1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kì phân tích bài thơ vãn quảng trí thiền sư của tác giả đoàn văn khâm

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hình ảnh di cữu của thiền sư được trang trọng đặt trong phòng thiền, nơi Ngài đã từng miệt mài tu hành và truyền bá Phật pháp. Câu thơ thể hiện sự thương tiếc sâu sắc của thi sĩ Đoàn Vă

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KÌPHÂN TÍCH BÀI THƠ “VÃN QUẢNG TRÍ THIỀN SƯ” CỦA TÁC GIẢ ĐOÀN VĂN KHÂM

HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1- LITR188101

GV HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ HÀ ANThành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KÌPHÂN TÍCH BÀI THƠ “VÃN QUẢNG TRÍ THIỀN SƯ” CỦA TÁC GIẢ ĐOÀN VĂN KHÂM

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

Trang 4

PHIÊN ÂM: Vãn Quảng Trí thiền sư

Lâm loan bạch thủ độn kinh thành,Phất tu cao sơn viễn cánh hinhKỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch,Hốt văn di lý yểm Thiền quynh.Trai dinh u điểu không đề nguyệt,Mộ tháp thùy nhân vị tác minh.Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt,Viện tiền sơn thủy thị chân hinh.

DỊCH NGHĨA: Viếng thiền sư Quảng Trí

Trang 5

Xa lánh kinh thành, vào nơi rừng núi cho đến bạc đầu,Phất tay áo trên núi cao, càng xa càng ngát thơm.

Đã mấy lần [tôi] những muốn chít khăn tu hành đến hầu bên chiếu,[Thế mà nay] bỗng nghe nhà sư qua đời, cửa chùa đã khép kínTrước sàn nhà trai, tiếng chim khuya khắc khoải kêu dưới bóng trăng.Có ai vì người mà để bài minh vào ngọn tháp trên mộ?

Các bạn tu hành chớ nên đâu thương về nỗi vĩnh biệt.Sông núi trước chùa, chính là hình ảnh chân thực của người.

DỊCH THƠ:

Lánh chợ vào rừng, tóc bạc phơ,Non cao rũ áo ngát hương thừa.Trùm khăn những muốn hầu bên chiếu,Treo dép đà nghe khép cửa chùa.Trăng dọi sân trai, chim khoắc khoải,Tháp không bia chữ, mộ thờ ơ.Bạn Thiền thôi cũng đừng thương xót!Non nước ngoài am, đó dáng xưa.NGÔ TẤT TỐ

(VĂN HỌC ĐỜI LÝ)

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG1 Tác giả

Trang 6

- Đoàn Văn Khâm (1020- 1094), quê gốc ở Tô Xuyên (nay là Thái Bình).- Đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) thời nhà Lý Tháng 2 năm Ất Mão (1075),

ông đỗ thứ 2 (tương đương Bảng Nhãn) trong khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường ở Văn miếu Quốc Tự Giám.

- là nhà thơ, danh thần, Thượng thư Bộ Công đời vua Lý Nhân Tông

- Tuy làm đến Thượng thư, nhưng ông vẫn luôn có ý muốn từ quan là một cư sĩ mộđạo Phật, thường quấn khăn vải, mặc áo nâu và hay giao du với khách thiền lâm

- Ông thường làm thơ, được người đương thời khen tặng nhưng dường như đã thất lạc gần hết, đến nay chỉ còn ghi nhận được 4 bài thơ viết bằng chữ Hán => Có thể thấy Đoàn Văn Khâm là người đức hạnh cao, rất hâm mộ đạo Phật và cũng là nhà thơ xuất sắc đời bấy giờ.

2.Về thiền sư Quảng Trí

- Quảng Trí—Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Bắc Việt Năm 1059, ngàixuất gia làm đệ tử của Thiền sư Thiền Lão tại núi Tiên Du Ngài trở thành Pháp tửđời thứ bảy dòng Thiền Vô Ngôn Thông Vốn người không ưa cái đẹp xa xỉ bênngoài, chỉ thích giữ khí tiết thanh cao của mình Năm đầu niên hiệu ChươngThánh Gia Khánh (1059), sư từ bỏ thế tục đến tham vấn với Thiền Lão thiền sư ởTiên Du Ngay một câu nói của thầy, sư nhận được yếu chỉ Từ đó, năm tháng miệtmài, sư dốc hết ý chí vào thiền học, chưa bao lâu tiếng tăm vang xa khắp nơi.- Về sau ngài trụ tại chùa Quán Đảnh trên núi Không Lộ Hầu hết cuộc đời ngài,

ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt Ngài thị tịch (qua đời)năm 1091.

3 Tác phẩm

- Ngôn ngữ: chữ Hán Bài thơ được viết theo ngôn ngữ thiền đặc trưng (đậm chất triết học và tâm linh) và được trình bày dưới dạng câu chữ tuy có ngắn gọn nhưng mang đầy ý nghĩa sâu sắc.

- Thiền ngữ (禅語 ぜんご - ) vốn là những lời dạy ngắn gọn cô đúc về giáo lý Thiền Tông của các bậc giác ngộ hay những câu nói được trích từ các dật thoại và kinh điển của Thiền Tông Những câu nói này đóng vai trò như những công án giúp các Thiền sinh tinh tấn trong việc tu tập và giác ngộ giáo lý Thiền Chẳng hạn như câu "Cá lội làm nước đục, chim bay sẽ rụng lông" (Ngư hành thủy trọc điểu phi mao lạc -

魚行水濁鳥飛毛落) ý nói điều gì trên đời này cũng để lại dấu vết Đừng lo không có người nhận thấy sự cố gắng của mình Đúng như câu nói “Hữu xạ tự nhiên hương” Mặt khác, kẻ làm chuyện xấu, khuất tất nhất định sẽ có ngày bị phát hiện Vì thế khi làm chuyện gì chúng ta cũng cần phải cẩn thận cân nhắc, phân biệt đúng sai Ai cười

Trang 7

sau cùng mới là người thắng cuộc Hay Thiền ngữ "Hãy tự mình thắp đuốc mà đi" (Tự đăng minh - 自灯明 ) Chúng ta ai rồi cũng phải sống cuộc đời của mình, không ai có thể giúp đỡ chúng ta mãi Cho dù là người thân, bạn bè thì cũng chỉ cùng ta đi cùng một đoạn đường nào đó thôi Đường đời thì dài, có lúc tối tăm, có lúc sáng sủa Khi gặp khó khăn chỉ có thể trông cậy chính bản thân mình Nếu không biết tự lực sao ta có thể đi đến tận cuối đường đây?

- Kỹ thuật thơ và biện pháp nghệ thuật:

 Ngôn ngữ uyên áo (uyên: vực sâu, sâu rộng; áo: chỗ kín -> ngôn ngữ có ý nghĩa sâu xa): tượng trưng cho nhiều ẩn dụ và hình ảnh Phật giáo. Nhịp điệu trầm lắng: nhịp điệu chậm rãi, chiêm nghiệm phản ánh trạng thái

tâm linh tĩnh lặng, sâu lắng của tác giả.

 Kết cấu liền mạch: không chia thành nhiều khổ, cho thấy sự thống nhất trong tư tưởng.

Trang 8

CHƯƠNG 2: PHẦN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM2.1 Khai

Phiên âm:

Lâm loan bạch thủ độn kinh thành,Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh.Dịch nghĩa:

Xa lánh kinh thành, vào nơi rừng núi cho đến bạc đầu, Phất tay áo trên núi cao, càng xa càng ngát thơm.

- Ở câu Lâm loan bạch thủ độn kinh thành : “”

 Lâm loan: núi nhấp nhô Bạch thủ: bạc đầu Độn: dời đi

 Kinh thành: thành phố đông đúc

 Xa lánh kinh thành, vào nơi núi rừng cho đến bạc đầu

- Ở câu Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh : “”

 Viễn: xa Hinh: thơm

 “Viễn cánh hinh”: càng xa càng thơm  Tụ: tay

 Phất tay áo càng xa càng thơm.

 Càng về núi cao ở ẩn thì ông càng có tiếng thơm Bên cạnh đó, có thể hiểu là càng lênnúi cao thì ông càng ngửi được mùi thơm

- Con người từ khi sinh ra đều có tính giác ngộ, nhưng vì tiếp xúc quá nhiều với ngoại vật nên sinh ra những cảm xúc và ham muốn cá nhân Những ham muốn đó thúc đẩy con người làm nên cái nghiệp, hay nói cách khác chính là nhân quả Và khi bị cuốn vào vòng luân hồi nhân quả ấy, chúng ta không thể tránh khỏi các cung bậc hỉ nộ ái ố,càng không thể tránh khỏi sự khổ sở, lao lực Muốn cắt đứt vòng luân hồi ấy họ cần phải quay về sự trong sáng, ngây ngô, hồn nhiên như thuở ban đầu, hay nói cách khác chính là phải tu tập để đánh thức tính giác ngộ ẩn sâu trong trái tim của mỗi người  Thiền sư Quảng Trí ý thức được thế giới hiện tại là vô thường, đầy biến động, không

ngừng đổi thay sinh diệt, do đó ông tu tâm để giữ tâm an nhiên, không lo sợ, buồn vuixao động mà sống thanh thản, hòa nhịp cùng với quy luật tự nhiên và đời sống.

2.2 Thừa

Phiên âm

Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch,Hốt văn di lý yểm thiền quynh.Dịch nghĩa

Trang 9

Đã mấy lần (tôi) những muốn chít khăn tu hành đến hầu bên chiếu,(Thế mà nay) bỗng nghe nhà sư qua đời, cửa chùa đã khép kín.

- Ở câu Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch : “”

 Kỷ: mấy lần  Tịch: sạch trong tịnh độ Tịnh cân: cạo đầu Tịch: chiếu

 Trượng tịch: chiếu của thiền sư

 "Kỷ nguyện" có nghĩa là lời cầu nguyện hoặc mong ước Ở đây, nó tượng trưng cho sự lòng thành và tôn kính trong việc tìm kiếm sự bình an tâm hồn  "Xu" ở đây có thể hiểu là hướng về phía trên hoặc hướng về phía trước Trong

ngữ cảnh này, nó có thể biểu thị sự tiến bước hoặc tiến triển trong việc đạt được trạng thái tịnh tâm

 Câu thơ này kêu gọi đến việc mong muốn sự bình an và hạnh phúc thông qua sự lòng thành, sự thanh tịnh, và sự cân bằng tinh thần, giống như việc xây dựng một nền tảng vững chãi cho cuộc sống.

- Ở câu Hốt văn di lý yểm thiền quynh : “”

 "Hốt": có nghĩa là hốt hoảng, vội vã. "Văn": là tiếng khóc, tiếng than

 "Di lý": trút dép, không thể đi dép => tức là chết "Yểm" có nghĩa là che phủ, ủ ấp

 "Thiền quynh" là phòng thiền, nơi tu hành của thiền sư.

 Cả câu thơ: "Hốt văn di lý yểm thiền quynh" được hiểu là: Tiếng khóc than vang vọngkhắp nơi khi di cữu của thiền sư Quảng Trí được đưa về phòng thiền để chuẩn bị cho nghi thức tang lễ Hình ảnh di cữu của thiền sư được trang trọng đặt trong phòng thiền, nơi Ngài đã từng miệt mài tu hành và truyền bá Phật pháp.

 Câu thơ thể hiện sự thương tiếc sâu sắc của thi sĩ Đoàn Văn Khâm trước sự ra đi của thiền sư Quảng Trí Đồng thời, câu thơ cũng cho thấy sự trân trọng và ngưỡng mộ củatác giả đối với những cống hiến to lớn của thiền sư trong việc truyền bá Phật pháp đếnvới chúng sinh.

 Ngoài ra, hai câu thơ còn mang những ý nghĩa sâu sắc khác: Đó là sự vô thường của cuộc sống Hai câu thơ nhắc nhở chúng ta về sự vô thường của cuộc sống, mọi thứ đều có thể thay đổi và kết thúc, chính vì vậy mà mỗi chúng ta hãy sống thật ý nghĩa trong từng giây phút của cuộc đời Cái chết của thiền sư Quảng Trí cũng chính là sự giác ngộ cũng là sự giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền muộn của trần gian.

 Hai câu thơ thể hiện lòng từ bi của tác giả đối với tất cả chúng sinh, mong muốn rằng mọi người đều được giác ngộ.

Trang 10

 Hai câu thơ "Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch" và "Hốt văn di lý yểm thiền quynh" là những câu thơ hay và vô cùng ý nghĩa, thể hiện một lòng thành kính, biết ơn và sự tiếc thương của tác giả đối với thiền sư Quảng Trí Đồng thời, hai câu thơ cũng mang những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, về sự giác ngộ và lòng từ bi.

2.3 Chuyển

Phiên âm:

Trai đình u điểu không đề nguyệt,Mộ tháp thuỳ nhân vị tác minh.Dịch nghĩa:

Trước sân nhà trai, tiếng chim khuya khắc khoải kêu dưới bóng trăng.Có ai vì người mà đề bài minh vào ngọn tháp trên mộ?

- Ở câu “Trai đình u điểu không đề nguyệt” :

 Đình: cái nhà, cái sân  Trai đình: cái nhà ăn chay  U: sâu xa, ẩn núp , tối tăm Điểu: chim

 “u điểu”: con chim núp vào nơi nào đấy mà mình không thể nhìn thấy nó -> tương hợp với “nguyệt”

 “Trai đình u điểu không đề nguyệt”: trước cái sàn nhà chay con chim ẩn nấp cất tiếng gọi trăng (Thế nhưng chim chưa bao giờ cất tiếng hót vào buổi tối => Chim tiếc thương nhà sư đến mức cất tiếng gọi trăng vào buổi tối Không chỉ con người mà thiên nhiên cũng bày tỏ sự tiếc thương)

 Không: hư không, khoảng không (Trong Phật giáo đại thừa còn có Thiền tôngđặt cơ sở trên tư tưởng “không” khởi nguyên từ kinh Bát nhã, nhưng “không”ở đây không phải là hư vô chủ nghĩa mà là “chân không diệu hữu”: cái khôngchân thật là cái có vi diệu)

 Đề: khóc, kêu, hót (ở đây được hiểu là tiếng chim hót)

 Nguyệt: trăng, ánh trăng, bóng trăng => Hình ảnh trăng càng làm cho câu thơ thêm ảm đạm, u sầu, qua đó có thể thấy được nỗi lòng tác giả.

 Thể hiện nỗi day dứt, tiếc nuối trước sự ra đi của một bậc thiền sư

- Tiếng chim khắc khoải: từ khắc khoải ở đây miêu tả tiếng chim kêu lặp đi lặp lại, gâycảm giác bồn chồn, day dứt trong lòng.

=> Cả câu thơ hiện lên một khung cảnh ảm đạm, u sầu Sự ra đi của một bậc Thiềnsư không chỉ khiến tác giả tiếc thương, mà dường như không gian, sự vật cũng bàytỏ sự buồn rầu, lưu luyến.

- Ở câu “Mộ tháp thuỳ nhân vị tác minh” :

Trang 11

 Nhân: người Mộ: ngôi mộ Tháp: tòa tháp

 Mộ tháp: những tháp của vị sư lớn trụ trì ở chùa đã tạ thế. Thùy: ai (câu hỏi)

 Nhân: người Vị: vì

 Tác: làm, tạo nên

 Minh: bài minh (khắc chữ vào bia để tự răn mình hoặc ghi chép công đức)

- Chữ "Minh" (Danh) còn là tên một thể văn, tức Bài “minh”, thường được khắc chữ

vào đồ vật, hoặc để tự răn mình, hoặc ghi chép công đức Ngày xưa khắc vào chuông,đỉnh, đời sau hay khắc vào bia Bài minh tổng kết sự việc đã trình bày ở trước đó,thêm lời ca tụng, nó vẫn được viết bằng văn vần Như vậy, “tác minh” mà tác giảĐoàn Văn Sâm nói đến ở đây là hành động ghi chép công đức của Thiền sư Quảng Trí

lên bia mộ của người => Sự tiếc thương của con người khi đề bài Minh vào ngọntháp trên mộ

- Nhưng ở đây, tác giả đã đặt ra câu hỏi: Có ai vì người mà đề bài minh vào ngọn tháptrên mộ? Có lẽ tác giả đang muốn nói đến việc: liệu nhân gian có ai sẽ nhớ mãi vềThiền sư Quảng Trí Bây giờ người ra đi, có thể vạn vật đều buồn, đều luyến tiếc,nhưng liệu có ai nguyện nhớ công đức của người đã mất mãi mãi trong lòng? Từ “tạc”mang cảm giác mạnh (tạc đá, tạc tượng…) để thể hiện sự khắc cốt ghi tâm đời đờikhông phai Khi bài minh được tạc lên bia mộ, nó sẽ trường tồn với thời gian, côngđức, bài học mà Thiền sư Quảng Trí để lại cho đời cũng sẽ còn mãi Câu hỏi tu từ nàysẽ làm cho người đọc phải dừng lại và ngẫm về sự vô thường của thời gian.Mọi thứđều không thể chống lại thời gian, thời gian có thể làm lãng quên đi những kí ức.Chính vì thế nếu muốn được người đời nhớ tới, không dễ dàng bị lãng quên một cáchnhanh chóng, hãy sống có ích, cống hiến và sống đúng đạo với quy luật tự nhiên củacon người

 Hai câu thơ thể hiện được nỗi luyến tiếc của thi sĩ Đoàn Văn Sâm trước sự ra đi củamột bậc Thiền sư đáng kính Tác giả không chỉ bộc bạch nỗi lòng một cách trực tiếp,mà còn thể hiện qua sự vật và không gian xung quanh Bên cạnh đó, tác giả còn thểhiện nỗi băn khoăn của mình rằng liệu bậc thiền sư ấy sẽ còn sống trong lòng mọingười trong bao lâu? Hay sẽ nhanh chóng bị lãng quên? Từ đó chúng ta cũng thấyđược nhiều thiền lí đáng suy ngẫm.

2.4 Hợp

Phiên âm

Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt,

Trang 12

Viện tiền sơn thuỷ thị chân hình.

Dịch nghĩa

Các bạn tu hành chớ nên đau thương về nỗi vĩnh biệt,Sông núi trước chùa, chính là hình ảnh chân thực của người.

- Ở câu Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt : “”

 Sự tiếc thương vô hạn của tác giả trước sự ra đi của Thiền sư Quảng Trí  "Đạo lữ" (người bạn đồng hành trên con đường đạo) là ẩn dụ cho mối quan hệ

gắn bó giữa tác giả và Thiền sư  Tu: cần thiết

 "Bất tu thương vĩnh biệt": không cần thương tiếc sự ra đi của thiền sư vì hìnhảnh của thiền sư đã thị hiện ở sông núi trước chùa => Thiền sư mất đi nhưngkhông hề biến mất hoàn toàn (không nên đau buồn vì vĩnh biệt) thể hiện mongmuốn của tác giả rằng Thiền sư sẽ được giác ngộ và siêu thoát khỏi vòng luânhồi sinh tử.

 Thể hiện sự tiếc thương vì thân hình ngài tan biến thế nhưng ngài vẫn luôn hiện hữu.(“Đám mây không bao giờ chết” của thiền sư Thích Nhất Hạnh -> sau khi thầy chếtcác con nhìn mây sẽ thấy thầy)

 Niềm tin vào Phật pháp của tác giả Tác giả tin rằng cái chết chỉ là sự thay đổi trạngthái, chứ không phải là sự kết thúc Thiền sư Quảng Trí đã viên tịch, nhưng ngài vẫnsẽ tiếp tục hành trình tu tập trên con đường giác ngộ.

 Sự thanh thản, bình an trong tâm hồn tác giả Mặc dù tiếc thương Thiền sư, nhưng tácgiả vẫn giữ được sự bình tĩnh và thanh thản Đây là biểu hiện của một người đã đạtđược trình độ tu hành cao.

- Ở câu Viện tiền sơn thuỷ thị chân hình : “”

 "Sơn thủy" (núi non sông nước) là biểu tượng cho vũ trụ bao la, vô tận. "Chân hình" (hình bóng chân thật) là biểu tượng cho chân lý, bản chất của vạn

vật Nhìn vào núi non sông nước, tác giả như soi chiếu vào bản thân, nhận thứcđược bản chất vô thường, hư ảo của cuộc sống.

 Sự giác ngộ của Thiền sư Quảng Trí: Khi viên tịch, Thiền sư Quảng Trí đã đạt đượccảnh giới giác ngộ, thoát khỏi mọi ràng buộc của thế gian "Chân hình" của ngài giờđây đã trở nên thanh tịnh, thoát tục.

Trang 13

 "Chân hình" biểu trưng cho bản chất chân thật, vĩnh cửu của vạn vật, vượt qua mọiảo ảnh của thế gian.

 Sự kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh ẩn dụ này đã tạo nên chiều sâu tư tưởngcho hai câu thơ, giúp người đọc cảm nhận được triết lý sống sâu sắc về sự vôthường, giác ngộ và giải thoát.

 Hai câu thơ còn là lời an ủi, động viên cho những người đang gặp phải nỗi buồn lybiệt

 KẾT LUẬN: Triết lý sống sâu sắc của Phật giáo về sự vô thường, giác ngộ và giải

thoát Cái chết là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta biết tu tập, rèn luyệntâm hồn, chúng ta có thể đạt được cảnh giới giác ngộ, thoát khỏi luân hồi sinh tử vàtìm thấy sự an lạc đích thực.

 Hai câu thơ thể hiện triết lý sống của Phật giáo về sự vô thường, giác ngộ và giảithoát Cái chết là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta biết tu tập, rèn luyệntâm hồn, chúng ta có thể đạt được cảnh giới giác ngộ, thoát khỏi luân hồi sinh tử vàtìm thấy sự an lạc đích thực.

 Hai câu thơ còn là lời an ủi, động viên cho những người đang gặp phải nỗi buồn lybiệt.

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w