thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Pháp luật Việt Nam kể từ Bộ luật Dân sự 1995 đến nay đều quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra, theo đó quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ pháp luật dân sự. Cũng có ý kiến cho rằng quan hệ pháp luật này vừa có tính dân sự, vừa có tính hành chính vì một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật luôn là Nhà nước [19, tr. 10].
Như đã phân tích, việc xác định tính chất của quan hệ bồi thường nhà nước chịu ảnh hưởng của chính sách pháp lý. Tuy nhiên, xuất phát từ tính tất yếu của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, vì vậy, Nhà nước cũng như các chủ thể
thông thường, phải bồi thường khi gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức. Do đó, quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ pháp luật dân sự.
Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì có thể mang một trong hai tư cách (tư cách như một chủ thể thông thường và tư cách của chủ thể của quyền lực công); theo đó, những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia với tư cách là chủ thể mang quyền lực công không phải là những quan hệ hợp đồng. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia và nhân danh quyền lực công phải là những quan hệ pháp luật có liên quan đến việc thực hiện những hoạt động thuộc về chức năng chính của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện những hoạt động này mà Nhà nước gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức thì Nhà nước sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường không phải do vi phạm các nghĩa vụ về hợp đồng, chính vì vậy trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại gây ra bởi hoạt động công quyền là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.