắp cả nước, từ trung ương đến địa phương và đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ, bao gồm cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân… đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT khám, chữa bệnh kịp thời, hiệu quả Ngoài ra, việc quy định phong phú các hình thức khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, lưu động, tại nhà như hiện nay, đã giúp NKT có nhiều cơ hội được khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh về thời gian, tài chính, kinh tế của mình Những quy định này đã thể hiện rõ tính nhân văn của pháp luật NKT đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, cộng đồng đến những NKT
Theo quy định hiện hành, nội dung của chế độ khám, chữa bệnh đối với NKT bao gồm:
Thứ nhất, quyền được khám, chữa bệnh Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, NKT được đảm bảo các quyền như mọi công dân khác như: Quyền được khám, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh
án; quyền được tôn trọng danh dự, không bị kì thị, phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh; quyền được lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị
Ngoài ra, do những đặc điểm riêng về sức khoẻ của NKT, theo quy định tại khoản
1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Luật NKT, NKT còn được Nhà nước bảo đảm để khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp và được cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh phù hợp với khuyết tật Trường hợp NKT là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác thì bắt buộc phải khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh Đối với trẻ em sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh thì
Trang 8được xác định khuyết tật kịp thời và có biện pháp điều trị, chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp Mục đích của các quy định này là nhằm bảo đảm quyền được khám và chẩn đoán đúng bệnh, điều trị bệnh kịp thời, chăm sóc, điều dưỡng phù hợp, phục hồi chức năng nhanh chóng để NKT sớm ổn định sức khoẻ
Thứ hai, quyền được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh Trong hoạt động khám, chữa bệnh, pháp luật quy định cơ sở y tế phải ưu tiên khám, chữa bệnh cho NKT đặc biệt nặng và NKT nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết
tật, phụ nữ khuyết tật có thai, NKT có công với Cách mạng Chế độ ưu tiên khám, chữa bệnh đối với NKT được thực hiện thông qua các hình thức như: Miễn, giảm viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị Khi khám, chữa bệnh, NKT được bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế Trường hợp họ tham gia các loại hình bảo hiểm khác cũng sẽ được thanh toán những quyền lợi theo quy định hoặc theo thoả thuận Nhà nước thực hiện đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trong hoạt động khám, chữa bệnh cho NKT
d) Chỉnh hình, phục hồi chức năng
Chỉnh hình, phục hồi chức năng được coi là nội dung quan trọng trong chế độ chăm sóc sức khoẻ NKT Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật NKT, nội dung chỉnh hình, phục hồi chức năng NKT bao gồm:
Thứ nhất, chỉnh hình, phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng đối ới NKT là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho NKT Theo quy định của pháp luật, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có nhiều loại như: Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng; trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng; bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng; khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở khác Trước đây, việc thực hiện chỉnh hình, phục hồi chức năng cho NKT chủ yếu được tiến hành tại các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng của Nhà nước, do Nhà nước thành lập, quản lí và đảm bảo từ ngân sách cho các chế độ của NKT,
Trang 9trong đó chủ yếu thực hiện với các đối tượng là người có công với Cách mạng Hiện nay, với việc quy định đa dạng các loại hình và mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, pháp luật không chỉ đảm bảo quyền được tiếp cận với các dịch vụ y tế, mà còn thể hiện trách nhiệm sâu sắc của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NKT, đảm bảo mục đích
an sinh xã hội
Thứ hai, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật NKT, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được hiểu là biện pháp thực hiện tại cộng đồng, với những người mà NKT cùng sinh sống, nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kĩ năng phục hồi và thái độ tích cực đến NKT, gia đình của họ và cộng đồng, tạo sự bình đẳng về cơ hội và sự hoà nhập cộng đồng cho NKT Từ đó, NKT được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng Các chủ thể khác như gia đình NKT, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, tham gia hướng dẫn, tổ chức thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Do phục hồi chức năng được thực hiện trên cơ sở phối hợp của chính bản thân NKT, gia đình họ và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội thích hợp nên so với chế độ phục hồi chức năng tại các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chế độ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng không chỉ được pháp luật Việt Nam mà pháp luật các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được coi là giải pháp hữu hiệu cân bằng sự mất cân đối giữa nhu cầu NKT với mức độ đáp ứng của xã hội, là lời giải của bài toán về chi phí chữa trị cho các gia đình NKT có hoàn cảnh khó khăn
II Tìm một tình huống thực tiễn về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm của người khuyết tật Qua đó phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật.
1 Tình huống thực tiễn và những khó khăn, bất lợi của người khuyết tật trong việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm.
Trang 10Anh Vương Văn Triều ở Xuân Giang, Sóc Sơn (Hà Nội), một NKT vận động bẩm sinh ở chân1 cho biết, năm nay anh 35 tuổi và không nhớ đã đi xin việc ở bao nhiêu nơi Hễ có chương trình lao động nào dành cho NKT là anh tìm đến, nhưng
để kiếm được một việc làm cho thu nhập nuôi bản thân và gia đình là rất khó khăn Mặc dù đã cầm hồ sơ đi xin việc hết nơi này đến nơi khác nhưng anh đều nhận được những cái lắc đầu từ chối Có nơi tế nhị hơn thì nói “hết chỉ tiêu rồi”, hoặc
“hẹn lần sau” Nhưng cũng có trường hợp từ chối thẳng thừng vì anh là NKT, không đủ tiêu chuẩn, khiến anh thất vọng và cảm thấy mình như “người thừa” trong
xã hội Nhiều nơi cứ hứa với anh, nhưng kết cục vẫn là con số không Nguyên nhân vẫn là “lý do sức khỏe” Nhưng rồi anh cũng xin được vào làm ở một công ty tư nhân Song điều khiến anh không khỏi băn khoăn là cùng một công ty nhưng mức lương của người khuyết tật lại được trả thấp hơn so với người bình thường khác, trong khi thời gian làm việc của họ không kém, thậm chí có khi còn nhiều hơn “Tôi
đã đi tìm kiếm việc làm ở nhiều công ty, nhưng chẳng nơi nào nhận Nhà gần khu công nghiệp Nội Bài nhưng cũng chẳng xin được việc, dù tôi có đủ sức khỏe để làm công nhân bốc vác, bán hàng, trông xe…” – anh Triều nói
Từ tình trạng tìm kiếm việc làm của anh Triều, ta thấy được NKT luôn phải đối diện với nhiều khó khăn trong vấn đề tìm việc làm:
Thứ nhất là quan niệm của các nhà tuyển dụng về NKT
Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng vẫn thường "vô tình" không nghĩ đến việc tuyển NKT Vì cho rằng, khả năng làm việc của NKT không bằng người lành lặn, họ không chịu được áp lực công việc cao, không đi được công tác
xa, sức khoẻ yếu Cơ hội nghề nghiệp đối với NKT thường rất mỏng Họ chỉ có thể làm một số công việc đặc thù phù hợp với dạng tật của mình mà thôi Đó là những lý do chính khiến doanh nghiệp thường "dè dặt" khi xét hồ sơ xin việc của một ứng viên khuyết tật
1 Tạp chí lao động và xã hội, Người khuyết tật còn bị rảo cản khi tiếp cận thị trường lao động
http://laodongxahoi.net/nguoi-khuyet-tat-con-bi-rao-can-khi-tiep-can-thi-truong-lao-dong-1308766.html