1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện

128 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài viết PR cho sự kiện
Tác giả Dương Thị Song Hương, Phạm Hồng Khánh Ly, Phạm Bá Phước, Nguyễn Phan Minh Thảo
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Viết trong truyền thông
Thể loại Tiểu luận giữa kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 27,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 3: BÀI PR CHO SỰ KIỆN (12)
    • 3.1. KHÁI NIỆM (12)
      • 3.1.1. Khái niệm sự kiện (12)
      • 3.1.2. Khái niệm bài viết PR (12)
      • 3.1.3. Khái niệm bài viết PR cho sự kiện (13)
      • 3.1.4. Phân loại bài viết PR sự kiện (13)
        • 3.1.4.1. Phân loại theo hình thức (13)
        • 3.1.4.2. Phân loại theo mục đích (18)
    • 3.2. VAI TRÒ CỦA BÀI PR SỰ KIỆN (30)
      • 3.2.1. Vai trò của bài PR sự kiện đối với doanh nghiệp (30)
        • 3.2.1.1. Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng (B2B) (30)
        • 3.2.1.2. Nâng cao hình ảnh và danh tiếng thương hiệu (30)
        • 3.2.1.3. Cung cấp giá trị và sự công nhận (31)
        • 3.2.1.4. Thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh (31)
      • 3.2.2. Vai trò của bài PR sự kiện đối với công chúng (31)
        • 3.2.2.1. Thông báo và giáo dục (31)
        • 3.2.2.2. Tạo sự gắn kết và tương tác (32)
        • 3.2.2.3. Định hình nhận thức và thái độ (32)
        • 3.2.2.4. Xây dựng cộng đồng và nuôi dưỡng lòng trung thành (32)
        • 3.2.2.5. Quản lý khủng hoảng và các vấn đề (32)
    • 3.3. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VIẾT BÀI PR CHO SỰ KIỆN (33)
      • 3.3.1. Xác định mục tiêu chính của bài viết PR (33)
      • 3.3.2. Chọn chủ đề phù hợp (33)
      • 3.3.3. Xác định đối tượng truyền thông cho bài viết PR (33)
      • 3.3.4. Xác định độ dài của bài viết PR (34)
      • 3.3.5. Nghiên cứu những bài viết đã có (34)
      • 3.3.6. Xây dựng thông điệp cốt lõi (34)
      • 3.3.7. Nhắm đến hành vi cuối cùng (34)
      • 3.3.8. Lập dàn ý cho bài viết PR (35)
    • 3.4. ÁP DỤNG CÔNG THỨC 5W + 1H VÀ MỘT SỐ CÔNG THỨC KHÁC HỮU ÍCH CHO BÀI PR SỰ KIỆN (35)
      • 3.4.1. Công thức 5W + 1H (35)
      • 3.4.2. Công thức PAS (37)
      • 3.4.3. Công thức 3S (39)
      • 3.4.4. Công thức Strings (40)
    • 3.5. ĐẶT TIÊU ĐỀ CHO MỘT BÀI PR SỰ KIỆN (42)
      • 3.5.1. Các cách đặt tiêu đề cho bài PR sự kiện (42)
      • 3.5.3. Các tiêu chí đặt tiêu đề cho bài PR sự kiện (46)
        • 3.5.3.1. Tiêu đề có thông tin chính xác, chứa từ khóa quan trọng (46)
        • 3.5.3.2. Tiêu đề ngắn gọn (47)
        • 3.5.3.3. Tiêu đề thu hút với người đọc (47)
    • 3.6. HÌNH ẢNH TRONG BÀI VIẾT (50)
      • 3.6.1. Các dạng hình ảnh trong bài viết PR sự kiện (50)
      • 3.6.2. Các yếu tố cần có của hình ảnh trong bài viết PR sự kiện (54)
        • 3.6.2.1 Chất lượng hình ảnh (54)
        • 3.6.2.2. Hình ảnh chân thực về sự kiện (54)
        • 3.6.2.3. Phù hợp với nội dung bài viết (54)
        • 3.6.2.4 Phù hợp với nền tảng đăng tải (56)
    • 3.7. NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT BÀI PR SỰ KIỆN (56)
      • 3.7.1. Lưu ý cách trình bày một bài viết PR sự kiện (56)
      • 3.7.2. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi viết bài PR sự kiện (57)
      • 3.7.3. Lưu ý theo sát tiến trình diễn ra sự kiện để viết bài PR sự kiện (58)
      • 3.7.4. Đảm bảo tuân thủ đạo lý và luật pháp trong PR (60)
    • 3.8. CHUỖI BÀI VIẾT PR SỰ KIỆN KENNATION 2023 CỦA HEINEKEN VIỆT NAM (63)
      • 3.8.1. Giới thiệu doanh nghiệp (63)
        • 3.8.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (63)
        • 3.8.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (66)
        • 3.8.1.3. Phân tích tình hình doanh nghiệp (67)
      • 3.8.2. Giới thiệu sự kiện (70)
        • 3.8.2.1. Tổng quan sự kiện (70)
        • 3.8.2.2. Ý tưởng chủ đạo sự kiện (71)
        • 3.8.2.3. Thông điệp chính của sự kiện (71)
        • 3.8.2.4. Mục tiêu của sự kiện (71)
        • 3.8.2.5. Những điểm nổi bật, khác biệt của sự kiện (72)
        • 3.8.2.6. Content Pillar dự kiến (74)
        • 3.8.2.7. Chiến lược viết bài PR sự kiện Kennation Festival 2023 (75)
        • 3.8.2.8. Hình thức truyền thông (76)
      • 3.8.3. Bài viết PR trước sự kiện (77)
        • 3.8.3.1. Bài PR trên các báo điện tử (78)
        • 3.8.3.2. Bài PR trên Fanpage người nổi tiếng, cộng đồng trên mạng xã hội (80)
        • 3.8.3.3. Bài PR trên kênh truyền thông chính thức của Heineken (86)
        • 3.8.3.4. Bài PR sử dụng email marketing (Đề xuất) (91)
        • 3.8.3.5. Bài PR bằng lời nói (Đề xuất) (93)
        • 3.8.3.6. Bài PR doanh nghiệp với doanh nghiệp (95)
      • 3.8.4. Bài viết PR trong sự kiện (98)
        • 3.8.4.1. Bài PR trên Fanpage người nổi tiếng , cộng đồng trên mạng xã hội (99)
        • 3.8.4.2. Bài PR trên kênh truyền thông chính thức của Heineken (105)
        • 3.8.4.3. Bài PR bằng lời nói (Đề xuất) (107)
      • 3.8.5. Bài viết PR sau sự kiện (109)
        • 3.8.5.1. Bài PR trên kênh truyền thông chính thức của Heineken (0)
        • 3.8.5.2. Bài PR trên các báo điện tử (113)
        • 3.8.5.3. Bài PR trên Fanpage người nổi tiếng , cộng đồng trên mạng xã hội.105 3.8.5.4. Bài PR bằng lời nói (Đề xuất) (117)
        • 3.8.5.5. Bài PR doanh nghiệp với doanh nghiệp (121)
      • 3.8.4. Đánh giá và đề xuất giải pháp (125)
        • 3.8.4.1. Đánh giá tổng quan (125)
        • 3.8.4.2. Đánh giá theo tiến trình sự kiện và đề xuất giải pháp........................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................a (125)

Nội dung

Sự kiện là một hình thức tiếp thị trảinghiệm nơi khách hàng tương tác trực tiếp với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụtrong một môi trường được kiểm soát" Kotler, P., & Keller, K.L., 201

BÀI PR CHO SỰ KIỆN

KHÁI NIỆM

Theo quan niệm Marketing, sự kiện thường được coi là công cụ chiến lược để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu Sự kiện được định nghĩa trong cuốn Marketing Management như sau: “Sự kiện là những dịp được thiết kế để truyền tải những thông điệp cụ thể đến đối tượng mục tiêu Sự kiện là một hình thức tiếp thị trải nghiệm nơi khách hàng tương tác trực tiếp với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ trong một môi trường được kiểm soát" (Kotler, P., & Keller, K.L., 2016)

Theo quan niệm PR, các sự kiện rất cần thiết để tạo và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan khác nhau, bao gồm giới truyền thông, khách hàng và công chúng Sự kiện được định nghĩa trong cuốn “Effective Public Relations” như sau: “Sự kiện là một công cụ PR chiến lược được thiết kế để tạo sự quan tâm, truyền đạt thông tin và xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu thông qua tương tác trực tiếp và trực tuyến” (Cutlip, S M., Center, A H., & Broom, G M., 2012)

Theo quan niệm Quản lý sự kiện, Silvers và JR (2008) đã định nghĩa sự kiện trong cuốn “Risk Management for Meetings and Events” như sau: “Sự kiện là sự tập hợp mọi người vì một mục đích cụ thể, thường được đặc trưng bởi một loạt hoạt động hoặc chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định trước và mang lại giá trị cho người tham gia và các bên liên quan.”

3.1.2 Khái niệm bài viết PR

Theo quan điểm Marketing, Bài viết PR thường được tích hợp vào các chiến lược truyền thông rộng hơn để nâng cao khả năng hiển thị và danh tiếng của thương hiệu. Kotler, P., & Armstrong, G (2018) đã định nghĩa về bài viết PR trong "Principles of Marketing" như sau: "Bài viết PR là bất kỳ nội dung nào được một tổ chức xuất bản để giao tiếp với công chúng của mình thông qua nhiều nền tảng khác nhau, nhằm mục đích tạo ra sự chú ý của công chúng, định hình nhận thức của công chúng và xây dựng mối quan hệ"

Trong PR, Bài viết PR là một công cụ truyền thông chiến lược được sử dụng để quản lý luồng thông tin giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức đó Wilcox, D L., & Cameron, G T (2014) đã định nghĩa Bài viết PR trong cuốn "Public Relations: Strategies and Tactics" như sau: "Bài viết PR là một phần nội dung được phân phối qua phương tiện truyền thông truyền thống hoặc kỹ thuật số để thông báo, thuyết phục và thu hút khán giả mục tiêu Bài viết PR đóng vai trò là yếu tố chính trong việc quản lý hình ảnh của tổ chức và thúc đẩy mối quan hệ với các bên liên quan"

Theo quan điểm truyền thông trực tuyến, với vai trò ngày càng tăng của phương tiện truyền thông kỹ thuật số, khái niệm Bài viết PR cũng mở rộng sang các nền tảng trực tuyến Scott, D M (2017) đã định nghĩa về Bài viết PR trong cuốn "The New Rules of Marketing and PR" như sau: "Bài viết PR là bất kỳ nội dung trực tuyến nào — chẳng hạn như bài đăng trên blog, cập nhật trên mạng xã hội hoặc bài viết trực tuyến được một tổ chức tạo và chia sẻ để thu hút khán giả, tạo tiếng vang và quản lý danh tiếng của mình trong không gian kỹ thuật số".

3.1.3 Khái niệm bài viết PR cho sự kiện

Bài viết PR sự kiện là những thông tin truyền thông chuyên biệt được thiết kế để quảng bá sự kiện và thu hút khán giả mục tiêu trên nhiều nền tảng khác nhau Những bài đăng này là một yếu tố chiến lược của Marketing sự kiện và PR sự kiện, nhằm mục đích xây dựng nhận thức, tạo ra sự quan tâm và thúc đẩy sự tương tác trước, trong và sau một sự kiện.

3.1.4 Phân loại bài viết PR sự kiện

Bài viết PR sự kiện đóng một vai trò quan trọng trong các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của 1 sự kiện: trước sự kiện, trong sự kiện và sau sự kiện Mỗi giai đoạn yêu cầu các thành phần cụ thể để giao tiếp hiệu quả với đối tượng mục tiêu và đạt được các mục tiêu mong muốn

3.1.4.1 Phân loại theo hình thức a Bài PR trên kênh chính thức của thương hiệu

Bài PR trên các kênh chính thức của thương hiệu là những bài viết được đăng tải trên website, blog, hoặc các trang mạng xã hội chính thức của thương hiệu Các bài viết này thường được kiểm soát chặt chẽ về nội dung và thông điệp để đảm bảo tính nhất quán và đúng đắn về mặt thương hiệu Theo Cornelissen (2011), truyền thông trên các kênh chính thức của thương hiệu là phương thức PR mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát trực tiếp thông điệp và thông tin truyền tải đến công chúng.

Starbucks thường xuyên đăng tải các bài PR về sản phẩm mới và hoạt động của mình trên website chính thức Chẳng hạn, bài viết giới thiệu đồ uống mới cho mùa lễ hội:

Hình 3.1: Bài đăng giới thiệu sự kiện tái chế cốc cà phê của Starbucks b Bài PR trên các báo điện tử

Bài PR trên các báo điện tử là các bài viết được đăng trên các trang báo mạng Các bài viết này thường được viết dưới dạng bài báo hoặc tin tức và có thể bao gồm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, hoặc những câu chuyện thương hiệu Theo Fawkes và Moloney (2008), bài PR trên các báo điện tử là một phương thức PR truyền thống, tận dụng sự uy tín và phạm vi tiếp cận rộng rãi của các cơ quan báo chí để truyền tải thông điệp.

Hình 3.2: Bài PR giới thiệu sự kiện WWDC của Apple trên trang TechCrunch c Bài PR của KOL/Influencer

Bài PR của KOL (Key Opinion Leaders) hay Influencer là những bài viết hoặc chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Những người này thường có lượng người theo dõi lớn và có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của công chúng Theo Freberg et al (2011), KOL và Influencer là những cá nhân có khả năng tác động đến nhận thức và hành vi của công chúng thông qua sự hiện diện và uy tín trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Hình 3.3: Bài PR giới thiệu sự kiện Women of Our Time của nghệ sĩ Chi Pu d Bài PR bằng lời nói

Bài PR bằng lời nói là các bài phát biểu, thuyết trình, hoặc các cuộc trò chuyện trực tiếp giữa đại diện thương hiệu và công chúng Hình thức này thường được sử dụng trong các sự kiện, hội thảo, hoặc các cuộc họp báo Theo Gregory (2010), bài PR bằng lời nói là hình thức giao tiếp trực tiếp, giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với công chúng thông qua sự tương tác và đối thoại trực tiếp.

Hình 3.4: Bài diễn văn của CEO Microsoft tại sự kiện Microsoft Ignite 2023 e Bài PR doanh nghiệp với doanh nghiệp

Bài PR doanh nghiệp với doanh nghiệp là những bài viết hoặc thông điệp truyền thông nhằm vào các đối tác, khách hàng doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác Hình thức này thường tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác, tăng cường uy tín và tạo dựng niềm tin trong ngành Theo Kitchen và Burgmann (2010), B2B PR là chiến lược

PR nhằm tạo ra và duy trì mối quan hệ bền chặt với các đối tác kinh doanh thông qua việc cung cấp thông tin giá trị và xây dựng lòng tin.

Hình 3.5: Bài viết tri ân tới các nhà tài trợ của sự kiện 8Wonder

3.1.4.2 Phân loại theo mục đích a Bài viết PR trước sự kiện

VAI TRÒ CỦA BÀI PR SỰ KIỆN

3.2.1 Vai trò của bài PR sự kiện đối với doanh nghiệp

3.2.1.1 Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng (B2B)

Các bài viết PR sự kiện rất cần thiết trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, vốn là trọng tâm của hoạt động quan hệ công chúng Theo Lý thuyết xuất sắc của Grunig và Hunt, quản lý mối quan hệ và giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức Các bài viết PR sự kiện giúp khách hàng luôn được cập nhật thông tin và tương tác, củng cố kết nối của họ với sự kiện và doanh nghiệp.

3.2.1.2 Nâng cao hình ảnh và danh tiếng thương hiệu

Các bài viết PR sự kiện giúp nâng cao hình ảnh và danh tiếng thương hiệu của khách hàng bằng cách liên kết họ với các sự kiện thành công và được tổ chức tốt Sự liên kết tích cực này có thể cải thiện nhận thức của công chúng về thương hiệu Fombrun và van Riel (2004) đã từng thảo luận về cách thức truyền thông nhất quán và chiến lược giúp xây dựng danh tiếng vững mạnh của công ty Bằng cách giới thiệu những điểm nổi bật và thành công của sự kiện, các bài đăng PR sẽ nâng cao hình ảnh thương hiệu của khách hàng và thể hiện giá trị.

3.2.1.3 Cung cấp giá trị và sự công nhận

Các bài viết PR sự kiện mang lại sự công nhận cho khách hàng bằng cách nêu bật sự tài trợ hoặc quan hệ đối tác của họ Điều này không chỉ ghi nhận sự hỗ trợ của họ mà còn thể hiện những lợi ích họ thu được từ sự tham gia của mình, chẳng hạn như khả năng hiển thị tăng lên và các liên tưởng thương hiệu tích cực Theo lý thuyết các bên liên quan (Freeman, 1984), nhìn nhận và giải quyết lợi ích các bên liên quan là điều cần thiết cho sự thành công của tổ chức Các bài đăng PR thừa nhận khách hàng sẽ giúp xây dựng thiện chí và thể hiện giá trị trong sự tham gia của họ.

3.2.1.4 Thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh

Các bài viết PR sự kiện phù hợp với mục tiêu kinh doanh và Marketing rộng hơn của doanh nghiệp bằng cách nâng cao khả năng hiển thị, tạo khách hàng tiềm năng và thúc đẩy sự tương tác với đối tượng mục tiêu của họ Theo mô hình IMC được xây dựng bởi tác giả Schultz và cộng sự, mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng của thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông Các bài viết PR sự kiện đảm bảo thông điệp thương hiệu của khách hàng được truyền tải một cách nhất quán đến khán giả.

3.2.2 Vai trò của bài PR sự kiện đối với công chúng

3.2.2.1 Thông báo và giáo dục

Các bài viết PR cung cấp các chi tiết quan trọng như ngày, địa điểm, lịch trình, diễn giả và chủ đề của sự kiện, đảm bảo khán giả có đầy đủ thông tin và có thể lên kế hoạch phù hợp Các bài viết PR cũng thường bao gồm nội dung giáo dục về chủ đề của sự kiện, kiến thức nền tảng của diễn giả và thông tin chi tiết về ngành có liên quan Vai trò giáo dục này định vị sự kiện này là có giá trị và đáng tham dự Lý thuyếtKhuếch tán Đổi mới của Rogers (1962) gợi ý rằng giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để truyền bá những ý tưởng và thông tin mới, từ đó khuyến khích khán giả chấp nhận và tham gia.

3.2.2.2 Tạo sự gắn kết và tương tác

Bài viết PR về sự kiện có thể bao gồm các yếu tố tương tác như cuộc thăm dò ý kiến, câu hỏi và cuộc thi nhằm khuyến khích sự tham gia của khán giả và thu hút họ Chúng cũng đồng thời khuyến khích người tham dự chia sẻ nội dung của riêng họ liên quan đến sự kiện, chẳng hạn như ảnh hoặc lời chứng thực, sẽ tăng cường tương tác và xây dựng cộng đồng Kaplan và Haenlein (2010) nhấn mạnh rằng vai trò của truyền thông xã hội trong việc tương tác là rất quan trọng để xây dựng sự đối thoại và nuôi dưỡng ý thức cộng đồng xung quanh sự kiện.

3.2.2.3 Định hình nhận thức và thái độ

Các bài viết PR ảnh hưởng đến cách khán giả nhìn nhận và cảm nhận về sự kiện. Thông điệp nhất quán và tích cực của bài viết giúp hình thành nhận thức tích cực về sự kiện và người tổ chức sự kiện Đồng thời, việc chủ động giải quyết mọi vấn đề hoặc mối lo ngại tiềm ẩn trong các bài đăng PR sẽ giúp duy trì danh tiếng tích cực Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự của McCombs và Shaw (1972) giải thích rằng truyền thông có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của khán giả và cách họ nhìn nhận vấn đề, khiến chiến lược PR trở nên quan trọng đối với việc quản lý nhận thức.

3.2.2.4 Xây dựng cộng đồng và nuôi dưỡng lòng trung thành

Các bài viết PR cho sự kiện giúp tạo cảm giác cộng đồng giữa những người tham dự và thúc đẩy lòng trung thành lâu dài Chúng làm nổi bật các khía cạnh cộng đồng, chẳng hạn như cơ hội kết nối và hỗ trợ cộng đồng, thúc đẩy cảm giác thân thuộc giữa những người tham dự Ngoài ra các bài đăng này còn đóng vai trò liên lạc sau sự kiện, chia sẻ những điểm nổi bật và cảm ơn những người tham gia, giúp duy trì mối quan hệ và khuyến khích lòng trung thành.

3.2.2.5 Quản lý khủng hoảng và các vấn đề

Trong trường hợp có vấn đề hoặc khủng hoảng không lường trước được, các Bài viết

PR sự kiện cung cấp nền tảng để truyền thông ngay lập tức nhằm giải quyết vấn đề.Giao tiếp nhanh chóng và minh bạch giúp kiểm soát tường thuật và ngăn chặn thông tin sai lệch, bảo vệ danh tiếng của sự kiện, như Cutlip và cộng sự (2006) đã lưu ý.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VIẾT BÀI PR CHO SỰ KIỆN

Trước khi xuất bản bài viết của mình, người làm nội dung cần nghiên cứu thông tin và chuẩn bị nguyên liệu để viết bài PR Đề ra kỹ một số lưu ý trong kịch bản để tránh bị động khi tình huống bất ngờ xảy ra Người viết cần tìm hiểu khách mời tham gia sự kiện là ai, họ có những đặc điểm gì, nghề nghiệp của họ ra sao Bạn cần khéo léo trao đổi với họ để có cái nhìn đa chiều hơi về tệp khách mời này.

Ngoài ra, cần phải lưu ý về văn phong khi viết bài PR sự kiện Bài viết không nên quá lan man, nên ngắn gọn và đủ ý Bên cạnh đó, giọng văn cũng phải mang tính khách quan, cung cấp thông tin theo hướng chính xác và tuân thủ khoa học.

3.3.1 Xác định mục tiêu chính của bài viết PR Đặt ra câu hỏi: "Bài viết PR này được viết với mục đích gì?" Mục tiêu có thể là tăng doanh số, nâng cao nhận thức về thương hiệu, xử lý khủng hoảng thương hiệu, hoặc hỗ trợ chiến dịch PR Việc xác định rõ mục tiêu giúp định hình đúng đối tượng độc giả, cách triển khai nội dung và vị trí đăng tải.

3.3.2 Chọn chủ đề phù hợp

Chủ đề đôi khi cũng là tiêu đề bài viết PR - chiếm đến hơn 50% yếu tố thành công cho bài viết PR Cách viết bài PR là tập trung nhiều hơn trong việc nghiên cứu để tạo ra một tiêu đề hấp dẫn và lôi cuốn Tiêu đề là một phần quan trọng, nó phải kích thích người đọc muốn khám phá nội dung tiếp theo Cách viết bài PR thông minh là bạn nên nghiên cứu qua tất cả các tiêu đề bài viết đứng đầu trong ngành, hoặc đối thủ của bạn. Những xếp hạng trên top trong Google, Facebook chứng tỏ những tiêu đề này đã có sức hút nhất định đối với người đọc.

3.3.3 Xác định đối tượng truyền thông cho bài viết PR

Bài viết PR hay luôn phải nhắm đến một đối tượng cụ thể Những bài viết chung chung cho tất cả mọi người làm cho "lời thuyết phục" trở nên tham lam và sáo rỗng. Để có cách viết bài PR phù hợp cho văn phong người đọc hơn, cần hiểu đối tượng người đọc là ai, cần phải cụ thể giống như đang nói chuyện với một người đối diện.

3.3.4 Xác định độ dài của bài viết PR Độ dài của bài viết PR rất quan trọng vì là yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng có đọc hết bài viết đó hay không Thông thường độ dài nên viết dưới 1000 chữ và tùy theo vị trí đăng tải bài viết, cụ thể: Đăng trên báo giấy, Facebook: 150 – 300 chữ. Đăng trên báo điện tử, Website: 500 – 800 chữ.

Nếu đăng bài viết PR trên kênh của bên thứ ba, cần hỏi trước về độ dài, số chữ, số hình để soạn thảo nội dung cho phù hợp Tránh việc viết quá dài nhưng khi đăng bên thứ ba đó sẽ lược bỏ bớt chữ, làm nội dung bị mất đi tính xuyên suốt.

3.3.5 Nghiên cứu những bài viết đã có

9/10 ý tưởng luôn có sẵn Tìm đọc các bài viết cùng chủ đề, ghi nhớ và phác thảo lại nội dung quan trọng sẽ giúp tạo ra nội dung phong phú hơn Phân loại, chắt lọc và phù hợp hóa với thế mạnh cần PR của sản phẩm, doanh nghiệp Thời gian nghiên cứu tìm đọc này sẽ giúp bạn xây dựng được một nội dung hoàn toàn khác biệt và mang tính sáng tạo cao Lưu ý là đọc hiểu, chứ không được sao chép lại nội dung của người khác Quá trình đọc hiểu mới làm cho tư duy và ngòi viết trở nên sắc bén Quá trình này làm người đọc cảm nhận được sự am hiểu sâu sắc trong thông điệp Ngược lại, việc sao chép chỉ thể hiện được qua mặt chữ Phần bên trong thông điệp sẽ bị rối rắm, mờ nhạt và hoàn toàn bị sai lệch mục tiêu nội dung PR nguyên bản.

3.3.6 Xây dựng thông điệp cốt lõi

Thông điệp cốt lõi nên ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ trong tâm trí của đối tượng mục tiêu Đối với cách viết bài PR giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc cách viết bài PR cho sự kiện thì thông điệp cốt lõi cần mang tính kêu gọi hành động cao.

3.3.7 Nhắm đến hành vi cuối cùng

Mục tiêu của bài PR là tập trung thúc đẩy hành vi từ độc giả Cần rõ ràng về hành vi cụ thể mà bài viết muốn đạt được như click mua hàng, nhắn tin tư vấn…, và thúc đẩy độc giả hành động theo đúng mục tiêu đó.

3.3.8 Lập dàn ý cho bài viết PR

Sau khi đã có các phần trên thì tiến hành lập dàn ý để viết bài PR Dàn ý của bài cô đọng, súc tích, chắt lọc thông tin cần triển khai và sắp xếp thông tin một cách khéo léo để thuyết phục người đọc khi truy cập vào bài viết

ÁP DỤNG CÔNG THỨC 5W + 1H VÀ MỘT SỐ CÔNG THỨC KHÁC HỮU ÍCH CHO BÀI PR SỰ KIỆN

Công thức 5W1H triển khai ý tưởng và vấn đề bài viết theo chiều rộng Diễn đạt một phần hoặc toàn bộ 5W1H cho người đọc thông tin cơ bản về thông tin trong bài viết

PR Công thức này không xoáy sâu vào nội dung trọng tâm, nên bạn phải dựa vào mục đích chính đã nghiên cứu ở bước một để có thể sử dụng một cách hiệu quả hơn

Bảng 3.1: Áp dụng công thức 5W + 1H cho bài PR sự kiện

WHAT Sự kiện gì? Tên sự kiện, mô tả ngắn gọn về sự kiện (ví dụ: hội thảo, hội chợ, ra mắt sản phẩm mới, v.v.)

Mục đích sự kiện? Mục tiêu cụ thể mà ban tổ chức muốn đạt được thông qua sự kiện (ví dụ: giới thiệu sản phẩm mới, quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, v.v.)

Nội dung chính của sự kiện? Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong sự kiện (ví dụ: diễn thuyết, hội thảo, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, v.v.)

WHY Tại sao tổ chức sự kiện này? Lý do và tầm quan trọng của sự kiện (ví dụ: đánh dấu mốc quan trọng của doanh nghiệp, ra mắt sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, v.v.)

WHEN Thời gian diễn ra sự kiện? Ngày, giờ cụ thể của sự kiện

Sự kiện diễn ra trong bao lâu? Thời hạn đăng ký tham gia (ví dụ: 1 ngày,

E Địa điểm tổ chức sự kiện? Nơi diễn ra sự kiện (ví dụ: khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hát, v.v.)

Hướng dẫn di chuyển đến địa điểm? Cách thức di chuyển đến địa điểm tổ chức sự kiện (ví dụ: bản đồ, phương tiện giao thông công cộng, v.v.)

WHO Đơn vị tổ chức sự kiện? Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện

Diễn giả hoặc khách mời tham dự? Những nhân vật nổi tiếng, chuyên gia hoặc nhà đầu tư sẽ tham dự sự kiện Đối tượng mục tiêu của sự kiện là ai? Những ai được dự kiến tham dự sự kiện (ví dụ: khách hàng tiềm năng, đối tác kinh doanh, nhà đầu tư, giới truyền thông, v.v.)

HOW Hình thức tổ chức sự kiện? Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp hay trực tuyến

Cách thức đăng ký tham dự sự kiện? Làm thế nào để tham dự sự kiện (ví dụ: đăng ký trực tuyến, gọi điện thoại, v.v.)

Chi phí tham dự sự kiện? Mức phí tham dự sự kiện (nếu có)

Hình 3.18: Bài viết PR sự kiện NTPMM 2024

Hình 3.19: Hình ảnh của bài viết PR sự kiện NTPMM 2024

What: “Sự kiện âm nhạc “ Những Thành Phố Mơ Màng Summer Tour 2024”

Why: “Sài Gòn ơi! 9 tháng rồi không gặp cư dân yêu dấu, lần hội ngộ này phải thật cháy cùng nhau nhá! 💃

12 nghệ sĩ & ban nhạc của NTPMM Summer đang rất nóng lòng được quẩy và hát cùng mọi người”

Where: “Trung Tâm Hội Chợ & Triển Lãm Sài Gòn SECC”

Who: “Full Line-up Sài Gòn JUSTATEE, OBITO, GREY D, VŨ., CHILLIES,

LOW G, WREN EVANS, TLINH, VŨ THANH VÂN, THE FLOB, 7UPPERCUTS, WEAN.”

How: “ONLY STANDING (hạng đứng): 699.000VND

Mua vé đi Sài Gòn: https://bit.ly/ntpmmsummersaigon”

 Problem: Xác định vấn đề mà sự kiện giải quyết hoặc nhu cầu mà sự kiện đáp ứng

 Agitate: Kích thích vấn đề và “xát muối vào vết thương”, khiến người đọc cảm thấy cần thiết phải tham gia sự kiện.

 Solution: Giải thích cách sự kiện giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của người đọc.

Hình 3.18: Bài viết của Similac Vietnam về sự kiện “Nuôi dạy con thông minh, ứng biến”

Problem: Bài viết bắt đầu bằng việc nhận diện vấn đề chung của các bà mẹ trong việc nuôi dạy con: "Dù là mẹ hai con với kha khá kinh nghiệm như chị Thái Vân Linh hay như Đông Nhi lần đầu tiên bỡ ngỡ làm mẹ; cũng như bao mẹ khác, mẹ luôn phải đối mặt với những trăn trở trong việc nuôi dạy con."

Agitation: Bài viết tăng cường sự căng thẳng của vấn đề bằng cách nhấn mạnh vào sự đa dạng và phức tạp của các xu hướng nuôi dạy con hiện nay: "Giữa muôn vàn xu hướng nuôi dạy con cấp tiến, đâu mới là phương pháp phù hợp nhất với con? Làm thế nào để con có thể ứng biến trước những đổi thay của tương lai?"

Solution: Cuối cùng, bài viết giới thiệu giải pháp cụ thể: tham gia bàn tròn "Nuôi dạy con thông minh, ứng biến" của Similac Mom

 Star: Nhấn mạnh nhân vật chính hoặc yếu tố nổi bật của sự kiện.

 Story: Miêu tả những vấn đề mà Ngôi sao – tức nhân vật chính – phải đối mặt và cách vượt qua

 Solution: Giải thích lợi ích mà người đọc tham gia sự kiện sẽ nhận được.

“Trong cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng học tập Để giải quyết vấn đề này, buổi hội thảo "Định Hướng Học Tập: Từ Khó Khăn Đến Thành Công" sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 6 năm 2024.

Sự kiện có sự tham gia của TS Lê Minh Khoa, chuyên gia tư vấn giáo dục nổi tiếng. Ông đã giúp nhiều học sinh, sinh viên và người đi làm tìm lại động lực và đạt được thành tựu đáng kể TS Khoa sẽ chia sẻ câu chuyện của Nguyễn Hoàng Anh, một sinh viên từng mất phương hướng, nhưng nhờ sự hướng dẫn của ông, đã tốt nghiệp xuất sắc và trở thành kỹ sư phần mềm tại một công ty công nghệ hàng đầu.

Hội thảo sẽ mang đến các giải pháp thực tiễn như phương pháp xác định mục tiêu, chiến lược quản lý thời gian, kỹ năng tư duy tích cực và cách duy trì động lực học tập. Ngoài ra, người tham dự còn có cơ hội đặt câu hỏi trực tiếp và nhận lời khuyên từ TS.

Thời gian diễn ra hội thảo từ 14:00 đến 17:00, ngày 20 tháng 6 năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội Đăng ký tham gia tại […]”

Star: TS Lê Minh Khoa, chuyên gia tư vấn giáo dục nổi tiếng và Nguyễn Hoàng Anh, một sinh viên từng mất phương hướng

Story: TS Lê Minh Khoa đã giúp nhiều học sinh, sinh viên và người đi làm tìm lại động lực và đạt được thành tựu đáng kể Trong đó có Nguyễn Hoàng Anh, nhờ sự hướng dẫn của ông, đã tốt nghiệp xuất sắc và trở thành kỹ sư phần mềm tại một công ty công nghệ hàng đầu.

Solution: Hội thảo sẽ mang đến các giải pháp thực tiễn như phương pháp xác định mục tiêu, chiến lược quản lý thời gian, kỹ năng tư duy tích cực và cách duy trì động lực học tập Ngoài ra, người tham dự còn có cơ hội đặt câu hỏi trực tiếp và nhận lời khuyên từ TS Lê Minh Khoa.

Công thức Strings là một trong những công thức phổ biến hiện nay, với lối viết liệt kê và tổng hợp thông tin:

Ví dụ: Bài viết liệu kê những sự kiện âm nhạc diễn ra vào mùa thu

Hình 3.20: Bài viết của Vietcetera giới thiệu các lễ hội âm nhạc

Hình 3.21: Bài viết của Vietcetera giới thiệu các lễ hội âm nhạc

ĐẶT TIÊU ĐỀ CHO MỘT BÀI PR SỰ KIỆN

3.5.1 Các cách đặt tiêu đề cho bài PR sự kiện

Có 2 cách đặt tiêu đề cho bài PR sự kiện: trực tiếp và gián tiếp

– Đặt tiêu đề trực tiếp: Tiêu đề đánh chính vào doanh nghiệp và chương trình đang muốn hướng đến Cụ thể, tiêu đề sẽ bao gồm tên doanh nghiệp, thương hiệu, hoặc sự kiện đó và thời gian, địa điểm cụ thể.

Dạng tiêu đề này chủ yếu sử dụng trong các bài thông cáo báo chí của các doanh nghiệp Ví dụ:

Hình 3.22: Tiêu đề thông cáo báo chí của Samsung về sự kiện hợp tác với Minh

Ngoài ra, các trang báo cũng thường xuyên sử dụng tiêu đề trực tiếp bởi tính súc tích và cụ thể Ví dụ:

Hình 3.23: Tiêu đề trực tiếp về sự kiện triển lãm của Vinamilk trên Brands

Hình 3.24: Tiêu đề trực tiếp về sự kiện âm nhạc 5AM trên báo Vietcetera

– Đặt tiêu đề gián tiếp: Tiêu đề gián tiếp là cách bài viết tiếp cận với người đọc thông qua một hình ảnh, câu chuyện, một trải nghiệm tại sự kiện hay đặt một câu hỏi gây tò mò Ví dụ:

Hình 3.25: Tiêu đề về sự kiện thương hiệu The Coffee House xuất hiện trên

Quảng trường Thời Đại New York Đây là sự kiện Grab hợp tác cùng Nasdaq Media giới thiệu 20 thương hiệu F&B khu vực Đông Nam Á tại Quảng trường Thời Đại và The Coffee House đại diện cho cà phê Việt Nam, xuất hiện trên màn ảnh cùng ly cà phê sữa đá quen thuộc Bài viết trên Brands Vietnam sử dụng tiêu đề gián tiếp, sử dụng câu chuyện về hành trình truyền cảm hứng của một thương hiệu Việt mà không cần đề cập đến tên thương hiệu hay sản phẩm nhưng vẫn khơi gợi sự tò mò từ độc giả.

Tuy nhiên, các bài viết PR cho sự kiện có thể không có tiêu đề do sử dụng theo văn phong gần gũi, chủ yếu ở các bài đăng trên mạng xã hội, sử dụng các KOL, người nổi tiếng viết bài hoặc theo kiểu trang Fanpage cập nhật tình hình sự kiện.

3.5.3 Các tiêu chí đặt tiêu đề cho bài PR sự kiện

3.5.3.1 Tiêu đề có thông tin chính xác, chứa từ khóa quan trọng

Tiêu đề cần phải truyền đạt một cách rõ ràng và chính xác về nội dung và mục tiêu của sự kiện Một tiêu đề chứa các từ khóa quan trọng về sự kiện sẽ giúp người đọc hiểu được thông điệp cốt lõi của sự kiện mà không cần phải đọc chi tiết Những thông tin người viết nên cung cấp chính xác, tóm gọn thành từ khóa bao gồm: tên sự kiện, thời gian, địa điểm tổ chức hoặc mục tiêu chính, điểm đặc biệt của sự kiện đó.

Một trong những điều khó nhất của việc đặt tiêu đề là truyền tải những thông tin về sự kiện chỉ bằng một vài từ Người đọc lướt dòng tiêu đề trong chưa đầy một giây, vì vậy tiêu đề bài viết phải ngắn gọn, có độ dài thường vào khoảng 10 – 20 chữ, giúp người đọc dễ đọc và dễ nhớ hơn.

Hình 3.26: Tiêu đề về hoạt động trồng rừng của AQUA Việt Nam trên báo

3.5.3.3 Tiêu đề thu hút với người đọc

 Sử dụng từ ngữ tích cực, liên kết ý nghĩa sự kiện

Tiêu đề hấp dẫn là một câu văn ngắn gọn gây ấn tượng mạnh Từ ngữ sử dụng trong tiêu đề phải mang ý tích cực, truyền tải thông điệp ý nghĩa về sự kiện Người viết có thể đưa thêm câu slogan, tagline của thương hiệu trong tiêu đề.

Hình 3.27: Tiêu đề trên báo Vietcetera về sự kiện của Vinfast và Xanh SM

 Nhấn mạnh nét độc đáo của sự kiện

Tiêu đề bài viết nên gợi sự tò mò cho người đọc, làm nổi bật khía cạnh quan trọng hoặc độc đáo nhất của sự kiện, chẳng hạn như khách mời đặc biệt, sản phẩm mới, hoặc tác động của chương trình, sự kiện đến xã hội nhằm lôi cuốn người đọc tìm hiểu thêm Tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành gây khó hiểu, các cụm từ sáo rỗng hoặc phóng đại.

Ví dụ: Bài viết PR cho sự kiện âm nhạc ngoài trời 5AM hợp tác bởi Vietnam Airlines, SpaceSpeakers Group và Vietcetera Tiêu đề gây tò mò bởi cụm từ “Lần đầu tiên” và thời gian tổ chức đặc biệt, lúc 5 giờ sáng Tiêu đề vẫn đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích và thu hút sự chú ý của độc giả.

Hình 3.28: Tiêu đề về sự kiện âm nhạc 5AM trên báo Vietcetera

 Sử dụng số trong tiêu đề

Người đọc dễ bị thu hút bởi các tiêu đề chứa các con số vì chúng đem lại sự cụ thể, cảm giác chân thật Để một bài viết PR sự kiện được nhiều độc giả chú ý, người viết có thể đưa con số vào trong tiêu đề như: Số lượng, giá tiền, số năm, cân năng, chiều cao, kích thước,…

Hình 3.29: Tiêu đề về sự kiện thể thao do Nestle MILO tài trợ

Hình 3.30: Hình ảnh sự kiện thể thao Nestle MILO tài trợ

HÌNH ẢNH TRONG BÀI VIẾT

Hình ảnh là một phần quan trọng trong bài viết giúp thu hút người đọc bởi chúng tạo sự hứng thú và phong phú cho bài viết Hình ảnh còn giải thích vấn đề dễ hiểu hơn, truyền tải thông tin trực quan so với chỉ sử dụng văn bản Theo Advertising Research Foundation, trong một bài báo có phần hình và chữ thì trung bình một người chú ý đến phần hình ảnh gấp 3-4 lần so với việc đọc bài (Wilcox & Reber, 2014)

3.6.1 Các dạng hình ảnh trong bài viết PR sự kiện

Hình ảnh mang tính thông báo: Cho biết các thông tin về sự kiện, thường là các banner, poster, hình ảnh được thiết kế theo key visual của thương hiệu, bao gồm các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo, khẩu hiệu và màu sắc đặc trưng của thương hiệu và sự kiện đó.

Hình 3.31: Poster sự kiện “Trạm sạc sức bền” của MILO

Hình 3.32: Poster sự kiện “Trạm sạc sức bền” của MILO

Hình ảnh chính của sự kiện: Bao gồm các hình ảnh chụp toàn cảnh của sự kiện, hiển thị không gian tổ chức, sân khấu, quà tặng cho người tham dự, Các sự kiện PR về sản phẩm, dịch vụ còn có hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ đó.

Hình 3.33: Khu vực Giờ học buổi chiều tổ chức hoạt động thể thao cho bé

Hình 3.34: Phòng chiếu đa giác quan tại sự kiện

Hình ảnh hoạt động: Chụp các hình ảnh của khách tham dự tham gia vào các hoạt động, chương trình diễn ra trong sự kiện

Hình 3.35: Phụ huynh và bé cùng tham gia hoạt động tại sự kiện

Hình ảnh nhân vật: Chụp các hình ảnh của các nhân vật quan trọng tham dự sự kiện như người nổi tiếng, diễn giả, khách mời đặc biệt, hoặc các nhà đầu tư.

Hình 3.36: Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ tại sự kiện

Hình 3.37: Ca sĩ Anh Tú biểu diễn tại sự kiện

3.6.2 Các yếu tố cần có của hình ảnh trong bài viết PR sự kiện

Hình ảnh phải rõ nét, có độ phân giải cao, không bị mờ hoặc vỡ Bài viết PR sự kiện có thể được đăng trên nhiều nền tảng khác nhau, do đó chất lượng hình phải có độ tương phản tốt và chi tiết sắc nét để tái hiện tốt trên giấy báo, giấy in hoặc trên màn hình điện tử Do đó, tại các sự kiện, doanh nghiệp luôn sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để có những bức ảnh tốt nhất.

Chất lượng hình ảnh còn phụ thuộc vào tính thẩm mỹ của hình ảnh Một hình ảnh đẹp bao gồm nhiều yếu tố như bố cục, tỷ lệ, bối cảnh và đối tượng Một bức ảnh đẹp ngoài sự sắc nét cần phải thể hiện đúng chủ đề của sự kiện, nhận thấy key visual của thương hiệu Tóm lại, hình ảnh chất lượng cao sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp và đáng tin cậy về doanh nghiệp và sự kiện

3.6.2.2 Hình ảnh chân thực về sự kiện

Ngoài các hình ảnh tự thiết kế cho sự kiện như banner, poster, các ảnh chụp trong bài viết nên phản ánh đúng bản chất của sự kiện, giúp tạo lòng tin từ người đọc và tránh gây kỳ vọng quá mức

3.6.2.3 Phù hợp với nội dung bài viết

Hình ảnh phải liên quan trực tiếp đến nội dung để góp phần làm rõ, bổ sung các ý trong bài viết Sử dụng hình ảnh hợp lý còn tăng khả năng ghi nhớ ở người đọc, làm cho bài viết trở nên thú vị và dễ tiếp cận hơn.

Ví dụ: Trong bài PR trước sự kiện “Chu du miền vị giác” về sản phẩm mới Vinamilk Green Farm do báo Tuổi Trẻ đăng tải, có nội dung chính là Vinamilk ra mắt sản phẩm sữa góp phần tác động bền vững tới hệ sinh thái và dòng sản phẩm này đã chinh phục

3 giải thưởng danh giá quốc tế Do đó, bài viết đã cung cấp những hình ảnh về hệ thống pin năng lượng mặt trời trong nông trại nuôi bò và hình ảnh nhận giải của đại diện Vinamilk, khiến người đọc dễ hình dung hơn và gia tăng lòng tin đối với thương hiệu.

Hình 3.38: Trang trại Green Farm với hệ thống pin năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả

Hình 3.39: Đại diện Vinamilk nhận giải về chất lượng từ tổ chức Monde Selection

3.6.2.4 Phù hợp với nền tảng đăng tải

Bài viết PR sự kiện được đăng tải đa nền tảng nên việc lựa chọn kiểu ảnh phù hợp với từng nền tảng là rất quan trọng, giúp tối ưu hóa trải nghiệm của độc giả và đảm bảo chất lượng hình ảnh Đối với các bài đăng trên website, hình ảnh có kích thước chuẩn còn giúp tối ưu SEO cho bài viết Cụ thể, trên website thì kích thước hình ảnh minh họa nội dung chuẩn là 300 x 188 pixel (1.5cm x 2.5cm) Mỗi nền tảng mạng xã hội có tỷ lệ khung hình phổ biến, chẳng hạn như Instagram ưa thích ảnh vuông (1:1) vàFacebook thích ảnh ngang (16:9) hoặc đứng (4:5) để phù hợp với nhiều thiết bị di động hơn.

NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT BÀI PR SỰ KIỆN

3.7.1 Lưu ý cách trình bày một bài viết PR sự kiện

Khi một bài viết PR xuất hiện những lỗi như sai chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ địa phương (phương ngữ) khó hiểu, bài viết quá dài…Những lỗi trong bài viết sẽ khiến người viết bị xem là bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp và thiếu quan tâm đến khán giả Lỗi cũng đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của toàn bộ thông điệp của bài viết Bài viết chuyên nghiệp đòi hỏi người viết phải hết sức tập trung để nắm bắt mọi lỗi chính tả hoặc những thông tin không chính xác Một bài viết PR sai lỗi chính tả không chỉ ảnh hưởng đến độ tín nhiệm mà còn ảnh hưởng đến tài chính của một công ty, ví dụ như một tờ rơi quảng cáo một sự kiện được in khoảng 5.000 tờ với giá khoảng 7 triệu VNĐ nhưng vì một lỗi sai chính tả sẽ khiến doanh nghiệp tổn thất một khoảng tiền mà không đem lại bất kỳ lợi ích hay doanh thu

Vì thế sau khi một bài viết PR sự kiện đã hoàn thành, cần kiểm tra kỹ các thông tin, biểu đồ, chính tả, ngữ pháp, độ dài của câu và đoạn văn, sự rõ ràng Những trích dẫn và tên riêng phải được kiểm tra một cách cực kỳ cẩn thận Tránh phạm cách lỗi về ngữ pháp Cách để khắc phục là người viết cần kiểm tra nhiều lần với các bên liên quan (đồng nghiệp, sếp, khách hàng,…) đọc nhiều tài liệu, sách báo về content marketing. Qua đó, người viết sẽ học được cách hành văn, viết câu chữ sao cho chuẩn xác để có những mẫu bài PR hay Đồng thời nên chọn lọc thông tin phù hợp, ngắn gọn không nên đưa quá nhiều thông tin trong một bài PR, như vậy sẽ làm cho độc giả thấy ngộp thông tin và bị nhàm chán Cần phân bố thông tin trong bài viết có sự lôi cuốn Những thông tin mới nhất và đặc biệt nên để ở đoạn đầu tiên của bài PR Hãy đào sâu một vấn đề hấp dẫn người đọc hơn là cung cấp cả trăm thông tin mà không ai hứng thú.

Xác định đúng đối tượng để viết cũng như phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp của bài viết Bài viết có hình ảnh thực tế, màu sắc nổi bật sẽ thu hút người xem hơn Một bài viết PR sự kiện được trình bày hiệu quả phải trả lời được các câu hỏi:

 Bài PR sự kiện trả lời được các vấn đề chúng ta muốn thông báo chưa?

 Bài PR sự kiện có ngắn gọn chưa?

 Bài PR sự kiện đã được lãnh đạo hoặc khách hàng đọc kỹ và được duyệt chưa?

 Bài PR sự kiện này nên gửi tới đâu?

3.7.2 Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi viết bài PR sự kiện Để một bài viết PR sự kiện có hiệu quả, chúng ta cần chú ý:

 Xác định mục tiêu rõ ràng: Trước khi viết, cần xác định rõ mục tiêu của bài PR, chẳng hạn như tăng cường nhận diện thương hiệu, thu hút khách tham dự, hoặc quảng bá cho một sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

 Hiểu rõ đối tượng mục tiêu: Phải biết rõ đối tượng mà bài viết hướng đến là ai, từ đó lựa chọn ngôn ngữ và cách truyền đạt thông tin phù hợp.

 Sự kiện không phải đơn thuần là gặp mặt, ăn uống, giải trí mà cốt lõi của sự kiện là truyền đạt thông tin Người viết bài PR sự kiện phải làm sao để khi kết thúc sự kiện người tham gia còn nhớ tới thông điệp, chủ đề mà bạn muốn truyền tải Muốn thông điệp được nhớ thì phải được nhắc đi nhắc lại thông điệp một cách nhất quán từ đầu đến cuối Thông điệp có thể được thể hiện qua hình ảnh, phông sân khấu, băng rôn ,quà tặng, sản phẩm trưng bày thậm chí là tiết mục giải trí như múa, ảo thuật, trò chơi…Thông điệp cũng có thể được thể hiện qua lời như tên gọi sự kiện, bài phát biểu, bài thuyết trình, tài liệu, Cùng với sử dụng hình ảnh và video có thể giúp bài viết thêm sinh động và thu hút hơn, đồng thời giúp độc giả hình dung rõ hơn về sự kiện.

3.7.3 Lưu ý theo sát tiến trình diễn ra sự kiện để viết bài PR sự kiện

Khác với những bài viết PR sản phẩm, doanh nghiệp, viết bài PR sự kiện cần một chuỗi liên hoàn những bài viết từ trước, trong và sau khi sự kiện đã diễn ra xong. Không một sự kiện nào lại chỉ cần một bài viết PR được Vì thế người viết cần theo sát tiến trình diễn ra sự kiện. a)Trước khi sự kiện diễn ra

Công việc của người viết bài PR sự kiện sẽ là tạo sự tò mò, gây hứng thú cho người đọc đối với sự kiện Bài PR ban đầu sẽ cần cung cấp đầy đủ các thông tin mà người xem quan tâm như:

 Thời gian: Ghi rõ ngày, giờ cụ thể để người quan tâm có thể lên kế hoạch tham dự.

 Địa điểm tổ chức: Cung cấp địa chỉ chi tiết và chỉ dẫn đường đi nếu cần thiết.

 Mục tiêu của sự kiện: Giải thích rõ ràng mục đích của sự kiện, những gì sự kiện sẽ đem lại cho người tham gia.

 Nội dung sự kiện: Mô tả các hoạt động chính, chương trình và lịch trình của sự kiện.

 Khách mời tham gia: Đề cập đến những nhân vật nổi bật, diễn giả, nghệ sĩ hoặc bất kỳ ai quan trọng sẽ xuất hiện tại sự kiện. b) Trong lúc diễn ra sự kiện

Người viết bài PR sự kiện cần đòi hỏi các kỹ năng quan trọng để kịp thời xử lý tình huống trong lúc diễn ra sự kiện như:

 Cập nhật thông tin liên tục: Đưa tin trực tiếp về các hoạt động đang diễn ra, sử dụng mạng xã hội hoặc blog để cập nhật thường xuyên.

 Tạo các bài viết ngắn, nhanh chóng: Các bài viết này nên tập trung vào các điểm nổi bật, khoảnh khắc đáng chú ý, hoặc những phát biểu quan trọng.

 Phỏng vấn ngắn: Thu thập các ý kiến, cảm nhận từ người tham dự, khách mời và người tổ chức để tăng thêm sự tương tác và chân thực.

 Sử dụng hình ảnh và video: Đăng tải các hình ảnh và video ngắn để minh họa cho các bài viết, giúp người theo dõi có cái nhìn trực quan về sự kiện. c) Sau khi sự kiện kết thúc

Là thời điểm quan trọng để đánh giá một sự kiện có hiệu quả hay có đạt được kết quả như dự kiến hay không? Người viết bài PR sự kiện cần thực hiện những công việc như:

 Tổng kết sự kiện: Viết bài tổng kết lại toàn bộ sự kiện, nêu rõ các điểm nhấn, thành công và những hoạt động nổi bật đã diễn ra.

 Đánh giá và phản hồi: Đưa ra các ý kiến, đánh giá từ khách tham dự, khách mời và tổ chức Nhận xét về những điều đã làm tốt và những điểm cần cải thiện.

 Chia sẻ kết quả và số liệu: Cung cấp các con số cụ thể về số lượng người tham gia, mức độ tương tác, và các kết quả đạt được sau sự kiện.

 Lời cảm ơn và ghi nhận: Cảm ơn các đối tác, khách mời, và người tham dự đã góp phần vào thành công của sự kiện.

 Theo dõi và tương tác sau sự kiện: Tiếp tục theo dõi và tương tác với đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội, email hoặc các kênh khác để duy trì mối quan hệ và chuẩn bị cho các sự kiện tiếp theo.

Việc theo dõi sát sao và cung cấp thông tin liên tục trước, trong và sau sự kiện sẽ giúp tạo ra một chiến dịch PR hiệu quả, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng sâu sắc đối với đối tượng mục tiêu.

3.7.4 Đảm bảo tuân thủ đạo lý và luật pháp trong PR

CHUỖI BÀI VIẾT PR SỰ KIỆN KENNATION 2023 CỦA HEINEKEN VIỆT NAM

3.8.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

HEINEKEN Việt Nam là liên doanh giữa HEINEKEN và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) Đi vào hoạt động tại từ năm 1991, HEINEKEN có lịch sử lâu dài hơn 30 tại Việt Nam Đến nay doanh nghiệp sở hữu 6 nhà máy, 8 văn phòng bán hàng với hơn 152.000 việc làm cho các đối tượng lao động

Kinh doanh bền vững và có trách nhiệm là kim chỉ nam cho mọi hoạt động củaHEINEKEN Việt Nam Cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” ngay từ ngày đầu thành lập, và đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh trong Top 3 Doanh nghiệp Sản xuất Bền vững nhất Việt Nam (trong lĩnh vực sản xuất) trong 6 năm liên tục 2016 – 2021.

Hình 3.43: Chặng đường phát triển từ năm 1873 - 1994 của HEINEKEN Việt

Hình 3.44: Chặng đường phát triển từ năm 2007 – 2021 của HEINEKEN Việt

Hình 3.45: Bản đồ nhà máy và văn phòng của HEINEKEN tại Việt Nam

Tầm nhìn & giá trị: Tầm nhìn của HEINEKEN Việt Nam là trở thành nhà sản xuất bia hàng đầu, đầy tự hào & có trách nhiệm tại Việt Nam, được dẫn dắt bởi những giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con người & Hành tinh, Tận hưởng cuộc sống, Chất lượng, Khát vọng thành công (Website HEINEKEN Việt Nam)

HEINEKEN là doanh nghiệp sản xuất bia nổi tiếng trong nước, phân phối các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Tại Việt Nam, HEINEKEN sản xuất và phân phối các nhãn hiệu Heineken®, Tiger, Larue, BIVINA, Bia Việt, Strongbow và Edelweiss; trong đó có những sản phẩm được sáng tạo bởi chính các chuyên gia nấu bia Việt Nam, dành riêng cho người Việt Phân khúc thị trường từng thương hiệu cũng đa dạng từ bình dân như BIVINA, chỉ bán tại các vùng quê ở Phú Yên, Phú Quốc; phân khúc phổ thông như Bia Việt, BIVINA, Larue tại khu vực miền Trung và sản phẩm bia cao cấp như Edelweiss, Heineken, Tiger chủ yếu phân phối tại khu vực thành phố tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

Hình 3.46: Sản phẩm của Heineken Vietnam

3.8.1.3 Phân tích tình hình doanh nghiệp a Tình hình doanh nghiệp

Heineken vốn nổi tiếng với các show âm nhạc lớn do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc tài trợ cho các bên Đặc biệt vào cuối năm, các sự kiện giải trí trở thành một xu hướng cho các thương hiệu lớn nhỏ tiếp cận đến người tiêu dùng Điều này là cơ hội để Heineken tiếp cận đến nhóm khách hàng trẻ, cho phép thương hiệu đến gần hơn với giới trẻ bằng cách đưa thương hiệu và sản phẩm vào đời sống, nhu cầu vui chơi giải trí của họ.

Trong vị trí là doanh nghiệp vững mạnh, Heineken sẵn sàng chi trả số tiền khổng lồ để mang tới trải nghiệm độc nhất cho khách hàng Phía sau mỗi sự kiện là hàng loạt hiệu ứng truyền thông, mang lại sức ảnh hưởng cho thương hiệu lớn gấp nhiều lần quảng cáo thông thường.

Bảng 3.2: Mô hình SWOT của Heineken Việt Nam trong việc tổ chức sự kiện

HEINEKEN KENNATION Điểm mạnh Điểm yếu

Vị thế thương hiệu cao.

Thị phần trong nước lớn.

Nhiều kinh nghiệm tổ chức sự kiện lớn. Âm nhạc EDM tương tự như nhiều sự kiện khác của thương hiệu. Địa điểm tổ chức xa trung tâm.

Quy mô lớn ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tham gia tổ chức sự kiện.

Nhu cầu giải trí tăng đặc biệt ở giới Nghị định 100 và thuế GTGT 10% ảnh trẻ. Áp dụng công nghệ hiện đại, hoạt động thể thao mang đến trải nghiệm độc đáo, khác biệt. hưởng đến doanh số.

Xu hướng sống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ bia rượu để bảo vệ sức khỏe.

Cạnh tranh gắt gao của thị trường bia Việt Nam. b Mối quan tâm của độc giả mục tiêu (Target Insight)

 Độc Giả Mục Tiêu Độc giả mục tiêu của các sự kiện do Heineken tổ chức bao gồm:

+ Giới trẻ (18-30 tuổi): Sinh viên, người đi làm, những người có lối sống năng động và đam mê âm nhạc, giải trí.

+ Người hâm mộ nhạc EDM: Đặc biệt là fan của Alan Walker và các DJ nổi tiếng khác.

+ Người yêu thích sự kiện và các hoạt động giải trí: Những người thường xuyên tham gia các sự kiện, lễ hội và thích trải nghiệm những điều mới mẻ.

Khán giả mong muốn có cơ hội gặp gỡ và thưởng thức các màn trình diễn của những nghệ sĩ và DJ nổi tiếng quốc tế và trong nước, tạo cơ hội để người hâm mộ gặp gỡ và tương tác với thần tượng.

Thời điểm cuối năm là lúc nhiều người muốn thư giãn, giải trí và chuẩn bị tinh thần cho năm mới Họ mong muốn tham gia vào các hoạt động vui nhộn, sôi động để giải tỏa căng thẳng.

Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thích tham gia vào những hoạt động mới mẻ, độc đáo và khác biệt so với những gì họ thường làm hàng ngày.

Cơ hội nhận vé miễn phí và quà tặng hấp dẫn luôn là một yếu tố thu hút mạnh mẽ đối với độc giả mục tiêu.

Nhiều người tham gia sự kiện để gặp gỡ, giao lưu và kết nối với bạn bè hoặc những người có cùng sở thích. c Đối thủ cạnh tranh

Trong khoảng cuối năm 2023, nhiều sự kiện âm nhạc và giải trí lớn khác cũng được tổ chức tại TP.HCM, tạo ra sự cạnh tranh đáng kể cho sự kiện KENNATION của Heineken Dưới đây là ba sự kiện lớn có thể cạnh tranh trực tiếp:

1 WESTLIFE - The Wild Dreams Tour

Thời gian: 20:00 - 23:00 ngày 22/11/2023. Địa điểm: Sân vận động Thống Nhất, 138 Đào Duy Từ, P.6, Q.10, TP.HCM.

Mô tả: Buổi biểu diễn của ban nhạc nổi tiếng quốc tế Westlife hứa hẹn thu hút đông đảo người hâm mộ, đặc biệt là những người thuộc thế hệ 8x, 9x.

Tác động: Sự kiện có thể thu hút sự chú ý lớn, làm giảm bớt sự quan tâm dành cho KENNATION nếu người hâm mộ phải lựa chọn giữa hai sự kiện.

Thời gian: 3/12/2023. Địa điểm: Vạn Phúc City, quận 2, TP.HCM.

Mô tả: Một sự kiện âm nhạc điện tử lớn, thu hút các bạn trẻ yêu thích nhạc EDM. Những DJ đã xác nhận trình diễn tại Ravolution Music Festival gồm Gareth Emery, Oliver Heldens, Da Tweekaz, Acraze và đặc biệt là “huyền thoại EDM” Steve Aoki.

Tác động: Có thể cạnh tranh trực tiếp với KENNATION về lượng khán giả trẻ tuổi yêu thích nhạc EDM.

3 WOW K-MUSIC FESTIVAL IN VIETNAM 2023

Thời gian: 17:00, 21/10/2023 - 21:30, 22/10/2023. Địa điểm: Khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

Ngày đăng: 23/07/2024, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.3: Bài PR giới thiệu sự kiện Women of Our Time của nghệ sĩ Chi Pu - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.3 Bài PR giới thiệu sự kiện Women of Our Time của nghệ sĩ Chi Pu (Trang 16)
Hình 3.4: Bài diễn văn của CEO Microsoft tại sự kiện Microsoft Ignite 2023 - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.4 Bài diễn văn của CEO Microsoft tại sự kiện Microsoft Ignite 2023 (Trang 17)
Hình 3.5: Bài viết tri ân tới các nhà tài trợ của sự kiện 8Wonder - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.5 Bài viết tri ân tới các nhà tài trợ của sự kiện 8Wonder (Trang 18)
Hình 3.6: Thông báo về sự kiện WWDC của Apple - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.6 Thông báo về sự kiện WWDC của Apple (Trang 19)
Hình 3.7: Video Teaser về sự kiện TNW Conference 2022 - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.7 Video Teaser về sự kiện TNW Conference 2022 (Trang 20)
Hình 3.11: Bài đăng cập nhật khoảnh khắc kết thúc sự kiện âm nhạc Born Pink - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.11 Bài đăng cập nhật khoảnh khắc kết thúc sự kiện âm nhạc Born Pink (Trang 24)
Hình 3.12: Video giới thiệu những điểm đặc sắc tại sự kiện Google Cloud Next - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.12 Video giới thiệu những điểm đặc sắc tại sự kiện Google Cloud Next (Trang 25)
Hình 3.13: Video quay lại phản ứng của diễn giả và người tham dự trong sự kiện - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.13 Video quay lại phản ứng của diễn giả và người tham dự trong sự kiện (Trang 26)
Hình 3.14: Bài viết Event Highlight của Webinar CISION PR Newswire - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.14 Bài viết Event Highlight của Webinar CISION PR Newswire (Trang 27)
Hình 3.15: Bài viết tóm tắt các trải nghiệm ở sự kiện Vinamilk Green Farm 2023 - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.15 Bài viết tóm tắt các trải nghiệm ở sự kiện Vinamilk Green Farm 2023 (Trang 28)
Hình 3.16: Bài viết tri ân tới người tham dự sự kiện Clubiversal Fest của câu lạc - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.16 Bài viết tri ân tới người tham dự sự kiện Clubiversal Fest của câu lạc (Trang 29)
Hình 3.17: Bài viết của 8Wonder về sự kiện 8Wonder mùa 3 - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.17 Bài viết của 8Wonder về sự kiện 8Wonder mùa 3 (Trang 30)
Hình 3.19: Hình ảnh của bài viết PR sự kiện NTPMM 2024 - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.19 Hình ảnh của bài viết PR sự kiện NTPMM 2024 (Trang 37)
Hình 3.20: Bài viết của Vietcetera giới thiệu các lễ hội âm nhạc - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.20 Bài viết của Vietcetera giới thiệu các lễ hội âm nhạc (Trang 41)
Hình 3.23: Tiêu đề trực tiếp về sự kiện triển lãm của Vinamilk trên Brands - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.23 Tiêu đề trực tiếp về sự kiện triển lãm của Vinamilk trên Brands (Trang 44)
Hình 3.27: Tiêu đề trên báo Vietcetera về sự kiện của Vinfast và Xanh SM - tiểu luận giữa kì chương 3 bài viết pr cho sự kiện
Hình 3.27 Tiêu đề trên báo Vietcetera về sự kiện của Vinfast và Xanh SM (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w