Do vậy, để giải quyết được vẫn đề làm thế nào đề sinh viên có thể có kỹ năng và sự tự tin trong việc giao tiếp Tiếng Anh ở tình huồng thực tế thì việc quan trọng trước tiên cần làm đó là
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BO MON TAM LY - GIAO DUC MON PHUONG PHAP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
LL
OBTU,, FSH
BÀI NGHIÊN CỨU CÁ NHÂN NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG TIENG ANH Ở CAC TINH HUONG THUC TE CUA SINH VIEN KHONG CHUYEN TIENG ANH - DAI HOC NGOAI NGU,
DAI HOC QUOC GIA HA NOI
Họ và tên: Nguyễn Thi Chi
Lop: 18E3 MSSV: 18040122
Khoa Su pham Tiéng Anh
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Trang 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT
ĐHNN Đại học Ngoại Ngữ
Trang 3
A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tiếng Anh duoc coi la ngôn ngữ chung trên thế giới,
là một phương tiện giao tiếp thật sự cần thiết đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia Với sự phát triển của công nghệ và khoa học hiện đại, nhu cầu học tiếng Anh tại Việt Nam ngày càng tăng lên Trong xu hướng của toàn cầu hóa và nền kinh tế hội nhập như hiện nay, Việt Nam đang và sẽ là điểm đến được lựa chọn của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách quốc tế Do đó, các công ty đa quốc gia cũng như các công ty liên kết với doanh nghiệp nước ngoài thường yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng nói và biểu đạt tiếng Anh thành thạo để giao tiếp với đối tác, khách hàng Một ứng viên với một trình độ chuyên môn vững vàng cộng với việc sử dụng tiếng Anh lưu loát luôn tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyên dụng Kỹ năng tiếng Anh tốt giúp các ứng viên có được một ưu thế vượt trội hơn
so với những người có cùng trình độ chuyên môn
Tuy nhiên, đã có nhiều bài nghiên cứu những năm trở lại đây cho thấy có một thực tế đáng buồn là sinh viên Việt Nam mặc dù được học tiếng Anh như một môn học chính thức ở nhà trường nhưng hầu như vẫn tỏ ra rất thiểu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài và không thê nói gì hơn ngoài những câu đơn giản như chào hỏi, giới thiệu bản thân Một cách khách quan mà nói thì sinh viên hiện nay chưa tìm được cho mình một phương pháp học tập đúng đắn Còn về mặt chủ quan thì sinh viên hiện nay chỉ được dạy chủ yếu về mặt ngữ pháp, còn về kỹ năng thực hành, vận dụng tiếng anh vào các tình huôồng giao tiếp thực tế thì kém
Cho dù có thể làm bài tốt bài tập ngữ pháp và biết nhiều từ vựng tiếng Anh, sinh viên vẫn
không thê ứng dụng nó vảo việc nói tiếng Anh một cách tốt nhất Sinh viên học xong, mặc dù thi đạt điểm cao, nhưng không sử dụng được ngoại ngữ vào công việc và giao tiếp thực tế do thiếu kỹ năng Đây được xem là thực trạng chung của tất cả sinh viên học ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên không chuyên tiếng Anh Thông thạo kỹ năng nói không dễ dàng với sinh viên không chuyên tiếng Anh vì những khó khăn trong việc ghi nhớ và phát âm từ vựng, sự kém tự tin vì bị ảnh hưởng của giọng địa phương Do vậy, để giải quyết được vẫn đề làm thế nào đề sinh viên
có thể có kỹ năng và sự tự tin trong việc giao tiếp Tiếng Anh ở tình huồng thực tế thì việc quan trọng trước tiên cần làm đó là tìm hiêu mức độ khó khăn của sinh viên không chuyên Tiếng Anh trong hoạt động nói tiếng Anh trong môi trường thực tế
Trang 4
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Những khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huỗng thực tẾ của sinh viên không chuyên Tiếng Anh - Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN”
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát và nghiên cứu môtcách có hê đhôồng về những khó khăn của sinh viên không chuyên tiếng Anh khi sử dụng tiếng anh đã học ở trường vào các tình huông giao tiếp thực tế Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và đề xuất những phương án
nhằm giúp sinh viên áp dụng những kiến thức tiếng anh đã học mômcách hiêu quả nhất trong
công viêqvà trong giao tiếp thông thường hằng ngày
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huống thực tế
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên không chuyên tiếng Anh
- Đối tượng khảo sát: 270 sinh viên không chuyên tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN Cụ thê như sau:
+ Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản: 60 sinh viên
+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nga: 50 sinh viên
+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc: 60 sinh viên
+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Pháp: 60 sinh viên
+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Đức: 40 smh viên
4 Giả thuyết khoa học:
Theo tôi, hầu hết sinh viên không chuyên tiếng Anh thường gặp rất nhiều khó khăn khi
sử dụng tiếng anh trong cuộc sông Thực trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Trong đó, lý do chủ quan đến từ các bạn sinh viên đóng vai trò quyết định Đó là do sự ngại ngùng, thiểu tự tin, thiếu kiến thức, thiểu
kỹ năng giao tiếp
Trên cơ sở đó, tôi có thể đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong tình huồng thực tế
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
Trang 5
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn, khóc khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh, hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huống thực tế của sinh viên không chuyên tiếng Anh
+ Khảo sát thực trạng những khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huống thực tế của sinh viên không chuyên tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, cũng như xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng này
+ Đề xuất một số biện pháp giúp SV không chuyên tiếng Anh giảm bớt được những khó khăn đó
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tỉnh huéng thực tế
+ Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐIQGHN
+ Giới hạn về khách thể nghiên cứu: 270 sinh viên không chuyên tiếng Anh
Trên cơ sở thu hẹp phạm vi nghiên cứu, người học có thể đưa ra những đánh giá đầy đủ, toàn diện và chân thực về các vấn đề được hỏi Từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ mang độ chính xác và tin cậy cao hơn
6 Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích, nghiên cứu về những khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huống thực tế của sinh viên không chuyên tiếng Anh, tôi đã sử một số phương pháp như sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vẫn đề liên quan đến để tài Từ đó, sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, phương pháp xử ly dữ liệu:
- Thiết kế bảng hỏi:
Câu hỏi nhiều lựa chọn: Liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu trả lời thích hợp nhất
Bộ câu hỏi tập trung vào mục đích cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1 Sinh viên thường gặp những khó khăn nào khi nói Tiếng Anh?
Trang 62 Nguyên nhân gì khiến sinh viên gặp khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiêng Anh ở các tỉnh huỗng thực tế?
Câu hỏi bậc thang: Người trả lời được cho một loạt các lựa chọn diễn tả ý kiến của họ
Bộ câu hỏi tập trung vào mục đích cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1 Sinh viên có thường sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày không?
2 Sinh viên có nhiều cơ hội giao tiếp với người bản ngữ đề thực hành kĩ năng nói tiếng
Anh không?
3 Sinh viên có tham gia nhiều hoạt động, phong trào về giao tiếp tiếng Anh đề trau dồi sự
tự tin, khả năng nói tiếng Anh không?
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Bao gồm các phương pháp tính tỉ lệ phần trăm, trung bình cộng nhằm đảm bảo độ tin cậy của các đánh giá trong đề tài
Ngoài ra, bài báo cáo cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được công bô liên quan đến nội dung nghiên cứu của đê tài
7 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đề cập đến “những khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huồng thực tế của sinh viên không chuyên tiếng Anh” với đối tượng tập trung nghiên cứu khá mới mẻ là sinh viên không chuyên tiếng Anh vì đa số các bài nghiên cứu trước chỉ tập trung vào sinh viên nói chung của một trường Đại học
Những đề tài nghiên cứu khoa học trước đó liên quan đến hoạt động nói tiếng Anh của sinh viên chủ yếu tập trung vào những những khó khăn trong phạm vi lớp học, chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu những khó khăn sinh viên gặp phải trong các tình huống thực tế
Đề tài của tôi đem đến một cái nhìn bao quát và toàn diện hơn cả về nguyên nhân lẫn giải pháp cho vấn đề này Không chỉ dừng lại ở bản thân sinh viên mà còn là trách nhiệm của giảng viên, gia đình, nhà trường và xã hội
Tổng hợp, phân tích các số liệu thực tế thu được từ SV đã và đang học tập, trau dồi khả năng thực hành tiếng đề thu được những đánh giá khách quan và chân thực nhất, từ đó đưa ra
được những giải pháp thiết thực hơn đề hạn chế những khó khăn còn tôn tại
§ Cầu trúc báo cáo kết quả nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, dé tài còn có
hai chương:
Trang 7CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
1 Khó khăn, khó khăn trong hoạt động giao tiếp, khó khăn trong hoạt động giao tiếp tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh:
1.1 Khái niệm “khó khăn”:
Theo từ điển Anh-Việt, khái niệm “khó khăn” trong tiếng Anh là “Hardship” hoặc là từ
“Difficulty” đều dùng để chỉ sự khó khăn, gay go, khắc nghiệt đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, cố
găng đề khắc phục
Về mặt ngôn ngữ, theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học: “khó khăn” có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn; đời sông khó khăn; khắc phục khó khăn”[2, tr78]
“Từ điển từ và ngữ tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Lân: “khó khăn” là có nhiều trở ngại hoặc chịu điều kiện thiếu thốn, đời sông khó khăn” [3, tr 89]
N.V Cudơmma trong “Sơ thảo tâm lý lao động của người giáo viên” đã định nghĩa “khó khăn”
là trạng thái của cảm giác căng thăng, nặng nề không thỏa mãn do các nhân tố bên ngoài và bên trong của hoạt dộng tạo nên và phụ thuộc vào:
- Tính chất của chính các nhân tô bên ngoài của hoạt động
- Quan hệ của con người với hoạt động
- Sự chuẩn bị về trình độ văn hóa, chuyên môn đạo đức và thể chất con người đến với hoạt động [5]
Có thể nói, trong hoạt động muôn màu muôn vẻ của mình, con người có thể gặp những khó khăn muôn màu muôn vẻ khác nhau
Như vậy, từ các định nghĩa trên có thể hiểu khi nói đến “khó khăn” có nghĩa jv nói đến những gi
can trở, trở ngại, rào can, sự khắc nghiệt, muon vượt qua đòi hỏi chủ thể hoạt động phải có nhiễu nỗ lực và ý chŸ”
1.2 Khái niệm “khó khăn trong hoạt động giao tiếp”:
Qua nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu, tôi đưa ra định nghĩa về khó khăn trong hoạt động giao tiếp như sau: “Khó khăn trong hoạt động giao tiếp là toàn bộ những yếu tố khách quan (bên ngoài) và những yếu tô chủ quan (bên trong) xảy ra trong quá trình giao tiếp, không phù hợp với vếu câu đặc trung của họa động giao tiên, gây cản trở và làm ảnh hưởng xáu tới tiên trình
z Allo
và kết quả hoạt động giao tiếp của người giao tiếp”
Trang 8
Khó khăn náy sinh trong HĐ giao tiếp đó là những vẫn đề chứa đựng nhiêu mâu thuần và luôn đòi hỏi người giao tiếp phải nỗ lực vượt qua đề giải quyết chug một cách hiệu quả nhằm thích nghi với HĐ giao tiếp Khó khăn trong HĐ giao tiếp bao gồm cả những yếu tố bên ngoài (khách quan) và những yếu tô bên trong (chủ quan) Những yếu tố bên ngoài, được hiểu là những điều
kiện, phương tiện hoạt động, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, là những yếu tô tác
động đến quá trình giao tiếp từ phía bên ngoài, có ảnh hưởng gián tiếp tới tiến trình và kết quả hoạt động giao tiếp của người giao tiếp Còn những yếu tổ bên trong, chính là những yếu tô xuất phát từ bản thân nội tại mỗi người khi tham gia vào hoạt động giao tiếp như sự thiếu hiểu biết sâu sắc về hoạt động, vốn kinh nghiệm hạn chế, việc thực hiện các thao tác kỹ năng giao tiếp không phù hợp trong quá trình hoạt động, khả năng ngôn ngữ hạn chế, Các yếu tố bên trong
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quá HĐ giao tiếp của người giao tiếp 1.3 Khái niệm “khó khăn trong hoạt động giao tiếp tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh”:
Khó khăn trong hoạt động giao tiếp tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh là “/oàn
bộ những trở ngại nảy sinh trong quá trình sinh viên không chuyên tiếng Anh làm quen và thích ứng với hoạt động giao tiếp tiếng Anh”
Khó khăn trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh được thể hiện ở ba mặt:
- Mặt nhận thức: Ít hiểu biết về văn hóa nước ngoài, chưa quen việc suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh, chưa nhận thức được đúng về bản chất, vai trò của việc giao tiếp tiếng Anh
- Mặt thái độ: Thiếu tự tin trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh
- Mặt kỹ năng học tiếng Anh: Kiến thức từ vựng, phát âm tiếng Anh hạn chế, không có phương thức thực hành hoạt động giao tiếp tiếng Anh
2 Sinh viên không chuyên tiếng Anh và các đặc điểm cơ bản của sinh viên không chuyên tiếng Anh trường ĐH Ngoại Ngữ:
2.1 Tổng quan về sinh viên:
2.1.1 Khái niệm về sinh viên:
Thuật ngữ SV có nguồn gốc tiếng la tính “students” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác tri thức Nó được dùng nghĩa tương đương với từ “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học ở bậc Đại học và Cao đăng những người đang
Trang 9
học tập và rèn luyện để lĩnh hội một trình độ chuyên môn cao Theo quy định của trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam thì lứa tuổi SV hiện nay thường là từ 18 đến 23 tuổi, nghĩa là trùng
với giai đoạn thứ hai của lứa tuổi thanh niên
Theo từ điển Tiếng Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học” [8, tr 58]
Theo I.K K6n thi: Sinh viên là một bộ phận của thanh niên, mặt khác lại là một bộ phận cua tn thức
Theo tiến sĩ Đặng Thị Lan, “sinh viên là những người đang học tập, rèn luyện để trau dôi tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phâm chất đạo đức, lối sống, Và phát triển nhân cách toàn diện dé trở thành người chuyên gia trong tương lai” [7, tr47]
Từ cách hiểu về thuật ngữ sinh viên như trên, theo tôi: 97h viên la dai biểu của một nhóm người đang học tập trong các trường Đại học và Cao đăng, cả chính quy lần không chính quy, những người đang học tập, tiếp thu tri thức và những kỹ năng cân thiết dé phát triển toàn diện,
đề trở thành những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội
2.1.2 Đặc điểm của sinh viên:
- Đặc điểm về thê chất: Sinh viên là những đối tượng đã có những phát triển nhất định về mặt
sinh lý, có đủ sức bền và dẻo dai trong các hoạt động học và làm việc Với độ tuổi hầu hết tập trung vào khoảng 18 tới 25, tuổi lứa tuổi có sức mạnh thê chất tốt nhất trong vòng đời của một con người nên có thê nói sinh viên có sức chịu đựng cao đối với cả những công việc đòi hỏi sự vận động của tay chân và trí óc
- Đặc điểm tinh than: Theo B.G Nanhiev, “lứa tuôi sinh viên là thời kì tích cực nhất về mặt tình cảm, đạo đức, thâm mỹ, là giai đoạn hình thành và ồn định tính cách, đặc biệt học có vai tró xã hội của người lớn, sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đoán
và hành vi Đây là thời kì có nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị xã hội Họ xác
định con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thê hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống”
+ Sự phát triển trí tuệ: Sinh viên là những đối tượng đã phát triển hoàn toàn về mặt nhận thức và
năng lực trí tuệ, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ đòi hỏi tính trí tuệ cao, có khả năng lĩnh hội tri thức, hay ghi nhớ, hay lập luận logic chặt chẽ hơn Đặc biệt thời kì này, sinh viên đã phát triên khả năng hình thành ý trừu tượng, khả năng phán đoán, có nhu cầu học tập, trau dồi thêm
Trang 10
nhiều kiên thức đa dạng phong phú về xã hội, về nghề nghiệp Sự phát triển trí tuệ cộng với
óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ở sinh viên kha năng tự học tập và tự nghiên cứu cao + Sự phát triển nhân cách: Quá trình phát triển nhân cách của sinh viên diễn ra thông qua việc củng có và phát triển niềm tin, xu hướng nghè nghiệp và các năng lực cần thiết; hình thành thế giới quan việc nắm vững các giá trị, tiêu chuẩn về nghề nghiệp và có ý thức nghề nghiệp; nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, nâng cao tính độc lập, cá tính và lập trường sống: trưởng thành
về mặt xã hội, tỉnh thần đạo đức, những phầm chất nghề nghiệp và có sự ôn định chung về nhân cách, tự làm chủ được hành động của mình
+ Đời sống tình cảm, xúc cảm: Thời kì sinh viên là thời kì xuất hiện nhiều tình cảm mới về trí tuệ, về đạo đức và thâm mỹ Thường ở lứa tuôi này, xúc cảm đã mang tính ôn định tương đối Tuy nhiên, trong những trường hợp do hạn chế về khả năng giải quyết các mâu thuẫn đã dẫn đến những xúc cảm tình cảm tiêu cực và có những biểu hiện hành vi ứng xử chưa phù hợp với các giá trị chuẩn mực, lứa tuổi này còn đề cao “cái tôi” của mình và muốn thể hiện tính độc lập, tự giải quyết công việc Sự phát triển về mặt nhận thức cũng như sự tự ý thức về bản thân giúp họ phần nào biết cách thể hiện hay kiềm chế các xúc cảm, tình cảm đề phù hợp và thích nghi với hoàn cảnh
Như vậy, nói một cách khái quát, sinh viên — những người đang học tập tại các trường Đại học hay Cao đăng trước hết là những con người tích cự, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, có khả năng giải quyết can vấn đề lý luận hay thực tiễn trong cuộc sống, đồng thời, trong quá trình này, sinh viên cũng hình thành và rèn luyện các phâm chất, năng lực mới chuẩn
bị cho nghề nghiệp tương lai của mình
2.2 Tổng quan sinh viên không chuyên tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQỌGHN: Sinh viên không chuyên tiếng Anh nói chung đều hội tụ đủ những đặc điểm của mọi sinh viên
đồng cấp, cả mặt thể chất lẫn tâm sinh lý Điều phân biệt với những sinh viên khác là ngành học
của họ SV không chuyên ngữ trong bài nghiên cứu này là SV theo học những chuyên ngành khác chuyên ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại Ngữ, DHQGHN Tiếng Anh chí là một trong số những môn ngoại ngữ hai bắt buộc trong chương trình đào tạo của SV với 14 tín chỉ
3 Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh ở các tình huồng thực tế:
3.1 Hoạt động giao tiếp:
3.1.1 Khải nệm: