MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc trồng rừng để góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, chống biến đổi khí hậu.. TỔNG QU
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2
BÀI DỰ THI
V N D NG KI N TH C LIÊN MÔN ẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ẾN THỨC LIÊN MÔN ỨC LIÊN MÔN
Đ Ể
GI I QUY T TÌNH HU NG TH C ẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC ẾN THỨC LIÊN MÔN ỐNG THỰC ỰC
TI N ỄN
Trường THPT Như Thanh 2
Địa chỉ: Thanh Tân – Như Thanh – Thanh Hóa
Điện thoại: 0373557012
Email: thpt.nhuthanh2@thanhhoa.edu.vn
1 Họ và tên: Nguyễn Văn Thắng
Ngày sinh: 19/05/2011 Lớp:10A1
2 Họ và tên: Trần Thị Trâm
Ngày sinh: 5/05/2011 Lớp:10A1
Trang 2Như Thanh, tháng 12 năm 2016
I TÊN TÌNH HUỐNG
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TRỒNG KEO LAI KINH TẾ GIÚP ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, CHỐNG XÓI MÒN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
II MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc trồng rừng để góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, chống biến đổi khí hậu
Đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo công ăn việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế, giúp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đáp ứng nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ
III TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Chúng em đã vận dụng kiến thức các môn như: Địa lý, Toán học, Sinh học, Hóa học, Kỹ thuật công nghệ, để giải quyết tình huống nêu trên
1 Về địa lý
Chọn thời điểm trồng keo vào thời kỳ thích hợp nhất, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hoá trồng vụ xuân hè (tháng 3-5), có thể trồng vụ thu (tháng 7-8) Chọn nơi trồng có
vĩ độ 10-22o Bắc, độ cao dưới 500m so với mực nước biển, độ dốc dưới 25o Nhiệt độ bình quân 21-27oC, tối cao tuyệt đối 42,1oC, tối thấp tuyệt đối -0,8oC Lượng mưa 1400-2400 mm, lượng bốc hơi 540-1200 mm Số tháng mưa trên 100mm là 5-6 tháng tập trung trong mùa Hè Loại đất thích hợp là: đất xám; đất feralit; đất phù sa; đất dốc tụ; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng; độ dầy tầng đất > 50 cm; độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5
Trang 3Đ a hình thích h p tr ng keo lai có đ d c d ịa hình thích hợp trồng keo lai có độ dốc dưới 25% ợp trồng keo lai có độ dốc dưới 25% ồng keo lai có độ dốc dưới 25% ộ dốc dưới 25% ốc dưới 25% ưới 25% i 25%
2 Về toán học
Đo khoảng cách của các cây keo Xách định khoảng cánh hàng sông, một hàng sông cách hàng 2m, một bên 3m Đối với hàng còn tùy theo giống, trình độ thâm canh, chất đất tốt hay xấu mà bố trí hàng cho hợp lý Như vậy, hàng sông phải cố định còn hàng con phải tùy theo từng giống
Hàng cách hàng 2m, m t bên 3m Kích thộ dốc dưới 25% ưới 25% c h đào ốc dưới 25%
Khích thước hố đào: Nơi có độ dốc dưới 15% khích thước hố là 30x30x30cm Nơi có độ dốc từ 15% trở lên kính thước hố là 40x40x40cm
3 Về sinh học
Keo lai có tên khoa học: Acacia mangium x Acacia auriculiformis.Họ thực vật:
Đậu (Leguminosae) Họ phụ: Trinh nữ (Mimosoidae) Cây gỗ nhỡ, cao tới 25-30m, đường kính tới 30-40cm, cao và to hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, các đặc tính
Trang 4khác có dạng trung gian giữa 2 loài bố mẹ Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm
R ng Keo lai ừng Keo lai
Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn
lá mầm, lá thật và lá giả Lá giả mọc cách tồn tại mãi Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá Keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá Keo lá tràm Hoa tự bông 5-6 hoa/1 hoa tự vàng nhạt mọc từng đôi ở nách lá Quả đậu dẹt, khi non thẳng khi già cuộn hình xoắn ốc Mùa hoa tháng 3-4, quả chín tháng 7-8 Vỏ quả cứng, khi chín màu xám và nứt Mỗi quả có 5-7 hạt màu nâu đen, bóng Một kg hạt có 45.000-50.000 hạt, thu được từ 3-4kg quả Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh Rừng trồng 8-10 tuổi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nẩy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha Tuy nhiên không trồng rừng Keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom
4 Về hóa học
Phân bón hóa học: Khi cây giống mới được đem về và chuẩn bị trồng xuống
hố thì cần bón lót mỗi hố từ 50 – 100gr/hố phân NPK (15 – 15 – 15) hoặc bón phân hữu cơ sinh học từ 0.5 đến 1 kg/hố Việc bón phân sẽ được tiến hành sau một tháng trồng, lúc này tiến hành kết hợp vun gốc kết hợp với bón phân
Trang 5M t s lo i phân bón t t cho Keo laiộ dốc dưới 25% ốc dưới 25% ại phân bón tốt cho Keo lai ốc dưới 25%
Tới năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ, cuốc hố hai bên gốc và bón 100gr phân NPK vào mỗi gốc (tiến hành bón từ 1 đến 2 lần) Việc bón phân này tiến hành 2 lần/năm: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào gần cuối mùa mưa, lượng phân bón thông thường sẽ
là 100 -150gr NPK mỗi gốc Chỉ bón phân trong 3 năm đầu rồi dừng lại
Phản ứng quang hợp tạo khí oxy của Keo lai: Phương trình tổng quát quang
hợp của cây xanh là:
6CO 12H O C H O 6O 6H O
Chúng ta có thể thấy, cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân tử oxy, tỷ lể phân tử là 1:1 Nếu tính theo khối lượng thì chúng ta có cứ 44 kg phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2 Theo tính toán của các nhà khoa học Nhật Bản, 1 ha rừng Keo lai hấp thụ 1000Kg CO2 và thải ra 730 Kg khí Oxy mỗi ngày Như vậy, rừng Keo lai giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hoá bầu không khí trái đất
5 Về kỹ thuật công nghệ
Ta có thể tạo giống bằng cách ươm hạt hoặc giâm hom Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN 76-2006 – quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Keo lai vô tính của Bộ NN&PTNT Chỉ được sử dụng cây hom đời F1 của các dòng tốt nhất đã được công nhận là giống quốc gia hay giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng Dùng các dòng BV5, BV10, BV16, BV27, BV29, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75 cho diện tích rừng ở khu vực Nghệ An, Thanh Hóa, Ba Vì Hà Nội… và một số tỉnh phía bắc và những nơi có điều kiện lập địa tương tự
Trang 6V ườn ươm giống Keo lai ươm giống Keo lai n m gi ng Keo lai ốc dưới 25%
Về đóng bầu đất để gieo giống, giâm giống Lâu nay chủ yếu làm thủ công Hiện nay, ở nước ta đã phát minh ra máy đóng bầu đất giúp cho việc đóng bầu dễ dàng
và tiết kiệm thời gian hơn
Hình nh máy đóng b u đ t ảnh máy đóng bầu đất ầu đất ất
IV BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm hiểu đầy đủ các quy trình sản xuất Keo lai đặc biệt các vấn đề liên quan đến nuôi trồng cây giống qua sách báo, tài liệu, qua thông tin trên mạng internet
- Điều tra việc hiểu kiến thức về kỹ thuật và khoa học của người dân tại một số địa điểm trồng keo lai ở địa phương chúng em Dựa trên các số liệu, thông tin thu được tiến hành phân tích, tổng hợp đưa ra các đánh giá về thực trạng việc hiểu của người dân về phát triển kinh tế qua cây Keo lai
Trang 7- Tìm hiểu các thông tin về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng trái đất nóng lên Tìm hiểu các nguyên nhân gây mưa lũ, xói mòn, sạt lở đất,
- Tìm hiểu về ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta
- Tích hợp các kiến thức của các môn học, các kiến thức đã biết qua tìm hiểu như: Địa lý, Sinh học, Toán học, Hóa học, Kỹ thuật công nghệ, với thực tế đời sống
để giải quyết tình huống đưa ra
V THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Keo lai là loại cây lâm nghiệp rất thích hợp với điều kiện địa hình cũng như khí hậu ở nhiều vùng trong cả nước Trồng Keo lai vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa giúp chống xói mòn đất, làm sạch không khí và bảo vệ môi trường Vì vậy, việc trồng phổ biến loại cây này ở các vùng ở nước ta là rất cần thiết và thích hợp Quy trình từ lúc ươm giống đến khi thu hoạch trải qua một số bước sau:
1 Kiểm tra độ pH của đất giâm giống và đất trồng Keo lai
Kiểm tra bằng giấy quỳ: Lấy mẫu đất trồng (tầng đất canh tác – tầng đất mà rễ
non của cây tồn tại nhiều nhất) Bỏ mẫu đất vào ly (lọ) đựng nước cất, khuấy đều, để lắng cặn trong khoảng thời gian 15-20 phút Sử dụng giấy quỳ nhúng vào dung dịch đất đã pha sao cho nước thấm hết bề mặt phần giấy quỳ đã nhúng, lấy giấy quỳ ra để mặt hộp bên cạnh bảng so màu
Kiểm tra bằng máy: Cắm phần đầu nhọn của máy xuống vị trí đất cần đo sao
cho ngập 3 vòng kim loại trong đất Nếu sử dụng máy đo pH tại các khu vực đất ruộng hoặc trang trại thì sau khi cắm máy đo vào trong đất cần dậm phần đất xung quanh cho chặt Trị số pH là giá trị kim đồng hồ chỉ số màu đỏ trên thang đo ở phần mặt trên của máy Độ pH phù hợp với việc trồng Keo lai là khoảng 4,5 – 6,5
B ng m u gi y quỳ ảnh máy đóng bầu đất ầu đất ất Máy đo pH c a đ t: ủa đất: ất Takemura DM-15
2 Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, kích thước bầu hợp lý để ươm ca cao được nhiều bà con chọn lựa chính là chiều dài từ 12 cm, chiều rộng 7-8
cm Mỗi bầu nên đục 2 lỗ ở phía dưới gần đáy bầu, hoặc không có đáy để thoát nước hợp lí Nên dùng bầu đất nhựa có màu đen để ươm cây, kích thước bộ rễ phát triển sâu xuống đất Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoại (phân chuồng, phân xanh, phân rác) Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với
Trang 8phân và tiến hành đóng bầu Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m
Đóng b u b ng ph ầu đất ằng phương pháp thủ công ươm giống Keo lai ng pháp th công ủa đất:
3 Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để nguội dần sau 4-6 giờ Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôi lại như lần đầu) Hằng ngày rửa chua bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu
4 Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70% Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải
được cấy dặm ngay Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm Khi
cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu
5 Chăm sóc cây con
Trang 9Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1% Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần, sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã
Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 - 4 tháng, cây có chiều cao 35 - 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4
mm thì đem xuất vườn
T ưới 25% ưới 25% i n c cho keo con b ng T ằng phương pháp thủ công ưới 25% ưới 25% i n c cho keo con b ng ằng phương pháp thủ công
ph ươm giống Keo lai ng pháp th công công ngh phun t đ ng ủa đất: ệ phun tự động ự động ộ dốc dưới 25%
Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ
để tránh sâu, bệnh gây hại Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần
Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng
25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 –
15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun Nên phun thuốc vào buổi chiều Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch
Trang 10Dung d ch COC 85 Thu c Bassatigi 50ND ịa hình thích hợp trồng keo lai có độ dốc dưới 25% ốc dưới 25%
Cách pha chế dung dịch Booc - Đô
Trang 116 Trồng và chăm sóc rừng
Chọn ngày mưa nhỏ, râm mát, nắng nhẹ, đất trong hố đủ ẩm để trồng Mật độ trồng 1100 cây/ha, cự ly 3x3m; hoặc 1660 cây/ha, cự ly 3x2m Nơi dốc dưới 15o cày ngầm toàn diện, nếu trồng xen cây nông nghiệp thì dùng cày chảo, sau đó cuốc hố 30x30x30cm Nơi dốc trên 15o làm đất thủ công, cục bộ, đào hố 40x40x40cm trên băng đã phát dọn thực bì theo đường đồng mức Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải
xé tuí bầu Chú ý, cẩn thận không được làm vỡ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây con Đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, đặt cây con vào giữa hố,
để mặt bầu thấp hơn miệng hố 3-4cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, dùng tay ấn chặt lớp đất mặt vào gốc cây Kết hợp khi lấp đất bón lót mỗi hố 100-150g NPK (5:10:3) hay 200-300g phân hữu cơ vi sinh hoặc hỗn hợp 50g NPK (5:10:3) +
100-150g phân hữu cơ vi sinh Trồng dặm cây chết sau khi trồng 8-10 ngày
Chăm sóc trong 3 năm liền
- Năm đầu, chăm sóc 2 lần: Lần 1 sau khi trồng 1-2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm Lần 2 vào tháng 10-11, phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80cm Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11
-Năm thứ 2, chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm đầu Bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành cao đến 1m Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc rộng 1m
Trồng keo lai trong ngày nắng nhẹ
Trang 12Chăm sóc keo 1, 2 năm đ u ầu đất
Chăm sóc keo năm th 3 ứ 3
- Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0m Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như bón lần
1 nhưng rạch bón cách gốc 40-50cm Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây
Keo lai bị sâu cắn lá và bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng gây hại Phải nhổ, đốt cây bị bệnh, bắt diệt, phun thuốc phòng trừ hay phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp Làm băng trắng cản lửa, rộng 8-10m, trước mùa khô Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì, lá rụng trên các băng cách lửa
để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để kịp thời phát hiện
và ngăn chặn các vụ cháy rừng
7 Khai thác, sử dụng
Keo lai là một trong các loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu giấy Tỷ trọng
gỗ 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng các chất sản xuất bột giấy 95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột 36,6, độ chịu gấp, chịu đập cao hơn hoặc trung gian của 2 loài keo bố mẹ Ngoài ra Keo lai còn dùng làm gỗ dán, ván dán cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng và xuất khẩu Thời gian thu hoạch từ năm thứ 5 đến năm thứ 12 tùy theo much đích sử dụng