Chính bởi vậy mà quy luật chuyển hóa từnhững sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất đóng vai trò nền tảngcho việc nghiên cứu sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
**********
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài:
VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA
TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN NGỌC KHÁ Lớp: VĂN HỌC VIỆT NAM Học viên thực hiện: Võ Nguyễn Huỳnh Như
Tsàn Dùng Nhành Nguyễn Thị Phương Linh Ngô Trần Xuân Hạnh Hoàng Nhật Linh Đặng Nguyễn Hồng Duyên Nguyễn Hoàng Nhật Khuê
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
1
Trang 21.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
2 Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sựthay đổi về chất và ngược lại trong nhận thức và thực tiễn
2.1 Vận dụng trong chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thayđổi về chất và ngược lại trong thực tiễn cuộc sống
2.2 Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sựthay đổi về chất và ngược lại trong nhận thức của bản thân (đối với lĩnh vực chuyênmôn)
C KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản thuộc nguyên lý về sự pháttriển trong chủ nghĩa duy vật biện chứng được đề xướng bởi học thuyết triết họccủa Karl Marx và Friedrich Engels Quy luật chuyển hóa này cho phép con ngườitìm hiểu về cách thức và tính chất của sự phát triển, từ đâu mà xuất hiện những sựthay đổi về chất, và ngược lại, những sự thay đổi về chất này có tác động qua lạinhư thế nào đối với lượng của sự vật Chính bởi vậy mà quy luật chuyển hóa từnhững sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất đóng vai trò nền tảngcho việc nghiên cứu sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới chung,đồng thời cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng.Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặtchất và lượng Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chấtthông qua bước nhảy Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượngmới Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quátrình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.Trong thực tiễn đời sống, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫnđến những thay đổi về chất còn có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của mỗi
cá nhân Vì thế, khi nghiên cứu, học tập và vận dụng quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại trong nhận thức và thực tiễn là một trong những phương thức thúc đẩy sự phát triển của
con người và xã hội trong bối cảnh hiện nay
Cũng giống chất, lượng là cái vốn có của sự vật, nhưng lượng chưa làm cho sựvật là nó, chưa thể làm nó trở nên khác biệt so với những cái khác Lượng có tính kháchquan và tồn tại cùng với chất của sự vật Do đó mà bất cứ sự vật nào cũng bao gồm haimặt chất và lượng Mỗi sự vật, hiện tượng có vô vàn chất vì thế nên nó cũng có vô vànlượng
Trong thực tế, lượng của sự vật có thể được xác định bằng thông số chính xáchoặc thông số trừu tượng Thông số chính xác thường biểu thị dưới dạng những đơn vị đolường cụ thể
Ví dụ: đỉnh Phan Xi Păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở nước ta cao 3143m.3
Trang 4Bên cạnh đó, có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và kháiquát như IQ3 (chỉ số thông minh), EQ4 (chỉ số cảm xúc),
Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật song cũng
có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối Có những tính quyđịnh trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thịlượng của sự vật và ngược lại
1.1.2 Chất
Cần phải nói rõ rằng, trong lịch sử triết học từ trước đến nay đã xuất hiện nhiềuquan điểm khác nhau về khái niệm chất, lượng và mối quan hệ giữa chúng Những quanđiểm đó chủ yếu phụ thuộc vào thế giới quan và phương pháp luận của từng nhà triết học,từng trường phái triết học riêng
Phép biện chứng duy vật thuộc triết học Marx-Lenin cho rằng: Chất là phạm trùtriết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và là sự thống nhất hữu
cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác Mà các thuộctính khách quan của sự vật, hiện tượng chỉ bộc lộ ra khi nó nằm trong mối liên hệ với các
sự vật, hiện tượng khác Trên cơ sở này, ta có thể xác định thuộc tính của một sự vật, hiệntượng bằng cách đặt chúng trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, tức là chúng
ta có thể dựa vào chất mà phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau
Một số đặc điểm của chất:
Một là, chất có tính khách quan: trước hết, chất là cái vốn có của sự vật Mỗi sự
vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng Nhờ đó,chúng mới không bị nhầm lẫn với các sự vật, hiện tượng khác
Hai là, chất được tạo thành từ những thuộc tính của sự vật (chủ yếu là những
thuộc tính cơ bản) Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, yếu tố tạothành sự vật… Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc đượchình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên, ta chỉ có thể nhận ra nhữngthuộc tính của sự vật thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng tahoặc thông qua quan hệ, mối liên hệ giữa nó và những sự vật khác
Ví dụ: chúng ta chỉ có thể nhận biết đồ ăn mặn hay ngọt, chua hay cay bằng cáchnếm thử, tạo ra sự tiếp xúc giữa vị giác chúng ta với đồ ăn
Mặt khác, không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tínhcủa sự vật có thuộc tính cơ bản và không cơ bản Những thuộc tính cơ bản được tổnghợp lại tạo nên chất của sự vật Chỉ khi nào chúng thay đổi hoặc mất đi thì sự vật mớithay đổi và mất đi Nhưng như đã nói ở trước, thuộc tính của vật chỉ được bộc lộ qua mốiliên hệ với những sự vật, hiện tượng xung quanh Vì vậy sự phân chia thuộc tính cơ bản
và không cơ bản chỉ mang tính tương đối
Ba là, mỗi sự vật đều có nhiều chất tùy theo góc độ xem xét Bởi lẽ, mỗi sự vật
đều có rất nhiều thuộc tính mà mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất khác nhau Tronghiện thực khách quan, không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằmngoài sự vật
1.1.3 Điểm nút
4
Trang 5Theo giáo trình Chuyên đề Triết học của PGS TS Nguyễn Ngọc Khá về kháiniệm về điểm nút là: “Điểm nút là một phạm trù dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sựthay đổi về lượng đã làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng.”(trang 109,PGS TS Nguyễn Ngọc Khá, (2022), Chuyên đề Triết học, NXB Đại học Sư phạmTPHCM)
Ví dụ: Sau khi bước vào môi trường Sư phạm được học những chuyên môn nghềnghiệp liên quan đến nghiệp vụ sư phạm, người sinh viên sẽ được phát triển, trau dồi các
kĩ năng chuyên môn Không những thế, tình yêu nghề sẽ được bồi đắp theo năm tháng…Các điểm nút như: năm thứ nhất bắt đầu làm quen với các môn chuyên ngành, năm thứhai và thứ ba bắt đầu học các môn liên quan đến phương pháp giảng dạy; nửa cuối năm
ba và năm tư sẽ có điểm nút ở chặng thực tập sư phạm, lúc này sinh viên sẽ được thựchành những kĩ năng sư phạm và học hỏi ở môi trường thực tế Từ những điểm nút trênnăng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề giáo sẽ giúp người sinh viên sư phạmbiến đổi nhanh hơn về chất Đó là quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất Khi sinh viên đã dần bước qua trau dồi những kĩ năng chuyên môn từthấp đến cao đến vận dụng trong công việc tương lai của mình
1.1.4 Bước nhảy
Theo giáo trình Chuyên đề Triết học của PGS TS Nguyễn Ngọc Khá về kháiniệm về bước nhảy là: “Bước nhảy là một phạm trù dùng để chỉ sự chuyển hóa về chấtcủa sự vật, hiện tượng do sự thay đổi dần dần về lượng trước đó gây nên
Bước nhảy đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển của sự vật,hiện tượng; đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới tiếp theo, là sựgián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.” (trang
109, PGS TS Nguyễn Ngọc Khá, (2022), Chuyên đề Triết học, NXB Đại học Sư phạmTPHCM)
Ngoài ra, khái niệm bước nhảy có thể được hiểu như “một quá trình bất ngờ và độtngột, khi một sự thay đổi nhỏ trong một hệ thống dẫn đến một sự thay đổi lớn về chất, màkhông có sự chuyển đổi trung gian Sự thay đổi lớn về căn bản về chất có thể gây ra một
sự hiểu biết mới và sâu sắc hơn về sự vật hoặc hiện tượng đó.”
Chuyên đề Triết học của PGS TS Nguyễn Ngọc Khá cũng nêu rằng: “Có nhiềuhình thức bước nhảy: bước nhảy dần dần và bước nhảy đột biến, bước nhảy chậm vàbước nhảy nhanh, bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ.”(trang 109, PGS TS NguyễnNgọc Khá, (2022), Chuyên đề Triết học, NXB Đại học Sư phạm TPHCM)
Như vậy, lượng biến đổi đến một điểm giới hạn nhất định vượt quá độ, sự vật,hiện tượng, sẽ thực hiện bước nhảy Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đếngiới hạn điểm nút Bởi đây yếu tố cần và đủ để thực hiện các giá trị về lượng Khi tích lũyđược trong yêu cầu cần thiết từ đó mà chất mới hình thành mới mang đến các đặc điểm,chức năng mới tốt hơn đặc điểm, chức năng cũ Đồng thời, đảm bảo cho tính chất pháttriển của chiều hướng đi lên
Có thể hiểu đơn giản là, mọi sự vật đều vận động và phát triển nhưng cần thời gian
và sự tác động từ bên ngoài, điều này sẽ đảm bảo hiệu quả đối với quá trình tổng hợp vàcác nội dung tổng hợp được trên thực tế Vì vậy, bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho kế5
Trang 6hoạch đã đặt mục tiêu Ta cần phải định hướng học tập, trau dồi với lượng kiến thức nhưthế nào cho hợp lý: chia nhỏ theo thời gian, lộ trình để tiếp thu hiệu quả Kết quả đạtđược với các cuộc kiểm tra, đánh giá và nhận được công nhận của mọi người, từ đó
“chất” mới được hình thành
Ví dụ 1: Mỗi giai đoạn tư duy của trẻ em đều là một bước nhảy trong sự phát triểncủa tư duy con người Trong mỗi giai đoạn, trẻ em phát triển một tầm nhìn và hiểu biếtmới và sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, và chúng không thể đạt được bằng cáchchuyển đổi từ một giai đoạn sang giai đoạn khác thông qua sự chuyển đổi nhỏ về lượng.Mỗi giai đoạn tư duy của trẻ em tạo ra một sự chuyển đổi lớn về căn bản về chất và đóngvai trò quan trọng trong sự phát triển của tư duy con người
Ví dụ 2: Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì đó cảmmến với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được (Trừ tình yêu kiểu sétđánh) Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiềuhơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi chơi qua những chuyện đó họ sẽdần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêucủa nhau hơn Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình yêu vì thấy rằng đối phương là mộtngười rất đáng yêu trong các hoàn cảnh của cuộc sống Việc tích lũy về những hiểu biết,những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng Khi những sựhiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình yêu.Nhưng thường để chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua một bước gọi
là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu Đây được xem là một “bước nhảy” trong quan hệ giữa haingười chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu)
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.2.1 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặtlượng Chúng tác động qua lại lẫn nhau Quy định về lượng sẽ không bao giờ tồn tại nếukhông có tính quy định về chất và ngược lại
Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và pháttriển của sự vật, có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau Tuy nhiên, không phải lúc nào
sự thay đổi về lượng cũng làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật Ởtrong “độ”, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Phảiđến khi lượng của sự vật được tích lũy vượt qua được giới hạn đó, đạt đến điểm nút thìchất cũ mất đi và lúc này chất mới thay thế chất cũ
1.2.2 Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật, hiện tượng Sự tácđộng ấy thể hiện ở chỗ chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệucủa sự vận động và phát triển của sự vật
Tóm lại, có thể khái quát quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫnđến những thay đổi về chất và ngược lại (Gọi tắt là quy luật lượng - chất) như sau: “Mọi
sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút
sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động6
Trang 7trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn… Quá trình tác động này diễn
ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi”
Hay dễ hiểu hơn, như Friedrich Engels từng phát biểu thì: “Những thay đổi đơnthuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau vềchất.” (C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, 1994, trang 179)
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Một là, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai mặt chất và lượng.
Vận dụng: Khi học tập ngoài việc cần hoàn thành số tín chỉ để ra trường đúng thờihạn (hoặc sớm hơn), tuy nhiên chỉ tích lũy được số lượng tín chỉ nhưng kết quả học tậplại không “chất lượng”, chuyên môn, kiến thức không được tiếp thu mà chỉ học cho quamôn thì kết quả cũng không thể gọi là đạt được Nhưng nếu không đảm bảo về lượng thìkhông có cơ sở để tích lũy đến chất mới
Hai là, cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi
sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng
Vận dụng: Có thể nhìn nhận với các bằng cấp và trình độ yêu cầu trong công việc.Nếu có trình độ, năng lực nhưng không có bằng cấp cũng nhận được nhiều lời từ chối Và
có bằng cấp nhưng không có kinh nghiệm cũng vậy Phải đảm bảo các vận động luônđược tiến hành Các chất mới được sinh ra đảm bảo ý nghĩa và nội dung cần thiết của nó
Ba là, chống lại bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí cũng như chống lại bệnh bảo
thủ, trì trệ khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện bước nhảy;hoặc khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không chịu thực hiện bước nhảy.Vận dụng: Hiện nay có khá nhiều sinh viên đã quyết định đi làm trong thời gianhọc tập Tuy nhiên, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như sắp xếp thời gianhọc tập chưa hợp lý dẫn đến việc hiệu quả học tập kém đi đồng thời chất lượng công việccũng chưa chắc đảm bảo, dù sinh viên đó có đi làm sớm nhưng ra trường trễ, không cóbằng cấp thì sẽ không thể thăng tiến trong công việc; so với các bạn đồng trang lứa tậptrung học tập, làm thêm vừa sức, ra trường đúng hạn, có bằng cấp chuyên môn thì nắmbắt nhanh chóng những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn Ngược lại, sinh viên đã học tập và cóbằng cấp chuyên môn chính thức để đi làm nhưng vì lo lắng, chọn lựa chỗ này chỗ nọkhông dám thử thách và nắm bắt cơ hội để va chạm thực tế vì vậy để mất nhiều cơ hộinghề nghiệp
Bốn là, cần phải xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo
mọi điều kiện cho bước nhảy (nắm bắt thời cơ thực hiện bước nhảy là yêu cầu quantrọng nhất
Vận dụng: Chỉ bản thân mới hiểu năng lực của mình ở đâu vì vậy trong quá trình học tập,phát triển bản thân mỗi người cần phải hiểu bản thân mình mạnh ở đâu để tập trung pháttriển mảng đó Một người có năng khiếu mỹ thuật nên đi theo ngành nghề sáng tạo thẩm
mỹ như thiết kế đồ hoạt, kiến trúc sư, thiết kế thời trang… không thể dạy triết được
Năm là, trong đời sống xã hội, cần nhận thức đúng và vận dụng một cách phù hợp
khi giải quyết mối quan hệ giữa chất tự nhiên và chất xã hội của sự vật, hiện tượng Tùyvào từng điều kiện lịch sử - cụ thể mà có thể nhấn mạnh chất tự nhiên hay chất xã hội lênhàng đầu
7
Trang 8Sáu là, cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật, hiện tượng:
- Thay đổi số lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng
- Thay đổi chất lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng
- Thay đổi cơ chế tác động giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng (thayđổi cấu trúc của sự vật, hiện tượng)
- Thay đổi trật tự sắp xếp giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng (thayđổi cấu trúc của sự vật, hiện tượng)
- Thay đổi chức năng của các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng và chứcnăng của toàn bộ sự vật, hiện tượng
- Thay đổi môi trường tồn tại của sự vật, hiện tượng
2 Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại trong nhận thức và thực tiễn
2.1 Vận dụng trong chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại trong thực tiễn cuộc sống (trong việc nuôi dạy con cái ở tuổi mầm non)
2.1.1 Một là trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai mặt chất và lượng
Trong nhận thức và thực tiễn, chính bản thân chúng ta đều phải coi trọng cả haimặt chất và lượng khi nuôi dạy con mình Ở đây, ta có thể xem chất là tính cách mà conmình sẽ hình thành, lượng sẽ là công sức, lời dạy bảo, hành động của chúng ta với concái Trong trường hợp chúng ta chỉ quan tâm đến mặt lượng, cụ thể là việc ta đồng ý quánhiều với các yêu cầu của con mà không quan tâm đó là yêu cầu gì, có hợp lí hay không.Với một đứa trẻ mầm non, chúng giống như giấy trắng và không phân biệt được đâu lànhững yêu cầu chính đáng, phù hợp và đâu là những nhu cầu không chính đáng Nếuchúng ta liên tục chấp nhận những yêu cầu của con mà không xem xét tính hợp lí của yêucầu, lâu dần, khi đã tích tụ đủ lượng, nó sẽ tạo thành sự ích kỉ của con trẻ Bởi lẽ, sự chấpnhận dễ dãi của bố mẹ sẽ khiến trẻ hiểu rằng “muốn gì được đó”, “ba mẹ không từchối” những suy nghĩ này tích tụ dần, lâu dần sẽ tạo nên hành động như ăn vạ khi bố
mẹ không cho và để cho con không làm như thế, bố mẹ thường sẽ tiếp tục đáp ứng nhucầu cho chúng Lâu dần, những suy nghĩ, hành động này tiếp tục phát triển, đến một mứcnào đó, tạo thành sự ích kỉ cho bản thân đứa trẻ, khiến chúng nghĩ rằng “bất kì ai cũngphải thoả mãn yêu cầu của mình”, “mình không có nghĩa vụ phải hoàn thành một nhiệm
vụ nào đó”
Trong trường hợp ngược lại, nếu chúng ta quá quan tâm đến chất tức là tính cáchcủa con cái mà ta muốn nó trở thành Trong trường hợp này, quay lại với đứa trẻ ích kỉ,nếu ngay từ đầu, ta liên tục từ chối các yêu cầu của con, không quan tâm đó là nhu cầu gì,chỉ mong muốn con làm theo ý của ba mẹ, lâu dần nó lại phản ứng ngược, tạo thành mộtđứa trẻ rụt rè, không hiểu được nhu cầu bản thân Bởi lẽ, đối với các bậc làm cha làm mẹ,điều mong muốn của mình là con cái ngoan ngoãn, vâng lời Việc can thiệp quá nhiềuvào các nhu cầu của con khiến đứa con nghĩ rằng “đó là một cái không nên”, “phải tuyệtđối nghe lời bố mẹ” Điều này tích tụ đủ lượng, lâu dần, đến một khoảng giới hạn đủ sự8
Trang 9thay đổi về lượng, “bước nhảy” sẽ được thực hiện và đứa trẻ sẽ hình thành cho mình tínhcách tự ti, nhút nhát, không biết được nhu cầu của bản thân cũng như không thể bày tỏtiếng nói của bản thân.
Do đó, trong quá trình nuôi dạy con cái, nhất là trong lứa tuổi mầm non, lứa tuổiquyết định ban đầu trong việc hình thành tính cách con trẻ, ta cần phải cân bằng đượclượng và chất Ta cần phải biết khi nào nói lời nào, đáp ứng điều gì cho con cái Sự tích
tụ đủ dần về lượng khi ta cân bằng được nhu cầu con cái, mong muốn của mình sẽ tạothành đứa con có sự tự tin, hiểu bản thân, quan tâm mọi người và là một đứa trẻ hạnhphúc
2.1.2 Hai là cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng
Trong bài học chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chínmuồi sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng, với câu chuyện nuôi dạy con cái, ta cóthể hiểu đó là sự nuôi dạy, tích luỹ đủ lượng của con cái để đến lúc chín muồi, chúng sẽ
tự phát triển bản thân Ở câu chuyện này, lượng vẫn là sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ,thầy cô và môi trường xung quanh có tác động đến đứa trẻ nhưng chiếm lượng nhiều nhấtvẫn là cha mẹ Chúng ta có thể thấy rằng hành vi, sự quan tâm, nuôi dưỡng, dạy dỗ củacha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con cái mà hành vi của ba mẹ lại chiếm phần tỉ trọngcao Với tâm lí của một đứa trẻ mầm non, chúng thường sẽ bắt chước hành động của bố
mẹ và lâu dần thành thói quen và từ thói quen thành tính cách: “Gieo hành động, gặt thóiquen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận” (Samuel Smiles) Nếuchúng ta ngoài việc nói những lời hay, ý đẹp, khuyên bảo, răn dạy trẻ bằng lời nói thìviệc người lớn thể hiện hành động lại là việc nên làm Với mỗi hành động của người lớnđược trẻ ghi nhận, học hỏi, lượng kĩ năng, hiểu biết của chúng được tăng dần lên mỗingày Với việc hành động theo hướng tích cực ngày càng nhiều của trẻ, lâu dần nó sẽ tạothành thói quen cho con, sau đó là dần định hình và tạo nên tính cách cho trẻ
Vì thế, chúng ta cần phải lưu ý đến những hành vi, lời nói, sự dạy dỗ từng bướccủa bản thân với con cái để chúng dần học được, thay đổi hành vi của chúng Lâu dần,khi lượng đã tích đủ, chúng sẽ thay đổi được tính cách, tâm lí của bản thân
2.1.3 Ba là chống lại bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện bước nhảy
Trong cuộc sống thực tế, cha mẹ thường hay mắc phải vấn đề là con chưa đến lúcsẵn sàng nhưng đã xem là chúng đã hiểu và đã đến lúc tiếp nhận cái mới Họ thường haynóng vội, nghĩ rằng con mình đã tích đủ lượng cần thiết để biến đổi thành tính cách, kiếnthức, kĩ năng mới nhưng thực tế, chúng vẫn chưa đến được “điểm nút”
Ta thấy rất rõ, mỗi đứa trẻ sẽ có bản tính, khả năng riêng và chúng ta phải có cáchnuôi dạy riêng cho từng đứa trẻ Thực tế, trong việc dạy trẻ, thời gian để đứa trẻ tích đủlượng để thay đổi tính cách, hành vi không phải là ngày một ngày hai và tuỳ thuộc lớnvào chính bản thân của trẻ Có bé chỉ mất vài lần để hiểu ra vấn đề mà mình gặp phải vàthay đổi sớm Nhưng ngược lại, cũng có những bé tiếp thu vấn đề ta nói chậm hơn, chưa
đủ nhận thức, hành vi để hiểu lời ta cũng như chưa đến thời điểm chín muồi để nó thayđổi Chẳng hạn trong trường hợp ba mẹ mong muốn con được học chữ ở độ tuổi mầm9
Trang 10non Trong trường hợp này theo chỉ đạo của Bộ GDĐT tuyệt đối không được dạy chữcho trẻ trước khi vào lớp 1 Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, Giám đốc Trung tâmĐảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí cho rằng: “Đối với lứa tuổi mầm non, vui chơi
là hoạt động chủ đạo Nhóm mầm non 5 và gần 6 tuổi đã có chương trình làm quen vớichữ cái, làm toán, hệ thống âm… vừa đủ để cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 Tối kỵ để cho trẻviết trước, phải 6 tuổi trở lên mới đủ những yêu cầu cần thiết để học viết Đứa trẻ khi viếtphải vặn cổ, vặn lưng rất mệt, cô giáo bắt phải đúng chữ, đúng nét thì rất khổ, đâm ra trẻ
sẽ chán học Mất hứng thú học đường rất nguy hiểm” Nhưng một số phụ huynh lại rấtmong muốn con mình được học sớm để có thể chuẩn bị tốt và “bằng bạn bằng bè”, đây làhành vi thể hiện rõ bệnh chủ quan duy ý chí, khi con trẻ chưa tích đủ lượng đã vội vàngdồn ép để tạo chất mới Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ con mà còn dẫnđến sự mệt mỏi cho giáo viên mầm non Việc ta cần làm ở đây chính là hiểu, ghi nhận sựthay đổi về lượng từ từ của con và đồng thời kiên nhẫn chờ đợi “bước nhảy” mà đứa trẻ
sẽ thay đổi bản thân chúng, đừng quá nóng vội, bắt chúng thay đổi ngay mà hãy để chúng
tự mình thay đổi bản thân
2.1.4 Bốn là chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không chịu thực hiện bước nhảy
Ở căn bệnh đối lập với sự chủ quan, nóng vội là bệnh bảo thủ, trì trệ Ở đây, chúng
ta có thể thấy được hành động quen thuộc của ba mẹ là thiếu sự ủng hộ, tin tưởng con củamình Trong vấn đề này, ta có thể khai thác sự bao bọc quá mức của cha mẹ Chẳng hạnnhư đứa con muốn tự tắm một mình Ta có thể thấy là trước đây, trong những lần cha mẹtắm cho mình, đứa trẻ đã để ý và học những bước đơn giản mà mình cần làm để có một
cơ thể sạch sẽ Khi chúng cảm thấy rằng đã đến “bước nhảy”, lúc mà chúng tự tin mình
sẽ tự tắm được, và xin ba mẹ để mình tự tắm Nếu là bậc phụ huynh hiểu được “bướcnhảy” thì sẽ để con tự trải nghiệm trong sự giám sát của bản thân để tránh một số tai nạn
mà trẻ con hay gặp trong khi tắm như xà phòng vào mắt, để nước quá nóng… Tuy nhiên,
có nhiều người lại vì quá lo lắng mà phản đối, không để chúng tự làm mà nhất nhất phảilàm cho chúng vì suy nghĩ “Nó còn nhỏ, có làm được đâu, để lớn tí nữa…” mà không hềbiết con đã đến lúc tự làm Đây là điểm nút để thực hiện “bước nhảy” đánh dấu nhữngbước đầu cho việc tự lập của con mình Nếu không tôn trọng điều này, lâu dần, đứa con
sẽ phát triển sang hướng khác, thể hiện sự rụt rè, không thể tự lập khi từ những điều đơngiản, chúng đã không thể tự làm, tự quyết
Từ đó, cha mẹ chúng ta cần chú ý vào những “điểm nút” và “bước nhảy” của con.Khi đã đến lúc, hãy để cho chúng được thực hiện “bước nhảy” của mình, để chúng tựquyết dù rằng việc mới chuyển sang “chất” mới sẽ gặp nhiều khó khăn với trẻ nhưng đó
là việc cần thiết để làm tiền đề cho tính tự lập sau này
2.1.5 Năm là cần phải xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời
Trong câu chuyện về bước nhảy, hãy quay lại ví dụ đứa con tắm ở trên Ở đây, đứacon đã tự nhận thức rằng “Đã đến lúc mình tự làm” vì thế mà chúng mới ngỏ lời xin bố
mẹ Đây chính là thời điểm “bước nhảy” để chúng bắt đầu vào chất mới là sự hình thànhban đầu cho tính cách tự lập sau này Ở đây, ta cần tôn trọng quyết định của trẻ và để trẻ10
Trang 11thực sự tự tắm, từ từ rút kinh nghiệm cho mình Tất nhiên, ban đầu chúng vẫn phải tắmdưới sự quan sát, kiểm soát của ta để tránh một số tai nạn, hành vi không đúng của trẻ.Lâu dần, dưới sự rèn luyện của ta, trẻ dần biết tự giữ vệ sinh, tự tắm, học được cách tựlập cho mình.
Do đó, với vai trò làm cha làm mẹ, ta cần tôn trọng những bước đi quyết định của trẻ,ủng hộ con và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để con thực hiện “bước nhảy” khi đãđến “điểm nút”
2.1.6 Sáu là trong đời sống xã hội, cần nhận thức đúng và vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mối quan hệ giữa chất tự nhiên và chất xã hội của sự vật hiện tượng
Tùy vào từng điều kiện lịch sử - cụ thể mà có thể nhấn mạnh chất tự nhiên haychất xã hội lên hàng đầu Với ý nghĩa này, ta cần xem xét cả hai chất tự nhiên và xã hộicủa đứa trẻ để có hướng phù hợp trong việc nhấn mạnh điều gì Ở đây, chất tự nhiên sẽ lànhững gì do đứa trẻ ấy bẩm sinh đã có, chất xã hội là phần mà đứa trẻ học được từ bênngoài
Đối với chất tự nhiên của đứa trẻ, ta cần hiểu đứa trẻ của mình có được những điểm tốt gì
về mặt tự nhiên: ngoại hình, trí thông minh, tài năng, tính cách ban đầu, sở thích… để cóhướng phát triển phù hợp cho trẻ Đối với đứa trẻ mầm non, chất tự nhiên của đứa trẻ làtính cách ban đầu do đứa trẻ đó tự có như tự tin, thẳng thắn, phóng khoáng hay rụt rè,hiền lành… hay tài năng bẩm sinh của đứa trẻ: cảm âm, nhận diện không gian… để cóhướng nhấn mạnh thích hợp Nếu đó là chất tự nhiên tốt, ta cần tạo điều kiện phát huy,nếu đó là chất tự nhiên không phù hợp, ta cần giảm lại và thay đổi dần
Đối với chất xã hội, đó là những gì đứa trẻ tiếp nhận từ môi trường bên ngoài vàuốn mình theo đó Với đứa trẻ mầm non thì thế giới của chúng tương đối đơn giản, chủyếu xoay quanh gia đình, nhà trường và một số nơi quen thuộc của chúng Vợi sự thayđổi của môi trường, chúng sẽ bị môi trường tác động và thay đổi dần lượng (hành vi, tháiđộ…) và sau đó là chất (tính cách) Chẳng hạn như khi chúng sống trong môi trường đầy
sự phức tạp của những người xung quanh, kể cả gia đình, nó sẽ dần tác động đến chúng
và tạo thành một phần tính cách phức tạp, trưởng thành nhanh nhưng dễ bị tác động trởthành đứa ngỗ nghịch Ngược lại, môi trường lành mạnh cộng với sự tác động đúng mứccủa bố mẹ, chất xã hội trong đứa trẻ sẽ dần thay đổi tính cách của chúng, góp phần tạonên đứa trẻ tốt, phù hợp với thời đại
Nhìn chung, để biết được chúng ta cần nhấn mạnh vào chất nào, thời điểm nào, tacần xem xét cả hai chất tự nhiên và xã hội của đứa trẻ Điều cần phát huy phải giữ lại,tăng sự tác động, điều cần thay đổi phải có sự tác động để giảm sự tác động, dần dà sẽthay đổi được “chất” của đứa trẻ
2.1.7 Bảy là cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật hiện tượng
a Thay đổi số lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng
Trong cuộc sống thực tiễn chúng ta sẽ tùy vào điều kiện lịch sử - cụ thể để quyếtđịnh tăng hay giảm lượng mà qua đó vẫn đảm bảo tạo điều kiện cho chất mới hình thành
có chất lượng Như trong việc nuôi dạy con trẻ để con phát triển tính độc lập, sáng tạocủa bản thân thì hơn ai hết cha mẹ sẽ là người cân đo đong đếm những hành động, ứng11