1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải thích vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử cụ thể

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải thích vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử- cụ thể.
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Trần Minh Hải
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM
Chuyên ngành Triết Học Mac-Lenin
Thể loại Bài Báo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MAC-LENIN

NỘI DUNG Giải thích vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử- cụ thể.

GVHD: Nguyễn Trần Minh Hải Nhóm sinh viên: Nhóm 2

Tp Hồ Chí Minh, 4 tháng 12 năm 2022

Trang 2

ĐIỂM SỐ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

2

Trang 3

Nguyễn Trần Minh Hải

MỤC LỤC Giải thích vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử- cụ thể……….4

I Nguyên tắc toàn diện 4

2 Ví dụ nguyên tắc toàn diện ……… 5

3 Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện? 6

II Nguyên tắc lịch sử - cụ thể 7

2 Ví dụ nguyên tắc lịch sử - cụ thể 9

3 Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc lịch sử

cụ thể? ………… ………10

BÀI TẬP CỦNG CỐ………10

Trang 4

*V ì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện

và nguyên tắc lịch sử- cụ thể?

- Vì tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới, luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại độc lập riêng lẻ, không liên hệ

- Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ của các sự vật hiện tượng, quá trình trong thế giới có tính phổ biến Mang tính khách quan, tính phổ biến, tính

đa dạng phong phú của mối liên hệ

=> Từ đó là cơ sở, tiền đề xây dựng nên ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể

I Nguyên tắc toàn diện

1 Nguyên tắc toàn diện là gì ?

- Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật

- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều

- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét: đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật ngụy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành

Trang 5

bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng

Nguồn Kho tri thức

Vận hành : Hoàn cảnh – sự vật, hiện tượng sinh ra => vận động => phát triển => biến đổi

Mọi chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu đẩy nó ra ngoài giới hạn và bối cảnh tồn tại của nó

2 Ví dụ nguyên tắc toàn diện

Hiện nay để Việt Nam thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ” thì nước ta cần xem xét và áp dụng nguyên tắc toàn diện

- Cụ thể một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta như nguồn nhân lực, các thế mạnh tự nhiên, thế mạnh kinh tế xã hội; đối ngoại, an ninh quốc phòng

- Bên cạnh đó mặt khác, chúng ta cũng cần phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại

3 Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc toàn diện?

- Các sự vật, hiện tượng không tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định; đây chính là mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ

Trang 6

biến nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiếm diện

- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong các mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự việc đó với

sự vật hiện tượng khác, tránh cách xem xét phiến diện một chiều, thuật ngụy biện hay chủ nghĩa chiết trung

- Để đánh giá được sự vật, hiện tượng cần xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó Phải biết phân biệt từng mối liên hệ, chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để dựa vào đó lý giải được những mối liên

hệ còn lại

- Cần xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất

cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối quan

hệ của chúng Để đảm bảo nguyên tắc toàn diện quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người

Ví dụ: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại Chỉ khi hiểu hết về người

đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét

6

Trang 7

Liên hệ bản thân: Khi là một giáo viên, bạn hơn hết không nên thông qua điểm số mà nhận định học sinh giỏi hay dở, có tương lai hay không, vì biết đâu khả năng bơi lội, chơi nhạc, múa lại là điểm nổi trội

Nguồn Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương

II Nguyên tắc lịch sử- cụ thể

1 Nguyên tắc lịch sử- cụ thể là gì ?

- Nguyên tắc lịch sử cụ thể là quan điểm khi ta nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc phải quan tâm tất cả từ yếu tố khách quan-yếu tố chủ quan

- Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, nguyên lí về phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể

Trang 8

- Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động, phát triển trong không gian, thời gian cụ thể khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm sự vật đó

- Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau, sẽ đem đến tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật

- Theo triết học Mác Lênin: Lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch

sử của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử

cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng

- Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển

và suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không gian và thời gian khác nhau

Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể

- Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

- Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận

đó Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này

điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn

8

Trang 9

Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể

-Thứ nhất: Phải xem xét đánh giá sự vật , hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể, tránh cái nhìn chung chung rừu tượng

- Thứ hai : Khi xem xét sự vật, chỉ từ hiện tượng, phải tái tạo lại được sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng qua những ngẫu nhiên lịch sử, qua những bước quanh co, qua những điều kiện lịch sử - cụ thể

- Thứ ba : Khi đánh giá một luận điểm khoa học, cần đặt nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể

2 Ví dụ nguyên tắc lịch sử- cụ thể

Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay: Sự vận dụng quan điểm lịch

sử - cụ thể trong công tác phòng chống dịch COVID 19 ở Việt Nam Công tác chống dịch của nước ta luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo rất mạnh mẽ Do đó Nhà nước cũng đã đưa ra những chính sách phù hợp, linh hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vận dụng theo quan điểm lịch sử - cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với từng thời điểm diễn ra trên thực tế Công tác phòng chống dịch COVID 19 ở nước ta đạt được những kết quả

3 Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc lịch sử cụ thể ?

- Chúng ta có thể hiểu đơn giản, ý nghĩa của quán triệt là hiểu một cách tường tận, thấu đáo, sâu sắc, sau đó thể hiện đầy đủ nó trong suy nghĩ, lời nói, hành động một cách thống nhất, thế nên quán triệt nguyên tắc lịch sử cụ thể chúng ta cần hiểu rằng khi ta nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc phải quan tâm tất cả từ yếu tố khách quan yếu

tố chủ quan

Trang 10

- Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của

sự vật, hiện tượng :

+ Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.Vì chỉ có vậy chúng ta mới đánh giá mọi thứ ,mọi hiện tượng,sự vật, hoàn cảnh một cách toàn diện nhất,sâu sắc nhất,đúng đắn nhất

+ Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi

Ví dụ: Bạn hùng luôn rụt rè sống khép kín, nếu là bình thường khi nhìn vào ta sẽ nghĩ đó là bản tính của bạn ấy Nhưng, sau khi qua mục bài học này chúng ta phải hiểu bản chất của vấn đề Phải nhìn nhiều khía cạnh rằng Tại sao bạn ấy lại như vậy ? Trong quá khứ, bạn ấy được lớn lên như thế nào? Xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau, bạn ấy trong quá khứ đã trải qua những gì Khi đó chúng ta mới đánh giá bạn ấy được

BÀI TẬP CỦNG CỐ

1 Đâu là nguyên tắc lịch sử cụ thể:

A Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của vật đó

B Những nguyên tắc đòi hỏi trong nhận thức sự vật, cần phải đặt nó trong một không gian, thời gian, bối cảnh nhất định mà sự vật đó tồn tại

10

Trang 11

C Đồng nhất vật chất với vật cụ thể cảm tính, với thuộc tính phổ biến của

vật thể

2 Khi vận dụng quan điểm toàn diện của Triết học Mác - Leenin, cần phải khắc phục quan điểm nào?

A Phiến diện

B Chủ quan duy ý chí

C Thực tiễn

D Bảo thủ, trì trệ

3 Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến.

A liên hệ phổ biến

B mối quan hệ

C tính phổ biến

D tính khách quan

4 Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh

……… của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

A không gian , thời gian

B không gian , hiện tượng

C thời gian , sự vật

5 Cơ sở lý luận / khoa học của nguyên tắc toàn diện là gì ?

A Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

B Nguyên lý về sự phát triển

END

Trang 12

-12

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w