1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần môn nghệ thuật và nhân văn tình huống thực tế về trải nghiệm cảm xúc và phân tích theo sơ đồ cảm xúc suy nghĩ hành vi

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trải Nghiệm Cảm Xúc Và Phân Tích Theo Sơ Đồ Cảm Xúc – Suy Nghĩ – Hành Vi
Tác giả Lê Minh Đức, Lê Zi Đan, Nguyễn Hoàng Thái Sơn, Lưu Tứ Gia Quân, Văn Lê Khải Hoàn, Bùi Quang Huy, Lê Đại Hòa, Nguyễn Kim Hải Anh, Nguyễn Thị Huyền Giang, Đinh Gia Lương, Trần Thị Mỹ Kiều
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Nghệ Thuật Và Nhân Văn
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

Suy nghĩ của bản thân: Từ ngày xảy ra câu chuyện trên mình thật sự suy nghĩ rất nhiều về tình bạn này,chúng mình đã từng rất thân, bên cạnh nhau, cùng nhau nắm tay tung tăng đi họcmẫu gi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN NGHỆ THUẬT VÀ NHÂN VĂN

LỚP K15DCTT02

GVHD: TS.NGUYỄN THỊ THANH VÂN

3 Nguyễn Hoàng Thái Sơn 2115110087 Tốt (10đ)

9 Nguyễn Thị Huyền Giang 2115110073 Tốt (10đ)

NHÓM SVTH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

A MÔ TẢ 2 TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRẢI NGHIỆM CẢM XÚC VÀ PHÂN TÍCH THEO SƠ ĐỒ CẢM XÚC – SUY NGHĨ – HÀNH VI: 3

I Tình huống 1: Hai người bạn chơi rất thân với nhau và bỗng nhiên người bạn khác xuất hiện khiến mối quan hệ của hai người bạn thân kia bị rạn nứt 3

II.Tình huống 2: Xung phong làm tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid 6

B PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THUYỀN BUỒM CỦA S B KAUFMAN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CUỘC ĐỜI MÌNH: 11

I Mô hình thuyền buồm của S B KAUFMAN: 11

1 Trạng thái an toàn: 11

2 Trạng thái phát triển: 14

LỜI KẾT 23

Trang 3

Mạnh mẽ nhưng lì lợm, không phải ai trong chúng ta cũng có khả năng kiểmsoát được cảm xúc của bản thân, sự xáo trộn hay dâng trào cảm xúc có tước đoạt đinhững điều mà bạn yêu quý Đó có thể là một cuộc trò chuyện, một cơ hội thăngtiến hay một mối quan hệ mà bạn đã vung đắp từ rất lâu Cảm xúc tác động rất lớnđến hành vi, thúc đẩy hoặc vùi dập, tất cả đều quyết định bởi bản lĩnh của cá nhânngười làm chủ cảm xúc ấy

Xã hội ngày càng nhịp nhàng phát triển, nó phát triển chóng mặt ở tất cả mọilĩnh vực Con người đòi hỏi nhiều hơn sự thông minh hay bề ngoài cao lớn, khôngnằm ngoài vòng hoạt động ấy cảm xúc ngày càng được khám phá và khai mở biến

nó trở thành một vấn đề ngày càng được nhận nhiều hơn sự chú ý và tò mò từ phíacông chúng Nhu cầu thấu hiểu cảm xúc của bản thân, làm chủ và chia sẻ đào sâuvào nội tâm để nhìn rõ hơn thứ mà tự nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta

Vì lẽ đó, nhóm chúng tôi cùng thực hiện bài tiểu luận Giáo dục cảm xúc cụthể qua hai nội dung:

1 Mô Tả 2 tình huống thực tế về trải nghiệm cảm xúc và phận tích theo

sơ đồ cảm xúc – suy nghĩ – hành vi

2 Phân tích mô hình thuyền buồm của S B Kaufman để xây dựng địnhhướng giá trị cuộc đời mình

Để giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề cảm xúc thông qua những nghiên cứukhoa học được ứng dụng trong giảng dạy và đời sống

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

A.MÔ TẢ 2 TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRẢI NGHIỆM CẢM XÚC VÀ PHÂN TÍCH THEO SƠ ĐỒ CẢM XÚC – SUY NGHĨ – HÀNH VI:

I Tình huống 1: Hai người bạn chơi rất thân với nhau và bỗng nhiên người bạn khác xuất hiện khiến mối quan hệ của hai người bạn thân kia bị rạn nứt.

Mình và bạn T chơi với nhau từ thời mẫu giáo hai người chung một xóm lớnlên cùng nhau và bên cạnh nhau từ năm 5 tuổi Vào dịp cả hai cùng đi chơi bạn T đãgiới thiệu một bạn tên M là bạn mới cùng trường Từ đó, M chính thức nhập bọnvới mình và T Sau 1 khoảng thời gian dài ba đứa chơi với nhau, bạn T và M thìngày một thân thiết còn mình thì dần bị bỏ lại phía sau Sự gắn kết giữa mình vàbạn T ngày một giảm dần, cả hai không còn cùng nhau xuất hiện ở những cuộc vui

mà thay vào đó là bạn M Đỉnh điểm là khi mình phát hiện giữa T và M thườngxuyên trao đổi riêng cùng nhiều dòng tin nhắn nói không tốt về mình, hai bạn ấycũng nhiều lần đi chơi riêng bỏ mình lại phía sau

1 Suy nghĩ của bản thân:

Từ ngày xảy ra câu chuyện trên mình thật sự suy nghĩ rất nhiều về tình bạn này,

chúng mình đã từng rất thân, bên cạnh nhau, cùng nhau nắm tay tung tăng đi họcmẫu giáo, cùng nhau học tập phấn đấu trong những kỳ thi, Vậy mà giờ đây khigặp nhau cứ gượng gạo, từ bạn thành bè chỉ vì những lý do không chính đáng vàthật là đáng ghét khi người bạn mới này đã lấy đi mất tình bạn mà mình đã tạo dựngtrong suốt mấy năm qua Thứ tình cảm mà bao năm qua giữa mình và người bạn Mnày giành cho nhau chỉ là một trò đùa thôi sao? Và tình bạn mười mấy năm trờikhông bằng một người bạn chỉ mới quen biết chưa được tới hai tháng trời?Đến hiện tại thì câu chuyện này cũng đã xảy ra khá lâu rồi nhưng khi nhắc lạinhững dòng suy nghĩ này cứ hiện mãi trong trí nhớ mình mà không cách nào mình

có thể quên được, đó là một phần ký ức không thể quên của mình Hiện tại, thì mìnhcũng đã có những người bạn mới, từ bài học trên mình sẽ cố gắng không một lầnnữa vấp vào vết xe đổ nữa và cũng từ ở trên cũng giúp mình hiểu ra rằng đừng vì

Trang 5

những điều vui vẻ nhất thời mà đánh mất đi những thứ mà chúng ta đã làm cùng

nhau, sau này dù có hối hận thì suy cho cùng cũng chỉ là kỷ niệm.

2 Cảm xúc của bản thân:

- Sự rối bời: Cảm xúc hỗn độn nếu không suy nghĩ thông suốt sẽ dẫn đến

nhiều mạch cảm xúc khác nhau như là ganh ghét, căm hận, tiếc nuối hoặc có thể làbuồn bã…tiếc nuối khi là bản thân mình trước đó đã thờ ơ trước việc bạn thân củamình giới thiệu một người bạn mới, bản thân cũng đã không thể hòa vào bầu khôngkhí trò chuyện vui vẻ của hai người bạn trong nhóm của mình Dẫn đến nhạt nhòagiữa sự tồn tại của nhóm ba người bạn

- Sự tức giận: Trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi gặp lại sự xuất hiện đột ngột

của hai người đã từng là “bạn thân”, sự tức giận xuất hiện một cách vô thức có lẽ do

nó là một trong những cảm xúc cơ bản nhất của con người, cảm xúc thứ cấp mangtên tức giận ấy nó tức thì nhưng rất mạnh mẽ

- Sự tiếc nuối: Sau khi bản thân mình có thời gian để suy nghĩ thấu đáo về

khoảnh khắc ấy, bản thân mình có chút buồn bã và tiếc nuối Nó như một nốt trầm

để mình có thời gian hoài niệm những niềm vui, những điều tốt đẹp mà mình cóđược trước đó, tiếc nuối cho một mối quan hệ đã từng rất đẹp

3 Hành vi của bản thân:

Từ những cảm xúc trên đã khiến bản thân mình có nhiều hành vi khác nhau.Thuộc kiểu người hay suy nghĩ thấu đáo mọi việc trước khi làm Sự thể hiện ra bênngoài cho người khác thấy gần như luôn có chuẩn bị trước để phần nào hạn chếnhững phút nông nỗi làm ảnh hưởng đến bản thân và người khác

Một chút vui cho người cho người bạn “ từng thân” đã tìm được một người bạnmới đồng điệu hơn Bản thân cũng ý thức được mình nên tìm hiểu và mở rộngnhiều hơn các mối quan hệ xung quanh, tập làm quen dần với những tình huống bấtngờ Một chút buồn bã trong lòng, từ những điều đó cái “tôi” của bản thân dần được

hạ xuống, hành động chín chắn hơn để khi gặp hai bạn ấy cả ba vẫn có thể tròchuyện dù không thể thân thiết như lúc đầu

Trang 6

4 Kết quả:

Hành vi không kiểm soát được cơn tức giận được gọi là bộc lộ mất kiểmsoát, người ta chỉ nghĩ rằng khi mình bộc lộ ra bản chất cảm xúc bên trong củachính mình sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn phần nào khi đang phải hứngchịu sự phản bội từ hai người kia Sau cơn “xả giận” đấy, mình cảm thấy hụthẫng, buồn bã, và sau cùng là không còn sự phản kháng nào về sự việc đaubuồn đấy, mình đã lặng lẽ bỏ qua

Bản thân mình trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận cuộc sống, không cònquá phụ thuộc vào những mối quan hệ xung quanh Sau sự việc trên thì chúngmình đã không còn thân thiết với nhau nữa, mình mất đi một mối quan hệ bạn

bè thắm thiết

* Sơ đồ Suy nghĩ – Cảm xúc – Hành vi cho tình huống 1:

5 Thông điệp mang đến qua tình huống trên:

Trong cuộc sống, đôi khi ta cần chấp nhận buông bỏ một mối quan hệ cũ để cóthể bắt đầu một mối quan hệ mới Tập làm quen với những sự kiện bất ngờ xảy ra

và quan trọng hơn là sự kiểm soát cảm xúc cá nhân, bình tĩnh và thấu đáo hạn chếviệc bị cảm xúc chi phối làm ảnh hưởng đến bản thân và người khác

Biết yêu quý bản thân hạn chế lệ thuộc quá nhiều vào một mối quan hệ hay tiêucực hóa vấn đề, xung quanh còn rất nhiều người luôn sẵn sàng lắng nghe và thấuhiểu ta khi cần

Trang 7

Tỉnh táo trong việc nhìn nhận vấn đề, đón nhận nó một cách tự nhiên bởi dù cókhó chịu, khó chấp nhận đến đâu đó cũng chỉ là những cảm xúc nhất thời, mọi thứ

sẽ bình thường trở lại sau một thời gian

II.Tình huống 2: Xung phong làm tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid.

Do từ nhỏ mình đã tham gia các hoạt động Đoàn, Đội nên khi những đợt bùngdịch đầu tiên bắt đầu nổ ra trong suy nghĩ của mình đã ngay lập tức chỉ muốn xinđược cùng anh mình đi tham gia làm tình nguyện viên ở tuyến đầu để giúp đỡ các ybác sĩ Nhưng ý định đó của mình liền bị dập tắt vì ba mẹ lo cho mình, lúc đó mìnhnghĩ rằng “Thôi thì ở nhà cũng là yêu nước, ở nhà cũng chăm lo cho cha và mẹđược” Thế nhưng cũng chỉ được vài tháng, đột nhiên ba mẹ mình bị dương tính, chỉ

số PCR cao, riêng bản thân mình lúc đó thì lại không bị nên buộc phải ra tự cách lychỗ khác xa ba mẹ mình, chỗ y tế họ bảo rằng vì sợ virus Covid đang ủ bệnh nên phải

ra chỗ riêng biệt ở một mình cho chắc rồi sẽ test lại sau Khi đã xong xuôi mọi việc

mà mình vẫn âm tính thì mình cũng đỡ lo, thế nhưng một vấn đề mới lại xảy ra, rằng

là khi mình đã âm nhưng ba mẹ mình vẫn đang cách ly tại nhà thì mình phải đi đâu?

Ở nhà không được, đi cũng không biết về đâu, thế là nhân cơ hội đó mình cũng điđăng ký tình nguyện viên

1 Suy nghĩ của bản thân:

Thật sự đó là một chuỗi tháng ngày với những trải nghiệm khác nhau mà mình

dám chắc chắn sẽ mãi chẳng bao giờ quên đi được Được chứng kiến các câu chuyệnđan xen với những cảm xúc khó nói nhiều khi mình cũng chỉ biết chết lặng Mình đãđược phân công cho rất nhiều công việc, từ việc đi chợ mua thực phẩm, mua thuốccho người dân lúc tờ mờ sáng đến lúc trời dần chiều tối, ship bình oxy cấp tốc vượtqua màn đêm để cứu người, lúc đó trong đầu mình còn lo là nếu chậm một nhịp thì sẽkhông cứu được người ta nữa, rồi kể cả việc bốc vác mấy trăm kilogram thực phẩm,hay lấy mẫu thử cho người dân địa bàn

Tất cả đối với mình như là một hành trình thú vị, vui có, buồn có, sợ có, nản có.Những lúc mình nản chí và mệt mỏi nhất, mình lại nghĩ rằng “nếu mình không làm,

Trang 8

thì ai làm?” Mỗi buổi tối khuya sau khi vừa về được phòng để nghỉ ngơi ăn cơm, cơthể mình lúc đó như muốn tan ra, mệt mỏi nhừ cả người, thế nhưng chỉ cần một cuộcđiện thoại từ ba mẹ thì mình lại như được sạc lại năng lượng để chuẩn bị sẵn sàngcho ngày hôm sau Hiện tại thì mình đã được về bên gia đình, chuỗi ngày đó đối vớimình tuy mệt nhưng đã mang lại cho mình rất nhiều bài học ý nghĩa về mọi mặt Tuy nhiên, dạo thời gian gần đây lại có một số tin đồn, tin giả gây hiểu nhầmtrong cộng đồng, làm người dân hoàng mang rồi trách móc các cơ quan chức năng Lúc đó mình nghĩ “ Vậy thời gian qua mình cố hết sức vì mọi người để rồi bị chửi, bịhiểu như này như nọ có đáng không?” Mình thầm nghĩ suốt một tuần, nhưng rồimình cũng mặc kệ bởi lẽ đây là sự cống hiến, cống hiến tuổi trẻ, cống hiến sự cốgắng giúp đất nước ta chống dịch Corona Tóm lại, khoảng thời gian đó đối với mình

là vô giá

2 Cảm xúc của bản thân:

Trong chuyến đi tham gia chống dịch vừa rồi mình đã có vô vàn những cảmxúc thăng trầm khác nhau Mỗi ngày xem tin tức đều thấy số người nhiễm bệnh tăngcao, nhiều nơi bị phong tỏa, nhiều người phải nghỉ việc vì ảnh hưởng của dịch bệnh:

- Sự xúc động: Bản thân thật sự rất xúc động và thương xót cho những số

phận khốn khổ, những sinh mạng đã bị cướp đi bởi con virus quái ác này Sự xúcđộng đó càng mạnh mẽ hơn khi chứng kiến những hình ảnh các bạn thanh niên, cácchiến sĩ cùng tham gia chống dịch Ngay lúc đó, mình đã nghĩ bản thân phải làmviệc gì đó để góp một phần sức giúp đất nước đẩy lùi dịch bệnh

- Sự hồi hộp: Luôn trong tâm thế hồi hộp khi mà mỗi ngày phải chiến đấu vớinhiều rủi ro, nguy hiểm xung quanh Một ngày phải tiếp xúc với rất nhiều ngườinên là mình khá lo lắng và sợ hãi vì nguy cơ mình bị nhiễm bệnh là rất cao Mặctrên mình bộ quần áo bảo hộ kín mít, được phân công rất nhiều việc và làm việc bất

kể trời mưa hay nắng nên có đôi lúc mình cảm thấy rất mệt mỏi và nhớ gia đình.Tuy nhiên, đổi lại những cảm xúc hồi hộp, lo sợ, nhớ nhung đó mình nhận được rấtnhiều điều quý giá

- Sự nhiệt huyết: Mình thấy vinh hạnh vì đã giúp đỡ được mọi người trong

lúc khó khăn Khi chính tay mình trao những thực phẩm thiết yếu cho người dân,mình cảm nhận được ánh mắt vui sướng của họ qua lớp khẩu trang kia, điều đó làm

Trang 9

mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc Và thứ tiếp thêm động lực cho mình những lúcmệt mỏi chính là những anh chị em cùng tham gia chống dịch Từ những ngườichẳng hề quen biết, dần dần trở nên thân thiết, gắn bó với nhau như một gia đình.Hằng ngày mọi người đều hỏi thăm, động viên nhau để cùng nhau vượt qua đạidịch, cống hiến và nỗ lực hết mình đẩy lùi dịch bệnh.

- Sự tự hào: Mình rất hãnh diện và tự hào khi đã xung phong tham gia làmtình nguyện viên chống dịch Qua đây mình đã hiểu được nỗi vất vả của nhữngchiến sĩ tuyến đầu chống dịch và mình rất biết ơn họ Với tinh thần của một ngườithanh niên tình nguyện thì mình luôn nung nấu trong lòng ý chí quyết tâm với mongmuốn khát khao to lớn là sớm đưa mọi người trở về với cuộc sống yên bình vốn cótrước đây

3 Hành vi của bản thân:

Khi mà trải qua nhiều cung bậc cảm xúc như vậy thì chắc chắn rằng những cảmxúc đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của mình Mỗi cảm xúc khác nhau sẽdẫn đến một hành vi khác nhau

Những lúc mệt mỏi, nhớ nhà mình đã từng muốn bỏ hết để về với gia đình.Nhưng chỉ cần một cuộc gọi hỏi thăm từ ba mẹ mình đã gạt phăng ngay ý định đó.Trong đầu mình luôn có một câu hỏi mỗi khi cảm thấy sợ hãi: “Nếu ai cũng sợ thì

ai sẽ là người chống dịch?” Nghĩ đến đây mình như được tiếp thêm ý chí, sứcmạnh để đi theo mệnh lệnh con tim, tiếp tục hành trình chung tay đẩy lùi dịchbệnh Khi nhận được những lời cảm ơn, những ánh mắt vui sướng vì nhận được sựgiúp đỡ, mình đã cảm thấy rất hạnh phúc, hãnh diện, tự hào,… Và những cảm xúc

đó đã giúp cho mình hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao, phục vụ và bảo

vệ mọi người một cách tốt nhất

Trải qua cuộc hành trình chống dịch tuy mệt mỏi nhưng cũng tràn đầy niềmvui, hạnh phúc ấy, chắc chắn mình đã trưởng thành hơn rất nhiều Mình luôn nhớđến câu hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổquốc hôm nay” Mình mong muốn thế hệ trẻ chúng ta sẽ góp một phần sức nhỏ củamình để cùng nhau bảo vệ Tổ quốc trong thời kì dịch bệnh hiện nay Và bất cứ khinào Tổ quốc cần mình luôn sẵn sàng có mặt

Trang 10

4 Kết quả:

Dẫu quá trình làm tình nguyện viên chống dịch gặp nhiều khó khăn, hiểm nguy

và gian khổ nhưng những thành quả mà bản thân đạt được trong quá trình trảinghiệm lại ấy không uổng phí công sức mà mình bỏ ra

Công việc này đã đem lại cho bản thân mình rất nhiều kinh nghiệm, những kiếnthức quý giá Tự việc giúp mình rèn luyện thể lực, tinh thần đến việc thích nghi vớinhững áp lực mà công việc đem lại Là một tình nguyện viên tham gia chống dịchCovid ta luôn phải nỗ lực hết 100% sức lực của bản thân từ sự nhanh chóng, cẩnthận trong công việc, sự kiên trì, bền bỉ và phải có một ý chí sắt đá không sợ hãitrước mọi nguy hiểm Và thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn như vậythì dần dần những kỹ năng trên của mình được cải thiện không ít

Ngoài ra trong quá trình làm tình nguyện viên, mình còn được gặp gỡ, tiếp xúc

và làm việc chung với những con người cùng chí hướng, cùng mục tiêu, mongmuốn dùng sức mình để giúp đỡ mọi người vượt qua khoảng thời gian khó khănnày Qua khoảng thời gian làm việc chung với họ mình dần cải thiện khả năng làmviệc nhóm, khả năng phối hợp cũng như biết cổ vũ động viên mọi người vượt quanhững khó khăn trước mắt

Tuy khó khăn nhiều là thế nhưng không phải là không có những niềm vui Saumỗi lần giao đồ tiếp tế, thực phẩm cho người dân và nhận được lời cảm ơn của họ,mình cảm thấy những mệt mỏi của mình gần như tan biến, cảm nhận được sự có íchcủa bản thân đối với mọi người Xen lẫn giữa những niềm vui là những nỗi buồn

mà mỗi khi mình nhớ lại thì nghẹn ngào, xót xa Trong thời buổi đại dịch diễn biếnphức tạp như bây giờ thì việc phải chứng kiến một người ra đi mãi mãi thì là mộtđiều gì đó dần trở nên quen thuộc nhất là với những tình nguyện viên chống dịchnhư mình

* Một câu chuyện quanh tình huống trên:

Mình đã chứng kiến không ít sự mất mát trong đại dịch vừa qua, thậm chíngười có người mất ngay bên cạnh mình Vào khoảng 2h sáng, đội của mình nhận

Trang 11

được một cuộc điện thoại, ở đầu dây bên kia là một giọng nói run rẩy, sợ hãi và vôcùng không bình tĩnh đang cần gấp một bình oxy Lúc tới nơi thì không ngờ ngườiđang nằm trên giường kia lại là chú bán hủ tiếu gần nhà Chú ấy là một người vôcùng vui tính và tốt bụng Lập tức tụi mình liền ghim bình oxy cấp cứucho chúngay Đang loay hoay thì chú nắm tay mình và nói “chú có bị gì thì con cho chúgửi hai thằng nhóc này đi Đoàn, Đội với con nha” Nghe câu đó trong lòng mìnhnhư chết lặng nhưng mình cũng lặp tức bình tĩnh lại và động viên chú “Chú đừngnói vậy, chú phải cố sống để lo cho hai đứa nhỏ chứ, chú phải sống để còn bán hủtiếu cho con chứ” Chú cười nhẹ và rồi tay chú nhẹ dần, nhẹ dần rồi buôngxuống chú đã ra đi mãi mãi

Đó là khoảnh khắc mà dường không gian xung quanh bỗng trở nên nặng trĩu đủsức để đè nát tâm hồn của những người chứng kiến Lúc đó mình chỉ tự trách mình

đã quá chậm, giá như mà mình đến nhanh hơn nhưng… tất cả chỉ dừng lại ở hai từ

“giá như” Tuy đã được mọi người trong đội động viên rất nhiều và bảo “khôngphải lỗi mày đâu” nhưng đâu đó trong sâu thẳm cõi lòng mình vẫn tự trách mình,trách bản thân đã quá vô dụng và bất lực Sau sự việc đó mình càng trở nên trântrọng gia đình mình hơn, quan tâm đến những người thân yêu của mình nhiều hơn

vì mình không muốn phải trải qua cảm giác bất lực khi phải chứng kiến một ngườithân yêu rời xa mình mà bản thân không thể làm gì cả

* Sơ đồ Suy nghĩ – Cảm xúc – Hành vi cho tình huống 2:

Trang 12

5 Thông điệp mang đến qua tình huống trên:

Là một người trẻ mình nghĩ các bạn nên thử tham gia vào một hoạt động tìnhnguyện nào đó Điều đó sẽ giúp các bạn có được những trải nghiệm thực tế, đồngthời có thể cải thiện một số khả năng cần thiết cho tương lai của các bạn

Tất nhiên là các bạn không nhất thiết phải tham gia vào phòng chống dịch nhưmình mà các bạn có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác như dọn rác khu phố, điđến các nơi xảy ra lũ lụt hoặc vùng sâu vùng xa giúp đỡ những người đang gặp khókhăn Tuy có những việc đó sẽ không nhẹ nhàng thậm chí còn rất khó khăn, nguyhiểm nhưng chắc chắn những gì bạn thu lại được sau cuộc hành trình đó sẽ khôngkhiến các bạn thất vọng

KAUFMAN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CUỘC ĐỜI MÌNH:

I Mô hình thuyền buồm của S B KAUFMAN:

1 Trạng thái an toàn:

Trạng thái an toàn trong thuyết thuyền buồm của S.B Kaufman là gì? Đó làkhi tất cả mọi nhu cầu an toàn trong cuộc sống hằng ngày của con người được thỏamãn một cách lành mạnh, khi đó tâm trí và thân thể con người ở trạng thái an toàn.Trong trạng thái an toàn, con người khó có thể “chìm”

Trạng Thái An Toàn được hợp thành từ 3 nhu cầu chủ yếu:

An toàn

Sự gắn kết (Được yêu thương và được đón nhận)

Lòng tự trọng (Cảm thấy có giá trị và có năng lực)

a AN TOÀN:

An toàn là nhu cầu cơ bản nhất của con người Sự an toàn là trạng thái đượcbảo vệ khỏi sự tổn hại hoặc các kết quả không mong muốn khác Hay nói cáchkhác, con người chỉ có thể phát triển khi thực sự được an toàn

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w