Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nội dung và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước doc (Trang 37 - 39)

e) Công chức trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước

2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự. Điều 604 quy định:

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó [30].

Theo quy định này thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bao gồm cả trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi cơ quan công quyền) là: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi vi phạm pháp luật; (3) Có lỗi cố ý hoặc vô ý (có thể không cần căn cứ này nếu tại điều luật cụ thể có quy định - tinh thần của khoản 2 Điều 604); (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.

Kết hợp với hai quy định của Điều 619 và 620 thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi cơ quan công quyền bao gồm: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Hành vi gây thiệt hại được thực hiện trong quá trình thi hành công vụ; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thi hành công vụ và thiệt hại xảy ra.

Nhìn chung, là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự nên các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà

nước cũng tương tự như các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường.

Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra ở đây là trong các căn cứ làm phát sinh trách

nhiệm bồi thường của cơ quan công quyền thì pháp luật thực định không đề cập tới yếu tố

lỗi, theo đó, cơ quan công quyền phải bồi thường ngay cả trường hợp mà công chức gây

thiệt hại nhưng không có lỗi. Điều này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước là trách nhiệm pháp lý luật định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với những thiệt hại trái pháp luật - xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, những thiệt hại pháp luật không cho phép. Hai điều 619, 620 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của cơ quan công quyền nếu công chức gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ mà không nhắc tới việc gây thiệt hại có đòi hỏi yếu tố lỗi hay không. Vấn đề lỗi của công chức trong hai điều luật này lại chỉ có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định nghĩa vụ hoàn trả của công chức đối với cơ quan công quyền, theo đó, công chức có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền mà cơ quan công quyền đã chi trả để bồi thường trong trường hợp công chức đó có lỗi.

Vấn đề trên rất cần phải được đặt ra vì nó liên quan đến phạm vi trách nhiệm nhà nước. Trách nhiệm của Nhà nước có phát sinh trong các trường hợp mà công chức tuy gây thiệt hại nhưng hoàn toàn không có lỗi? Đặt giả định, Nhà nước có đủ khả năng để bồi thường thì việc bồi thường trong hai trường hợp có lỗi và không có lỗi là hoàn toàn khác nhau; chính vì vậy cần thiết phải xác lập một hai cơ chế bồi thường tương ứng với hai trường hợp có lỗi và không có lỗi. Tuy nhiên, cả Bộ luật Dân sự 1995 cũng như Bộ luật Dân sự 2005 vẫn chưa có quy định về sự phân biệt rõ cơ chế bồi thường trong cả hai trường hợp này. Có thể nói, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra bởi cơ quan công quyền trong Bộ luật Dân sự 2005 gần như kế thừa hoàn toàn các quy định của Bộ luật Dân sự 1995. Nghị quyết số 388 khi ban hành đã dựa trên cơ sở các quy định trong Bộ luật Dân sự 1995, nhưng Nghị quyết 388 không có quy định nào về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng mà chỉ quy định về các trường hợp được bồi thường tại Điều 1, cụ thể là:

1. Những người thuộc các trường hợp sau đây được bồi thường thiệt hại:

a) Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

b) Người bị tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

c) Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, đã bị kết án tử hình mà có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

d) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội.

2. Những người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu có tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại thì được bồi thường [42].

Trong các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 1 trong Nghị quyết số 388, xét về góc độ pháp luật tố tụng cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng thì hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự không có quy định cơ chế bồi thường trong trường hợp công chức không có lỗi, chính vì vậy, Nghị quyết 388 cũng không quy định về cơ chế này. Có thể nói, đây là một hạn chế rất lớn của Nghị quyết số 388 (xem lại Chương 1 mục 1.3).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nội dung và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)