1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kì diễn ngôn về giới nữ trong tác phẩm qua khỏi dốc là nhà của phan thúy hà

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

- - - TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

-Diễn ngôn về giới nữ trong tác phẩm

Học phần : Tổng quan về văn xuôi phi hư cấu hiện đại Việt NamMã lớp học phần : LITR15380

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị MinhSinh viên thực hiện : Nhóm 4

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN- NÔI DUNG PHÂN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

CÔNG-STTTên thành viên (MSSV)Nội dung phân công

Kết quảđánh giá

Viết mục 2.1; 3.1 100%

2 Nguyễn Thị Hồng Ánh( 4501606007)

Viết mục Mở đầu;Chương 1;2.;2.2.1.Tổng kết; Tổng word;

6 Nguyễn Bảo Khánh Trúc(4501606111)

Viết mục 2.2; 3.2 100%

7 Nguyễn Phạm Thanh Trúc(4501606112)

Viết mục 2.3; 3.3 100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Minhđã truyền đạt kiến thức và tận tình hướng dẫn trong quá trình nhóm chúng tôithực hiện luận văn Bài luận văn có thể không tránh khỏi những sai sót, kínhmong nhận được sự góp ý của Cô để có thể hoàn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2022

Nhóm thực hiện

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan, các số liệu, kết luận trong luận văn là do chính chúngtôi thực hiện một cách trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trìnhnào Nếu có vấn đề gì nhóm chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn cho nộidung của bài luận văn.

Người thực hiện

Nhóm 4

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 10

1.1 Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn giới nữ 10

1.1.1 Khái niệm giới 10

1.1.2 Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ 11

1.2 Khái quát tác giả- tác phẩm 12

1.2.1 Cuộc đời-sự nghiệp Phan Thúy Hà 12

1.2.2 Khái quát tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà 12

1.3 Một số vấn đề văn hóa xã hội của giới nữ trong văn học 13

Chương 2: Sự kiến tạo giới nữ trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà 15

2.1 Hình ảnh người phụ nữ trong tình yêu 15

2.1.1 Trinh tiết là thước đo đánh giá phẩm chất của người phụ nữ 15

2.1.2 Hôn nhân là thiết chế để trói buộc người phụ nữ 17

2.1.3 Sự thụ động- chủ động của người phụ nữ trong tình yêu 20

2.2 Hình ảnh của người phụ nữ trong hôn nhân-gia đình 24

2.2.1 Tạo dựng hình ảnh người vợ sùng bái người chồng 24

2.2.2 Tạo dựng hình ảnh người mẹ hy sinh và yêu thương con 26

2.2.3 Tạo dựng hình ảnh người phụ nữ với công việc nội trợ 29

2.3 Sự kiến tạo vị thế người phụ nữ trong xã hội 31

2.3.1 Tri thức của người phụ nữ trong xã hội 32

2.3.2 Nghề nghiệp của người phụ nữ trong xã hội 35

2.3.3 Sự độc lập, tự chủ của người phụ nữ trong xã hội 36

Chương 3: Diễn ngôn về giới nữ trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà quaphương diện nghệ thuật 39

3.1 Giọng điệu trần thuật 39

3.1.1 Giọng điệu tự vấn kết hợp với giọng giãi bày, tâm sự 39

3.1.2 Giọng điệu thương cảm xót xa 41

Trang 6

3.2 Ngôi trần thuật và điểm nhìn về giới nữ 42

3.2.1 Ngôi trần thuật của tác giả 42

3.2.2 Điểm nhìn của giới nữ 43

3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ 45

Trang 7

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Hiện nay đã có nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về diễn ngôn vềgiới nữ trong các tác phẩm văn học Việt Nam Các bài viết, công trình đó giúpchúng ta có cái nhìn rộng hơn, toàn diện và mới mẻ về phương pháp diễn ngônvề giới nữ Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận ra diễn ngôn về giới nữ

trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà (Phan Thúy Hà) mới có thể mở rộng và

nghiên cứu nhiều hơn.

3.Lịch sử vấn đề

Theo những khảo sát và nghiên cứu của nhóm thì diễn ngôn và diễn ngôn vềgiới nữ là một trong những nhà văn được các nhà phê bình văn học đặc biệtquan tâm đến Trước tiên là các công trình nghiên cứu về diễn ngôn, nổi bật với

Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh, Sự đỏng đảnh của phươngpháp do Đỗ Lai Thuý biên soạn và giới thiệu,

Ngoài ra, các nghiên cứu về diễn ngôn về giới nữ còn trở thành đề tài

nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ như Diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôinữ Việt Nam đương đại của Nguyễn Thúy Hà (2018); Diễn ngôn về giới nữtrong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Thị Vân Anh

(2017), Điểm nhìn trần thuật – Diễn ngôn về giới trong truyện ngắn nữ ViệtNam đương đại của Lê Thị Thanh Xuân (2020) Các luận văn đều hướng tớiviệc nghiên cứu và phân tích văn học dưới góc nhìn của diễn ngôn, đặc biệt làdiễn ngôn về giới nữ Từ đó có thể thấy tìm hiểu vấn đề phụ nữ từ góc nhìn củadiễn ngôn văn học hứa hẹn mang lại một hành trình khám phá đầy thú vị đối

Trang 8

với tác giả luận án Trên một ý nghĩa nào đó, nó cũng giúp cho việc nhận diệntính chất đặc thù, đa dạng, phức tạp của các loại hình diễn ngôn về cùng mộtđối tượng được sáng rõ hơn.

4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là c diễn ngôn về giới nữ của sựkiến tạo hình ảnh nữ giới trong tình yêu , hôn nhân- gia đình và các mối quanhệ xã hội…

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn, nhóm thực hiện khảo sát qua tác phẩm Quakhỏi dốc là nhà của nhà văn Phan Thúy Hà

5.Phương pháp nghiên cứu

Đối với luận văn “Diễn ngôn về giới nữ trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà

của Phan Thúy Hà” chúng tôi tiến hành thực hiện các phương pháp nghiên cứusau đây:

−Phương pháp miêu tả: Ở phương pháp này, tôi tiến hành miêu tả lại các sự vật,sự việc liên quan đến các đối tượng được nghiên cứu trong luận văn.

−Phương pháp phân tích: Ở phương pháp nghiên cứu phân tích, tôi tiến hành đisâu vào nội dung

−Phương pháp so sánh đối chiếu: Ở phương pháp này, tôi tiến hành so sánh cácví dụ ở từng tác phẩm khác nhau để có thể đưa ra kết luận cuối cùng sau khiđối chiếu sự khác biệt cũng như tương đồng của đối tượng so sánh.

6.Đóng góp của luận văn

Luận văn được tiến hành nghiên cứu để làm sáng tỏ sự kiến tạo hình ảnh giớinữ (vị thế của người nữ) trong tình yêu, hôn nhân, gia đình (vai trò làm vợ, làmmẹ, nội trợ…) và đời sống xã hội (sự kiến tạo tri thức, nghề nghiệp và tính độc

lập) trong tác phẩm Qua khỏi dôc là nhà của nhà văn Phan Thúy Hà

7.Bố cục luận văn

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Sự kiến tạo giới nữ trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà

Trang 9

Chương 3: Diễn ngôn giới nữ trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà qua phương

diện nghệ thuật

Trang 10

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn giới nữ1.1.1 Khái niệm giới

Từ khoảng đầu những năm 1970 khái niệm giới(gender) được sử dụng mộtcách thông dụng ở nhiều trường hợp, do đó hai khái niệm giới (gender) và giớitính (sex) được cho là đồng nghĩa, dẫn đến việc bị sử dụng một cách lẫn lộncho nhau Vì vậy ta cần phải phân biệt về khái niệm giới (gender) và khái niệmvề giới tính (sex):

- Khái niệm về giới tính (sex): là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữanam giới và nữ giới Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa namvà nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như nhau vềmặt sinh học, không thể thay đổi được giữa nam và nữ, do các yếu tố sinhhọc quyết định.

- Khái niệm về giới (gender): dùng để chỉ sự phân biệt về mặt xã hội và vănhóa, là sản phẩm của văn hóa liên quan đến những quan niệm và hành viđược xem là phù hợp với mỗi giới tính Những đặc điểm có thể hoán đổi đólà những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội Chúngthay đổi từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụthể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyếtđịnh Và đối với giới do là đặc trưng văn hóa-xã hội nên giới có là sảnphẩm xã hội hóa, có tính đa dạng, đặc thù cho từng thời kỳ, văn hóa, xã hộivà có thể thay đổi.

Để có thể thấy rõ hơn sự khác biệt giữa hai khái niệm giới tính và giới ta cóthể tham khảo bảng dưới đây:

- Khái niệm sinh học

- Bẩm sinh nghĩa là sinh ra đã có- Đồng nhất

- Do các yếu tố sinh học chi phối

- Khái niệm xã hội học- Do giáo dục mà có- Đa dạng

- Do các yếu tố xã hội tác động

Trang 11

- Không thể thay đổi Ví dụ, chỉ cóphụ nữ mới có thể sinh con; chỉ cónam giới mới có thể có tinh trùng

- Có thể thay đổi được Ví dụ, cảNam và Nữ có thể là thủ tướng,giám đốc.

Giới là sản phẩm của văn hóa, sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ do cấutrúc văn hóa xã hội quy định Giới nữ là sản phẩm kiến tạo xã hội, và nữ tínhkhông phải là sự tồn tại tiên thiên, tự nhiên, sẵn có, bất di bất dịch Nữ tínhđược định nghĩa, diễn giải và kiểm soát không giống nhau ở các thời kỳ, các xãhội, các nền văn hóa khác nhau.

1.1.2 Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ

Khái niệm diễn ngôn: Theo Foucault diễn ngôn có nghĩa là “Một nhóm cácphát biểu mang lại cho ta ngôn ngữ để nói về- một cách tái hiện tri thức về-một chủ thể nhất định trong giai đoạn lịch sử nhât định Diễn ngôn liên quanđến sự sản xuất tri thức thông qua ngôn ngữ Nhưng vì mọi thực hành đều kéotheo ý nghĩa, và ý nghĩa định hình, ảnh hưởng đến hành động, ứng xử của tanên mọi thực hành đều có khía cạnh diễn ngôn trong đó” Có thể hiểu diễn

ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ trong sự hành chức của nó Nói

đến diễn ngôn là “nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việctổ chức hoạt động ngôn từ”, mọi diễn ngôn đề là sản phẩm của văn hóa xã hội.

Phân tích diễn ngôn nghĩa là phân tích các yếu tố ngôn ngữ Từ đó thấy đượccác tiền giả định, các hàm ý hay ý hệ đằng sau của diễn ngôn Mọi thực hànhxã hội đều có thể được hiểu dưới góc độ kiến tạo diễn ngôn Diễn ngôn trênthực tế kiến tạo nên đối tượng hay chính sự kiện Bên cạnh đó diễn ngôn chophép và giới hạn các khả thể của việc hiểu đối tượng đồng thời tạo điều kiện vàgiới hạn cho phép điều gì được nói, ai nói, nói ở đâu, khi nào.

Diễn ngôn về giới nữ có nghĩa giới nữ là đối tượng định nghĩa của diễnngôn và chủ thể của diễn ngôn đó có thể là giới nam hoặc giới nữ Theo đódiễn ngôn là phát ngôn, là lời nói chứa đựng tư tưởng hệ, cũng là sự kiện vănhóa - xã hội song nội dung, tư tưởng hệ hay các sự kiện văn hóa - xã hội nằm

Trang 12

trong diễn ngôn cũng phải tìm đến những phương thức biểu đạt cụ thể để bộc lộchính nó Diễn ngôn giới về nữ trong văn học cũng diễn ra theo chiều hướng đó.

1.2 Khái quát tác giả- tác phẩm

1.2.1 Cuộc đời-sự nghiệp Phan Thúy Hà

Phan Thúy Hà sinh năm 1979, là người con của huyện Hương Khê tỉnh HàTĩnh Sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức, mẹ làm giáo viên và bốtừng là sinh viên của Trường đại học Tổng hợp, sau đó ông ngập ngũ đi theotiếng gọi của Tổ quốc, kết thúc những ngày ở chiếng trường khốc liệt ôngquyết định trở về làm một người nông dân thuần phát.

Phan Thúy Hà từng là biên tập viên kỳ cựu của Nhà xuất bản Phụ nữ, chị nổilên trong văn học Việt Nam hiện đại với lối viết thẳng thắn, kiệm lời, mộc mạc

và cương trực điển hình với các tác phẩm như Gia đình, Tôi là con gái của chatôi, Đừng kể tên tôi Khi tiếp cận với các tác phẩm của Phan Thúy Hà, độc giả

có thể hình dung ra một phần tuổi thơ của chị cũng như là giai đoạn đất nướccòn gặp nhiều khó khăn.

1.2.2 Khái quát tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà

Cuốn sách Qua khỏi dốc là nhà được xuất bản năm 2018 bởi Nhà xuất bảnKim Đồng Qua khỏi dốc là nhà là cuốn sách viết về tuổi thơ của nhà văn PhanThúy Hà Nội dung của tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà là những câu chuyện

xoay quanh cuộc sống của những người dân nghèo làng núi Câu chuyện củanhững đứa trẻ vì nghèo mà không thể tiếp tục đi học, câu chuyện của nhữngngười mẹ hy sinh cho con, câu chuyện thân phận bẽ bàng của người phụ nữ bị

chồng đối xử tệ bạc Đúng như những gì nhà văn Phan Thúy Hà chia sẻ, “Viếtchuyện này nhớ sang chuyện khác Các đoạn nối tiếp một cách không chủ ýnhư vậy” Đằng sau những câu chuyện ám ảnh khiến người đọc chua xót là

những giá trị nhân bản của con người mà Phan Thúy Hà gửi gắm vào tác phẩm.

Trang 13

1.3 Một số vấn đề văn hóa xã hội của giới nữ trong văn học

Trong giai đoạn Trung đại nhân dân ta phần lớn tiếp thu hệ tư tưởng Nhogiáo, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam Chínhbởi những quan niệm đạo đức chuẩn mực như “Tam tòng tứ đức”, “Phụ nhânnam hoá”, người phụ nữ đã trở thành nạn nhân của xã hội phong kiến khikhông có tiếng nói, không được đối xử bình đẳng thậm chí còn bị xếp vào hạngtiểu nhân Người phụ nữ trong văn học giai đoạn này phần lớn hiện lên vớitiếng hát than thân, là lời kêu gọi sự ban ơn của nam giới Nổi bật với các sáng

tác của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Tuy nhiên nhìn chung thì “thế giớivăn học thời trung đại Việt Nam là thế giới của đàn ông,do đàn ông thống trị.”

Đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp tiến hànhxâm lược nước ta đã tạo nên sự tiếp xúc và giao thoa của nền văn hóa ViệtNam với nền văn hóa nhân loại đặc biệt là văn hóa phương Tây Nhân dân xưanay vốn có lòng yêu nước nồng nên, song bên cạnh đó nhân dân ta đã chọn lọcnhững tinh hoa văn hóa nhân loại rồi bổ sung vào nền văn hóa truyền thống dântộc để có thể phù hợp với lối sống của người Việt Nam và góp phần làm giàuđẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịchsử mới Song bên cạnh đó sự giao thoa giữa cái mới cần có sự biến đổi để cóthể phù hợp với bối cảnh thời đại Trong những biến đổi về văn hóa-văn học thìbiến đổi lớn nhất và vẫn có ý nghĩa tồn tại cho đến ngày hôm nay đó chính làsự biến đổi về văn hóa tinh thần của nhân dân ta chính vì thế của người phụ nữtrong xã hội dần được chú tâm tới Các nhân vật nữ trong các tác phẩm giaiđoạn này cũng đa bắt đầu được bộc lộ cái tôi cá nhân rõ ràng hơn tuy nhiên ởgiai đoạn này chỉ là sự manh nha cho cái tôi cá nhân của các nhân vật nữ trong

văn học điển hình như nhân vật Tố Tâm trong tiểu thuyết Tố Tâm của HoàngNgọc Phách, nhân vật Minh Châu trong Giọt lệ sông Hương của Tam Lang Vũ

Đình Chi và sau đó là các nhân vật nữ của Tự lực Văn đoàn Các tác phẩm đềuthể hiện tư tưởng và chứa đựng nhiều tuyên ngôn phản kháng nền luân lýphong kiến xưa cũ.

Trang 14

Đến thời kỳ 1945-1975, khi đất nước bước vào cuộc chiến với thực dân Phápvà đế quốc Mỹ thì văn chương được xem như là một vũ khí tham gia vào haicuộc chiến để bảo vệ đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc Giai đoạn nàycon người cá nhân nhường chỗ cho con người cộng đồng Vì thế nên nhân vậtnữ trong các sáng tác giai đoạn này thường mang vẻ đẹp của thời đại, dáng vóc

của người anh hùng Nổi bật như nhân vật Phương Định trong Những ngôi saoxa xôi của Lê Minh Khuê, nhân vật Út Tịch trong Nhưng người mẹ cầm súngcủa Nguyễn Thi, hay nhân vật Mẫn trong Mẫn và Tôi của Phan Tứ đều được

xây dựng với hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất, mộtlòng hướng về tổ quốc.

Từ năm 1986, trước công cuộc đổi mới của đất nước về nhiều mặt như chínhtrị, kinh tế, văn hóa xã hội đã tác động mạnh mẽ đến nền văn học Việt Nam.

Trong Đại hội VI, Đảng đã nêu rõ phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánhgiá đúng sự thật, nói rõ sự thật” dựa trên phương châm đó văn học bắt đầu

chuyển từ âm hưởng sử thi sang phản ánh cuộc sống thế sự Các tác giả bắt đầuquan tâm đến con người cá nhân một cách rõ nét, hướng tới nhu cầu và khátvọng đời thường đặc biệt là giới nữ Nhân vật nữ trong văn học giai đoạn nàybắt đầu có vị thế trên văn đàn qua hàng loạt các cây bút tài năng như NguyễnThị Thu Huệ, Lý Lan, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Minh Khuê…

Trang 15

Chương 2: Sự kiến tạo giới nữ trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà

2.1 Hình ảnh người phụ nữ trong tình yêu

2.1.1 Trinh tiết là thước đo đánh giá phẩm chất của người phụ nữ

Trong giai đoạn Trung đại nhân dân ta phần lớn tiếp thu hệ tư tưởng Nhogiáo, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam Theo đóvấn đề trinh tiết trở thành thước đo để đánh giá đức hạnh, phẩm chất của ngườiphụ nữ Không ít các cuộc tranh luận đã diễn ra, phần lớn họ cho rằng trinh tiếtchính là thước đo để đánh giá các chuẩn mực, đạo đức, tiết hạnh và nhân cáchcủa người phụ nữ Có thể nói đó chính là sự bất bình đẳng giới đối với phụ nữ,nếu quá coi trọng và đề cao trinh tiết thì người phụ nữ sẽ không được đối xửmột cách công bằng cho đến thời điểm hiện tại.

Trinh tiết theo từ điển tiếng Việt Hoàng phê: “Trinh tiết là người con gáicòn tân, còn trong trắng, chưa chồng và người con gái đó phải giữ được lòngtrọn vẹn chung thủy với chồng” Tức là người con gái phải trong sạch, vẹn toàn

từ mặt thể xác cho đến tâm hồn Xét về mặt đạo đức trinh trinh tiết là thước đovô hình mà hữu hình để giữ cho người phụ nữ sống chừng mực, khó vượt quagiới hạn cho phép Bên cạnh đó, trinh tiết vừa là hàng rào bảo vệ vừa là nỗi đaucủa người phụ nữ Người Việt xưa nay luôn chịu ảnh hưởng từ nền tư tưởngNho giáo một cách mạnh mẽ cho nên luôn coi trọng vấn đề trinh tiết ở ngườiphụ nữ Trong thuyết thủ tiết của Tống Nho, dưới quyền lực cai trị khắc nghiệtngười phụ nữ đã phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi nhất là tư tưởng Nho giáođã biến xã hội Việt Nam trung đại trở thành nơi kìm hãm sự phát triển cũngnhư niềm hạnh phúc của phụ nữ Dù đối với xã hội xưa cũ hay đến nay vẫnluôn đưa vấn đề trinh tiết lên hàng đầu và dùng nó làm thước đo đạo đức cho

người phụ nữ Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã có câu “Chữtrinh đáng giá ngàn vàng” Xã hội xưa cũ nhất là người đàn ông luôn rất coi

trọng vấn đề trinh tiết Một người phụ nữ đức hạnh và có lòng chung thủy sắcson là một người phụ nữ trinh nguyên vẹn tuyền từ thể xác đến tâm hồn Văn

học trung đại Việt Nam với Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Trang 16

nhân vật Vũ Nương chính là sản phẩm của xã hội phụ quyền, nam quyền, trongđó vấn đề trinh tiết của người phụ nữ được đặt lên hàng đầu Vũ Nương hiện

lên với “vẻ đẹp nết na, tư dung tốt đẹp, trọng đạo vợ chồng và chú trọng khuônphép”, đó cũng chính là sản phẩm được kiến tạo của diễn ngôn đạo đức truyền

thống Cho đến khi bi kịch diễn ra nàng đã chọn cái chết để chứng minh sựtrong sạch của bản thân, đồng thời cũng là lời khẳng định sự coi trọng và tróibuộc người phụ nữ bởi trinh tiết trong xã hội phong kiến.

Đến với Qua khỏi dốc là nhà của Phan Thúy Hà vấn đề trinh tiết ít được đề

cập đến trong tác phẩm Thậm chí tác giả còn không phô bày rõ ràng quanniệm ấy trong tác phẩm này Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ có thể không khó để tathấy được một chi tiết sáng giá về trinh tiết mà tác giả kể trong câu chuyện.Nhân vật Hoa qua lời kể của tác giả không khỏi khiến người đọc nghĩ đến việctrinh tiết là thước đo đạo đức của phụ nữ Sau khi bị lừa sang Trung Quốc để

bán cho đàn ông làm vợ Hoa đã nhận được lời đe dọa từ kẻ lừa mình “Cô phảigiấu chuyện mình có con” (2018, 199) Như đã nói ở trước đó, Việt Nam chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng Nho Giáo, nhất là ở những vùng năm thônnghèo khó thì lại càng lạc hậu hơn Nay công thêm việc Hoa được gả bán chongười đàn ông Trung Quốc thì lại làm cho người đọc càng thấy rõ hơn sự ảnhhưởng của trinh tiết trong xã hội hiện đại Chính vì e ngại khi người đàn ôngTrung Quốc này sau khi biết chuyện Hoa đã có con thì chẳng khác gì đồngnghĩa với việc cô sẽ thất tiết Sẽ chẳng ai chấp nhận một người đàn bà thất tiếtlẳng lơ về làm vợ của mình Hoa vẫn chịu ảnh hưởng bởi những diễn ngôn đạođức truyền thống, cô luôn sống trong lo sợ và buồn rầu, luôn luôn giấu đi

chuyện này mặc dù bản thân luôn nhớ con ngày đêm “Chồng chị Hoa khôngbiết vì sao mình ân cần vậy mà lần nào về nhà cũng thấy vợ khóc… Hỏi cóchuyện gì vậy, chị không nói… Chưa khi nào người chồng đó thấy vợ cười”

(2018, 200) Ngoài ra, còn được thể hiện rõ ràng qua hành động của Hoa, khichồng hỏi về lý do cô buồn Hoa luôn tìm cách im lặng không nói ra dù người

đe dọa đã mất từ lâu “Chị kia đã mất rồi Hoa sợ điều gì? Hoa không thể nói.Không thể nói” (2018, 200) Điều này có thể dễ dàng lý giả được bởi vì khi bị

lừa sang Trung Quốc cô chỉ có một mình Nếu nói ra chuyện bản thân đã có

Trang 17

chồng và lại có một đứa con ở Việt Nam sẽ đồng nghĩa với việc cô bị trả lại vàthứ cô đối đầu sẽ là những điều kinh khủng tồi tệ hơn bao giờ hết Thứ hai,hiện tại cô đang có một gia đình trọn vẹn, có chồng yêu thương và các conngoan trong khi xét về mặt đạo đức thì trinh tiết là yếu tố đảm bảo hạnh phúcgia đình về sau Nếu cô nói ra thì gia đình hạnh phúc như hiện tại sẽ không cònnữa vì trước đó đã chịu đựng quá nhiều tổn thương khiến nhân vật Hoa luôntrong trạng thái sợ hãi một ngày nào đó hạnh phúc của bản thân đang có sẽkhông còn Về sau bản thân lại đang sống nương nhờ vào chồng lại có hai connhỏ nếu cô nói ra bí mật này thì cô và các con sẽ như thế nào tại nơi đất khách.Nhưng thật may mắn khi Phan Thúy Hà lại là một trong những tác giả nữ vàthấu hiểu được những khốn khổ mà người phụ nữ phải cam chịu Trong chínhcâu chuyện của mình tác giả đã sắp đặt việc Hoa bị lừa dối sang Trung Quốcnhư mở một con đường mới cho chính nhân vật Cô bị bắt gả cho một đàn ôngTrung Quốc nhưng lại là một người tốt và có cái nhìn hiện đại trong suy nghĩ.Người đàn ông này luôn quan tâm Hoa như một người chồng đúng nghĩa Saukhi biết hết mọi chuyện người đàn ông này vẫn không ghét bỏ Hoa ngược lạilại càng chở che, bao bộc vợ mình Chính vì thương vợ khi ngày đêm chứngkiến sự buồn rầu tuổi thân của cô mà anh đã cho vợ mình về Việt Nam để đóncon sang ở chung, thậm chí anh còn chuẩn bị quà biếu cho từng người trong gia

đình cô “Biết nỗi đau giấu kín của vợ, người chồng nhờ người đưa mẹ con Hoaquay về Việt Nam đón con gái riêng sang sống cùng Trước ngày chị Hoa về,anh mua sắm quà cáp cho mọi người Và sáu anh chị em sáu phong bì” (2018,

201) Phan Thúy Hà đã lên tiếng bênh vực cho chính nhân vật của mình khi sắpxếp cho cô gặp được người chồng tốt Cũng từ đó phê phán đi tư tưởng lấy chữtrinh làm thước đo đạo đức ở người phụ nữ, đó là một quan niệm lạc hậu đángbị lên án và xóa bỏ.

2.1.2 Hôn nhân là thiết chế để trói buộc người phụ nữ

Trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà của Phan Thúy Hà những người phụ

nữ có nhận được tình yêu thương từ chồng và các con của mình Tuy nhiên, lạichính hôn nhân lại là thiết chế trói buộc họ Những nhân vật nữ trong tác phẩm

Trang 18

luôn hằn lên nét khổ sở từ thể xác cho đến tâm hồn Ngày trẻ, họ có tất cả trongtay: tuổi trẻ, nhiệt huyết và niềm tin yêu vào cuộc sống của tuổi đôi mươinhưng khi tiến vào cuộc sống hôn nhân, cả đời họ như bị trói buộc cuộc.

Những người phụ nữ trong Qua khỏi dốc là nhà luôn sống theo một vòng tuần

hoàn được lặp đi lặp lại một cách đầy tẻ nhạt Hôn nhân là thiết chế trói buộc

người phụ nữ trong Qua khỏi dốc là nhà luôn sống theo một vòng tuần hoàn

được lặp đi lặp lại và họ phải có trách nhiệm với cuộc hôn nhân của mình Điển

hình là nhân vật người mẹ “Cô giáo cả tin Và thế mẹ chỉ biết vùi đầu vào chịukhổ”(2018:21) Trước khi bước vào hôn nhân vật người mẹ từng là một cô gái

trẻ đầy nhiệt huyết yêu đời, một cô gái với tâm hồn mộng mơ về một tương lai

tươi đẹp “Cô gái trẻ yêu đời, khéo tay, dáng mảnh mai nhanh nhẹn đạp xe đibên sông Ngàn” (2018, 21) Độc giả không khó để tưởng tượng ra được hình

ảnh một cô gái trẻ, mảnh mai nhưng đầy nhanh nhẹn vừa mới ra trường Ở cô,người ta thấy được sự tươi mới tràn đầy sức sống của tuổi trẻ - một vẻ đẹp củathanh xuân Nhưng vẻ đẹp ấy mất dần khi về nhà chồng, chính hôn nhân khiếncho người phụ nữ này phải gồng gánh cả đời dù có lúc đôi vai đã quá mệt mỏi.

Hay như chị Nguyệt vợ anh Hà – người đàn ông khốn nạn chỉ biết làm khổvợ con trong tác phẩm Kể từ ngày lấy chồng cuộc đời chị không khi nào hếtkhổ sở Cuộc sống hàng ngày của chị được lặp đi lặp lại bằng việc bị chồngđánh, nó diễn ra nhiều đến nổi hàng xóm phớt lờ đi mỗi khi chị la hét bên nhà.

Mỗi lần uống say, anh Hà lại đánh vợ, đào hố chôn vợ mình “Cảnh diễn ra khiđó: Chú Hà đào một cái huyệt giữa nhà rồi kéo mự Nguyệt xuống Chú đạp mự,lôi tóc mự Chú gào lên, tao chôn sống mày” (2018, 38) hay tự tay đốt chính

ngôi nhà của mình như tay tay đốt đi hạnh phúc và nơi nương tựa của vợ con

“Trong một cơn say khác, anh Hà châm lửa đốt nhà Đốt xong nhà, anh bỏđi.” (2018, 38) Phan Thúy Hà rất giỏi trong việc miêu tả mang tính gợi mở

trong sáng tác của mình Ít khi tác giả miêu tả trực tiếp trong tác phẩm mà chỉđơn thuần là kể lại như một sự gợi mở về liên tưởng cho người đọc Khi đọc, tasẽ không khỏi liên tưởng đến hình ảnh kinh khủng, đầy khốn nạn của mộtngười chồng tồi Hắn tự tay đào hố và chôn sống vợ con mình Trong cơn sayrượu điên dại hắn gào lên chẳng khác gì một con quỷ dữ, lúc ấy nhường như đó

Trang 19

không còn là một con người nữa Hay hình ảnh ngôi nhà cháy đỏ rực, nhữngngọn lửa đỏ hồng, nóng bỏng đến bỏng tay Ngôi nhà cháy rực, những ngọn lửacứ hừng hực khí thế bộc phát như đang tức giận mà thiêu rụi mọi thứ, thiêu rịuđi con đường sống của mẹ con chị Nguyệt Đỉnh điểm của sự khốn khổ chính làbị chồng bắt ép nuôi nhân tình của chồng cho ả sinh con Khi mọi chuyện bại lộ,

ả bỏ đi nhưng chị lại vướng một gánh nặng khác “Anh Hà đi làm ở hầm than bịbỏng nặng Chị Nguyệt chạy vạy vay tiền mua thuốc điều trị bệnh cho chồng.”

(2018, 41) Một hình ảnh của người đàn bà khốn khổ ngày càng hiện lên rõ nét

khi chị luôn bị bao vây với thứ gọi là “hôn nhân” Chị Nguyệt là một nhân vật

điển hình cho tác giả phản ánh những cuộc hôn nhân không mấy tốt đẹp mà ởđó chỉ có người phụ nữ chịu thiệt Chí ít ra ở người mẹ mặc dù khốn khổ nhưngvẫn có được tình yêu từ chồng và các con để làm lý do ở lại Còn ở Nguyệtchẳng có gì ngoài tủi nhục và cam chịu Có thể thấy đây là một người phụ nữhiền lành và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của tư tưởng lạc hậu Phan Thúy Hà đãdùng chính nhân vật của mình để phản ánh những cuộc hôn nhân ngõ cụt, vạchtrần bộ mặt thối nát của những gã đàn ông khốn nạn và xót thương cho chínhcuộc đời của người phụ nữ Hôn nhân là kết quả của tình yêu nhưng hôn nhâncũng là thiết chế trói buộc hạnh phúc của người phụ nữ khi chịu tác động củacuộc sống một cách mạnh mẽ .

Đau đớn, tuổi thân, phải đấu tranh giữa sự sống và cái chết nhưng người họkhông thể lên tiếng để phản bác Bởi lẽ gắn liền với hôn nhân là bổn phận, làthiên chức của người nữ, là trách nhiệm của phụ nữ trong hôn nhân Dân gian

có câu: “Lấy chó theo chó, lấy gà theo gà” tức là khi đã quyết định theo người

nào đó thì dù cho sướng hay khổ thì vẫn phải chịu Người mẹ đã chọn lựa anhbộ đội thư sinh làm chồng là vì tình yêu Mẹ biết rõ hoàn cảnh khó khăn ấynhưng vẫn chọn lựa cùng anh tiến vào mối quan hệ hôn nhân Cho đến khi nayđã có với nhau nhiều mặt con, ngày đêm phải lo nghĩ về cơm áo gạo tiền nhưngngười mẹ vẫn chấp nhận đó là vì tình yêu Mẹ chấp nhận ở lại, chấp nhận mọikhổ cực vì giữa bà và chồng của mình vẫn hiện hữu một tình yêu đúng nghĩa.Thứ hai, những người phụ nữ ấy luôn quan niệm rằng việc người đàn bà chịu

Trang 20

khổ là đúng Vì chồng đã phải gồng lưng gánh vác cuộc sống ngoài xã hội nênhọ phải có nhiệm vụ là lo lắng chu toàn mọi thứ trong gia đình Đứng trên vị trílà một người phụ nữ cộng thêm việc mang tâm hồn đa cảm của người làm nghệthuật, Phan Thúy Hà đã kín đáo thể hiện điểm nhìn của mình thông qua lời kể.Tác giả đã lên tiếng bênh vực cho những người phụ nữ và phê phán cái nhìn xãhội lạc hậu Tác giả đã dành cho nhân vật của mình một tình cảm rất riêng biệtvà thiêng liêng Ở đó có cả sự tức giận và thương cảm; tức giận trước sự camchịu và khép nép của những người đàn bà vùng quê, thương cảm vì số phậnkhốn khổ của họ Và cũng từ đó tác giả đã vạch rõ con đường sáng cho chínhhọ cũng như một lời khẳng định rằng hôn nhân sẽ tốt đẹp nhưng cũng sẽ làthiết chế để kiềm hãnh hạnh phúc và tự do của người phụ nữ Nếu đúng họ sẽcó được hạnh phúc nhưng nếu sai thứ họ đánh đổi là hạnh phúc cả đời củamình trong tủi nhục và cam chịu thì hôn nhân chẳng khác gì là tiết chế tróibuộc hạnh phúc của họ Không chỉ lên tiếng cảm thông chia sẻ mà thông quanhững nhân vật ấy tác giả đã thể hiện điểm nhìn nữ quyền của mình Làm rõ sựkhốn khổ của người phụ nữ cũng đồng nghĩa với việc tác giả đang đứng lên đòilại sự bình đẳng cho chính họ.

2.1.3 Sự thụ động- chủ động của người phụ nữ trong tình yêu

Nếu ở văn học trung đại tình yêu nam nữ được diễn tả một cách e thẹn

nhưng đầy dây dứt xen lẫn một chút táo bạo như ở Kiều trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du qua sự việc nữa đêm cô tìm đến và ngỏ lời với Kim Trọng Đếnvăn học hiện đại, sự táo bạo và chủ động trong tình yêu của người phụ nữ lạicàng được thể hiện rõ hơn như thơ Vi Thùy Linh, Phan Thị Vàng Anh, đãbộc lộ rõ tâm tư của người con gái một cách chủ động hơn Sự chủ động rõ rệttrong tình yêu của người nữ bởi lẽ họ đã ý thức được những khát khao và hammuốn được yêu một cách sâu sắc hơn Ở đó, sự chủ động ấy được thể hiện mộtcách sâu sắc và mãnh liệt hơn khi được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: cókhi e thẹn, có khi nồng nàn mãnh liệt, có khi kín đáo, khi trực tiếp, khi hồnnhiên trong trẻo hoặc có khi cuồng nhiệt đến điên dại và đầy phá cách, Họ

Trang 21

bày tỏ khát vọng về tình yêu một cách mạnh mẽ, táo bạo Họ bày tỏ khát vọngvề tình yêu một cách mạnh mẽ, táo bạo.

Trong tác phẩm, sự chủ động của nữ giới đối với tình yêu được thể hiện ở

một số chi tiết Trong tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà, Phan Thúy Hà đã xây

dựng sự thụ động - chủ động của phụ nữ ở theo nhiều chiều hướng khác nhau.Thông qua một số nhân vật như người mẹ, chị Nguyệt, cô gái Thu Giang, đãthể hiện được tâm lý từ đó dẫn đến việc thôi thúc hành động của từng nhân vật.Nhân vật người mẹ trong câu chuyện là một cô gái trẻ luôn có lòng tin yêu vàocuộc sống Người mẹ trong tác phẩm vừa thụ động lại vừa chủ động trong tìnhyêu của mình Người mẹ có phần thụ động khi không dám bày tỏ tình yêu củamình mà thay vào đó là chờ sự ngỏ lời từ anh bộ đội Một cô gái ngây thơ củatuổi mới lớn đứng trước những lời tỏ tình lãng mạn khiến cô không thể khôngxiêu lòng và theo anh về làm vợ Một cô gái cả tin và một anh bộ đội thư sinh

lãng mạn cùng nhau xây dựng hạnh phúc trong nghèo khổ “Cô giáo thì cả tin.Và từ đó mẹ chỉ biết vùi đầu vào chịu khổ”(2018:21) Chỉ đến khi nhận đượcbức thư tình “Chuyện rằng có dòng nước tiên/ Cho bao người xinh đẹp/ Anhtin là điều có thực/ Sau ngày xuống bến gặp em” (2018:21) Không chỉ thế có

đôi lúc nhân vật người mẹ còn thụ động trong quan hệ với người chồng khôngdám thể hiện cảm xúc với cha mà chỉ bộc lộ qua từng câu thơ Tuy nhiên tacũng có thể thấy mẹ cũng có sự chủ động trong tình yêu Người nữ trong trungđại thường thực hành diễn ngôn “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” Từ đó họ khôngcó quyền quyết định lựa chọn tình yêu để rồi tiến tới hôn nhân theo sự áp đặtcủa cha mẹ hoặc nam giới Mẹ đã chủ động về với cha khi trẻ cho đến khi đếnkhi đã có với nhau nhiều mặt con mẹ vẫn giữ được sự chủ động trong tình yêucủa hai người Nếu xuy sét kỹ ở chi tiết mẹ tiễn cha lên đường sau những ngàynghỉ phép ta có thể thấy được sự chủ động được thể hiện một cách nhẹ nhàng

và kín đáo “Cầu Treo, Rào Nổ in dấu chân mẹ cha bao lần lưu luyến”

(2018:62) Cầu Treo, Rào Nổ trong lời tác giả chính là nơi đã chứng kiến tìnhyêu của cha và mẹ gắn liền theo năm tháng Mẹ là người nóng nảy nhưng làmgì cũng đến nơi đến chốn cũng như cách mẹ bên cạnh cha theo từng năm tháng.Tuy nóng nảy nhưng mẹ lại khá kín đáo, ít khi mẹ bộc lộ tâm tư của mình ra

Trang 22

bên ngoài Điều đó được thể hiện rõ qua chi tiết ngày mẹ tiễn cha quay lại quânđội Mẹ chủ động nhưng chủ động kín đáo, đợi cha đi mẹ mới bộc lộ nỗi niềm

của mình trong từng câu thơ “Người lên tàu rồi còn những câu thơ bịn rịn Mẹđạp xe về với những ngày thường Những câu thơ mẹ đã thuộc lòng Bên cầuanh thường đứng đợi/ Từ ga Thanh Luyện em về/ Thương lắm bàn chân congái/ Ngập ngừng thanh gỗ lát thưa ” (2018:62) Trong câu thơ của mình,

người mẹ đã bộc lộ sự nhớ thương da diết sau nhiều lần đưa đón chồng mình.Tác giả đã xây dựng hình tượng người mẹ với tính nữ mang nhiều sự chủ độngtrong tình yêu nhưng lại được thể hiện một cách đầy kín đáo và dịu dàng.Người mẹ không bao giờ bộc lộ trực tiếp với chồng nhưng lại gửi gắm tình yêuđó thông qua hành động, câu thơ Việc cô giáo trẻ cả tin chấp nhận anh chànggbộ đội nghèo khó làm chồng, chấp nhận gánh nước đến đau cả vai, quán xiếnnhà cửa, chăm nom các con, không dám đến bệnh viện khi chảy máu và thủychung chờ chồng, đã thay cho lời nói Một tình yêu nhẹ nhàng và kín đáođang ngày đêm được nuôi dưỡng bởi người phụ nữ có tâm hồn cao cả lớn dầntheo năm tháng.

Trái ngược với tình yêu nhẹ nhàng và kín đáo ta bắt gặp được một tình yêuchủ động đầy táo bạo, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần e ngại, thẹnthùng của cô gái trẻ Những vần thơ tình giữa Phan Văn Bá – Thu Giang nổitiếng khắp quân đội đã không khỏi khiến người đọc thích thú trước sự táo bạocủa cô gái trẻ Cô gái trẻ có sự yêu mến rõ ràng, đối với Phan Văn Bá cô luônnhiệt tình trả lời thư nhưng đối với chú thế thì cô lại không hồi âm Trong lờithơ gửi người trên điểm chốt cô đã thẳng thắn bày tỏ và hỏi rõ sự mong muốncủa người lính về tình yêu

“Dẫu cho nơi ấy mưa dầmÁo bông ai ướt để lòng ai thương

Mái tóc em có đẫm sươngƯớt em em chịu dặm đường em lên

Anh có mong em thật khôngRằng em đến chỉ tấm lòng vậy thôi

Trang 23

Xin đừng trách nhé người ơiLòng ai vẫn nhớ những người áo xanh

Anh có mong em thật không?”

(Gửi người trên điểm chốt – Thu Giang (Thanh Khê – Đà Nẵng))Trong từng lời thơ của mình Thu Giang đã mạnh dạng bày tỏ tình cảm củamình Không giấu kín mà thể hiện trong từng hành động như nhân vật người

mẹ, ở Thu Giang đó là một tình yêu dám nói dám làm “Áo bông ai ướt để lòngai thương” như đang bày tỏ tình cảm của mình đối với anh lính chốt điểm rằng

em sẽ vì tình yêu mà làm tất cả Dù con đường đến anh đầy mưa dầm sẽ ướt áo

lạnh người nhưng đó là một điều xứng đáng cho tình yêu của cả hai “Ướt emem chịu dặm đường em lên” cho thấy một sự chủ động trong tình yêu, một sự

chủ động mạnh mẽ đến từ phái nữ Vẫn là sự e thẹn ngại ngùng nhưng đã trởnên táo bạo hơn so với tình yêu của người mẹ Cô gái Thu Giang có sự chủđộng trong tình yêu được thể hiện một cách mạnh mẽ, táo bạo, trực tiếp trong

từng câu thơ và đầy cuồng nhiệt của tuổi trẻ Câu hỏi “Anh có mong em thậtkhông?” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ như thể hiện sự kiên quyết,

muốn chắc chắn rằng điều chờ đời mình là sự mong mỏi của người thương Đóphải chăng là tiếng gọi của con tim đang khao khát một tình yêu đích thực, mộttâm hồn khao khát được nếm trải mật ngọt dẫu mong manh mà đẹp đẽ cho cuộcđời.

Phan Thúy Hà đã khắc họa thành công thế giới nội tâm cũng như hành độngcủa các nhân vật Không ngừng vận động các nhân vật nữ theo nhiều khía cạnhkhác nhau từ đó nêu lên quan điểm của bản thân về quyền bình đẳng Thôngqua nhân vật nữ của mình, tác giả đã thành công trong việc nói lên điểm nhìncá nhân cũng như lên tiếng bên vực cho phái nữ, phản bác nam quyền Một thếgiới nhân vật phong phú và liên tục được khai thác từ nhiều góc cạnh đã làmđậm nét thiên tính nữ trong sáng tác của tác giả nói riêng và văn học hiện đạinói chung Làm nổi bật thế giới nữ quyền trong sáng tác cũng như vạch trần,phê phán được bộ mặt xã hội (nam quyền) bằng góc nhìn nữ quyền của chính

mình như trong “Một vườn hoa nhiều hương sắc” của Bùi Việt Thắng đã nói

Trang 24

“Những cây bút nữ đã góp phần quan trọng làm cho văn đàn sôi nóng lên, hấpdẫn hơn nhờ vào sự đa hương sắc của tác phẩm”.

2.2 Hình ảnh của người phụ nữ trong hôn nhân-gia đình2.2.1 Tạo dựng hình ảnh người vợ sùng bái người chồng

Đọc tác phẩm Qua khỏi dốc là nhà ta sẽ bắt gặp người phụ nữ của hôn nhân

gia đình được thể hiện qua rất nhiều mặt Song đầu tiên nhất về hình ảnh củangười phụ nữ trong hôn nhân gia đình là hình ảnh mà người vợ sùng bái ngườichồng Người phụ nữ trước đây xem việc chăm sóc gia đình như là một bổnphận của họ Người phụ nữ lấy hạnh phúc của gia đình, hạnh phúc của chồngcon là hạnh phúc của bản thân mình Từ xưa phụ nữ trong hôn nhân gia đìnhluôn xem người chồng quan trọng hơn tất cả, người vợ luôn phải “Tòng phu”.Theo chồng, người phụ nữ không có quyền tự quyết định cho mình, mà tất cảphải nghe theo ý chồng Người đàn ông đã đưa ra những lý thuyết về vấn đềsinh nở của phụ nữ coi đó là một trách nhiệm để duy trì nòi giống Bên cạnh đóvẫn còn nhiều phụ nữ sinh con để chứng tỏ mình yêu chồng, thậm chí còn cónhững người phụ nữ quyết định sinh con chỉ để giữ chồng Điều này trong tác

phẩm Qua khỏi dốc là nhà cũng được thể hiện qua những người phụ nữ Sự tự

nguyện sinh nở ấy thể hiện qua chi tiết O Tích có mười ba lần sinh con.

“Chuyện sinh đẻ là chuyện của đàn bà O Tích mươi ba lần sinh con là mườiba lần tự xoay xở.”(2018: 32) Hay chính nhân vật người mẹ cũng mang thaiđến lần thứ năm “Mẹ đỏ mặt Mẹ nhìn xuống cái bầu đã sang tháng thứtám.”(2018: 28) Hay một người phụ nữ trong làng nào đó “Mười ngày sautrong làng có người mẹ chết Người mẹ sinh đứa con thứ bảy Chết cả hai mẹcon.”(2018:30) Và chị Nguyệt thì cũng có đến sáu lần mang thai Mỗi một lần

mang thai như vậy là phải tự sinh nở, đối mặt với nguy hiểm thậm chí là chếtchóc Nhưng những người phụ nữ ai cũng phải sinh đẻ và sinh đẻ nhiều lần bởitừ lâu nó đã định kiến của xã hội là suy nghĩ chung của đàn ông Như trong tác

phẩm tác giả đã nhấn mạnh với câu văn “Chuyện sinh đẻ là chuyện của đànbà.” cho thấy được dường như trong xã hội nam quyền đã mặc định rằng việc

Trang 25

sinh đẻ là nghĩa vụ của người phụ nữ Và việc người phụ nữ tự nguyện mangthai và sinh đẻ, phải chăng họ nghĩ rằng đàn ông có con sẽ chung thủy hơn ?Hay có con cái thì đàn ông sẽ tự nguyện trói buộc cả đời mình vào người phụnữ.

Bên cạnh đó hình ảnh người phụ nữ bị bạo lực về cả tinh thần lẫn thể xác từphía nam giới cũng là một cơ chế làm cho phụ nữ phụ thuộc vào nam giới.Điều đó được Phan Thúy Hà thể hiện rõ nét qua nhân vật Nguyệt Chị Nguyệtchung sống với người chồng của mình trong sự bạo lực về cả tinh thần lẫn thểxác, mà qua lời miêu tả của tác giả thì chưa từng có một tình cảm nào màchồng chị dành cho chị thậm chí là một lời nói nhẹ nhàng Chị Nguyệt vất vảquanh năm nuôi con là vậy đan xen vào nỗi vất vả ấy là những trận đánh đau

đớn của anh Hà, chồng chị “Anh Hà cầm dao đuổi, chị chạy, miệng vẫn ngậmmiếng trầu.”(2018:37) Những lần như vậy cũng chẳng còn xa lạ gì với chị vànó cũng trở nên thành chuyện bình thường của những người quanh đó “Bởi thế,nghe chị Nguyệt la hét bên nhà nhưng chẳng ai buồn đến Không lạ gì chuyệnvợ chồng nhà họ.”(2018:37) Từ bao giờ chuyện một người phụ nữ bị bạo lực

bị hành hạ đã trở thành một chuyện bình thường Đó là một lời tố cáo, chỉ rõ vềhình ảnh của những người vợ không dám chống chế lại với chồng mình, cắnrăng chịu đựng sự áp bức đó Sự sùng bái với người chồng lên tới mức phảinuôi luôn cả cô nhân tình mang thai mà chính tay người chồng đưa về tận nhàvới những lời lẽ đe dọa Trước cảnh tượng đó thì người vợ lại lần nữa cam chịu

trước người chồng “Chị Nguyệt lặng thinh làm mọi việc theo mệnh lệnh anhHà.”(2018:41) Tệ bạc đến thế, rồi cho đến lúc chính người chồng đó ngã

xuống bệnh tật thì người vợ lại phải lo lắng, chăm sóc cho chồng trong cảnhnghèo đói Cho đến khi chị vào Nam, những tưởng đây là lần mà bản thân chịNguyệt đấu tranh trốn thoát, giải thoát cho cuộc đời mình Nhưng bản thân chịlại tự nguyện quay lại để mang chồng cùng vào Nam Tất cả cả cả những chitiết trên đã cho thấy sự sùng bái người chồng của nhân vật này Cũng thôngqua các nhân vật nữ Phan Thúy Hà đã xây dựng rõ nét hình ảnh của người phụnữ trong hôn nhân sùng bái người chồng Sự tôn thờ người chồng nó đã ăn sâuvào tận sâu trong tâm thức của nhân vật nữ, đồng thời đó còn bắt nguồn từ hôn

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w