1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thi liên môn : VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

6 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 909 KB

Nội dung

Cấp cứu ngay ở dưới nước Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào … hoặc sa hơn thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi trên mặt

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI TỪ

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ YÊN

Bài thi liên môn :

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

- Sở giáo dục và đào tạo thành phố: Thái Nguyên

- Phòng giáo dục và đào tạo huyện : Đại Từ

- Trường: Trung học cơ sở Mỹ Yên

- Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Thể dục

- Các môn học tích hợp: Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Giáo dục kĩ năng sống

- Tên tình huống dự thi: “ Cách phòng tránh đuối nước.”

- Thông tin về học sinh:

Họ và tên: Vũ Ngọc Ánh

Ngày sinh: Lớp: 9A

Gmail:

Trang 2

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

I Tên tình huống:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc nhữmg hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng

(Tế Hanh)

Những vần thơ tha thiết của Tế Hanh đã gợi nhắc về những miền quê với những con sông êm đềm là nơi vui đùa, tắm mát, chứa chan bao kỉ niệm của tuổi ấu thơ Nhưng tiếc thay, trong những năm gần đây, những vụ học sinh rủ nhau đi tắm sông, tắm hồ dẫn đến đuối nước đã khiến những con sông thơ mộng trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng sợ hãi của bao trẻ em và cả người lớn

Địa bàn xã Mỹ Yên có đập Bom bom và hàng chục con suối lớn nhỏ khác Mỗi khi vào mùa mưa lũ nơi đây thường xảy ra lũ ống do nước trên các cánh rừng Tam Đảo dồn về nhanh Xã có 15/25 xóm là những vùng có các con suối chảy qua như La tre; La Hồng; La Vương, Suối Chì; Đầm Ghềnh, Đồng Khâm Những con suối đó luôn rình rập các mối nguy hiểm đối với học sinh trong những ngày hè

Vậy làm thế nào để những con sông, con suối mãi thân thiện, gắn bó với tuổi thơ, chỉ

có cách là chúng ta hãy trang bị cho các em học sinh vốn tri thức về phòng tránh đuối nước Sau đây, Liên dội trường THCS Mỹ Yên xin trình bày một số cách phòng chống đuối nước

1 Cách phòng tránh đuối nước do tắm sông suối, ao hồ

Đối với chính quyền địa phương: Thường xuyên tuyên truyền về tai nạn đuối nước, những nguy cơ đuối nước

Đối với nhà trường: Các thầy cô giáo thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh, cô tổng phụ trách đội, thầy giáo thể dục, câu lạc bộ bơi … tuyên truyền, giáo dục, tổ chức ngoại khoá tìm hiểu về vấn đề đuối nước, cách phòng tránh và phương pháp cứu đuối nước Nhà trường thường xuyên tổ chức lớp học bơi tại cơ sở giáo dục Các bố mẹ nên cho con em mình học bơi khi đến tuổi phù hợp

Đối với học sinh: Dù biết bơi hay không khi tắm nên có áo phao …; trước khi tắm phải khởi động làm nóng cơ thể, khi quá mệt không nên bơi, không nên tắm quá lâu, nơi quá sâu, bơi quá sa bờ, các trường hợp trên dẫn đến chuột rút, kiệt sức dẫn đến đuối nước Khi tắm không rủ nhau nhảy từ trên cao xuống nước vì thường không có kĩ thuật nhảy, nên khi

Trang 3

rơi phần tiếp xúc thường là ngực, lưng … gây choáng, sặc nước … dẫn đến đuối nước Tốt nhất khi bơi nên có người lớn đi cùng

2 Phương pháp cứu nạn nhân đuối nước.

a Cấp cứu ngay ở dưới nước

Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào … hoặc sa hơn thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi trên mặt nước như can nhựa để nạn nhân làm phao rồi kéo nạn nhân vào bờ Nếu có nhiều người ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân lên bờ Nếu có thuyền, ta chèo thuyền để chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mát chéo sa cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết ta buộc day bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền

Trong trường hợp nếu ta biết bơi, nạn nhân không thể dùng gậy hoặc sào, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn áo, bơi nhanh về phía nạn nhân đến gần cầm chặt tay

áo tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi, vừa kéo nạn nhân vào bờ Nếu được nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ hoặc một vật gì có thể nổi được Theo kinh nghiệm của nhiều người cho biết, lời nói chấn an của người cứu hộ rất quan trọng, khi bơi

Trang 4

tới cứu nạn nhân, tìm cách chấn an cho họ vững tâm, tin tưởng là sẽ được cứu thoát, lời nói kịp thời của chúng tađã cứu được nạn nhân 50% rồi vì họ ổ định được tâm lý và bớt uống nước

b Một số biện pháp khi ra cứu nạn nhân

Phương pháp 1: Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ra ở phía sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực, sốc chéo qua nách bên kia Bơi kiểu nhái đưa

họ vào bờ Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn nhất

Phương pháp 2: Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán,giật ngửa đầu nạn nhân ra phía sau và kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước

Phương pháp 3: Nắm cổ áo lật ngửa người nạn nhân kéo vào, nếu nạn nhân còn nếu nạn nhân còn mặc đủ quần áo

Phương pháp 4: nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, mũi nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi nước

Phương pháp 5: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng tay nâng cao đầu nạ nhân nổi lên mặt nước Bơi ngửa bằng hai chân và kéo vào bờ

Phương pháp 6: Nếu nạn nhân bất tỉnh ta có thể dùng hai tay sốc nách cho nạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ

c Cứu nạn nhân khi đã đưa lên bờ

Khi chúng ta đưa nạ nhân lên bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy thử xem họ còn thở hay không Nếu như họ còn thở thì cần xóc nước Muốn xóc nước thì ta làm như sau: Cõng nạn nhân lên cổ đầu xuôi xuống dưới rồi xóc vài lần cho nước chảy ra, để nạn nhân xuống nơi bằng phẳng thoáng mát, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh nghẽn đường hô hấp, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt …

Trang 5

Nếu không thở nữa thì cần hô hấp nhân tạo ngay Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường … để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác cấp cứu

Có các thao tác hô hấp nhân tạo sau:

Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân ngửa ra Chúng ta hít sâu, há miệng rộng rồi áp sát voà miệng nạn nhân, thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lòng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cẩn thận thổi thật mạnh Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra Lạp lại động tác trên với nhịp đọ

12 lần trong 1 phút đối với người lớn và 20 lần/ 1 phút với trẻ em Cứ khoảng 20 – 30 lần

ép tim thì chuyển sang thổi ngạt 2 lần

Thao tác ép tim lòng ngực:

Đặt đầu thẳng, quỳ bên cạnh nạ nhân (ngang tim) đặt bàn tay trái lên 1/3 dưói xương

ức , bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái hai tay duỗi thẳng, hai tay vuông góc với tay, dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lòng ngực của nạn nhân nhịp nhàng liên tục 60 – 80 lần/

1 phút

Ngày đăng: 12/03/2023, 23:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w